Các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ta, có sự phát triển kinh tế không giống nhau, một phàn lớn là do thể chế chính trị. Tại sao như vậy thì em xin đưa ra 1 ví dụ cụ thể như sau:
Năm 1938, Tiệp Khắc là nhà nước Cộng hòa, có nền kinh tế được đánh giá là nhóm phát triển cao. Khi đó GDP bình quân đầu người của Tiệp Khắc ngang với Áo và Phần Lan (1800 USD), thậm trí còn cao hơn cả Ý.
View attachment 8946270
Nhưng sau thế chiến thứ 2, Tiệp Khắc rơi vào khối Xã hội chủ nghĩa và nằm dưới sự điều hành của Liên Xô. Sau 40 năm đi theo đường lối này, vẫn những con người đó, vẫn trên mảnh đất đó, nhưng Tiệp Khắc đã tụt hậu thảm hại so với 3 nước trên. Tới năm 1990, khi Tiệp Khắc chuẩn bị chia thành 2 nước Czechia và Slovakia, thì GDP bình quân đầu người của Tiệp Khắc chỉ được có 3100 USD, trong khi đó Phần Lan được 26100 USD, Áo được 19200 USD và Ý được 16800 USD.
Như vậy có thể thấy rằng, chính sách quản lý nhà nước có thể kéo lùi sự phát triển của đất nước vài chục năm, thậm trí cả trăm năm. Ngay như Trung Quốc, nhờ sửa đồi chính sách phù hợp từ thời Đặng Tiểu Bình mà phát triển thần tốc tới giờ.
Thế nên Việt Nam hay Thái Lan, hay những nước Đông Nam Á khác muốn phát triển đất nước thì phụ thuộc rất nhiều vào đường lối lãnh đạo của chính quyền. Chứ không phải là do trí thông minh của người dân, bởi đất nước nào cũng sản sinh ra được những nhân vật kiệt xuất. Chỉ là đất nước có trọng dụng họ được không, và ngoài cái Tầm họ đã có, thì họ phải có Tâm đối với Đất nước và Người dân của Quê hương họ.