Không rõ bác mishut năm nay bao nhiêu tuổi, nhưng chắc hơn tuổi cháu (cháu sinh năm 1991, 34 tuỏi âm).
Cháu góp ý bác nên đọc hơn các bài như này:
The Transport Ministry is studying the possibility of creating an infrastructure fund to buy back mass rapid transit projects from private companies. It says public ownership of these services could allow for a flat fare of 20 baht per ride.
www.bangkokpost.com
Đây là một chuỗi bài về hệ thống metro của Thái, giải thích lý do sao nó làm nhanh thế. Đơn giản là vì nó đắt, vào năm 2021 (đắt hơn cả taxi) dẫn đến chính phủ thái ép giá trần. Các tuyến tư nhân này sau đó biểu tỉnh nên năm nay chính phủ thái định mua lại bằng nguồn đánh thuế tắc đường với xe vào thủ đô.
Góc độ cá nhân thì với người khác cháu cũng không quá rõ. Cháu ra trường năm 2013, thu nhập ngày đó 5 triệu 1 tháng. Giờ sau 11 năm thì gấp 20 lần số đấy (số cầm về hàng tháng, đã sau thuế). Tất nhiên rất vất vả, tuần làm không dưới 60 tiếng nhưng với cháu nhà nước việt nam đã tạo cho cháu cơ hội đấy bằng cách tạo cơ hội cho mỗi người chuyển dịch từ low-skill intensive industry lên high-skill.
Cụ thể, như cháu là từ kế toán, kiểm toán (medium-skill) lên tax advisory (high-skill) rồi từ tập đoàn top 10 trong nước thành 1 tập đoàn top 5 trong 1 ngành, HQ ở Việt Nam, hơn 1000 nhân viên có công ty trên 8 nước thuộc OECD. Riêng đối với Thái Lan, bọn cháu lấy từ họ một năm gần chục triệu đô la tiền doanh thu của phân công lao động cao (cướp việc ngon của người Thái từ chính người Thái). Từ việc kế toán bình thường thành tư vấn thuế cho tập đoàn đa ngành trong nước rồi thành tư vấn tối ưu thuế cho tập đoàn toàn cầu, mà Việt Nam là ông chỉ huy lãnh đạo.
Nếu nhà nước Việt Nam không hỗ trợ bằng viẹc vào WTO, ký các DTA, FTA có lợi, và người VIệt Nam không đủ giỏi đẻ cạnh tranh với 8 tỷ người trên thế giới thì cũng chả có tập đoàn như bọn cháu tồn tại được.
Hạ tầng vật chất thì Việt Nam còn thua . Nhưng về phân công lao động sang chảnh thì Việt Nam đang cướp phân công lao động của THái nhiều đó ạ.