Mựa, cái cọc nó to lù lù, có sơn phản quang mà còn đâm phải thì những thằng đó không bị mù màu cũng là những con lợn. Chẳng qua vẫn chỉ là thói quen bon chen, thích vượt ẩu, không quan sát nên có dính cột thì cũng chẳng oan cho lắm
Cụ này nói cũng có lý. Cái quan trọng là ý thức người tham gia giao thông đã trở thành một thói quen, muốn thay đổi chắc không phải một sớm một chiều. Cá nhân em rất ủng hộ việc phân làn, nhưng phải làm một cách khoa học và hiệu quả. Còn lam thế nào để hiệu quả và khoa học thì em không biết ạ.Phân làn ô tô - xe máy đúng luật (Tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ) thì phải làm như sau:
- Dùng biển báo cấm chứ không được dùng biển chỉ dẫn, vì biển báo cấm mới có thể có hiệu lực với một làn cụ thể (Xem điều 20 Điều lệ BHĐB).
- Ở làn ô tô đặt biển cấm mô tô(104), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504 (Mũi tên chỉ xuống).
- Ở làn xe máy đặt biển cấm ô tô (103a), ngay dưới biển cấm phải đặt biển phụ 504.
- Vạch phân cách giữa 2 làn phải là vạch liền.
Tôi tin nếu phân làn thế này thì người tham gia giao thông sẽ không dám đi sai làn đâu.
Đường này rộng nhưng nhiều điểm mở, giao cắt, ô tô xe máy đi cứ gọi là giống chuối xoắn kép DNA. Từ ngày phân làn em tự động cộng thêm vào lộ trình 10 phút (cái này em mượn của VOV giao thông, tí em trả).Cụ nào hay đi đường rộng như Giải phóng phát biểu em cảm tưởng cái ?
Theo tôi nghĩ chắc không phải sợ tốn kém, mà nếu làm đúng quy định của Điều lệ BHĐB (Như hình tôi đưa bên trên) sẽ tắc đường suốt ngày, nhất là làn ô tô. Chỉ cần một xe đi chậm hoặc chết máy là hàng trăm xe khác sẽ nối đuôi đi đằng sau ngay.Muốn sử dụng công cụ là Điều lệ trong trường hợp này đúng được phải dùng Giá long môn trên mỗi làn có treo biển có hình xe và biển phụ 504 (chỉ xuống mỗi làn), sau các giao cắt phải nhắc lại. Nhưng làm thế thì tốn kém, đúng như Cụ chủ nói: Biển này họ tự bịa ra. Giờ chỉ có cách sửa đổi Điều lệ mà thôi, em đã đặt câu hỏi này với Bộ ròi (đang chờ trả lời). Điều lệ hiện hành căn cứ vào Luật GTĐB 2001, khi có Luật mới 2008 chưa có văn bản khẳng định nó còn hiệu lực. Nếu còn hiệu lực thì cũng còn nhiều chỗ bị sai. Em ví dụ: Luật 2001 qui định về xe ưu tiên là điều 20, luật mới là điều 22. Thế mà trong Điều lệ vẫn còn có câu: "các xe ưu tiên theo Luật lệ Nhà nước như điều 20 của Luật GTĐB"
Đường nào đây cụ nhể? phân làn rồi mà ô tô vẫn đi lung tung thế kia ạ?Phân làn chuẩn đây rồi
Đường Kim Mã đấy, nhưng mấy cái biển và vạch phân làn là tôi tự vẽ thêm vào.Đường nào đây cụ nhể? phân làn rồi mà ô tô vẫn đi lung tung thế kia ạ?
E thì nghĩ ngược lại. Dân ngu nên mới phải làm thế. Mà ngu là do lười biếng, không chịu học tập, ý thức cộng đồng kém (thể hiện bằng việc lái xe không bằng và sử dụng bằng giả, mua bằng). Phóng nhanh vượt ẩu thiếu quan sát, đâm vào giải phân cách phân làn lại cứ bức xúc kêu ca.[FONT="]Việc tách hai loại phương tiện ô tô – xe máy để cải thiện tình trạng giao thông có thể là một việc làm đúng, thế nhưng cách làm của Sở GTVT Hà Nội lại thể hiện sự coi thường pháp luật, coi thường nhân dân và coi thường xã hội. [/FONT]
[FONT="]*Coi thường pháp luật ở chỗ: [/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Tự bịa ra biển phân làn, không tuân thủ Điều lệ báo hiệu đường bộ - Một trong các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Ngay cả khi biển phân làn này tuân thủ điều lệ báo hiệu đường bộ thì nó vẫn không có hiệu lực, vì điều 20 điều lệ báo hiệu đường bộ đã ghi: “Hiệu lực của các loại biển báo nguy hiểm và chỉ dẫn có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy”, có nghĩa là cái biển phân làn ấy (Thuộc loại biển chỉ dẫn) có hiệu lực với tất cả các làn như nhau, chứ không phải hiểu một cách mập mờ bên trái là làn dành cho ô tô, bên phải là làn dành cho xe máy. [/FONT]
[FONT="]*Coi thường nhân dân và xã hội ở chỗ:[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Đòi hỏi người dân phải tuân thủ những quy định của mình, mặc dù bản thân quy định ấy không cần tuân thủ pháp luât.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Dựa trên những quy định mập mờ, không tuân thủ pháp luật của mình mà lại muốn xây dựng ý thức ý thức giao thông cho nhân dân.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Cho rằng nhân dân sẽ tuân thủ cái quy định mập mờ, không đúng pháp luật của mình là coi thường nhân dân, coi thường xã hội.[/FONT]
[FONT="]- [/FONT][FONT="]Nếu đạt được mục đích tạo ra ý thức giao thông cho người dân, có nghĩa là người dân đã phải tuân thủ cái mập mờ, không đúng quy định của pháp luật. Từ tiền lệ này, người dân sẽ tiếp tục tuân thủ những quy định mập mờ, không đúng quy định của pháp luật khác. Liệu đây có phải chính sách ngu dân? [/FONT]