- Biển số
- OF-20452
- Ngày cấp bằng
- 27/8/08
- Số km
- 397
- Động cơ
- 503,890 Mã lực
- Nơi ở
- Thủ đô ngàn năm văn hiến
Báo chí họ chửi như thế này này:
Ngày 21/9, Hà Nội thí điểm phân làn trên một số tuyến phố chính nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày, số vụ tai nạn trên các tuyến phố này không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Nguyên nhân là do biển báo và dải phân cách đặt lửng lơ giữa đường khiến nhiều người bất ngờ và húc phải.
Anh Bùi Anh Tuấn (số 370 Xã Đàn) cho biết, một tuần trước, Sở Giao thông cắm biển phân làn trước cửa nhà anh nhưng do gần ngã tư, xe quay đầu thường xuyên tông vào nên chiếc cột này được dời xuống trước số nhà 376.
"Dù biển được cắm lùi xa ngã tư nhưng, tôi thấy mấy ngày qua đã có hàng chục vụ tai nạn xảy ra, chủ yếu do xe máy tông phải biển báo", anh Tuấn nói.
Chiếc biển bị đâm cong trên phố Xã Đàn tối 30/9. Ảnh: Độc giả Tiến Đức cung cấp. Theo anh Tuấn, ngày 30/9 xảy ra khá nhiều tai nạn, buổi sáng một phụ nữ tông vào cột biển báo làm vỡ toàn bộ một bên yếm xe Spacy, đến tối một chiếc xe máy tiếp tục đâm cong cột báo, và đẩy văng dải phân cách ra xa.
"Thấy tai nạn xảy ra liên tục, tôi gọi điện báo cho bên giao thông. Mấy cán bộ đến mang chiếc biển bị cong gập đi còn dải phân cách thì vẫn để nguyên. Đến gần 1 giờ sáng, tôi đang ngủ thì nghe tiếng 'rầm'. Mở cửa sổ ngó ra thì thấy một ông già nằm bất tỉnh trên đường sau khi tông vào dải phân cách", nhân chứng này kể.
Thấy người bị nạn, anh Tuấn cùng với nhân viên trông xe và một số người dân gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện. Sau khi anh Tuấn tiếp tục gọi điện phản ánh tới cơ quan chức năng, đoạn dải phân cách cứng này mới được bê vào rìa đường.
"Tôi thấy cách đặt biển và dải phân cách như hiện nay không khác gì chiếc bẫy. Từ ngày phân làn, tai nạn trên phố nhiều hơn bình thường", anh Tuấn bức xúc nói.
Không chỉ trên phố Huế và Bà Triệu mà ngay cả trên suốt tuyến phố Xã Đàn và Giải Phóng, hầu hết các biển báo phân làn đặt giữa đường đều bị đâm cong, vênh hoặc bị xe quệt phải gây tróc sơn, móp lại. Chính điều này khiến nhiều người lo lắng với cách bố trí biển báo hiện nay.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/hang-loat-tai-nan-do-bien-bao-phan-lan-o-ha-noi/
Ngày 21/9, Hà Nội thí điểm phân làn trên một số tuyến phố chính nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày, số vụ tai nạn trên các tuyến phố này không giảm mà thậm chí còn tăng lên. Nguyên nhân là do biển báo và dải phân cách đặt lửng lơ giữa đường khiến nhiều người bất ngờ và húc phải.
Anh Bùi Anh Tuấn (số 370 Xã Đàn) cho biết, một tuần trước, Sở Giao thông cắm biển phân làn trước cửa nhà anh nhưng do gần ngã tư, xe quay đầu thường xuyên tông vào nên chiếc cột này được dời xuống trước số nhà 376.
"Dù biển được cắm lùi xa ngã tư nhưng, tôi thấy mấy ngày qua đã có hàng chục vụ tai nạn xảy ra, chủ yếu do xe máy tông phải biển báo", anh Tuấn nói.
"Thấy tai nạn xảy ra liên tục, tôi gọi điện báo cho bên giao thông. Mấy cán bộ đến mang chiếc biển bị cong gập đi còn dải phân cách thì vẫn để nguyên. Đến gần 1 giờ sáng, tôi đang ngủ thì nghe tiếng 'rầm'. Mở cửa sổ ngó ra thì thấy một ông già nằm bất tỉnh trên đường sau khi tông vào dải phân cách", nhân chứng này kể.
Thấy người bị nạn, anh Tuấn cùng với nhân viên trông xe và một số người dân gọi xe cấp cứu đưa nạn nhân đi bệnh viện. Sau khi anh Tuấn tiếp tục gọi điện phản ánh tới cơ quan chức năng, đoạn dải phân cách cứng này mới được bê vào rìa đường.
"Tôi thấy cách đặt biển và dải phân cách như hiện nay không khác gì chiếc bẫy. Từ ngày phân làn, tai nạn trên phố nhiều hơn bình thường", anh Tuấn bức xúc nói.
Không chỉ trên phố Huế và Bà Triệu mà ngay cả trên suốt tuyến phố Xã Đàn và Giải Phóng, hầu hết các biển báo phân làn đặt giữa đường đều bị đâm cong, vênh hoặc bị xe quệt phải gây tróc sơn, móp lại. Chính điều này khiến nhiều người lo lắng với cách bố trí biển báo hiện nay.
http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/10/hang-loat-tai-nan-do-bien-bao-phan-lan-o-ha-noi/
[FONT="]Việc tách hai loại phương tiện ô tô – xe máy để cải thiện tình trạng giao thông có thể là một việc làm đúng, thế nhưng cách làm của Sở GTVT Hà Nội lại thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường nhân dân và coi thường xã hội. [/FONT]
[FONT="]*Coi thường pháp luật ở chỗ: [/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Tự bịa ra biển phân làn, không tuân thủ Điều lệ báo hiệu đường bộ - Một trong các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Ngay cả khi biển phân làn này tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ thì nó vẫn không có hiệu lực, vì điều 20 điều lệ báo hiệu đường bộ đã ghi: “Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy”, có nghĩa là cái biển phân làn ấy (Thuộc loại biển chỉ dẫn) có hiệu lực với tất cả các làn như nhau, chứ không phải hiểu một cách mập mờ bên trái là làn dành cho ô tô, bên phải là làn dành cho xe máy. [/FONT]
[FONT="]*Coi thường nhân dân và xã hội ở chỗ:[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Đòi hỏi người dân phải tuân thủ những quy định của mình, mặc dù bản thân quy định ấy không cần tuân thủ pháp luât.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Dựa trên những quy định mập mờ, không tuân thủ pháp luật của mình mà lại muốn xây dựng ý thức ý thức giao thông cho nhân dân.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Cho rằng nhân dân sẽ tuân thủ cái quy định mập mờ, không đúng pháp luật của mình là coi thường nhân dân, coi thường xã hội.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Nếu đạt được mục đích tạo ra ý thức giao thông cho người dân, có nghĩa là người dân đã phải tuân thủ cái mập mờ, không đúng quy định của pháp luật. Từ tiền lệ này, người dân sẽ tiếp tục tuân thủ những quy định mập mờ, không đúng quy định của pháp luật khác. Liệu đây có phải chính sách ngu dân? [/FONT]