- Biển số
- OF-57866
- Ngày cấp bằng
- 27/2/10
- Số km
- 423
- Động cơ
- 449,137 Mã lực
bài của của cụ chủ lên vnmedia rùi nhé! nhưng cái đỏ đỏ em thấy nó có vẻ không đúng.
Cột phân làn: Vừa sai luật, vừa phản tác dụng? Cập nhật lúc 06h44" , ngày 15/10/2011 - (VnMedia) - Nhất trí cho rằng phân làn là cần thiết, nhưng độc giả VnMedia cho rằng, việc dựng cột phân làn như hiện nay là vi phạm Điều lệ báo hiệu đường bộ. Ngoài ra, nó còn làm cho những vạch kẻ sơn trở nên vô tác dụng…
Sai luật?
Bạn đọc Phạm Chính, có địa chỉ Email: chinhatm@gmail.com cho rằng việc đặt dải phân cách và biển phân làn giữa phần đường xe chạy là không đúng luật. Bạn đọc Phạm Chính phân tích: Theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 62), dải phân cách chỉ được đặt giữa 2 luồng xe chạy ngược chiều nhau hoặc giữa làn xe thô sơ với làn xe cơ giới. Cũng theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 21), biển báo phải đặt về phía bên phải chiều xe chạy, và phần nhô ra phải cách phần đường xe chạy tối thiểu 0,5m.
Bạn đọc này cho rằng, việc tách hai loại phương tiện ô tô - xe máy để cải thiện tình trạng giao thông có thể là một việc làm đúng, thế nhưng cách làm của Sở GTVT Hà Nội chưa phù hợp với luật pháp.
Theo đó, điều 20 Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường, quy định: “hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy; Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường. Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.
Trong khi đó, thành viên OrientExpress viết trên diễn đàn ******* rằng, nếu ý thức của dân đã kém rồi, bắt buộc phải đặt dải phân cách, thì sao lại chỉ đặt có 10-20m?, phải đặt trên toàn tuyến mới đúng chứ? vì dân người ta đi hết cái giải phân cách đấy, thì tức là được phép tự do đi theo làn mình muốn. Còn bảo là cái dải phân cách đấy tuy chỉ có 10-20m, nhưng có hiệu lực trên toàn tuyến đường thì phải hỏi là ai ra qui định đấy? dựa vào điều nào của luật nào?.
Còn theo một người phân tích thì, quy định về việc phân làn mà Hà Nội đang áp dụng hơi "mù mờ" nên gây khó cho CSGT xử phạt. "Tuy nhiên, có thể đây là cách để họ lờ đi không cần phạt trong trường hợp người dân rẽ ngang khi thực sự cần thiết, hoặc lấn làn khi làn kia bị ùn tắc". Nhưng nếu đây là dụng ý của cơ quan Giao thông công chính thì quả thật, rất khó "cưỡng chế" được theo như lời của ông Phó GĐ Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân kỳ vọng.
Có nguy cơ phản tác dụng
Trong khi đó, một chuyên gia về giao thông thì cho rằng, việc đặt cột phân làn như Hà Nội đang làm có nguy cơ khiến người dân tăng vi phạm giao thông hơn.
Lý do mà chuyên gia này đưa ra phân tích là, lâu nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên Thế giới, việc phân làn đường thường được thực hiện bằng các vạch sơn và các biển cấm được treo trên cao. Khi thực hiện “cưỡng chế” bằng các cột phân làn, vô hình chung cơ quan quản lý đã khiến người dân chỉ để ý đến cột và đoạn dải phân cách cứng mà quên đi chức năng của vạch sơn. Về lâu dài, thói quen để ý vạch sơn sẽ không còn mà người ta chỉ chú ý đến cột và dải phân cách cứng.
Minh chứng cho lập luận này, nhiều nhận xét, người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển xe máy khi thấy cột phân làn thì “lượn vào một cái cho phải phép rồi lại lượn ra khi hết đoạn phân cách” và như vậy, cột phân làn này vừa không có ý nghĩa gì nếu người tham gia giao thông không có ý thức, vừa có nguy cơ gây tai nạn giao thông nhiều hơn.
Nên làm cách nào?
Bạn đọc Phạm Chính cho rằng, biển cắm mà không chỉ rõ hiệu lực của biển với một làn cụ thể nào chính là lý do mà công an chưa chịu vào cuộc xử phạt, bởi cái biển ấy không đủ căn cứ pháp lý để xử phạt.
Theo ý kiến của bạn Phạm Chính, thì phân làn ô tô - xe máy đúng luật (Tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ) thì phải làm như sau: Dùng biển báo cấm chứ không được dùng biển chỉ dẫn, vì biển báo cấm mới có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (Xem điều 20 Điều lệ BHĐB); Ở làn ô tô đặt biển cấm mô tô(104), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504 (Mũi tên chỉ xuống); Ở làn xe máy đặt biển cấm ô tô (103a), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504; Vạch phân cách giữa 2 làn phải là vạch liền.
Còn bạn Phạmtt thì cho rằng, do đặc thù của đường phố ở Việt Nam nên mới có sự phân biệt đối xử giữa ô tô và xe máy trên đường, chứ ở nước ngoài thì ô tô và xe máy đều có quyền sử dụng đường sá như nhau. Việc phân làn chỉ thực hiện vì 2 lý do chính: hoặc là phân làn theo tốc độ, hoặc là phân làn theo hướng xe chạy.
Theo thành viên này thì ở Hà Nội, nếu tách làn ô tô riêng, xe máy riêng sẽ dẫn đến xung đột chủ yếu về hướng xe chạy nên các ngã 3 ngã 4 loạn hơn lúc chưa phân làn. Bên cạnh đó, giả định là việc tách làn sẽ thành công, ô tô đi riêng, xe máy đi riêng, thì sẽ có 1 vấn đề là xung đột về tốc độ. Trong trường hợp này sẽ có những lái xe do khả năng lái xe hoặc vì lý do khác phải đi chậm sẽ làm chậm cả dòng xe phía sau (nhất là đối với làn ô tô), gây ra sự kém hiệu quả lưu thông nói chung của dòng xe.
Bạn Phạmtt cho rằng, tốt nhất là chỉ phân làn theo hướng xe chạy. Ví dụ với Phố Huế và Bà Triệu có thể phân thành 3 làn: 1 làn rẽ trái - 1 làn đi thẳng ở giữa - 1 làn rẽ phải, làn đi thẳng sẽ duy trì được tốc độ cao hơn 1 chút so với các làn khác.
Trong khi đó, thành viên tailieu thì góp ý: “Đã làm đoạn nào là làm đến nơi đến chốn: làn dành cho ô tô thì làm biển cấm xe máy, xe đạp; Làn giành cho xe máy thì cấm ô tô… Như thế thì mới có thể phạt người vi phạm”.
Mang ý kiến của các độc giả đi hỏi luật sư Trần Đình Triển, VnMedia được vị luật sư này chia sẻ: Phân làn là một giải pháp phòng tránh ùn tắc và là một việc cần làm. Cắm cột, biển báo hay chỉ dẫn như thế nào là quyền của cơ quan chức năng nên không thể nói họ vi phạm luật. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo yếu tố văn minh, và thực sự có ích cho việc phân làn, đồng thời giảm tối thiểu đối với việc gây nên TNGT. “Việc đưa ra việc cắm cột và giải phân cách đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân vì vừa quá tốn kém, vừa không hiệu quả. Riêng dải phân cách lúc thì dùng bê tông, lúc lại dùng bằng sắt. Nay được chuyển sang bằng cột sắt cắm ở từng đoạn đường… điều này thể hiện việc làm không đồng bộ, không có sự ổn định lâu dài, dẫn đến chi phí quá lớn”.
Luật sư Triển cũng băn khoăn rằng, những việc làm không có nghiên cứu khoa học mà chỉ mang tính chất thử nghiệm như thế này khiến cho nhiều người nghĩ rằng có dấu hiệu của sự tiêu cực trong đầu tư xây dựng và quản lý giao thông, gây nên mất lòng tin trong nhân dân.
Chủ tịch TP yêu cầu giải quyết bất cập "cột phân làn"
Ngày 14/10, tại cuộc họp đánh giá công tác tổ chức phân làn thời gian qua, những hạn chế, giải pháp thực hiện thời gian tiếp theo, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo khẳng định, mặc dù đã có những kết quả nhất định, nhưng các sở, ngành liên quan của thành phố chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện như việc xử lý về kỹ thuật cụ thể, kế hoạch tuyên truyền đến từng đối tượng.
Để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, Ban Tuyên giáo Trung ương ủng hộ Hà Nội và sẵn sàng dành cho các cơ quan chức năng thuyết trình về công tác phân làn giao thông trong buổi họp giao ban báo chí.
Trước hết, các cơ quan chức năng phải xem lại để có phương án điều chỉnh phù hợp giải quyết hiện tượng người tham gia giao thông va chạm với cột hướng dẫn phân làn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu vượt tạm tại những ngã tư có lưu lượng giao thông lớn, và nghiên cứu việc hạn chế ô tô cá nhân bằng các giải pháp hành chính, kinh tế. (TTXVN)
Cột phân làn: Vừa sai luật, vừa phản tác dụng? Cập nhật lúc 06h44" , ngày 15/10/2011 - (VnMedia) - Nhất trí cho rằng phân làn là cần thiết, nhưng độc giả VnMedia cho rằng, việc dựng cột phân làn như hiện nay là vi phạm Điều lệ báo hiệu đường bộ. Ngoài ra, nó còn làm cho những vạch kẻ sơn trở nên vô tác dụng…
Sai luật?
Bạn đọc Phạm Chính, có địa chỉ Email: chinhatm@gmail.com cho rằng việc đặt dải phân cách và biển phân làn giữa phần đường xe chạy là không đúng luật. Bạn đọc Phạm Chính phân tích: Theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 62), dải phân cách chỉ được đặt giữa 2 luồng xe chạy ngược chiều nhau hoặc giữa làn xe thô sơ với làn xe cơ giới. Cũng theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 21), biển báo phải đặt về phía bên phải chiều xe chạy, và phần nhô ra phải cách phần đường xe chạy tối thiểu 0,5m.
Bạn đọc này cho rằng, việc tách hai loại phương tiện ô tô - xe máy để cải thiện tình trạng giao thông có thể là một việc làm đúng, thế nhưng cách làm của Sở GTVT Hà Nội chưa phù hợp với luật pháp.
Theo đó, điều 20 Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường, quy định: “hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy; Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường. Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.
Trong khi đó, thành viên OrientExpress viết trên diễn đàn ******* rằng, nếu ý thức của dân đã kém rồi, bắt buộc phải đặt dải phân cách, thì sao lại chỉ đặt có 10-20m?, phải đặt trên toàn tuyến mới đúng chứ? vì dân người ta đi hết cái giải phân cách đấy, thì tức là được phép tự do đi theo làn mình muốn. Còn bảo là cái dải phân cách đấy tuy chỉ có 10-20m, nhưng có hiệu lực trên toàn tuyến đường thì phải hỏi là ai ra qui định đấy? dựa vào điều nào của luật nào?.
Còn theo một người phân tích thì, quy định về việc phân làn mà Hà Nội đang áp dụng hơi "mù mờ" nên gây khó cho CSGT xử phạt. "Tuy nhiên, có thể đây là cách để họ lờ đi không cần phạt trong trường hợp người dân rẽ ngang khi thực sự cần thiết, hoặc lấn làn khi làn kia bị ùn tắc". Nhưng nếu đây là dụng ý của cơ quan Giao thông công chính thì quả thật, rất khó "cưỡng chế" được theo như lời của ông Phó GĐ Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân kỳ vọng.
Độc giả cho rằng, cột phân làn đường bố trí như thế này là vi phạm điều lệ báo hiệu đường bộ
Có nguy cơ phản tác dụng
Trong khi đó, một chuyên gia về giao thông thì cho rằng, việc đặt cột phân làn như Hà Nội đang làm có nguy cơ khiến người dân tăng vi phạm giao thông hơn.
Lý do mà chuyên gia này đưa ra phân tích là, lâu nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên Thế giới, việc phân làn đường thường được thực hiện bằng các vạch sơn và các biển cấm được treo trên cao. Khi thực hiện “cưỡng chế” bằng các cột phân làn, vô hình chung cơ quan quản lý đã khiến người dân chỉ để ý đến cột và đoạn dải phân cách cứng mà quên đi chức năng của vạch sơn. Về lâu dài, thói quen để ý vạch sơn sẽ không còn mà người ta chỉ chú ý đến cột và dải phân cách cứng.
Minh chứng cho lập luận này, nhiều nhận xét, người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển xe máy khi thấy cột phân làn thì “lượn vào một cái cho phải phép rồi lại lượn ra khi hết đoạn phân cách” và như vậy, cột phân làn này vừa không có ý nghĩa gì nếu người tham gia giao thông không có ý thức, vừa có nguy cơ gây tai nạn giao thông nhiều hơn.
Nên làm cách nào?
Bạn đọc Phạm Chính cho rằng, biển cắm mà không chỉ rõ hiệu lực của biển với một làn cụ thể nào chính là lý do mà công an chưa chịu vào cuộc xử phạt, bởi cái biển ấy không đủ căn cứ pháp lý để xử phạt.
Theo ý kiến của bạn Phạm Chính, thì phân làn ô tô - xe máy đúng luật (Tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ) thì phải làm như sau: Dùng biển báo cấm chứ không được dùng biển chỉ dẫn, vì biển báo cấm mới có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (Xem điều 20 Điều lệ BHĐB); Ở làn ô tô đặt biển cấm mô tô(104), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504 (Mũi tên chỉ xuống); Ở làn xe máy đặt biển cấm ô tô (103a), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504; Vạch phân cách giữa 2 làn phải là vạch liền.
Bạn Phạm Chính cho rằng, phải làm biển báo cấm như thế này mới đúng
Còn bạn Phạmtt thì cho rằng, do đặc thù của đường phố ở Việt Nam nên mới có sự phân biệt đối xử giữa ô tô và xe máy trên đường, chứ ở nước ngoài thì ô tô và xe máy đều có quyền sử dụng đường sá như nhau. Việc phân làn chỉ thực hiện vì 2 lý do chính: hoặc là phân làn theo tốc độ, hoặc là phân làn theo hướng xe chạy.
Theo thành viên này thì ở Hà Nội, nếu tách làn ô tô riêng, xe máy riêng sẽ dẫn đến xung đột chủ yếu về hướng xe chạy nên các ngã 3 ngã 4 loạn hơn lúc chưa phân làn. Bên cạnh đó, giả định là việc tách làn sẽ thành công, ô tô đi riêng, xe máy đi riêng, thì sẽ có 1 vấn đề là xung đột về tốc độ. Trong trường hợp này sẽ có những lái xe do khả năng lái xe hoặc vì lý do khác phải đi chậm sẽ làm chậm cả dòng xe phía sau (nhất là đối với làn ô tô), gây ra sự kém hiệu quả lưu thông nói chung của dòng xe.
Bạn Phạmtt cho rằng, tốt nhất là chỉ phân làn theo hướng xe chạy. Ví dụ với Phố Huế và Bà Triệu có thể phân thành 3 làn: 1 làn rẽ trái - 1 làn đi thẳng ở giữa - 1 làn rẽ phải, làn đi thẳng sẽ duy trì được tốc độ cao hơn 1 chút so với các làn khác.
Trong khi đó, thành viên tailieu thì góp ý: “Đã làm đoạn nào là làm đến nơi đến chốn: làn dành cho ô tô thì làm biển cấm xe máy, xe đạp; Làn giành cho xe máy thì cấm ô tô… Như thế thì mới có thể phạt người vi phạm”.
Mang ý kiến của các độc giả đi hỏi luật sư Trần Đình Triển, VnMedia được vị luật sư này chia sẻ: Phân làn là một giải pháp phòng tránh ùn tắc và là một việc cần làm. Cắm cột, biển báo hay chỉ dẫn như thế nào là quyền của cơ quan chức năng nên không thể nói họ vi phạm luật. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo yếu tố văn minh, và thực sự có ích cho việc phân làn, đồng thời giảm tối thiểu đối với việc gây nên TNGT. “Việc đưa ra việc cắm cột và giải phân cách đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân vì vừa quá tốn kém, vừa không hiệu quả. Riêng dải phân cách lúc thì dùng bê tông, lúc lại dùng bằng sắt. Nay được chuyển sang bằng cột sắt cắm ở từng đoạn đường… điều này thể hiện việc làm không đồng bộ, không có sự ổn định lâu dài, dẫn đến chi phí quá lớn”.
Luật sư Triển cũng băn khoăn rằng, những việc làm không có nghiên cứu khoa học mà chỉ mang tính chất thử nghiệm như thế này khiến cho nhiều người nghĩ rằng có dấu hiệu của sự tiêu cực trong đầu tư xây dựng và quản lý giao thông, gây nên mất lòng tin trong nhân dân.
Chủ tịch TP yêu cầu giải quyết bất cập "cột phân làn"
Ngày 14/10, tại cuộc họp đánh giá công tác tổ chức phân làn thời gian qua, những hạn chế, giải pháp thực hiện thời gian tiếp theo, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo khẳng định, mặc dù đã có những kết quả nhất định, nhưng các sở, ngành liên quan của thành phố chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện như việc xử lý về kỹ thuật cụ thể, kế hoạch tuyên truyền đến từng đối tượng.
Để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, Ban Tuyên giáo Trung ương ủng hộ Hà Nội và sẵn sàng dành cho các cơ quan chức năng thuyết trình về công tác phân làn giao thông trong buổi họp giao ban báo chí.
Trước hết, các cơ quan chức năng phải xem lại để có phương án điều chỉnh phù hợp giải quyết hiện tượng người tham gia giao thông va chạm với cột hướng dẫn phân làn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu vượt tạm tại những ngã tư có lưu lượng giao thông lớn, và nghiên cứu việc hạn chế ô tô cá nhân bằng các giải pháp hành chính, kinh tế. (TTXVN)