Góc khuất ODA
Nhưng tại sao Nga không chấp nhận lời mời chào ODA của phương Tây, nói "
vay vốn ODA chẳng khác nào bạn uống nước cống để giải khát“
1. Khi vay vốn ODA bạn phải chấp nhận cả gói thầu mà bạn đang vay. Nghĩa là bạn chỉ có quyền “gật“ hoặc “lắc“. Tất cả vật tư thi công, bản vẽ, thiết kế, nhân công do nước cho vay đặt ra, bạn không được thay đổi hoặc dùng vật tư khác rẻ hơn dù cùng chức năng. Bạn không được quyền sử dụng nhân công rẻ của mình để giảm giá thành. Trong khi đó, nhà thầu có thể sử dụng nhân công của nước mình, trả giá rẻ, nhưng họ vẫn tính là nhân công chính quốc giá cao ngất ngưởng (vì bạn đã gật trọn gói rồi mà)
2. Tiền thiết kế khảo sát chiếm 20-35% vốn ODA. Trên thực tế họ sử dụng những bản vẽ cũ và thay đổi thông số cho phù hợp. Do vậy họ dôi dư sẵn một khoản tiền
3. Công nghệ và vật tư vốn đã sẵn ở nước cho vay. Nếu không có ODA thì một số nhà máy của họ phải giảm mức sản xuất. Đó là điều họ không muốn, như vậy ODA thúc đẩy sản xuất của nước cho vay
4. Vật tư của nước cấp vốn ODA, thường đắt hơn, vì họ cậy có thương hiệu. Sử dụng vật liệu khác rẻ hơn cũng không được vì đã nói rồi khi vay bạn chỉ có quyền “gật“ hay “lắc“
5. Người của họ đến Việt Nam làm việc được trả lương và các phụ phí cao ngất ngưởng. Để cho tiền khỏi rơi vào túi người địa phương, họ thường xây khách sạn, khu nhà ở phục vụ “chuyên gia“... để tiền đó quay lại tay của chính người nước cho vay. Ở một số nước, người Nhật Bản phải sống ở khách sạn do người Nhật Bản kinh doanh
Như vậy mang tiếng lãi thấp, ân hạn.... thực tế họ đã chặt trên 50% vốn vay rồi.
6. Vấn đề đội vốn?
Ngoài những yếu tố kỹ thuật mà nước đi vay do non kém phải chịu, thì vẫn có những trường hợp tham nhũng móc ngoặc giữa cán bộ nước đi vay và nhà thầu. Cái này một số dự án ODA của Nhật tại Việt Nam đã dính. Dính bao nhiêu, và thất thoát bao nhiêu thì không biết, nhưng tất cả tiền tham nhũng dồn lên đầu người đóng thuế Việt Nam
7. Theo đánh giá, thì một công trình sử dụng vốn vay ODA, nếu tự bỏ vốn ra làm thì giá thấp hơn, có công trình chỉ cần 35% vốn ODA là xong
Thí dụ: năm 2017, một đại gia trong ngành đóng cọc, cừ Hải Phòng mang tên Cty Sơn Trường, tặng thành phố Hải Phòng cây cầu trị giá 80 tỷ qua sông Tam Bạc
Điều đáng nói là từ lúc thi công đến lúc hoàn thành chỉ mất ... 47 ngày.
Người ta dự đoán nếu đầu tư công, thì 47 ngày chưa đủ thời gian thành lập ban bệ và giá cả thành sẽ lên vài trăm tỷ
Cầu Tam Bạc, Hải Phòng
Hải Phòng xây dựng cầu vượt biển Tân Vũ-Lạch Huyện qua đảo Cát Hải bằng vốn ODA, Ông Sơn Trường nói, nếu để ông thi công thì chỉ mất 1/3 tiền vốn vay ODA
Cầu Tân Vũ - Lạch Huyện
Các cụ đừng quên câu "Miếng pho mát cho không, chỉ có trong bẫy chuột"
Hy vọng ODA ở nước ta không phải vậy