[Funland] Petrodollars

Quả Tạ

Xe hơi
Biển số
OF-314392
Ngày cấp bằng
3/4/14
Số km
135
Động cơ
292,735 Mã lực
Nơi ở
Vinh, Nghệ An
Cụ chém mà em nhớ vụ vỡ nợ sri lanka quá. Không hiểu sao mấy anh tàu nhanh lấy tin từ phương tây nhé ngay Vỡ nợ do "Chìm trong bẫy nợ" của Trung Quốc. Nhưng thực tế anh tàu cho vay có 10% trên tổng số nợ còn linh hoạt cho đáo hạn nữa chứ... =)) =)) =)) =))

.
View attachment 7877523
Những bài báo mà của các lều báo nhà ta dịch từ nguồn của truyền thông Phương Tây viết về các nước ngoài khối, nhất là viết về Trung Quốc, Nga,.. em đều nghi ngờ về luận điệu của họ. Hiện đang có chiến dịch truyền thông trên toàn thế giới nhằm hạ thấp vị thế, uy tín của các nước này.
Theo quan điểm của cá nhân em thì các bài viết như này đọc để biết vậy thôi, không đáng tin cậy.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,422
Động cơ
230,316 Mã lực
Tuổi
48
Tàu khựa vẫn chưa chịu buông tha khu vực EEZ của mình, vẫn phải vờn nhau với nó hàng ngày như thế thì tăng vay nợ nhiều từ bên đó là không có lợi
 

cenarius

Xe máy
Biển số
OF-446501
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
92
Động cơ
209,886 Mã lực
Tuổi
35
Suy nghĩ của riêng em
Tháng hai năm 2022, khi Nga tấn công Ukraina và phương Tây lập tức trả đũa, cấm vận. Một trong những thứ cấm vận, đó là không mua dầu mỏ của Nga. Em thấy không ổn rồi
Lúc đó em nghĩ: dầu mỏ đang là thức ăn hàng ngày của thế giới. Phương Tây không mua dầu của Nga để Nga không bán cho ai được, và không có tiền nữa? Vậy cái thuyết Petrodollars dựa trên nền tảng gì nhỉ?
Phương Tây không mua dầu mỏ của Nga. Đồng ý. Số dầu mỏ thiếu hụt, mua ở đâu. Trong khi nguồn cung của thế giới hàng ngày không thay đổi. Bóp chỗ này, thì phình chỗ kia. Mất nguồn cung của Nga, lo sợ, hioang mang khiến giá dầu tăng nhanh.
Những nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều như Trung Quốc và Ấn Độ sẽ bị thiệt hại lớn khi giá dầu tăng cao, liệu có bó tay đứng nhìn dầu Nga không bán được. Cái gì đến, phải đến. Trung Quốc và Ấn Độ lách cấm vận mua dầu Nga. Không cần phải bỏ Petrodollars mua dầu, hai nước này sẽ trả Nga bằng hàng hoá. Họ không thể gắn quyền lợi của dân tộc mình vào phương Tây được.
Quá mù ra mưa.
Các cụ đã nghe khối BRICS chưa? Khối này viết tắt của năm nước có nền kinh tế lớn, đó là BRAZIL, RUSSIA, INDIA, CHINA, SOUTH AFRICA
Khối này chiếm gần 30% tổng sản phẩm thế giới, trong khi G7 là 37%.
Từ lâu rồi, BRICS đã muốn có một đồng tiền riêng để khỏi phụ thuộc vào dollars của Mỹ. Nay thời cơ đến, có lẽ là họ sẽ chọn Nhân Dân Tệ (NDT) làm đồng tiền chung
Trong sự kiện Ukraina, Mỹ và phương Tây đã đẩy Nga gắn kết với Trung Quốc. Hiện nay hai nước đã có kế hoạch xây dựng một đường ống dẫn dầu trị giá 100 tỷ USD từ Nga sang Trung Quốc, Không phải một sớm một chiều đường ống này xong, nhưng chắc chắn rằng cả hai nước đã tìm được lối thoát.
Đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây xem ra phản tác dụng. Nó phản tác dụng vì Mỹ từng gắn đồng dollars với dầu thì Nga cũng sẵn sàng neo đồng NDT với dầu. Nền kinh tế Trung Quốc hiện sắp ngang ngửa với Hoa Kỳ và sẵn sàng thách thức Hoa Kỳ. Cấm vận và trả đũa Trung Quốc không hề dễ dàng, khi mà các nước phương Tây cũng đang cần hàng hoá và thị trường Trung Quốc
Em cũng xin nêu chút ykcn, mục đích của Nga và TQ chỉ là loại bỏ vị thế toàn cầu của đồng $ chứ ko phải là đưa đồng rupe hay đồng yuan lên thay thế vị trí của đồng $. Cả Putin và TCB đều muốn giảm sức ảnh hưởng của đồng $ trên thế giới ở mức cao nhất có thể. Và họ sử dụng nguyên tắc ngoại giao + thương mại song phương để vừa có thể quản lý được lượng tiền + hàng hóa lưu thông giữa 2 quốc gia, qua đó tạo tiền lệ để bắt đầu công cuộc phi $ hóa nền KT thế giới.
Vấn đề là em thấy Nga và TQ mỗi nước nắm giữ 1 lợi thế riêng cho việc này.
1 là Nga nắm giữ 1 phần khá lớn nguồn cung dầu mỏ, nhiên liệu, khí đốt, nvl cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, mà những mặt hàng này là bắt buộc để vận hành kinh tế, nên nếu chấp nhận thanh toán = rupe thì sẽ đơn giản, ít thủ tục, và ko bị theo dõi + kiểm soát như $. Trong khi đó, TQ lại nắm giữ 1 thị trường tiêu thụ lớn, và cũng là 1 thị trường sản xuất hàng hóa đa dạng + lớn.
Em chỉ đơn cử ví dụ, một số cụ rồ Mỹ thường có lý luận là vì đồng $ là đồng currency phổ biến nhất, và có ảnh hưởng nhất. Nên nếu bán hàng hóa/ NVL = đồng $ thì sẽ có thể dùng đồng $ đó như 1 loại ngoại tệ chính để đi mua những hàng hóa mình cần trên khắp thế giới. Thế nhưng câu chuyện với TQ ko giống như thế.
Nếu 1 ông trung đông bán dầu mỏ cho TQ lấy NDT, khi ông đó dùng NDT sang TQ mua các hàng hóa mình cần, thì gần như là ông ta có thể mua được bất cứ thứ gì ông ta cần ở ngay tại TQ chứ ko nhất thiết phải qua Nhật mua máy giặt, qua EU mua xe hơi, qua Hàn mua TV hay mỹ phẩm dưỡng da, hay cái gì đại lọai vậy. Tất cả chỉ liên quan đến thương mại song phương.

Vấn đề là các DN nước ngoài cũng nhìn thấy TQ cũng là 1 thị trường kiếm tiền lớn, nên khi họ nhảy vào đó bán hàng cho 1.5 tỷ dân, lợi nhuận họ thu về tuyệt đối ko nhỏ, và đồng yuan có giá trị với họ bởi vì họ dùng đồng Yuan mua hàng tại TQ hệt như ông trung đông em vừa ví dụ. Tất cả những gì mà các DN này cần là chấp nhận thanh toán = đồng Yuan.

Cuối cùng thì tuyệt học " ơ kìa ko có tiền thì in ra " của chủ tịt Fed cũng đến ngày bị lật sàn. =))
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,839
Động cơ
479,050 Mã lực
Em cũng xin nêu chút ykcn, mục đích của Nga và TQ chỉ là loại bỏ vị thế toàn cầu của đồng $ chứ ko phải là đưa đồng rupe hay đồng yuan lên thay thế vị trí của đồng $. Cả Putin và TCB đều muốn giảm sức ảnh hưởng của đồng $ trên thế giới ở mức cao nhất có thể. Và họ sử dụng nguyên tắc ngoại giao + thương mại song phương để vừa có thể quản lý được lượng tiền + hàng hóa lưu thông giữa 2 quốc gia, qua đó tạo tiền lệ để bắt đầu công cuộc phi $ hóa nền KT thế giới.
Vấn đề là em thấy Nga và TQ mỗi nước nắm giữ 1 lợi thế riêng cho việc này.
1 là Nga nắm giữ 1 phần khá lớn nguồn cung dầu mỏ, nhiên liệu, khí đốt, nvl cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, mà những mặt hàng này là bắt buộc để vận hành kinh tế, nên nếu chấp nhận thanh toán = rupe thì sẽ đơn giản, ít thủ tục, và ko bị theo dõi + kiểm soát như $. Trong khi đó, TQ lại nắm giữ 1 thị trường tiêu thụ lớn, và cũng là 1 thị trường sản xuất hàng hóa đa dạng + lớn.
Em chỉ đơn cử ví dụ, một số cụ rồ Mỹ thường có lý luận là vì đồng $ là đồng currency phổ biến nhất, và có ảnh hưởng nhất. Nên nếu bán hàng hóa/ NVL = đồng $ thì sẽ có thể dùng đồng $ đó như 1 loại ngoại tệ chính để đi mua những hàng hóa mình cần trên khắp thế giới. Thế nhưng câu chuyện với TQ ko giống như thế.
Nếu 1 ông trung đông bán dầu mỏ cho TQ lấy NDT, khi ông đó dùng NDT sang TQ mua các hàng hóa mình cần, thì gần như là ông ta có thể mua được bất cứ thứ gì ông ta cần ở ngay tại TQ chứ ko nhất thiết phải qua Nhật mua máy giặt, qua EU mua xe hơi, qua Hàn mua TV hay mỹ phẩm dưỡng da, hay cái gì đại lọai vậy. Tất cả chỉ liên quan đến thương mại song phương.

Vấn đề là các DN nước ngoài cũng nhìn thấy TQ cũng là 1 thị trường kiếm tiền lớn, nên khi họ nhảy vào đó bán hàng cho 1.5 tỷ dân, lợi nhuận họ thu về tuyệt đối ko nhỏ, và đồng yuan có giá trị với họ bởi vì họ dùng đồng Yuan mua hàng tại TQ hệt như ông trung đông em vừa ví dụ. Tất cả những gì mà các DN này cần là chấp nhận thanh toán = đồng Yuan.

Cuối cùng thì tuyệt học " ơ kìa ko có tiền thì in ra " của chủ tịt Fed cũng đến ngày bị lật sàn. =))
Thấy Mỹ tố cáo TQ cố tình hạ giá đồng NDT để có lợi thế khi XK, ngay như VN ta buốn bán với TQ nhiều như vậy nhưng dân Viet đâu có sài NDT mà vẫn thích găm $, Eur, e nghĩ 1 phần là do NDT ko dc định giá theo thị trường cc ạ
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,375
Động cơ
297,119 Mã lực
Tuổi
39
Thấy Mỹ tố cáo TQ cố tình hạ giá đồng NDT để có lợi thế khi XK, ngay như VN ta buốn bán với TQ nhiều như vậy nhưng dân Viet đâu có sài NDT mà vẫn thích găm $, Eur, e nghĩ 1 phần là do NDT ko dc định giá theo thị trường cc ạ
Ngay cả Nga và TQ thương mại song phương trước cấm vận vẫn sử dụng số 1 là EUR, số 2 là USD, số 3 mới đến nội tệ. Sử dụng nội tệ có cái tệ nạn là bị phụ thuộc vào đối tác nếu thương mại không đều.
Ví dụ nắm giữ NDT thì muốn giao dịch số lượng lớn thì buộc bị nằm trong tay của TQ vì chỉ có họ mới nhận NDT số lượng lớn. Chính sách tiền tệ của TQ cũng thuộc dạng không dự đoán được (black box), ngược với FED giới đầu tư có thể dự đoán được trước 6 tháng hoặc 1 năm.
Vì vậy để thay thế USD thì chỉ có EUR là có hy vọng, và không chỉ hy vọng mà hiện thực EUR đã sánh ngang USD ở rất nhiều nơi. Dưới nữa thì có yên Nhật. Đồng NDT chủ yếu tăng cường vai trò trong thương mại song phương với TQ. Chỉ là tăng cường vai trò chứ chưa thể thay thế USD/EUR.
Ngay như VN và TQ rất tin tưởng nhau về thương mại, con số cũng rất lớn nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó là dùng nội tệ mặc dù không bị ai cấm.

Những nước như Ả rập Xê út trước đây họ chấp nhận nhiều đồng tiền trong thương mại chứ không phải USD độc quyền thanh toán. Họ đã dùng cả đồng EUR, yên Nhật, bảng Anh, won Hàn Quốc...với một tỷ lệ nhỏ. Việc thêm đồng NDT là tự nhiên và cần thiết khi TQ đang nổi lên là đối tác thương mại top đầu của nước này, riêng dầu thì TQ đã nhập tới 26% gần bằng Hàn Nhật cộng lại.
Chúng ta có thể kỳ vọng Ả rập sẽ chấp nhận thanh toán một phần bằng NDT, một tỷ lệ vừa đủ để trả cho hàng hóa nhập khẩu từ TQ. Các bước đi sẽ chầm chậm thăm dò. Hiện tại chưa có quyết định chính thức mà mới ở giai đoạn thảo luận. Thường những việc như thế này sẽ mất vài năm. Như VN và TQ mất hàng chục năm mà vẫn còn một số vướng mắc nên mới đang áp dụng cho một tỷ lệ nhỏ.

Như vậy việc kỳ vọng tiền NDT sẽ thay thế USD/EUR trong thương mại toàn cầu nói chung và trong giao dịch dầu mỏ nói riêng trong một tương lai nhìn thấy là quá lạc quan. Nhất là trong bối cảnh TQ đã chấm dứt thời kỳ tăng tưởng nhanh trên 8%, đánh mất triển vọng vượt Mỹ về GDP.
 

cenarius

Xe máy
Biển số
OF-446501
Ngày cấp bằng
19/8/16
Số km
92
Động cơ
209,886 Mã lực
Tuổi
35
Ở đây em đánh giá vấn đề dựa vào việc, cái ngoại tệ thu được từ việc bán hàng có thể sử dụng vào mục đích gì, mua hàng ở đâu.
Thấy Mỹ tố cáo TQ cố tình hạ giá đồng NDT để có lợi thế khi XK, ngay như VN ta buốn bán với TQ nhiều như vậy nhưng dân Viet đâu có sài NDT mà vẫn thích găm $, Eur, e nghĩ 1 phần là do NDT ko dc định giá theo thị trường cc ạ
Ban đầu em cũng nghĩ như cụ, nhưng thực ra là giá trị thương mại song phương nó được ước tính = $ ( total ) chứ ko phải là lượng tiền giao dịch trong đó hoàn toàn là ck hoàn toàn =$. Chi tiết như nào thì em ko rõ.
Thực tế bản thân đồng rupe hay đồng euro và đồng yuan đều ko có khả năng thay thế vị trí của đồng $, nhưng việc tăng cường gd thương mại = chính những đồng tiền đó sẽ làm vị thế của đồng $ suy yếu dần, nhưng đến 1 chừng mực nào đấy nó sẽ vẫn là 1 đồng tiền thanh toán quốc tế.
Có thể tạm coi cái này là 1 kèo trật tự tiền tệ đa cực.
 

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,839
Động cơ
479,050 Mã lực
Ở đây em đánh giá vấn đề dựa vào việc, cái ngoại tệ thu được từ việc bán hàng có thể sử dụng vào mục đích gì, mua hàng ở đâu.

Ban đầu em cũng nghĩ như cụ, nhưng thực ra là giá trị thương mại song phương nó được ước tính = $ ( total ) chứ ko phải là lượng tiền giao dịch trong đó hoàn toàn là ck hoàn toàn =$. Chi tiết như nào thì em ko rõ.
Thực tế bản thân đồng rupe hay đồng euro và đồng yuan đều ko có khả năng thay thế vị trí của đồng $, nhưng việc tăng cường gd thương mại = chính những đồng tiền đó sẽ làm vị thế của đồng $ suy yếu dần, nhưng đến 1 chừng mực nào đấy nó sẽ vẫn là 1 đồng tiền thanh toán quốc tế.
Có thể tạm coi cái này là 1 kèo trật tự tiền tệ đa cực.
E thì nghĩ đơn giản thì mỗi nc có 1 đồng tiền riêng, khi buôn bán qte thì cần 1 đồng tiền chung, ví dụ nước A bán gạo cho nước B, lấy tiền đó mua Mẹc ở nước C.

Cái rổ tiền tệ quốc tế, thì cũng chỉ có tối đa 3 4 loại tiền tệ, muốn tiền của nước mình đc dùng cho TT quốc tế thì phải có đc niềm tin của các tổ chức, và doanh nghiệp. ko phải muốn là dc
 

giaconngu

Xe tăng
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
1,744
Động cơ
356,187 Mã lực
Tuổi
124
Ngay cả Nga và TQ thương mại song phương trước cấm vận vẫn sử dụng số 1 là EUR, số 2 là USD, số 3 mới đến nội tệ. Sử dụng nội tệ có cái tệ nạn là bị phụ thuộc vào đối tác nếu thương mại không đều.
Ví dụ nắm giữ NDT thì muốn giao dịch số lượng lớn thì buộc bị nằm trong tay của TQ vì chỉ có họ mới nhận NDT số lượng lớn. Chính sách tiền tệ của TQ cũng thuộc dạng không dự đoán được (black box), ngược với FED giới đầu tư có thể dự đoán được trước 6 tháng hoặc 1 năm.
Vì vậy để thay thế USD thì chỉ có EUR là có hy vọng, và không chỉ hy vọng mà hiện thực EUR đã sánh ngang USD ở rất nhiều nơi. Dưới nữa thì có yên Nhật. Đồng NDT chủ yếu tăng cường vai trò trong thương mại song phương với TQ. Chỉ là tăng cường vai trò chứ chưa thể thay thế USD/EUR.
Ngay như VN và TQ rất tin tưởng nhau về thương mại, con số cũng rất lớn nhưng chỉ một phần nhỏ trong số đó là dùng nội tệ mặc dù không bị ai cấm.

Những nước như Ả rập Xê út trước đây họ chấp nhận nhiều đồng tiền trong thương mại chứ không phải USD độc quyền thanh toán. Họ đã dùng cả đồng EUR, yên Nhật, bảng Anh, won Hàn Quốc...với một tỷ lệ nhỏ. Việc thêm đồng NDT là tự nhiên và cần thiết khi TQ đang nổi lên là đối tác thương mại top đầu của nước này, riêng dầu thì TQ đã nhập tới 26% gần bằng Hàn Nhật cộng lại.
Chúng ta có thể kỳ vọng Ả rập sẽ chấp nhận thanh toán một phần bằng NDT, một tỷ lệ vừa đủ để trả cho hàng hóa nhập khẩu từ TQ. Các bước đi sẽ chầm chậm thăm dò. Hiện tại chưa có quyết định chính thức mà mới ở giai đoạn thảo luận. Thường những việc như thế này sẽ mất vài năm. Như VN và TQ mất hàng chục năm mà vẫn còn một số vướng mắc nên mới đang áp dụng cho một tỷ lệ nhỏ.

Như vậy việc kỳ vọng tiền NDT sẽ thay thế USD/EUR trong thương mại toàn cầu nói chung và trong giao dịch dầu mỏ nói riêng trong một tương lai nhìn thấy là quá lạc quan. Nhất là trong bối cảnh TQ đã chấm dứt thời kỳ tăng tưởng nhanh trên 8%, đánh mất triển vọng vượt Mỹ về GDP.
Suy nghĩ của cụ mắc rất nhiều sai lầm trong luận cứ. Đồng USD có từ năm 1792 và ban đầu nó neo theo đồng dollar bạc Tây Ban Nha (đồng tiền này ngay tại Mỹ vẫn là đồng tiền pháp định cho tới tận năm 1857). USD chỉ trở thành loại tiền tệ dự trữ quốc tế quan trọng sau Thế chiến 1 và trở thành loại tiền tệ dự trữ chính (chiếm vị trí của GBP) nhờ hệ thống Bretton Woods năm 1944, trong đó USD neo theo vàng. Có được điều này là nhờ Mỹ có nền kinh tế lớn nhất thế giới (~50% GDP toàn thế giới) cũng như nắm giữ phần lớn (trên 2/3) lượng vàng toàn thế giới khi đó. Hiện nay thì dù nền kinh tế Mỹ vẫn lớn nhất nhưng không phải ở vị thế như vào năm 1944. Do đó, việc một nền kinh tế lớn khác, dù quy mô hiện tại vẫn nhỏ hơn nền kinh tế Mỹ, nổi lên và việc xem xét lại vai trò của USD là điều tất yếu.
 

hoang26

Xe tăng
Biển số
OF-460153
Ngày cấp bằng
9/10/16
Số km
1,025
Động cơ
218,003 Mã lực
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố đóng cửa sổ vàng. Theo đó, đồng đô la Mỹ chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Đó là một một nước cờ chơi xấu song là bước đi đúng đắn và khôn ngoan với nước Mỹ. Vậy thì nếu không có giá trị bảo chứng, Mỹ sẽ làm cách nào để giữ giá trị đồng Dollar của mình ? Câu trả lời, đó là dầu mỏ. Khác với vàng, Dầu Mỏ là 1 tài nguyên có tính ứng dụng cực cao trong sản xuất và đời sống, giá trị của nó rất thiết thực với toàn nhân loại, và bất cứ quốc gia nào cũng cần phải có dầu mỏ. Mỹ nhắm Dầu Mỏ để biến nguồn tài nguyên này trở thành thứ giữ giá trị đồng Dollar với 1 kế hoạch đó là bắt tất cả các quốc gia khác nếu muốn mua bán dầu, giao dịch dầu đều phải sử dụng dùng đồng Dollar Mỹ.
Đây có thể không phải là một nước cờ tình thế kiểu bất ngờ, mà có thể là nước cờ được tính toán từ trước.
Về việc Mỹ đơn phương và đột ngột chấm dứt tuân thủ hệ thống Bretton Woods năm 1971, bỏ mặc những nước khác "dãy dụa" với mớ đôla bị mất giá thảm hại, có chi tiết này mà báo chí phương tây né tránh không khai thác, chi tiết này cho thấy đạo đức hoặc năng lực điều hành kinh tế của Mỹ, hoặc cả hai có vấn đề:
- Hệ thống Bretton Woods thoả thuận cố định 35$ đổi được 1 ouce vàng và cho phép đổi từ đôla sang vàng. Lúc này Mỹ sở hữu hơn 60% cung vàng của thế giới, tức là khoảng 20.000 tấn (705.479.239 ounce vàng) => tối đa Mỹ in được khoảng 705.479.239x35 = 24,7 tỉ USD.
- Nhưng đến đầu năm 1971, lượng cung tiền M2 của Mỹ đã là hơn 600 tỉ USD, tức là gấp khoảng 25 lần giá trị vàng mà Mỹ sở hữu!!!!
Screen Shot 2023-06-03 at 21.23.27.png

- Mỹ hoàn toàn biết được trong ngân khố của mình có bao nhiêu vàng, Mỹ cũng hoàn toàn biết được có bao nhiêu USD đã được in ra, vậy tại sao khi thấy khả năng số vàng hiện có không thể bảo chứng được cho số đôla in ra thì Mỹ không họp hành, bàn bạc cách tháo gỡ vấn đề với các nước khác, mà lại chọn cách "mặc kệ" im lặng và tiếp tục in USD ra gấp tận 25 lần giá trị số vàng mà Mỹ có. Rồi chỉ đến khi tiền USD nhiều quá, các nước khác ngửi thấy mùi không ổn đòi đổi USD lấy vàng thì Mỹ lại đột ngột đơn phương chấm dứt thoả thuận, đẩy phần thiệt hại cho các nước khác???!!

Nghiên cứu những cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ, gần nhất là 2 cuộc khủng hoảng nhà đất 2008 và vụ bê bối Enron 2001 tôi cảm thấy đạo đức tài chính và năng lực tài chính của Mỹ có vẻ kém hơn bọn lục địa già.
 

Chumchum

Xe máy
Biển số
OF-425870
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
68
Động cơ
217,262 Mã lực
Em đọc ở các trang khác mà, giọng văn phải chấp nhận "trọn gói ODA" của họ, cụ ạ.
Em sống Nga thời kỳ 1990-2002 nên em cũng biết mặt trái, mặt phải của ODA như thế nào
Em từng làm cho công ty Nhật, cấp hàng cho dự án ODA vốn Nhật, sếp em nói nhẹ nhàng cứ x3 giá thị trường cho các dự án ODA vốn Nhật :)
 

asset19

Xe buýt
Biển số
OF-739258
Ngày cấp bằng
13/8/20
Số km
507
Động cơ
69,351 Mã lực
E thì nghĩ đơn giản thì mỗi nc có 1 đồng tiền riêng, khi buôn bán qte thì cần 1 đồng tiền chung, ví dụ nước A bán gạo cho nước B, lấy tiền đó mua Mẹc ở nước C.

Cái rổ tiền tệ quốc tế, thì cũng chỉ có tối đa 3 4 loại tiền tệ, muốn tiền của nước mình đc dùng cho TT quốc tế thì phải có đc niềm tin của các tổ chức, và doanh nghiệp. ko phải muốn là dc
Khối Bờ rích mà chung tay làm 1 đồng tiền chung thì hay.
Giao dịch trong nước thì đồng tiền riêng.
Giao dịch ngoài nước thì dùng đồng Bờ rích, thay vì đồng $.

Chứ dùng 1 đồng tiền của 1 nước mạnh trong nhóm như NDT hay rúp thì các nước khác trong nhóm không chịu.
Vấn đề lớn nhất hiện nay là cơ chế phát hành đồng Bờ rích.
Vì nhóm ko có anh cả cầm trịch kiểu như Mẽo của khối Mĩ - Tây Âu, nói gì các thành viên khác đều nghe.
Nhóm BRICS thì thiếu người cầm trịch đủ tầm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream Thai

Xe điện
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
3,839
Động cơ
479,050 Mã lực
Khối Bờ rích mà chung tay làm 1 đồng tiền chung thì hay.
Giao dịch trong nước thì đồng tiền riêng.
Giao dịch ngoài nước thì dùng đồng Bờ rích, thay vì đồng $.

Chứ dùng 1 đồng tiền của 1 nước mạnh trong nhóm làm như NDT hay rúp thì các nước khác trong nhóm không chịu.
Vấn đề lớn nhất hiện nay là cơ chế phát hành đồng Bờ rích.
Vì nhóm ko có anh cả cầm trịch kiểu như Mẽo của khối Mĩ - Tây Âu, nói gì các thành viên khác đều nghe.
Nhóm BRICS thì thiếu người cầm trịch đủ tầm.
Vâng cụ, nên có 1 đồng tiền chung để ko bị lệ thuộc, cái dở là cha chung ko ai khóc.

Lan man sang ngôn ngữ, xưa cũng có ý tưởng làm 1 NN chung, thấy ptich ra 1 loạt các ưu điểm, sau rồi cái NN chung cũng chết yểu
 

vndem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834771
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
100
Động cơ
1,560 Mã lực
Tuổi
38
Đây có thể không phải là một nước cờ tình thế kiểu bất ngờ, mà có thể là nước cờ được tính toán từ trước.
Về việc Mỹ đơn phương và đột ngột chấm dứt tuân thủ hệ thống Bretton Woods năm 1971, bỏ mặc những nước khác "dãy dụa" với mớ đôla bị mất giá thảm hại, có chi tiết này mà báo chí phương tây né tránh không khai thác, chi tiết này cho thấy đạo đức hoặc năng lực điều hành kinh tế của Mỹ, hoặc cả hai có vấn đề:
- Hệ thống Bretton Woods thoả thuận cố định 35$ đổi được 1 ouce vàng và cho phép đổi từ đôla sang vàng. Lúc này Mỹ sở hữu hơn 60% cung vàng của thế giới, tức là khoảng 20.000 tấn (705.479.239 ounce vàng) => tối đa Mỹ in được khoảng 705.479.239x35 = 24,7 tỉ USD.
- Nhưng đến đầu năm 1971, lượng cung tiền M2 của Mỹ đã là hơn 600 tỉ USD, tức là gấp khoảng 25 lần giá trị vàng mà Mỹ sở hữu!!!!
View attachment 7880462
- Mỹ hoàn toàn biết được trong ngân khố của mình có bao nhiêu vàng, Mỹ cũng hoàn toàn biết được có bao nhiêu USD đã được in ra, vậy tại sao khi thấy khả năng số vàng hiện có không thể bảo chứng được cho số đôla in ra thì Mỹ không họp hành, bàn bạc cách tháo gỡ vấn đề với các nước khác, mà lại chọn cách "mặc kệ" im lặng và tiếp tục in USD ra gấp tận 25 lần giá trị số vàng mà Mỹ có. Rồi chỉ đến khi tiền USD nhiều quá, các nước khác ngửi thấy mùi không ổn đòi đổi USD lấy vàng thì Mỹ lại đột ngột đơn phương chấm dứt thoả thuận, đẩy phần thiệt hại cho các nước khác???!!

Nghiên cứu những cuộc khủng hoảng kinh tế từ Mỹ, gần nhất là 2 cuộc khủng hoảng nhà đất 2008 và vụ bê bối Enron 2001 tôi cảm thấy đạo đức tài chính và năng lực tài chính của Mỹ có vẻ kém hơn bọn lục địa già.
Chính xác kết luận cuối cùng của anh
Bọn Thụy Sĩ, Luxembourg, anh, về chuẩn mực tài chính hơn hẳn mỹ
 
Biển số
OF-738580
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,134
Động cơ
75,004 Mã lực
Tuổi
37
Cái cụ Ngao viết không mới và là thực tế xảy ra cho đến ngày nay. Nó chẳng qua chỉ là những nguời chưa được tổng hợp hoặc qua cụ Ngao nói thì cho rằng nó là thông tin phù hợp. Trộm vía giọng đọc của cụ Ngao cũng dễ hiểu. Em thì thấy mấy cái này về bản chất này. Mà nếu đồng đô la hay đồng nhân dân tệ hay bất kỳ một đồng tiền nào lên làm bá chủ (như cách nói của cccm) đều giống nhau.
1. Về tên gọi, chúng đều là Fiat currency, fiat currency bản chất là tiền do chính quyền hoặc Fed phát hành(phát hành nói cho oai chứ bản chất là in ra). Tất nhiên khi cái gì do ta tự in được thì chỉ cần giấy và đồng thuận là in thôi. Nên bản chất của tiền này là chẳng dựa trên điều gì ngoài lòng tin. Lòng tin rằng chính phủ của một nước nào đó sẽ trả lại một dịch vụ hay hàng hóa nào đó bằng với giá trị in trên tờ giấy bạn cầm.
Chính vì vậy, tiền này giới cầm quyền rất thích, vì họ có thể tìm cách để lúc nào cũng in thêm được. Họ đặt ra các quy định nhưng chủ yếu là tấu hài. Đối với người lao động thì khác chút. Tiền này chẳng có gì xấu ngoài lạm phát. Đồng đô hay đồng yên hay NDT hay Euro, thì đều chung một kết cục là do chính quyền tiêu nhiều hơn kiếm được nên luôn luôn được in vô độ, hoặc nhiều khi giới cầm máy in múôn dân lao động làm vịệc hăng say hơn thì in nhanh hơn (do một lý do nào đó như covid, chiến tranh...). In nhanh và nhiều hơn thì lạm phát nhanh hơn và đương nhiên là dân phải cầy mạnh hơn.
2. Cuộc chơi địa chính trị cũng giống cuộc đời, bạn muốn độc lập, muốn mạnh mẽ không phải là do ngưòi ta cho bạn, mà bạn phải mạnh để nếu ngưòi ta bem bạn, cái giá phải trả là bao nhiêu. Ví như nếu bạn có vũ khi hạt nhân, chắc ít người dám bem bạn vì cái giá phải trả có thể là sự tồn vong. Các nuớc lớn múôn duy trì ảnh huởng phải luôn củng cố sức mạnh và răn đe. Đó là học thuyết rồi, nên nếu Mỹ hay TQ hay kể cả VN mà làm bá chủ thì cũng đi bem loạn lên thôi.
Gõ bằng đt nên chỉ ngắn thế thôi. Tựu chung từ bản chất nêu trên, hiện nay thế giới cần một đồng tiền thứ nhất có đầy đủ các tính chất của tiền. Thứ hai nó có thể phục vụ thanh toán phi biên giới và thứ 3 quan trọng nhất là không do một chính quyền nào phát hành. Khi đó thế giới sẽ không còn chiến tranh (hoặc ít hơn). Đó là khi mình nói Bitcoin là cách mạng và sẽ không còn chiến tranh thì không ai hiểu.
 

cod

Xe buýt
Biển số
OF-793981
Ngày cấp bằng
18/10/21
Số km
863
Động cơ
56,314 Mã lực
Tuổi
44
Mọi người hay có xu hướng thấy cái xấu của hiện tại, nên rất dễ dãi với cái mới, với giải pháp thay thế cho cái cũ, nhưng lại ko đủ khả năng để biết cái mới có phù hợp ko

Ví dụ: Quan điểm thế giới đa cực sẽ tốt hơn, công bằng hơn, cái này chỉ đúng với nước lớn, nước dc lợi, nước trở thành 1 cực mới, chứ với nc nhỏ thì chưa biết ntn, giờ thay thế $ bằng NDT, Eur liệu có tốt hơn ko, thay thế petro$ bằng petrorub, petroNDT thì sẽ cần tdoi những gì thì cc cũng ko đủ trình để nói, để phân tích :)
Thì cũng như Mỹ hô hào dân chủ, đa nguyên rồi ném bom tiêu diệt độc tài ở Iraq, Syria, Libya ... Độc tài xấu thì ko rõ nhưng mấy nước này từ hồi dân chủ, văn minh thì lại nát bét. Đúng ko cụ 🙂
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,710
Động cơ
1,118,944 Mã lực
Em từng làm cho công ty Nhật, cấp hàng cho dự án ODA vốn Nhật, sếp em nói nhẹ nhàng cứ x3 giá thị trường cho các dự án ODA vốn Nhật :)
Thì em đã nói rồi mà, cầu Tân Vũ Lạch Huyện nếu để Việt Nam làm thì chỉ hết 1/3 tiền
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,587
Động cơ
217,651 Mã lực
Thế cụ nào nói về giỏ tiền tệ imf này đc ko. Nó có ý nghĩa trong giao dịch quốc tế không hay chỉ chuyên cho dự trữ
Dự trữ nó liên quan đến giao dịch. Ví dụ dự trữ thương mại là khoảng tối thiểu 3 tháng giá trị nhập khẩu. Ngoài ra các nước còn dự trữ để làm việc khác, chẳng hạn mua vũ khí khi cần.

Nếu nước nào có quyền rút vốn nhân dân tệ ở IMF sẽ khuyến khích giao dịch bằng nhân dân tệ nhiều hơn.
 

theanh90

Xì hơi lốp
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,803
Động cơ
460,643 Mã lực
Dự trữ nó liên quan đến giao dịch. Ví dụ dự trữ thương mại là khoảng tối thiểu 3 tháng giá trị nhập khẩu. Ngoài ra các nước còn dự trữ để làm việc khác, chẳng hạn mua vũ khí khi cần.

Nếu nước nào có quyền rút vốn nhân dân tệ ở IMF sẽ khuyến khích giao dịch bằng nhân dân tệ nhiều hơn.
Dự trữ liên quan đến trả nợ, thương mại xnk, tỷ giá… cái cơ chế của giỏ tiền tệ qt nếu trở thành 1 loại tiền quốc tế an toàn hơn là việc giao dịch bằng tiền tệ của 1 quốc gia. Cái em tò mò là ở chỗ cơ chế của bọn này thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top