Thảo luận Phân tích thói quen sử dụng xe xăng khi chuyển sang xe điện

ambdiep

Xe buýt
Biển số
OF-366922
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
958
Động cơ
61,705 Mã lực
Tháng mất củ rưỡi tiền thuê pin, chưa tính tiền điện. Cũng không kinh tế lắm nhỉ. Nhưng vụ thuê pin sẽ tránh đc chi phí để thay pin sau này (vốn rất đắt).
Nói chung xe điện cũng có ưu điểm riêng. Sạch sẽ, gọn gàng, bảo dưỡng ít tốn kém....
Vấn đề lớn nhất là trạm sạc, công nghệ sạc nhanh, thời lượng pin....
Chưa kể công nghệ phát triển từng ngày. Sợ mua xong 1-2 năm các cụ lại tiếc vì thế hệ xe sau sẽ hiện đại hơn thế hệ đầu rất nhiều.
Cháu thấy vấn đề lớn nhất là trạm sạc thôi, công nghệ PIN & thời lượng PIN sẽ cải thiện dần, chả một phút mốt là ngon được luôn đâu ạ.
Trạm Sạc thì đúng như nhiều vụ nói, quan trọng độ phủ.

Còn việc sạc tại nhà, theo cháu thì nó sẽ thay đổi thói quen của mình (giống như thói quen thời xưa mình sạc di động cùi băp 1 lần cho 1 tuần , giờ smart phone 1 ngày / lần, ... dần sẽ quen thói quen để ý hơn).
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,343
Động cơ
899,769 Mã lực
Các vấn đề cụ nói là thực tế xảy ra với viên pin. Còn thường thì pin giờ được quản lý bằng mạch điều khiển, nó sẽ cho ra kết quả bằng % là tương đối chính xác ... em chưa sử dụng xe điện đủ lâu để tranh luận với cụ vấn đề này. Nhưng nói chung các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại cách tính % pin khá chuẩn.
Em đang dùng các thể loại pin với các mạch+phần mềm canh nạp. Chúng canh cho từng viên pin trong cả bô pin trong suốt quá trình nạp và phóng điện!
Không dùng tới vài ngàn viên như ô tô, nhưng không phải 1 viên. Giá bộ pin thay đổi với các cách nạp và phóng điện khác nhau. Bộ pin mới của Tesla giá ngang với cái xe Camry LE 2.5 (giá cao vì không chỉ canh nhiệt độ khi làm việc, mà cái bộ pin của họ còn có hệ thống làm mát bằng chất lỏng chạy bên trong khối pin). Pin lithium chỉ cần bị xả quá 3 lần, bị tăng quá nhiệt 1 lần là thành khối rác, không thể phục hồi!

Đây là đồ thị xả điện của pin lithium trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng (1C là dòng xả đúng bằng dung lượng, ví dụ 1Ah thì xả hay nạp 1A)

Lithium discharge.gif
 
Chỉnh sửa cuối:

Anh Trung Niên

Xe tải
Biển số
OF-780061
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
321
Động cơ
71,799 Mã lực
Cháu thấy vấn đề lớn nhất là trạm sạc thôi, công nghệ PIN & thời lượng PIN sẽ cải thiện dần, chả một phút mốt là ngon được luôn đâu ạ.
Trạm Sạc thì đúng như nhiều vụ nói, quan trọng độ phủ.

Còn việc sạc tại nhà, theo cháu thì nó sẽ thay đổi thói quen của mình (giống như thói quen thời xưa mình sạc di động cùi băp 1 lần cho 1 tuần , giờ smart phone 1 ngày / lần, ... dần sẽ quen thói quen để ý hơn).
Công nghệ và thời lượng pin sẽ cải thiện nhưng những người mua xe tại thời điểm này sẽ ko đc hưởng lợi cụ ạ. Em vẫn tin tầm 5 năm nữa xe điện sẽ bắt đầu phổ biến.
 

ambdiep

Xe buýt
Biển số
OF-366922
Ngày cấp bằng
15/5/15
Số km
958
Động cơ
61,705 Mã lực
Công nghệ và thời lượng pin sẽ cải thiện nhưng những người mua xe tại thời điểm này sẽ ko đc hưởng lợi cụ ạ. Em vẫn tin tầm 5 năm nữa xe điện sẽ bắt đầu phổ biến.
cháu đang hiểu bản chất người mua xe "thuê PIN" ah, nên PIN vẫn thuộc sở hữu của Vin.
ngoài ra, như cháu hiểu thì bảo hành 10 năm :D.

dù sao, cháu cũng lăn tăn vụ 300km :(, công bố 300k mà đi dc có 200k thì hơi ... không xứng đáng tiền.
 

Chíu ù

Xe tăng
Biển số
OF-572857
Ngày cấp bằng
7/6/18
Số km
1,195
Động cơ
154,839 Mã lực
Cốp xe 1 máy phát nhỏ và ít xăng, vừa đi vừa xạc được không ạ ?
Xe lai như Prius em đi thấy khoái lắm. Nhưng chạy tốc thấp và mấy phút hết pin rồi
 

Anh Trung Niên

Xe tải
Biển số
OF-780061
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
321
Động cơ
71,799 Mã lực
Cốp xe 1 máy phát nhỏ và ít xăng, vừa đi vừa xạc được không ạ ?
Xe lai như Prius em đi thấy khoái lắm. Nhưng chạy tốc thấp và mấy phút hết pin rồi
Đặt mày phát trong cốp mà chết ngạt à cụ =))
Với lại công suất của máy phát nhỏ sợ không lại với công suất tiêu thụ của động cơ xe điện đâu cụ. Bò trên đường chắc cũng đi được =))
 

STElectrics

Xe lăn
Biển số
OF-310909
Ngày cấp bằng
8/3/14
Số km
11,064
Động cơ
349,124 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông
5148_VFe34_Exterior1.jpg



Sau đây em xin phân tích thói quen sử dụng ô tô nói chung của một số gia đình tôi cho là điển hình về sử dụng ôtô ở Hà Nội. Và thử áp dụng xem mức độ khả thi khi chuyển sang sử dụng ô tô điện thì sẽ thế nào?

Một gia đình mẫu như sau: Gia đình có 1 chiếc xe Compact SUV tương tự mẫu Ford Eco Sport. Hàng ngày người bố lái chiếc xe đi làm ví dụ từ Trung Hoà đi Từ Sơn, Bắc Ninh 20km mỗi chiều như vậy 1 ngày là 40km. Thỉnh thoảng buổi tối anh này đi oánh tennis cả đi cả về thêm 10km nữa. Cuối tuần, trẻ con được nghỉ học cả gia đình sáng thứ 7 về quê ở Nam Định – 75km, cộng cả di chuyển lòng vòng mua bán cứ tính là 90km. Chiều chủ nhật, cả nhà lại đi ra Hà Nội – Lần này 90km nữa. Gia đình 1 năm lại đi phượt 1 đến 2 lần. Có năm đi Đà Nẵng – 800km, và Sapa – 320km . Có năm thì đi Quảng Bình -500km và Hà Giang – 320km.

Như vậy sẽ có 3 nhóm thói quen sử dụng xe với gia đình mẫu như “Sử dụng hàng ngày” “ Về quê” và “Đi phượt”. Các thói quen sử dụng trên sẽ được áp dụng trên chiếc Vinfast VF-e34 có bộ pin 42kWh và cách tính thời gian sạc sẽ được tính trên trang (https://evcompare.io/charging-calculator)

1. Sử dụng hàng ngày
  • Mỗi ngày nếu thanh niên này chỉ sử dụng 40km thì pin từ sáng đầy 100% đến chiều sẽ còn khoảng từ 75% đến 80%. Thời gian cho việc sạc đầy trở lại bằng cách sử dụng ổ cắm ở tường công suất 10A-220V và sử dụng dây sạc đi theo xe sẽ là khoảng từ 4 tiếng đến 5 tiếng rưỡi. Nếu thanh niên này về nhà cắm sạc từ 11h đêm thì chỉ đến 5h sáng là pin đã đầy 100% và kể cả sạc không đầy 100% thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng bởi vì mỗi ngày anh này cũng chỉ dùng hết có 20% dung lượng pin.
2. Về quê
  • Thanh niên và gia đình về quê, quê Nam Định cách Hà Nội 90km (có thể nhà không ở trung tâm nên đi xa hơn 1 chút). Chuyến đi về Nam Định dự đoán đốt khoảng 40% dung lượng pin. Nếu cả đi loanh quanh ăn chơi thăm thú thêm 40km nữa. Như vậy pin còn khoảng 50%. Để chủ nhật có thể về được Hà Nội, thanh niên nọ sẽ phải mất khoảng 10 tiếng để xạc từ 50% lên đến 100% cho yên tâm đi về. Như vậy nếu muốn về sáng Chủ Nhật thì thanh niên nọ phải cắm sạc vào ổ cắm 10A từ 8h tối và đến 6h sáng hôm sau là xe đã sẵn sàng có 100% pin để quay lại HN 1 cách an tâm. Trường hợp cả nhà vẫn muốn đi chơi tối thứ 7 thì cũng có thể chỉ cần sạc từ 11h tối đến 5h sáng là có thể lên được 80% pin và với dung lượng này thì về nhà rất an toàn.
3. Đi phượt
  • Đi phượt với xe ô tô điện thường chỉ khi hạ tầng trạm sạc đã rất phát triển và rất cần các trạm sạc nhanh, siêu nhanh dùng điện 1 chiều DC ở giữa đường. Trong trường hợp này, với một ôtô điện có khả năng chạy 300km thì khoảng sử dụng được chỉ tầm 170 đến 180km. Tại sao lại như vậy, bởi vì người lái sẽ không bao giờ để pin rủi ro dưới 20% và các trạm sạc nhanh ở dọc đường sẽ chỉ đạt tốc độ nhanh ở trước khi chạm 80% dung lượng.
Như vậy trong trường hợp gia đình của thanh niên nọ xuất phát ở Hà Nội sẽ phải dừng lại ở Thanh Hoá cách Hà Nội tầm 155km để sạc nhanh. Và sau 15 ~ 20 phút, pin từ 20% sẽ lên đến 80% và gia đình lại di chuyển tiếp tới Vinh cách đó khoảng 150km nữa và sẽ lại vào trạm sạc tiếp lần thứ 2 trạm này cũng phải là trạm sạc nhanh và cả gia đình lại ngồi chơi uống nước tầm 15~ 20 phút. Cứ như vậy gia đình của thanh niên nọ sẽ phải sạc 5 lần thì mới đến được Đà Nẵng và chiều về cũng sẽ lặp lại như vậy.
Tương tự như vậy, với Sapa thì sẽ phải sạc 1 lần giữa đường. Quảng Bình khoảng 3 đến 4 lần và Hà Giang sẽ phải sạc cỡ 2 lần cho mỗi chiều.

Kính các cụ nào đã được dùng ô tô điện hàng ngày chia sẻ thêm kinh nghiệm ạ

Em sẽ không phân tích việc đi phượt với dây sạc chậm theo xe vì nếu không có hạ tầng sạc nhanh hoặc đổi pin thì không thể cứ đi khoảng 160km lại ngủ lại và chờ cỡ khoảng 12 tiếng sạc pin.

Chốt lại, như vậy chiếc xe Vfe34 hoàn toàn phù hợp với việc đi làm hàng ngày, cuối tuần về quê nếu có kế hoạch, tính toán cụ thể cũng sẽ khá an toàn và thoải mái. Riêng đi phượt thì rất không phù hợp cho đến khi chúng ta có hạ tầng sạc nhanh đầy đủ cho mỗi tỉnh thành phố với khoảng cách từ 100km đến 150km.
Giả sử thanh niên nọ về quê Nam Định, Thái Bình nhân dịp 30/4, 2/9 giời nóng như thiêu gặp tắc đường 2-3 tiếng trên cao tốc PV-CG thì có được dùng điều hòa không cụ?
 

Trần Đoành.

Xe container
Biển số
OF-668894
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
8,684
Động cơ
437,203 Mã lực
Giả sử thanh niên nọ về quê Nam Định, Thái Bình nhân dịp 30/4, 2/9 giời nóng như thiêu gặp tắc đường 2-3 tiếng trên cao tốc PV-CG thì có được dùng điều hòa không cụ?
Dùng thoải mái cụ ây, dưng sợ giữa đường hết điện
 

nscd

Xe buýt
Biển số
OF-312243
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
737
Động cơ
304,806 Mã lực
theo thông lệ của vin, thì giá sẽ giảm 50%. nếu xe đó bán 350 triệu, em nghĩ cũng tàm tạm. các cụ nên kiên nhẫn chờ đến tầm giá này. mua trước là hối hận đấy.
 

Tài mới

Xe tăng
Biển số
OF-82033
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,617
Động cơ
430,112 Mã lực
:) xứ thiên đường đi trước cả xứ mũi lõ. Thật vinh dự
 

BigC

Xe tăng
Biển số
OF-38736
Ngày cấp bằng
20/6/09
Số km
1,535
Động cơ
495,072 Mã lực
Với tình hình hiện nay thì em chả mua xe điện làm gì! Cần đi xa đi gấp mà lại cứ lo sạc thù mệt lắm! Tính là về đến nhà còn xxx km nữa nên kg hết điện xong nó tắc đường cho thì ốm! 2 bánh hay 4 bánh em cứ chọn xe xăng :D
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Giả sử thanh niên nọ về quê Nam Định, Thái Bình nhân dịp 30/4, 2/9 giời nóng như thiêu gặp tắc đường 2-3 tiếng trên cao tốc PV-CG thì có được dùng điều hòa không cụ?
Cũng tốn điện đấy cụ, nhưng ko tốn bằng xe xăng, xe dầu. Cái này phải kiểm tra thực tế, mỗi xe sẽ tiêu thụ điện mỗi khác.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Em đang dùng các thể loại pin với các mạch+phần mềm canh nạp. Chúng canh cho từng viên pin trong cả bô pin trong suốt quá trình nạp và phóng điện!
Không dùng tới vài ngàn viên như ô tô, nhưng không phải 1 viên. Giá bộ pin thay đổi với các cách nạp và phóng điện khác nhau. Bộ pin mới của Tesla giá ngang với cái xe Camry LE 2.5 (giá cao vì không chỉ canh nhiệt độ khi làm việc, mà cái bộ pin của họ còn có hệ thống làm mát bằng chất lỏng chạy bên trong khối pin). Pin lithium chỉ cần bị xả quá 3 lần, bị tăng quá nhiệt 1 lần là thành khối rác, không thể phục hồi!

Đây là đồ thị xả điện của pin lithium trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng (1C là dòng xả đúng bằng dung lượng, ví dụ 1Ah thì xả hay nạp 1A)

Lithium discharge.gif
Cái đồ thị cụ đưa ra đây nó cũng ko phản ánh đc gì đâu. Vì % hiển thị trên màn hình sẽ được điều chỉnh để 1% sẽ là tương đối đúng 1% ... chứ nó ko phụ thuộc vào cái đồ thị này. Cụ giải thích thì em hiểu :D .. giờ này mà Tesla còn ko làm được cái này chính xác thì có khi bị kiện :D
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,143
Động cơ
224,404 Mã lực
Hiz, cụ nghĩ trạm xạc điện đơn giản thế sao. Cây xăng là cả nghìn dn lẫn tư nhân và có ls hàng mấy chục năm trời, rồi nó phục vụ cả cho xe tải, xe nâng, xe xúc, xe cẩu, xe gạt, tàu thuyền, máy nổ, máy phát.. lợi nhuận khổng lồ nó mới phát triển thế được. Chưa kể nguồn cung không hạn chế. Điện còn phải cắt tùm lum và xd 1 nmđ mất cả 10 năm, trạm xạc chủ yếu phục vụ xe con, giá điện rõ ràng, không lậu không pha tùm lum được thì em nghĩ cụ hão thì đúng hơn em.
Cụ kể ra nhiều thứ nhưng em thấy vớ vẩn, phức tạp hơn nhiều người ta còn làm được sá gì cái trạm điện. Quan trọng nhất là có đông khách hay ko.

Cụ nói điện còn phải cắt tùm lum, em xin thưa với cụ nguyên nhân chính đơn giản là vì... ế khách, chứ ko phải người ta ko làm được. Đông ở 1 thời điểm nào đó nhưng trung bình thì lại ế, đó là lý do tại sao người ta ko làm thêm mà đi cắt ở thời điểm đông. Nhưng em khẳng định, trạm điện luôn mọc lên tương ứng với lượng khách, ở VN nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhiều nhưng tình trạng cắt điện chưa bao giờ tệ đi, ngược lại, thực tế quan sát chỉ thấy tốt hơn, tương lai ko biết nhưng từ lúc em sinh ra đến giờ thì thấy nó là như thế.

Bởi vậy em nghĩ cái trạm sạc cũng thế thôi.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
5148_VFe34_Exterior1.jpg



Sau đây em xin phân tích thói quen sử dụng ô tô nói chung của một số gia đình tôi cho là điển hình về sử dụng ôtô ở Hà Nội. Và thử áp dụng xem mức độ khả thi khi chuyển sang sử dụng ô tô điện thì sẽ thế nào?

Một gia đình mẫu như sau: Gia đình có 1 chiếc xe Compact SUV tương tự mẫu Ford Eco Sport. Hàng ngày người bố lái chiếc xe đi làm ví dụ từ Trung Hoà đi Từ Sơn, Bắc Ninh 20km mỗi chiều như vậy 1 ngày là 40km. Thỉnh thoảng buổi tối anh này đi oánh tennis cả đi cả về thêm 10km nữa. Cuối tuần, trẻ con được nghỉ học cả gia đình sáng thứ 7 về quê ở Nam Định – 75km, cộng cả di chuyển lòng vòng mua bán cứ tính là 90km. Chiều chủ nhật, cả nhà lại đi ra Hà Nội – Lần này 90km nữa. Gia đình 1 năm lại đi phượt 1 đến 2 lần. Có năm đi Đà Nẵng – 800km, và Sapa – 320km . Có năm thì đi Quảng Bình -500km và Hà Giang – 320km.

Như vậy sẽ có 3 nhóm thói quen sử dụng xe với gia đình mẫu như “Sử dụng hàng ngày” “ Về quê” và “Đi phượt”. Các thói quen sử dụng trên sẽ được áp dụng trên chiếc Vinfast VF-e34 có bộ pin 42kWh và cách tính thời gian sạc sẽ được tính trên trang (https://evcompare.io/charging-calculator)

1. Sử dụng hàng ngày
  • Mỗi ngày nếu thanh niên này chỉ sử dụng 40km thì pin từ sáng đầy 100% đến chiều sẽ còn khoảng từ 75% đến 80%. Thời gian cho việc sạc đầy trở lại bằng cách sử dụng ổ cắm ở tường công suất 10A-220V và sử dụng dây sạc đi theo xe sẽ là khoảng từ 4 tiếng đến 5 tiếng rưỡi. Nếu thanh niên này về nhà cắm sạc từ 11h đêm thì chỉ đến 5h sáng là pin đã đầy 100% và kể cả sạc không đầy 100% thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng bởi vì mỗi ngày anh này cũng chỉ dùng hết có 20% dung lượng pin.
2. Về quê
  • Thanh niên và gia đình về quê, quê Nam Định cách Hà Nội 90km (có thể nhà không ở trung tâm nên đi xa hơn 1 chút). Chuyến đi về Nam Định dự đoán đốt khoảng 40% dung lượng pin. Nếu cả đi loanh quanh ăn chơi thăm thú thêm 40km nữa. Như vậy pin còn khoảng 50%. Để chủ nhật có thể về được Hà Nội, thanh niên nọ sẽ phải mất khoảng 10 tiếng để xạc từ 50% lên đến 100% cho yên tâm đi về. Như vậy nếu muốn về sáng Chủ Nhật thì thanh niên nọ phải cắm sạc vào ổ cắm 10A từ 8h tối và đến 6h sáng hôm sau là xe đã sẵn sàng có 100% pin để quay lại HN 1 cách an tâm. Trường hợp cả nhà vẫn muốn đi chơi tối thứ 7 thì cũng có thể chỉ cần sạc từ 11h tối đến 5h sáng là có thể lên được 80% pin và với dung lượng này thì về nhà rất an toàn.
3. Đi phượt
  • Đi phượt với xe ô tô điện thường chỉ khi hạ tầng trạm sạc đã rất phát triển và rất cần các trạm sạc nhanh, siêu nhanh dùng điện 1 chiều DC ở giữa đường. Trong trường hợp này, với một ôtô điện có khả năng chạy 300km thì khoảng sử dụng được chỉ tầm 170 đến 180km. Tại sao lại như vậy, bởi vì người lái sẽ không bao giờ để pin rủi ro dưới 20% và các trạm sạc nhanh ở dọc đường sẽ chỉ đạt tốc độ nhanh ở trước khi chạm 80% dung lượng.
Như vậy trong trường hợp gia đình của thanh niên nọ xuất phát ở Hà Nội sẽ phải dừng lại ở Thanh Hoá cách Hà Nội tầm 155km để sạc nhanh. Và sau 15 ~ 20 phút, pin từ 20% sẽ lên đến 80% và gia đình lại di chuyển tiếp tới Vinh cách đó khoảng 150km nữa và sẽ lại vào trạm sạc tiếp lần thứ 2 trạm này cũng phải là trạm sạc nhanh và cả gia đình lại ngồi chơi uống nước tầm 15~ 20 phút. Cứ như vậy gia đình của thanh niên nọ sẽ phải sạc 5 lần thì mới đến được Đà Nẵng và chiều về cũng sẽ lặp lại như vậy.
Tương tự như vậy, với Sapa thì sẽ phải sạc 1 lần giữa đường. Quảng Bình khoảng 3 đến 4 lần và Hà Giang sẽ phải sạc cỡ 2 lần cho mỗi chiều.

Kính các cụ nào đã được dùng ô tô điện hàng ngày chia sẻ thêm kinh nghiệm ạ

Em sẽ không phân tích việc đi phượt với dây sạc chậm theo xe vì nếu không có hạ tầng sạc nhanh hoặc đổi pin thì không thể cứ đi khoảng 160km lại ngủ lại và chờ cỡ khoảng 12 tiếng sạc pin.

Chốt lại, như vậy chiếc xe Vfe34 hoàn toàn phù hợp với việc đi làm hàng ngày, cuối tuần về quê nếu có kế hoạch, tính toán cụ thể cũng sẽ khá an toàn và thoải mái. Riêng đi phượt thì rất không phù hợp cho đến khi chúng ta có hạ tầng sạc nhanh đầy đủ cho mỗi tỉnh thành phố với khoảng cách từ 100km đến 150km.
Em k đọc hết bài của Chã nhưng em thấy Vin nó đã xây trạm ở 1 huyện miền núi nghèo rồi. Hôm nọ em nhìn thấy. Nên k có gì đáng lo cả. Nhìn chung chuyển sang xe điện thì trước mắt là xe thứ 2 của nhà thì chắc ổn.
Em cũng định mua 1 con, nhưng vợ chồng em có 2 con khác rồi.
 

Mzc

Xe điện
Biển số
OF-727317
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
2,794
Động cơ
144,269 Mã lực
Cụ kể ra nhiều thứ nhưng em thấy vớ vẩn, phức tạp hơn nhiều người ta còn làm được sá gì cái trạm điện. Quan trọng nhất là có đông khách hay ko.

Cụ nói điện còn phải cắt tùm lum, em xin thưa với cụ nguyên nhân chính đơn giản là vì... ế khách, chứ ko phải người ta ko làm được. Đông ở 1 thời điểm nào đó nhưng trung bình thì lại ế, đó là lý do tại sao người ta ko làm thêm mà đi cắt ở thời điểm đông. Nhưng em khẳng định, trạm điện luôn mọc lên tương ứng với lượng khách, ở VN nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nhiều nhưng tình trạng cắt điện chưa bao giờ tệ đi, ngược lại, thực tế quan sát chỉ thấy tốt hơn, tương lai ko biết nhưng từ lúc em sinh ra đến giờ thì thấy nó là như thế.

Bởi vậy em nghĩ cái trạm sạc cũng thế thôi.
Trạm sạc dễ thi công và tiện hơn nhiều. Chưa kể Vin nó làm với PVoil nên cũng tận dụng đc mặt bằng có sẵn bên cạnh trạm xây mới.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,558
Động cơ
508,700 Mã lực
Với tình hình hiện nay thì em chả mua xe điện làm gì! Cần đi xa đi gấp mà lại cứ lo sạc thù mệt lắm! Tính là về đến nhà còn xxx km nữa nên kg hết điện xong nó tắc đường cho thì ốm! 2 bánh hay 4 bánh em cứ chọn xe xăng :D
đi xe điện dễ chịu hơn hẳn. êm ái, khỏe, phản ứng tức thì... và cảm giác Bảo vệ môi trường. Không hun nóng, không ô nhiễm không khí.

lăn tăn vụ đường dài thôi
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Cụ chạy 1 mạch 5-600km á. Phải nghỉ chứ.
Cụ hiểu nhầm ý em rồi. Đổ 30 lít xăng em chạy đường dài được tầm 600 cây ạ! Chứ chạy 1 mạch thì giờ em lên nóc tủ rồi!
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Xe em dùng điện chạy được 50 miles (80 km), sau đó sẽ tự động chuyển sang dùng động cơ xăng, đầy bình xăng chạy được 270 miles ( khoảng hơn 400 km).
Hàng ngày đi làm thì em dùng động cơ điện. Khi đi chơi xa thì em dùng động cơ xăng. Nó là Honda Clarity.





20210821_091243.jpg
Clarity với Insight, xe nào mắc tiền hơn cụ ơi? Em hỏi bên lề tí!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top