Về định chế Bretton Woods và Petrodollar, tôi có vài lạm bàn:
1. Cả định chế Bretton Woods và Petrodollar đều dựa trên sự công nhận vị thế thống trị của Mỹ. Sự công nhận này có nhiều lý do, cả kinh tế, tài chính, quân sự và địa chính trị.
- Kinh tế: Từ sau WW1 cho đến tận hiện tại, Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới. Thậm chí vào giữa TK 20, Mỹ còn chiếm đến 50% nền sản xuất toàn cầu.
- Tài chính: Trao đổi thương mại thế giới ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về một đồng tiền chung trong ngoại thương. Xét về mọi mặt thì đồng dollar là thích hợp nhất, nhất là khi Mỹ lại chủ động đồng ý và tạo ra những cơ chế để các nước khác sử dụng dollar thuận tiện trong ngoại thương.
- Quân sự: Sau WW2, Mỹ trở thành nước có sức mạnh quân sự số 1 toàn cầu, là đảm bảo cho việc chọn và sử dụng đồng tiền Mỹ.
- Địa chính trị: Vị trí địa lý đặc biệt (cộng thêm sức mạnh quân sự) khiến Mỹ rất khó thành mục tiêu tiến công hoặc chiến trường. Cộng thêm sự ổn định từ lúc lập quốc của hệ thống chính trị, đã khiến Mỹ trở thành "nơi trú ẩn của lòng tin". Ví dụ, để tránh chiến tranh, các nước đã đem vàng sang Mỹ gửi khiến vào năm 1944, Mỹ là nơi cất trữ hầu hết vàng tài chính của thế giới. Đó là 1 trong những lý do khiến các nước chấp nhận neo đồng dollar vào vàng, rồi lại neo đồng tiền của mình vào đồng dollar.
- Hội nghị Bretton Woods họp năm 1944, khi cả thế giới đang tan hoang và kiệt sức vì WW2, trừ Mỹ. Trong tình hình đó, tất cả các nước đều dễ dàng nhượng bộ với hy vọng Mỹ sẽ làm trụ cột, dẫn dắt thế giới hồi sinh từ chiến tranh. (Và khoảng 20 năm sau WW2, thực sự Mỹ đã hoàn thành rất tốt vai trò trụ cột kinh tế thế giới).