Thảo luận Phân tích thói quen sử dụng xe xăng khi chuyển sang xe điện

Hoang Van Cali

Xe máy
Biển số
OF-787022
Ngày cấp bằng
9/8/21
Số km
52
Động cơ
27,420 Mã lực
Tuổi
45
Với trạm sạc nhanh của Tesla thì cũng chỉ mất 1 bữa ăn sáng, ăn trưa là sạc đầy 80% phải không hả bác?
Đúng, ăn trưa xong là sạc từ cạn bình đến gần 90% tại siêu sạc Tesla ấy bác, thậm chí nhiều khi đi vệ sinh xong thì sạc cũng lên hơn 60% vì mình đi vệ sinh lâu hahaha.
 

TVL.COM

Xe tăng
Biển số
OF-608928
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
1,017
Động cơ
132,510 Mã lực
5148_VFe34_Exterior1.jpg



Sau đây em xin phân tích thói quen sử dụng ô tô nói chung của một số gia đình tôi cho là điển hình về sử dụng ôtô ở Hà Nội. Và thử áp dụng xem mức độ khả thi khi chuyển sang sử dụng ô tô điện thì sẽ thế nào?

Một gia đình mẫu như sau: Gia đình có 1 chiếc xe Compact SUV tương tự mẫu Ford Eco Sport. Hàng ngày người bố lái chiếc xe đi làm ví dụ từ Trung Hoà đi Từ Sơn, Bắc Ninh 20km mỗi chiều như vậy 1 ngày là 40km. Thỉnh thoảng buổi tối anh này đi oánh tennis cả đi cả về thêm 10km nữa. Cuối tuần, trẻ con được nghỉ học cả gia đình sáng thứ 7 về quê ở Nam Định – 75km, cộng cả di chuyển lòng vòng mua bán cứ tính là 90km. Chiều chủ nhật, cả nhà lại đi ra Hà Nội – Lần này 90km nữa. Gia đình 1 năm lại đi phượt 1 đến 2 lần. Có năm đi Đà Nẵng – 800km, và Sapa – 320km . Có năm thì đi Quảng Bình -500km và Hà Giang – 320km.

Như vậy sẽ có 3 nhóm thói quen sử dụng xe với gia đình mẫu như “Sử dụng hàng ngày” “ Về quê” và “Đi phượt”. Các thói quen sử dụng trên sẽ được áp dụng trên chiếc Vinfast VF-e34 có bộ pin 42kWh và cách tính thời gian sạc sẽ được tính trên trang (https://evcompare.io/charging-calculator)

1. Sử dụng hàng ngày
  • Mỗi ngày nếu thanh niên này chỉ sử dụng 40km thì pin từ sáng đầy 100% đến chiều sẽ còn khoảng từ 75% đến 80%. Thời gian cho việc sạc đầy trở lại bằng cách sử dụng ổ cắm ở tường công suất 10A-220V và sử dụng dây sạc đi theo xe sẽ là khoảng từ 4 tiếng đến 5 tiếng rưỡi. Nếu thanh niên này về nhà cắm sạc từ 11h đêm thì chỉ đến 5h sáng là pin đã đầy 100% và kể cả sạc không đầy 100% thì cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng bởi vì mỗi ngày anh này cũng chỉ dùng hết có 20% dung lượng pin.
2. Về quê
  • Thanh niên và gia đình về quê, quê Nam Định cách Hà Nội 90km (có thể nhà không ở trung tâm nên đi xa hơn 1 chút). Chuyến đi về Nam Định dự đoán đốt khoảng 40% dung lượng pin. Nếu cả đi loanh quanh ăn chơi thăm thú thêm 40km nữa. Như vậy pin còn khoảng 50%. Để chủ nhật có thể về được Hà Nội, thanh niên nọ sẽ phải mất khoảng 10 tiếng để xạc từ 50% lên đến 100% cho yên tâm đi về. Như vậy nếu muốn về sáng Chủ Nhật thì thanh niên nọ phải cắm sạc vào ổ cắm 10A từ 8h tối và đến 6h sáng hôm sau là xe đã sẵn sàng có 100% pin để quay lại HN 1 cách an tâm. Trường hợp cả nhà vẫn muốn đi chơi tối thứ 7 thì cũng có thể chỉ cần sạc từ 11h tối đến 5h sáng là có thể lên được 80% pin và với dung lượng này thì về nhà rất an toàn.
3. Đi phượt
  • Đi phượt với xe ô tô điện thường chỉ khi hạ tầng trạm sạc đã rất phát triển và rất cần các trạm sạc nhanh, siêu nhanh dùng điện 1 chiều DC ở giữa đường. Trong trường hợp này, với một ôtô điện có khả năng chạy 300km thì khoảng sử dụng được chỉ tầm 170 đến 180km. Tại sao lại như vậy, bởi vì người lái sẽ không bao giờ để pin rủi ro dưới 20% và các trạm sạc nhanh ở dọc đường sẽ chỉ đạt tốc độ nhanh ở trước khi chạm 80% dung lượng.
Như vậy trong trường hợp gia đình của thanh niên nọ xuất phát ở Hà Nội sẽ phải dừng lại ở Thanh Hoá cách Hà Nội tầm 155km để sạc nhanh. Và sau 15 ~ 20 phút, pin từ 20% sẽ lên đến 80% và gia đình lại di chuyển tiếp tới Vinh cách đó khoảng 150km nữa và sẽ lại vào trạm sạc tiếp lần thứ 2 trạm này cũng phải là trạm sạc nhanh và cả gia đình lại ngồi chơi uống nước tầm 15~ 20 phút. Cứ như vậy gia đình của thanh niên nọ sẽ phải sạc 5 lần thì mới đến được Đà Nẵng và chiều về cũng sẽ lặp lại như vậy.
Tương tự như vậy, với Sapa thì sẽ phải sạc 1 lần giữa đường. Quảng Bình khoảng 3 đến 4 lần và Hà Giang sẽ phải sạc cỡ 2 lần cho mỗi chiều.

Kính các cụ nào đã được dùng ô tô điện hàng ngày chia sẻ thêm kinh nghiệm ạ

Em sẽ không phân tích việc đi phượt với dây sạc chậm theo xe vì nếu không có hạ tầng sạc nhanh hoặc đổi pin thì không thể cứ đi khoảng 160km lại ngủ lại và chờ cỡ khoảng 12 tiếng sạc pin.

Chốt lại, như vậy chiếc xe Vfe34 hoàn toàn phù hợp với việc đi làm hàng ngày, cuối tuần về quê nếu có kế hoạch, tính toán cụ thể cũng sẽ khá an toàn và thoải mái. Riêng đi phượt thì rất không phù hợp cho đến khi chúng ta có hạ tầng sạc nhanh đầy đủ cho mỗi tỉnh thành phố với khoảng cách từ 100km đến 150km.
Những trường hợp cụ đưa ra là mang tính chất lí tưởng. Em ví dụ như Về quê: từ Hà Nội vào Thanh Hóa khoảng 150-170km. Khi vào là buổi sáng, khoảng 9h về tới quê. Tới nơi, vợ lại rủ đi chơi cả đi và về là 30km (khoảng 10h). Về nhà, lại có hẹn nhậu với bọn bạn lâu ngày cách nhà 50km. Nhậu xong, lại karaoke cách 5km, về nhà 1 bạn 5km. Tổng là khoảng 320km. Về tới nhà là 3-4h chiều. Chưa kể vợ muốn lấy xe đi đâu đó...
 

DaewooBC212MA

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-294254
Ngày cấp bằng
29/9/13
Số km
4,772
Động cơ
362,766 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Khu đô thị Văn Quán
Những trường hợp cụ đưa ra là mang tính chất lí tưởng. Em ví dụ như Về quê: từ Hà Nội vào Thanh Hóa khoảng 150-170km. Khi vào là buổi sáng, khoảng 9h về tới quê. Tới nơi, vợ lại rủ đi chơi cả đi và về là 30km (khoảng 10h). Về nhà, lại có hẹn nhậu với bọn bạn lâu ngày cách nhà 50km. Nhậu xong, lại karaoke cách 5km, về nhà 1 bạn 5km. Tổng là khoảng 320km. Về tới nhà là 3-4h chiều. Chưa kể vợ muốn lấy xe đi đâu đó...
Chính thế nên chỉ khi tầm hoạt động của xế điện từ 500 cây trở lên (em chạy đường trường kiểu gì cũng dài hơn công bố vì em phanh ít) em mới tính làm 1 chú! Lúc đó, hạ tầng điện đóm nó nâng cấp toàn diện nữa là yên tâm.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,794
Động cơ
252,352 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Những trường hợp cụ đưa ra là mang tính chất lí tưởng. Em ví dụ như Về quê: từ Hà Nội vào Thanh Hóa khoảng 150-170km. Khi vào là buổi sáng, khoảng 9h về tới quê. Tới nơi, vợ lại rủ đi chơi cả đi và về là 30km (khoảng 10h). Về nhà, lại có hẹn nhậu với bọn bạn lâu ngày cách nhà 50km. Nhậu xong, lại karaoke cách 5km, về nhà 1 bạn 5km. Tổng là khoảng 320km. Về tới nhà là 3-4h chiều. Chưa kể vợ muốn lấy xe đi đâu đó...
Chưa tính tới xe có đủ điện không nhưng gia đình cụ mà đi hằnh trình như thế thì sức khoẻ quá khủng.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Những trường hợp cụ đưa ra là mang tính chất lí tưởng. Em ví dụ như Về quê: từ Hà Nội vào Thanh Hóa khoảng 150-170km. Khi vào là buổi sáng, khoảng 9h về tới quê. Tới nơi, vợ lại rủ đi chơi cả đi và về là 30km (khoảng 10h). Về nhà, lại có hẹn nhậu với bọn bạn lâu ngày cách nhà 50km. Nhậu xong, lại karaoke cách 5km, về nhà 1 bạn 5km. Tổng là khoảng 320km. Về tới nhà là 3-4h chiều. Chưa kể vợ muốn lấy xe đi đâu đó...
Vâng hoàn toàn có thể như ý cụ. Thế thì E34 ko hợp với cụ rồi, cụ chờ Tesla vào VN thôi
 

TVL.COM

Xe tăng
Biển số
OF-608928
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
1,017
Động cơ
132,510 Mã lực
Chưa tính tới xe có đủ điện không nhưng gia đình cụ mà đi hằnh trình như thế thì sức khoẻ quá khủng.
Nói thì vô cùng. Nhưng em đã từng nhiều lần đi oto khoảng 300km. Đến nơi là trưa thì rượu. Chiều đi chơi. Tối rượu...
 

TVL.COM

Xe tăng
Biển số
OF-608928
Ngày cấp bằng
11/1/19
Số km
1,017
Động cơ
132,510 Mã lực
1 mình thì đạp được chứ cả gia đình khoảng hơn trăm em lại nghỉ 1 lần
Vâng. Thường em cũng khoảng 150-200km nghỉ 1 lần. Đó là đi xa. Nhưng nếu đi 150-200km là tới đích thì lại không nghỉ và về đích luôn. Nếu đi xe điện thì mới phát sinh khi chưa kịp xạc.
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
11,794
Động cơ
252,352 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vâng. Thường em cũng khoảng 150-200km nghỉ 1 lần. Đó là đi xa. Nhưng nếu đi 150-200km là tới đích thì lại không nghỉ và về đích luôn. Nếu đi xe điện thì mới phát sinh khi chưa kịp xạc.
Em thường tính toán lịch trình trước. Tầm hơn trăm cây nghỉ lát. Cho cu con đi WC. Mình làm điếu thuốc.
 

boy_xedap

Xe điện
Biển số
OF-7160
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
2,753
Động cơ
565,997 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh Tam Trinh, Hà Nội
Mình tin 5 năm tới pin sẽ cải thiện nhiều. Lúc đó phổ biến đi được 500-600km là bằng xe xăng
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,881
Động cơ
813,291 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Quan trọng nhất là 98% Gia đình có oto ở HN lại không có gara đưa oto vào tận trong nhà mà cắm sạc. Mà nhiều nhà mặt đường thì họ lại cho thuê cả tầng 1, xe gửi ngoài. Các chung cư cũng cần update trạm sạc hoặc ít nhất nguồn điện sạc cho các xe. Mà chỉ cấp điện thì tính tiền kiểu rì, he he he...

Nhà em ngõ sâu đi bộ 150m mới vào nhà, thế sạc vào nồi các cụ ợ =))

Nói chung cứ phải bao giờ các trạm sạc nhan nhản đã, đấy là em còn chưa tưởng tượng tới đợt nghỉ, đợt Lễ Tết mà các xe phi ra đường cả, tắc đường vì sạc :))
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,044
Động cơ
542,626 Mã lực
Quan trọng nhất là 98% Gia đình có oto ở HN lại không có gara đưa oto vào tận trong nhà mà cắm sạc. Mà nhiều nhà mặt đường thì họ lại cho thuê cả tầng 1, xe gửi ngoài. Các chung cư cũng cần update trạm sạc hoặc ít nhất nguồn điện sạc cho các xe. Mà chỉ cấp điện thì tính tiền kiểu rì, he he he...

Nhà em ngõ sâu đi bộ 150m mới vào nhà, thế sạc vào nồi các cụ ợ =))

Nói chung cứ phải bao giờ các trạm sạc nhan nhản đã, đấy là em còn chưa tưởng tượng tới đợt nghỉ, đợt Lễ Tết mà các xe phi ra đường cả, tắc đường vì sạc :))
Em xe để trong nhà nhưng em chả dại sạc trong nhà. Có con máy điện mà em còn phải treo đủ bình cứu hỏa với ngắt sạc theo giờ mà vẫn lo cháy. Ô tô sạc xuyên đêm thì hãi lắm, để ngoài cửa thôi.
 

Anh Trung Niên

Xe tải
Biển số
OF-780061
Ngày cấp bằng
10/6/21
Số km
321
Động cơ
71,799 Mã lực
Trên lý thuyết đi được 285km nhưng nếu trời nóng, bật điều hòa thì không rõ còn được 75% quãng đường trên không các cụ nhỉ.
 

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
6,476
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Với giá tiền và công nghệ cao, đối tượng đi xe điện đa phần là người trẻ, thu nhập vừa phải, sống đô thị lớn nên phần nhiều ở chung cư, hoặc gửi xe ngoài bãi nên rất khó trong việc xạc qua đêm (chỗ cắm xạc không có, an toàn cháy nổ và dễ mất cắp xạc). e nghĩ vin chắc phải có giải pháp cho vấn đề này.
Trạm sạc dễ xây hơn trạm xăng, nếu xe điện mà nhiều lên tự các bãi đậu xe họ sẽ đặt trạm sạc thôi. Cũng là kinh doanh mà.
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,667
Động cơ
645,432 Mã lực
Quan trọng nhất là 98% Gia đình có oto ở HN lại không có gara đưa oto vào tận trong nhà mà cắm sạc. Mà nhiều nhà mặt đường thì họ lại cho thuê cả tầng 1, xe gửi ngoài. Các chung cư cũng cần update trạm sạc hoặc ít nhất nguồn điện sạc cho các xe. Mà chỉ cấp điện thì tính tiền kiểu rì, he he he...

Nhà em ngõ sâu đi bộ 150m mới vào nhà, thế sạc vào nồi các cụ ợ =))

Nói chung cứ phải bao giờ các trạm sạc nhan nhản đã, đấy là em còn chưa tưởng tượng tới đợt nghỉ, đợt Lễ Tết mà các xe phi ra đường cả, tắc đường vì sạc :))
Cụ thăm dò số liệu ở đâu thế :D ... thực ra nếu ở chung cư thì họ tăng cổng sạc rất nhanh. Và cũng an toàn để sạc, tính tiền dễ. Lúc có nhiều xe điện thì các bãi đỗ xe tư nhân cũng sẽ đầu tư kiếm thêm. Còn nói ở nhà mặt đất mà có chỗ sạc điện, lại còn 3 pha thì đúng là rất hiếm 98% thật ... à nhà em có chỗ sạc và có 3 pha nhé :D
 

neverfg

Xe điện
Biển số
OF-57583
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
3,053
Động cơ
474,866 Mã lực
có bài mới về pin của xe điện để các bác ngâm cứu thêm đây:

Xe điện, loại phương tiện của tương lai được cho là giúp bảo vệ môi trường, hoá ra có thể trở thành nguồn ô nhiễm mới lớn nhất trên hành tinh.
Chú thích ảnh

Công nhân tháo dỡ thủ công các bộ pin ô tô để chuẩn bị cho tái chế chì ở Patna, Ấn Độ. Ảnh:

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính sẽ có 145 triệu xe điện (EV) trên toàn thế giới vào năm 2030. Nếu các chính phủ tăng cường nỗ lực đáp ứng các mục tiêu về năng lượng và khí hậu, con số đó có thể tăng cao hơn nữa - lên đến 230 triệu - và đó là còn chưa kể xe hai, ba bánh.
Rất nhiều ô tô mới sẽ bung ra thị trường toàn cầu, và cùng với đó là… rất nhiều pin.
Mặc dù xe điện không thải ra khí carbon dioxide (CO2) trong quá trình sử dụng, nhưng việc sản xuất chúng gây ra tác hại đến môi trường tương tự như ô tô thông thường, và việc tái chế pin Lithium-ion lại đặt ra nhiều thách thức đặc biệt.
Pin Lithium-ion cồng kềnh hơn và chiếm nhiều không gian hơn so với loại pin truyền thống là pin axit-chì. Tệ hơn nữa, chúng rất dễ bắt lửa và thậm chí là nổ nếu tháo dỡ không đúng cách.
Dự kiến, trong 10 - 15 năm tới, trên toàn thế giới sẽ có hàng triệu chiếc ô tô điện hết niên hạn sử dụng. Vào thời điểm đó, các nhà máy tái chế cần phải sẵn sàng không chỉ để tiếp nhận toàn bộ số pin đó, thu hồi các bộ phận và kim loại có giá trị, mà còn phải xử lý chất thải đúng cách. Nhưng đáng tiếc là, tới nay vẫn chưa có nhiều việc được thực hiện trên mặt trận đó: Hiện tại, chỉ có 5% tổng số pin li-ion đang được tái chế.
Chú thích ảnh

Công nhân tái chế một bộ pin ô tô điện tại Pháp. Ảnh: AFP/Getty Images)

Nếu không có hành động nào rốt ráo hơn được thực hiện, rác thải pin có thể trở thành một vấn nạn lớn không chỉ đối với ngành công nghiệp xe hơi mà còn đối với môi trường.
Hãy hình dung, nếu một bộ pin ô tô trung bình nặng 250kg, thì 100 triệu chiếc ô tô sẽ tạo ra khoảng 25 triệu tấn chất thải pin cần tái chế.
Ô nhiễm nguồn nước
Mặc dù pin Lithium-ion được chính phủ Mỹ phân loại là chất thải không nguy hại và an toàn để thải vào dòng chất thải đô thị thông thường, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng có thể gây ô nhiễm nước. Ngày nay, rất nhiều hoạt động xả thải pin vẫn diễn ra “phi chính thức” - thường ở các khu vực nông thôn, kém phát triển và không có biện pháp giám sát hoặc bảo vệ thích hợp.
Với những hoạt động kiểu này, khả năng cao là lithium thấm vào nguồn nước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở các khu vực phát triển cao, nơi mọi người vứt bỏ thiết bị điện tử tiêu dùng không đúng cách. Cuối cùng, không chỉ lithium có thể gây ô nhiễm đất và nước ngầm. Niken, coban, mangan và các kim loại khác được tìm thấy trong pin EV còn gây ra mối đe dọa lớn hơn cả lithium đối với cuộc sống con người và hệ sinh thái.
Phần lớn vật liệu trong pin ô tô EV có thể được tái chế và tái sử dụng. Trích xuất vật liệu, đặc biệt là kim loại như coban và niken, từ vỏ pin cũ để tái sử dụng là một quy trình có thể giảm đáng kể chi phí sản xuất. Điều này là do thực tế là gần 50% chi phí của pin bắt nguồn từ những kim loại đó.
Điều thú vị là, việc nấu chảy - một cách để chiết xuất kim loại từ pin - giống với cách chiết kim loại từ quặng nhưng không gây hại thêm cho môi trường khi khai thác.
Chú thích ảnh


Rác thải pin từ ô tô điện có thể là một vấn nạn với môi trường trong tương lai.


Vậy tại sao không có nhiều pin được tái chế hơn?
Lý do là các nhà máy tái chế không trả hậu hĩnh cho phế liệu, chỉ khoảng 100 USD mỗi tấn. Con số này không bù nổi các chi phí hậu cần liên quan đến việc thu thập, phân loại và vận chuyển phế liệu.
Cuối cùng, để sản xuất đủ pin, chúng ta sẽ cần tăng gấp ba lần tốc độ sản xuất hiện tại đối với lithium, graphite, niken và mangan. Những chương trình tái chế tích cực là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các vật liệu này và hạn chế tác hại môi trường do khai thác mỏ gây ra.

Chú thích ảnh

Pin là thành phần quan trọng của ô tô điện, nhưng cũng đặt ra những thách thức về tái chế. Ảnh: BBC
Tuy nhiên, vẫn có một số điểm sáng trong nỗ lực giải quyết những thách thức với pin ô tô điện. Nissan đang sử dụng lại pin từ dòng xe Leaf cũ của mình để cung cấp nhiên liệu cho các phương tiện trong nhà máy. Volkswagen gần đây đã mở nhà máy tái chế riêng, có khả năng tái chế 3.600 hệ thống pin mỗi năm. Renault hiện đang tái chế vài trăm bộ pin mỗi năm. Và vào tháng 7, Mercedes đã tiết lộ kế hoạch chỉ sử dụng xe điện vào năm 2030.
Ở Mỹ, Giám đốc công nghệ của Tesla, JB Straubel nói rằng mỏ lithium lớn nhất nằm trong các bãi rác tại nước này. Công ty tái chế của Tesla, Redwood Materials, tái chế phế liệu và các bộ pin bị lỗi. Nhà máy này hiện có khả năng thu hồi đủ các thành phần để tạo ra 45.000 bộ pin ô tô điện mỗi năm.
Nếu những nỗ lực tái chế được thực hiện đúng cách, chúng ta có thể chứng kiến hoạt động này sẽ bù đắp được phần lớn chi phí sinh thái của việc sản xuất pin EV. Nếu không, hậu quả có thể là một tình huống còn tồi tệ hơn nhiều so với ô nhiễm nhựa đang bủa vây các đại dương.
Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Marketwatch)
 

totruongto3

Xe buýt
Biển số
OF-34319
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
588
Động cơ
480,760 Mã lực
Khi xe điện nhiều, xăng lại rẻ đi (do cung cầu) như thời 10k/l, dân lại quay về xe xăng đi cho thuận tiện.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,089
Động cơ
588,616 Mã lực
Khi xe điện nhiều, xăng lại rẻ đi (do cung cầu) như thời 10k/l, dân lại quay về xe xăng đi cho thuận tiện.
con người ta luôn tìm đến cái văn minh hiện đại hơn cụ ạ. Cụ thấy khi bếp điện dùng nhiều, than lại rẻ đi nhưng có mấy ai quay về đun than đâu. Đi xe điện sạch sẽ, êm dịu lâu rồi sẽ quen. Quay lại xe xăng dầu rất ngại.
 

thaingocj

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-103659
Ngày cấp bằng
21/6/11
Số km
36
Động cơ
399,140 Mã lực
Cụ thăm dò số liệu ở đâu thế :D ... thực ra nếu ở chung cư thì họ tăng cổng sạc rất nhanh. Và cũng an toàn để sạc, tính tiền dễ. Lúc có nhiều xe điện thì các bãi đỗ xe tư nhân cũng sẽ đầu tư kiếm thêm. Còn nói ở nhà mặt đất mà có chỗ sạc điện, lại còn 3 pha thì đúng là rất hiếm 98% thật ... à nhà em có chỗ sạc và có 3 pha nhé :D
[/QUO
siêu đô thị như HN, SG mới khó chứ ở tỉnh mặt tiền đỗ xe đơn giản các cụ ợ, điện 3 pha thì làm cái đơn là điện lực kéo phát 1 ^^
 

thaingocj

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-103659
Ngày cấp bằng
21/6/11
Số km
36
Động cơ
399,140 Mã lực
Cụ chạy khoảng 150-200km nghỉ làn ly cafe. Khoảng 30'. Trước khi vào trạm nghỉ xe nó sẽ check xem trạm còn đầu sạc nào không. Đầu nhanh hay đầu chậm. Tiện đặt luôn cho cụ lý Cafe. Cho gấu cụ ly sinh tố. Cụ vào có chỗ đậu, có đầu sạc và có Cafe+sinh tố đợi sẵn. Nghỉ 30' xe cụ có 80% pin. Lên đường tiếp.
30ph có khi cụ ấy còn "sạc" cho cả gấu ấy chứ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top