[Thảo luận] Phân làn ô tô - xe máy của Sở GTVT Hà Nội - Chính sách ngu dân?

bim_vip

Xe tải
Biển số
OF-57866
Ngày cấp bằng
27/2/10
Số km
424
Động cơ
449,137 Mã lực
bài của của cụ chủ lên vnmedia rùi nhé! nhưng cái đỏ đỏ em thấy nó có vẻ không đúng.

Cột phân làn: Vừa sai luật, vừa phản tác dụng? Cập nhật lúc 06h44" , ngày 15/10/2011 - (VnMedia) - Nhất trí cho rằng phân làn là cần thiết, nhưng độc giả VnMedia cho rằng, việc dựng cột phân làn như hiện nay là vi phạm Điều lệ báo hiệu đường bộ. Ngoài ra, nó còn làm cho những vạch kẻ sơn trở nên vô tác dụng…

Sai luật?


Bạn đọc Phạm Chính, có địa chỉ Email: chinhatm@gmail.com cho rằng việc đặt dải phân cách và biển phân làn giữa phần đường xe chạy là không đúng luật. Bạn đọc Phạm Chính phân tích: Theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 62), dải phân cách chỉ được đặt giữa 2 luồng xe chạy ngược chiều nhau hoặc giữa làn xe thô sơ với làn xe cơ giới. Cũng theo điều lệ báo hiệu đường bộ (Điều 21), biển báo phải đặt về phía bên phải chiều xe chạy, và phần nhô ra phải cách phần đường xe chạy tối thiểu 0,5m.

Bạn đọc này cho rằng, việc tách hai loại phương tiện ô tô - xe máy để cải thiện tình trạng giao thông có thể là một việc làm đúng, thế nhưng cách làm của Sở GTVT Hà Nội chưa phù hợp với luật pháp.

Theo đó, điều 20 Hiệu lực của biển báo theo chiều ngang đường, quy định: “hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy; Hiệu lực của các loại biển báo cấm và biển hiệu lệnh có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải treo biển ở phía trên làn đường. Mỗi làn đường treo riêng biệt một biển và biển phụ số 504 "Làn đường" đặt ngay bên dưới biển chính.

Trong khi đó, thành viên OrientExpress viết trên diễn đàn ******* rằng, nếu ý thức của dân đã kém rồi, bắt buộc phải đặt dải phân cách, thì sao lại chỉ đặt có 10-20m?, phải đặt trên toàn tuyến mới đúng chứ? vì dân người ta đi hết cái giải phân cách đấy, thì tức là được phép tự do đi theo làn mình muốn. Còn bảo là cái dải phân cách đấy tuy chỉ có 10-20m, nhưng có hiệu lực trên toàn tuyến đường thì phải hỏi là ai ra qui định đấy? dựa vào điều nào của luật nào?.

Còn theo một người phân tích thì, quy định về việc phân làn mà Hà Nội đang áp dụng hơi "mù mờ" nên gây khó cho CSGT xử phạt. "Tuy nhiên, có thể đây là cách để họ lờ đi không cần phạt trong trường hợp người dân rẽ ngang khi thực sự cần thiết, hoặc lấn làn khi làn kia bị ùn tắc". Nhưng nếu đây là dụng ý của cơ quan Giao thông công chính thì quả thật, rất khó "cưỡng chế" được theo như lời của ông Phó GĐ Sở GTVT Nguyễn Xuân Tân kỳ vọng.

Độc giả cho rằng, cột phân làn đường bố trí như thế này là vi phạm điều lệ báo hiệu đường bộ

Có nguy cơ phản tác dụng

Trong khi đó, một chuyên gia về giao thông thì cho rằng, việc đặt cột phân làn như Hà Nội đang làm có nguy cơ khiến người dân tăng vi phạm giao thông hơn.

Lý do mà chuyên gia này đưa ra phân tích là, lâu nay, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các nước trên Thế giới, việc phân làn đường thường được thực hiện bằng các vạch sơn và các biển cấm được treo trên cao. Khi thực hiện “cưỡng chế” bằng các cột phân làn, vô hình chung cơ quan quản lý đã khiến người dân chỉ để ý đến cột và đoạn dải phân cách cứng mà quên đi chức năng của vạch sơn. Về lâu dài, thói quen để ý vạch sơn sẽ không còn mà người ta chỉ chú ý đến cột và dải phân cách cứng.

Minh chứng cho lập luận này, nhiều nhận xét, người tham gia giao thông, đặc biệt là người điều khiển xe máy khi thấy cột phân làn thì “lượn vào một cái cho phải phép rồi lại lượn ra khi hết đoạn phân cách” và như vậy, cột phân làn này vừa không có ý nghĩa gì nếu người tham gia giao thông không có ý thức, vừa có nguy cơ gây tai nạn giao thông nhiều hơn.

Nên làm cách nào?

Bạn đọc Phạm Chính cho rằng, biển cắm mà không chỉ rõ hiệu lực của biển với một làn cụ thể nào chính là lý do mà công an chưa chịu vào cuộc xử phạt, bởi cái biển ấy không đủ căn cứ pháp lý để xử phạt.

Theo ý kiến của bạn Phạm Chính, thì phân làn ô tô - xe máy đúng luật (Tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ) thì phải làm như sau: Dùng biển báo cấm chứ không được dùng biển chỉ dẫn, vì biển báo cấm mới có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (Xem điều 20 Điều lệ BHĐB); Ở làn ô tô đặt biển cấm mô tô(104), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504 (Mũi tên chỉ xuống); Ở làn xe máy đặt biển cấm ô tô (103a), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504; Vạch phân cách giữa 2 làn phải là vạch liền.

Bạn Phạm Chính cho rằng, phải làm biển báo cấm như thế này mới đúng

Còn bạn Phạmtt thì cho rằng, do đặc thù của đường phố ở Việt Nam nên mới có sự phân biệt đối xử giữa ô tô và xe máy trên đường, chứ ở nước ngoài thì ô tô và xe máy đều có quyền sử dụng đường sá như nhau. Việc phân làn chỉ thực hiện vì 2 lý do chính: hoặc là phân làn theo tốc độ, hoặc là phân làn theo hướng xe chạy.

Theo thành viên này thì ở Hà Nội, nếu tách làn ô tô riêng, xe máy riêng sẽ dẫn đến xung đột chủ yếu về hướng xe chạy nên các ngã 3 ngã 4 loạn hơn lúc chưa phân làn. Bên cạnh đó, giả định là việc tách làn sẽ thành công, ô tô đi riêng, xe máy đi riêng, thì sẽ có 1 vấn đề là xung đột về tốc độ. Trong trường hợp này sẽ có những lái xe do khả năng lái xe hoặc vì lý do khác phải đi chậm sẽ làm chậm cả dòng xe phía sau (nhất là đối với làn ô tô), gây ra sự kém hiệu quả lưu thông nói chung của dòng xe.

Bạn Phạmtt cho rằng, tốt nhất là chỉ phân làn theo hướng xe chạy. Ví dụ với Phố Huế và Bà Triệu có thể phân thành 3 làn: 1 làn rẽ trái - 1 làn đi thẳng ở giữa - 1 làn rẽ phải, làn đi thẳng sẽ duy trì được tốc độ cao hơn 1 chút so với các làn khác.

Trong khi đó, thành viên tailieu thì góp ý: “Đã làm đoạn nào là làm đến nơi đến chốn: làn dành cho ô tô thì làm biển cấm xe máy, xe đạp; Làn giành cho xe máy thì cấm ô tô… Như thế thì mới có thể phạt người vi phạm”.

Mang ý kiến của các độc giả đi hỏi luật sư Trần Đình Triển, VnMedia được vị luật sư này chia sẻ: Phân làn là một giải pháp phòng tránh ùn tắc và là một việc cần làm. Cắm cột, biển báo hay chỉ dẫn như thế nào là quyền của cơ quan chức năng nên không thể nói họ vi phạm luật. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo yếu tố văn minh, và thực sự có ích cho việc phân làn, đồng thời giảm tối thiểu đối với việc gây nên TNGT. “Việc đưa ra việc cắm cột và giải phân cách đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong nhân dân vì vừa quá tốn kém, vừa không hiệu quả. Riêng dải phân cách lúc thì dùng bê tông, lúc lại dùng bằng sắt. Nay được chuyển sang bằng cột sắt cắm ở từng đoạn đường… điều này thể hiện việc làm không đồng bộ, không có sự ổn định lâu dài, dẫn đến chi phí quá lớn”.

Luật sư Triển cũng băn khoăn rằng, những việc làm không có nghiên cứu khoa học mà chỉ mang tính chất thử nghiệm như thế này khiến cho nhiều người nghĩ rằng có dấu hiệu của sự tiêu cực trong đầu tư xây dựng và quản lý giao thông, gây nên mất lòng tin trong nhân dân.


Chủ tịch TP yêu cầu giải quyết bất cập "cột phân làn"

Ngày 14/10, tại cuộc họp đánh giá công tác tổ chức phân làn thời gian qua, những hạn chế, giải pháp thực hiện thời gian tiếp theo, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo khẳng định, mặc dù đã có những kết quả nhất định, nhưng các sở, ngành liên quan của thành phố chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể để khắc phục hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện như việc xử lý về kỹ thuật cụ thể, kế hoạch tuyên truyền đến từng đối tượng.

Để tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng, Ban Tuyên giáo Trung ương ủng hộ Hà Nội và sẵn sàng dành cho các cơ quan chức năng thuyết trình về công tác phân làn giao thông trong buổi họp giao ban báo chí.

Trước hết, các cơ quan chức năng phải xem lại để có phương án điều chỉnh phù hợp giải quyết hiện tượng người tham gia giao thông va chạm với cột hướng dẫn phân làn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu vượt tạm tại những ngã tư có lưu lượng giao thông lớn, và nghiên cứu việc hạn chế ô tô cá nhân bằng các giải pháp hành chính, kinh tế. (TTXVN)
 

Mờ 9

Xe hơi
Biển số
OF-81045
Ngày cấp bằng
24/12/10
Số km
104
Động cơ
416,020 Mã lực
Bác nhầm rồi. Dân không ngu, chính sách vĩ mô cũng không ngu, chỉ có triển khai thực hiện thì ngu.
Việc đi lại của dân Sài Gòn không phải hình mẫu để học tập. Điều quan trọng là "Tuân thủ đúng luật", chứ không phải "Không đúng luật cũng tuân thủ"
Bác nói đúng, dân không ngu, dân chỉ dốt thôi... Một ví dụ để biết việc phân làn khó như nào cho dù việc phân làn làm đúng theo luật. Có bác nào hay đi trên đường Xuân Thủy, đoạn ĐHSP và ĐHQG sẽ thấy, ở đó có đèn xanh đèn đỏ cho người đi bộ qua đường. Đoạn đường này em thấy người tham gia giao thông tuân thủ khá nghiêm túc việc dừng xe khi đèn đỏ, nhường đường cho người đi bộ sang đường...Vậy mà khi đèn đỏ bật lên cấm người đi bộ sang đường, rất nhiều người đi bộ, chủ yếu là sinh viên, là thành phần tri thức, có hiểu biết vẫn băng qua đường, vừa nguy hiểm cho bản thân, vừa cản trở giao thông. Đấy là luật quy định đèn xanh được đi, đèn đỏ phải dừng ai cũng biết, trẻ con cũng biết mà còn cố tình vi phạm. Vậy những biển báo, vạch kẻ đường phân làn nhiều người còn chả biết là gì thì việc vi phạm là đương nhiên, cho dù có treo biển, kẻ phân làn đúng luật thì cũng vậy mà thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-94409
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
3,564
Động cơ
433,025 Mã lực
phân làn là chính sách cực chính xác,còn cái cột phân làn ở giữa đường là cực ngu
 

sleepdriver

Xe buýt
Biển số
OF-23583
Ngày cấp bằng
5/11/08
Số km
804
Động cơ
500,692 Mã lực
- Luật là do con người nghĩ ra, nếu thử nghiệm tốt thì bổ sung, sao phải máy móc dựa vào câu chữ nhỉ. Sửa đổi luật ngay không thử nghiệm thì các bác lại kêu không dân chủ. Cho đến giờ này biển phân làn cũng chỉ mang tính chỉ dẫn nhằm tạo thói quen dần dần, đã ai bị phạt vì biển này đâu.
- Thực tế giao thông ở Việt Nam và Hà Nội là không giống bất cứ đâu trên thế giới. Về tổng thể là không tồn tại cái gọi là văn hóa giao thông, đừng nói đến tuân thủ luật thế nên biện pháp có khác cũng là bình thường. Nếu ý thức tốt, có lẽ đúng là chỉ cần biển treo cao và vạch liền là xong nhưng có lẽ không cần nói ra dự thật mà ai cũng biết ... Bức xúc đến như em đây đến lúc này chỉ cần cái hiệu quả. Các bác sẽ nói thế cần hiệu quả bắn người cũng được à? Em nói luôn là khi thiết quân luật cũng có lúc cho phép bắn trộm cướp tại chỗ không cần xử. Vấn nạn giao thông làm tổn hại đến kinh tế, thiệt hại về người không kém lúc chiến tranh đâu. Cần biện pháp mạnh và đặc biệt.
- Chưa có thống kê nào về việc chỉ toàn phụ nữ, trẻ em, ông già bị cột đâm. Thế là suy diễn.
- Vấn đề ngân sách cho việc này cần xem lại. Có lẽ hơi nhiều. Việc đài báo đưa mạnh trong thời gian qua có mùi chém nhau, không khách quan đâu ạ.
- Thành thật mà nói, bác Chínhatmm có lẽ mở topic bên X cà có lẽ hợp hơn
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,140
Động cơ
461,910 Mã lực
Theo em thì không thể vì một mục đích tốt mà bất chấp thủ đoạn như ở ta vẫn làm.
Tôi có đặt dấu hỏi rồi đấy:
- Liệu mục tiêu của chương trình này có phải để làm ngu nhân dân? Để nhân dân tuân thủ vô điều kiện những quy định không đúng pháp luật?
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,633
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Cách làm này ví với chuyện thích một em nên lừa đè ra táng để "ván đã đóng thuyền" hơi nhẹ, phải so với việc chặn đường rạch mẹt để mày không lấy tao thì cúng le'o lấy được thèng nào nữa mới vừa.
 

ktphong

Xe tăng
Biển số
OF-109486
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
1,229
Động cơ
400,718 Mã lực
cắm cái cột/phân làn cứng giữa đường có ngu không thì mình ko biết, nhưng ở trong SG, mình vẫn thấy có con lươn dạng như phân làn của HN, có mỗi đoạn vài mét ở giữa đường, gần giao lộ để hạn chế lấn đường, nhìn chung chỉ thiếu mỗi cái cột là giống y như HN dưng mà chỉ có những tên say xỉn mới đâm vào những cái con lươn đấy thôi, dân thường chẳng ai đâm vào cả.
mình vẫn nghĩ là dân HN chưa quen có con lươn/phân làn giữa đường nên vẫn cứ lượn vào. Sau vài tháng thì cũng sẽ quen thôi.
Với hiện trạng giao thông hiện nay của VN, việc ép xe máy đi đúng làn đúng đường rất khó, đặc biệt khó khi phần đường dành cho xe máy rất ít so với số lượng của chúng, do đó phân làn chỉ hạn chế phần nào việc cản trở giao thông của xe máy thôi. Do đó, hiệu quả của việc phân làn sẽ phải nhìn vào sự thay đổi của các 4b trước, sau đó mới đến 2b. Thời gian qua, nhìn chung, xe 4b đã đi có phần trật tự hơn trước, đó cũng là điểm tốt cần nhìn nhận các bác ạ.
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,430
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cần éo gì biển cứ ghi luôn ra đường SAI LÀN PHẠT 2-3 TRIỆU có ngu đến mấy cũng khôn ngay thôi, ngu quen rồi giờ phải dã vào túi mới nhanh khôn.
 

Ngua

Xe buýt
Biển số
OF-26623
Ngày cấp bằng
30/12/08
Số km
698
Động cơ
493,690 Mã lực
Cũng là cực chẳng đã mới phải rắn như thế, cho một số dân nó ngu bớt đi.

Ai bảo dân nó khôn hết phần ... Mình không cố tranh chỗ đường còn trống thì sợ thằng khác nó cướp mất.

Mà đã có cụ mỡ nào lập top tương tự, các cụ lại lan man quá. Mạng còn thế trách gì ngoài đường.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,697
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
cắm cái cột/phân làn cứng giữa đường có ngu không thì mình ko biết, nhưng ở trong SG, mình vẫn thấy có con lươn dạng như phân làn của HN, có mỗi đoạn vài mét ở giữa đường, gần giao lộ để hạn chế lấn đường, nhìn chung chỉ thiếu mỗi cái cột là giống y như HN dưng mà chỉ có những tên say xỉn mới đâm vào những cái con lươn đấy thôi, dân thường chẳng ai đâm vào cả.
mình vẫn nghĩ là dân HN chưa quen có con lươn/phân làn giữa đường nên vẫn cứ lượn vào. Sau vài tháng thì cũng sẽ quen thôi.
Với hiện trạng giao thông hiện nay của VN, việc ép xe máy đi đúng làn đúng đường rất khó, đặc biệt khó khi phần đường dành cho xe máy rất ít so với số lượng của chúng, do đó phân làn chỉ hạn chế phần nào việc cản trở giao thông của xe máy thôi. Do đó, hiệu quả của việc phân làn sẽ phải nhìn vào sự thay đổi của các 4b trước, sau đó mới đến 2b. Thời gian qua, nhìn chung, xe 4b đã đi có phần trật tự hơn trước, đó cũng là điểm tốt cần nhìn nhận các bác ạ.
Em nghĩ là cụ nhầm, đó là con lươn phân làn xuôi/ngược chứ ko phải ô tô/xe máy. Em chưa gặp đường nào có vài mét con lươn để ngăn giữa 2b và 4b. Cụ có thể cho biết đó là chỗ nào không?
 
Chỉnh sửa cuối:

ktphong

Xe tăng
Biển số
OF-109486
Ngày cấp bằng
18/8/11
Số km
1,229
Động cơ
400,718 Mã lực
Em nghĩ là cụ nhầm, đó là con lươn phân làn xuôi/ngược chứ ko phải ô tô/xe máy. Em chưa gặp đường nào có vài mét con lươn để ngăn giữa 2b và 4b. Cụ có thể cho biết đó là chỗ nào không?
e có bảo cái con lươn đấy là để phân làn 2b và 4b đâu. là lươn phân làn 2 chiều xe đi nhưng nó cũng đc đặt ngắn ngủn giữa đường kiểu như cái phân làn của HN, tức là nếu đi ko nhìn ko ngó, lượn ra giữa đường để sang trái là vẫn có "cơ hội" húc vào như húc vào con lươn phân làn ở HN, chẳng khác gì mấy. nhưng vấn đề ở SG ngta ít khi húc vào, chỉ có những tên say thì mới đâm thôi
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
10,048
Động cơ
517,847 Mã lực
Xuôi ngược với phân làn bản chất khác gì nhau, đều là đọc biển và đi cho đúng, xe máy đi bên phải thì càng dễ thực hiện hơn (nếu đã đi sẵn bên phải ô tô).
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,090
Động cơ
566,260 Mã lực
Xuôi ngược với phân làn bản chất khác gì nhau, đều là đọc biển và đi cho đúng, xe máy đi bên phải thì càng dễ thực hiện hơn (nếu đã đi sẵn bên phải ô tô).
Xuôi hay ngược ngoài cái khác nhau là sai hay đúng luật, thì việc đặt dải phân cách giữa 2 làn xe cơ giới cùng chiều gây thêm rất nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thực tế đã chỉ rõ, không cần nhắc lại làm gì.
Còn đọc biển và đi cho đúng. Bác đọc thế nào là đúng, người khác đọc thế nào là sai? Tất cả các biển báo hiệu đường bộ đều được định nghĩa rõ ràng và chỉ rõ hiệu lực trong Điều lệ báo hiệu đường bộ. Cái biển phân làn này do Sở GTVT Hà Nội bịa ra thì định nghĩa và hiệu lực của nó ở đâu, ai quy định?
Theo cách hiểu của bác, xe ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải, thì cái biển 403 dưới đây liệu có phải xe ô tô đi trên trời, xe máy đi dưới đất không?
 

luuhung

Xe hơi
Biển số
OF-86608
Ngày cấp bằng
25/2/11
Số km
118
Động cơ
409,860 Mã lực
Phân làn ô tô - xe máy đúng luật (Tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ) thì phải làm như sau:
- Dùng biển báo cấm chứ không được dùng biển chỉ dẫn, vì biển báo cấm mới có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (Xem điều 20 Điều lệ BHĐB).
- Ở làn ô tô đặt biển cấm mô tô(104), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504 (Mũi tên chỉ xuống).
- Ở làn xe máy đặt biển cấm ô tô (103a), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504.
- Vạch phân cách giữa 2 làn phải là vạch liền.

Tôi tin nếu phân làn thế này thì người tham gia giao thông sẽ không dám đi sai làn đâu.
Nhất trí với giải pháp này. Tuy nhiên, còn phải cộng thêm cả ý thức của người TGGT nữa
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,061
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Xuôi hay ngược ngoài cái khác nhau là sai hay đúng luật, thì việc đặt dải phân cách giữa 2 làn xe cơ giới cùng chiều gây thêm rất nhiều nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Thực tế đã chỉ rõ, không cần nhắc lại làm gì.
Còn đọc biển và đi cho đúng. Bác đọc thế nào là đúng, người khác đọc thế nào là sai? Tất cả các biển báo hiệu đường bộ đều được định nghĩa rõ ràng và chỉ rõ hiệu lực trong Điều lệ báo hiệu đường bộ. Cái biển phân làn này do Sở GTVT Hà Nội bịa ra thì định nghĩa và hiệu lực của nó ở đâu, ai quy định?
Theo cách hiểu của bác, xe ô tô đi bên trái, xe máy đi bên phải, thì cái biển 403 dưới đây liệu có phải xe ô tô đi trên trời, xe máy đi dưới đất không?
Ôi, lại suy diễn.:77::77:


Suy diễn là 1 hình thức ngụy biện trong tranh luận khi người ta bí.:77:
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,090
Động cơ
566,260 Mã lực
Thêm hai bài báo lên tiếng phản đối sự tùy tiện, thiếu văn hóa, thiếu văn minh của Sở GTVT Hà Nội:

'Phân làn ư? Không nơi nào rối như Hà Nội!'

- 'Hầu hết, các thành phố này đều có phân làn đường và đều có hiện tượng tắc nghẽn giao thông xảy ra, nhưng không nơi nào theo kiểu vô tổ chức như Hà Nội cả' - sống ở Thủ đô đã lâu và có nhiều dịp 'trải nghiệm' về giao thông ở nước ngoài, độc giả Hoài Phương gửi đến VietNamNet bài viết phân tích sâu sắc về những bất cập và đưa ra giải pháp phân làn ở Hà Nội.
Đọc thêm:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/43703/-phan-lan-u--khong-noi-nao-roi-nhu-ha-noi--.html


Nguy hiểm mới từ những cột phân làn "mọc chân"

(VnMedia) - Sau khi bị báo chí, người tham gia giao thông chỉ trích vì cắm cọc sắt giữa đường để tách làn giữa ô tô, xe máy, gây ra hàng chục vụ tai nạn giao thông, mới đây, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã cho điều chỉnh những cọc sắt này. Tuy nhiên, điều đáng nói là sự điều chỉnh này một lần nữa vô tình tạo ra những “bẫy” mới còn nguy hiểm hơn.
http://www6.vnmedia.vn/home/NewsId_251236_Catid_23.html
 
Chỉnh sửa cuối:

Mờ 9

Xe hơi
Biển số
OF-81045
Ngày cấp bằng
24/12/10
Số km
104
Động cơ
416,020 Mã lực
Thêm hai bài báo lên tiếng phản đối sự tùy tiện, thiếu văn hóa, thiếu văn minh của Sở GTVT Hà Nội:

'Phân làn ư? Không nơi nào rối như Hà Nội!'

- 'Hầu hết, các thành phố này đều có phân làn đường và đều có hiện tượng tắc nghẽn giao thông xảy ra, nhưng không nơi nào theo kiểu vô tổ chức như Hà Nội cả' - sống ở Thủ đô đã lâu và có nhiều dịp 'trải nghiệm' về giao thông ở nước ngoài, độc giả Hoài Phương gửi đến VietNamNet bài viết phân tích sâu sắc về những bất cập và đưa ra giải pháp phân làn ở Hà Nội.
Đọc thêm:
http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/43703/-phan-lan-u--khong-noi-nao-roi-nhu-ha-noi--.html

" Hầu hết, các thành phố này đều có phân làn đường và đều có hiện tượng tắc nghẽn giao thông xảy ra, nhưng không nơi nào theo kiểu vô tổ chức như Hà Nội cả. Khi tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn, tất cả các phương tiện đều xếp hàng dài một cách trật tự trong làn đường của mình và kiên nhẫn chờ đợi giải tỏa.
Còn ở Hà Nội chúng ta khi tắc đường, giao thông theo kiểu “ong vỡ tổ” hay “lấp đầy chỗ trống” bất luận là loại phương tiện nào trên làn đường nào, thậm chí là là trên cả vỉa hè.
"

Trích đủ câu của bài báo đó là phải thế, không nên cắt bớt, chỉ lấy đoạn trên(đoạn màu xanh). Sau khi đọc câu hoàn chỉnh, ta thấy việc phân làn còn phụ thuộc vào dân, em dự là 90%. Một điều nữa là không thể áp dụng phân làn giao thông của các nước khác vào Việt Nam được, đó là điều khẳng định. Em thấy 90% là chê cách phân làn của sở GTVT nhưng 100% là chê thôi chứ cũng chẳng hiến được kế gì hay cả... Nhưng dù sao cũng nên gây áp lực cho sở GTVT, có như vậy việc phân làn sẽ tới đích cuối hoàn chỉnh hơn.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
24,061
Động cơ
736,537 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
" Hầu hết, các thành phố này đều có phân làn đường và đều có hiện tượng tắc nghẽn giao thông xảy ra, nhưng không nơi nào theo kiểu vô tổ chức như Hà Nội cả. Khi tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn, tất cả các phương tiện đều xếp hàng dài một cách trật tự trong làn đường của mình và kiên nhẫn chờ đợi giải tỏa.
Còn ở Hà Nội chúng ta khi tắc đường, giao thông theo kiểu “ong vỡ tổ” hay “lấp đầy chỗ trống” bất luận là loại phương tiện nào trên làn đường nào, thậm chí là là trên cả vỉa hè.
"

Trích đủ câu của bài báo đó là phải thế, không nên cắt bớt, chỉ lấy đoạn trên(đoạn màu xanh). Sau khi đọc câu hoàn chỉnh, ta thấy việc phân làn còn phụ thuộc vào dân, em dự là 90%. Một điều nữa là không thể áp dụng phân làn giao thông của các nước khác vào Việt Nam được, đó là điều khẳng định. Em thấy 90% là chê cách phân làn của sở GTVT nhưng 100% là chê thôi chứ cũng chẳng hiến được kế gì hay cả... Nhưng dù sao cũng nên gây áp lực cho sở GTVT, có như vậy việc phân làn sẽ tới đích cuối hoàn chỉnh hơn.

Vầng, điều đấy cho thấy có một số cụ sẵn sàng dùng mọi biện pháp để bảo vệ cho ý kiến của mình, kể cả ngụy biện lần trích dẫn không đấy đủ.


Ôi, Vespafun tập tiếp theo.:77:
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,090
Động cơ
566,260 Mã lực
Dưới đây là màn hình bài báo với đoạn trích dẫn đầu bài của TÒA SOẠN:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top