[TT Hữu ích] Petrodollars

wild nature

Xe điện
Biển số
OF-448583
Ngày cấp bằng
26/8/16
Số km
2,622
Động cơ
228,842 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mối quan hệ giữa FED và CP Mỹ là một chủ đề cực hay dành cho thuyết âm mưu. Em đã thử nghiên cứu về FED và sự độc lập giữa FED và CP Mỹ. Nhưng nói thật là em chẳng hiểu làm sao mà cơ chế này vẫn tồn tại và duy trì được? Ai mới là lãnh đạo thật sự của nước Mỹ đây? Chính phủ, FED, hay là những nhà tỷ phú dấu mặt?
Thấy bảo Cabal
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,397
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Đây là topic mà em là tay mơ, gần như không có hiểu biết và kiến thức
Chỉ biết rằng tháng 8/1971 thấy thế giới chao đảo sau khi Hoa Kỳ bỏ chế độ "bản vị vàng"
Sau 50 chục năm, em dần dần hiểu
Bài dưới đây là em cóp nhặt từ nhiều nguồn,để các cụ có chuyên môn giải thích, tranh luận để mọi người cùng hiểu thêm
Kính
_______________________________
Từ Bretton Woods
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đã cố gắng phục hồi lại hệ thống bản vị vàng nhưng nó đã sụp đổ hoàn toàn trong cuộc Đại khủng hoảng của những năm 1930. Trong hoàn cảnh đó, 730 đại biểu đến từ 44 quốc gia đã gặp nhau tại Bretton Woods, New Hampshire, năm 1944 để để xây dựng hệ thống tài chính thế giới sau chiến tranh, tránh nguy cơ tái diễn khủng hoảng kinh tế. Tại đây, các nước đã thống nhất thành lập ra một hệ thống tài chính được gọi là Bretton Woods - bao gồm Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và chế độ tỷ giá hối đoái cố định được xây dựng quanh đồng dollars Mỹ gắn với vàng.
Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 dollars Mỹ.
Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.
Do tại thời điểm đó Hoa Kỳ chiếm hơn một nửa tiềm năng sản xuất của thế giới và giữ gần như toàn bộ lượng vàng của thế giới nên các nhà lãnh đạo quyết định gắn các đồng tiền thế giới với đồng dollars, đồng tiền mà tiếp sau đó được họ đồng ý đổi ra vàng ở mức 35 USD một ounce.
Dưới hệ thống Bretton Woods, các ngân hàng trung ương của các nước trừ Hoa Kỳ phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định giữa các đồng tiền của họ với đồng dollars. Họ làm điều này bằng việc can thiệp vào các thị trường ngoại hối. Nếu đồng tiền của một nước quá cao so với đồng dollars thì ngân hàng trung ương của nước đó cần phải bán tiền của mình để đổi lấy dollars, đẩy giá trị của đồng tiền đó xuống. Ngược lại, nếu giá trị đồng tiền của một nước quá thấp thì nước đó cần phải mua vào tiền của chính mình, do vậy sẽ đẩy giá của đồng tiền đó lên.
Tất cả nằm trong tay nhà tạo lập. Ko thể nói là toàn bộ nhưng những vấn đề lớn, những lợi ích cốt lõi thuộc về nhà tạo lập cả.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,168
Động cơ
-154,679 Mã lực
Tuổi
36
Cụ có thể nói rõ hơn cái bẫy nợ ODA nó là thế nào không ạ? Em nghe nhắc đến nhiều nhưng khi em hỏi thì tất cả các cụ nhắc đến nó đều im thít luôn. Không biết cụ có giải thích được không. Còn vay tiền không trả được bị chủ nợ nó siết nợ thì em thấy là chuyện hiển nhiên. Như sắp tới khi xung đột kết thúc, toàn bộ tài nguyên, khoáng sản, rừng, đất nông nghiệp của U sẽ là của Mỹ hết, người U sẽ trắng tay, không có tiền trả thì bị siết nợ, thế thôi.
Vay ODA thực chất là là 1 kiểu bốc bát họ cụ à. Cụ cứ nghĩ vậy cho đơn giản.
Nếu ODA mà ngon thì các nước DNA trừ Việt Nam đã không quay lưng với ODA Nhật ( Nước hay cho vay ODA nhất thế giới)
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,605
Động cơ
463,125 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
trong chính trị k có mối quan hệ nào là vĩnh cửu , chỉ có lợi ích dân tộc mới là trên hết
Theo những gì cụ Ngao kể thì FED thực sự là 1 thế lực kinh khủng , vậy ai hay thế lực nào đúng sau FED ???
Ngân hàng + trùm vũ khí đứng sau.
2 thằng này nắm tay nhau thì thằng nào đối lại chứ.
 

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,397
Động cơ
36,914 Mã lực
Tuổi
34
Cụ Ngao5 ơi nếu được cụ kết hợp luôn vai trò của các thượng nghị nghĩ, hạ nghị sỹ Mỹ đối với chế độ kim tiền, thao túng thị trường hàng hoá và tài chính ở thớt này thì tuyệt quá.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,827
Động cơ
410,702 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Về định chế Bretton Woods và Petrodollar, tôi có vài lạm bàn:

1. Cả định chế Bretton Woods và Petrodollar đều dựa trên sự công nhận vị thế thống trị của Mỹ. Sự công nhận này có nhiều lý do, cả kinh tế, tài chính, quân sự và địa chính trị.

- Kinh tế: Từ sau WW1 cho đến tận hiện tại, Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới. Thậm chí vào giữa TK 20, Mỹ còn chiếm đến 50% nền sản xuất toàn cầu.

- Tài chính: Trao đổi thương mại thế giới ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về một đồng tiền chung trong ngoại thương. Xét về mọi mặt thì đồng dollar là thích hợp nhất, nhất là khi Mỹ lại chủ động đồng ý và tạo ra những cơ chế để các nước khác sử dụng dollar thuận tiện trong ngoại thương.

- Quân sự: Sau WW2, Mỹ trở thành nước có sức mạnh quân sự số 1 toàn cầu, là đảm bảo cho việc chọn và sử dụng đồng tiền Mỹ.

- Địa chính trị: Vị trí địa lý đặc biệt (cộng thêm sức mạnh quân sự) khiến Mỹ rất khó thành mục tiêu tiến công hoặc chiến trường. Cộng thêm sự ổn định từ lúc lập quốc của hệ thống chính trị, đã khiến Mỹ trở thành "nơi trú ẩn của lòng tin". Ví dụ, để tránh chiến tranh, các nước đã đem vàng sang Mỹ gửi khiến vào năm 1944, Mỹ là nơi cất trữ hầu hết vàng tài chính của thế giới. Đó là 1 trong những lý do khiến các nước chấp nhận neo đồng dollar vào vàng, rồi lại neo đồng tiền của mình vào đồng dollar.

- Hội nghị Bretton Woods họp năm 1944, khi cả thế giới đang tan hoang và kiệt sức vì WW2, trừ Mỹ. Trong tình hình đó, tất cả các nước đều dễ dàng nhượng bộ với hy vọng Mỹ sẽ làm trụ cột, dẫn dắt thế giới hồi sinh từ chiến tranh. (Và khoảng 20 năm sau WW2, thực sự Mỹ đã hoàn thành rất tốt vai trò trụ cột kinh tế thế giới).
 

căngthẳng

Xe điện
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,420
Động cơ
354,192 Mã lực
Thế nhưng Mỹ thì làm gì có dầu mỏ. Họ phải làm cách nào đây?
Giới tinh hoa Mỹ đã nhìn thấu điều này. Họ đã nhắm tới Arabia Saudi, quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn bậc nhất thế giới, Vậy là thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời.
Theo đó: Mỹ sẽ bảo kê cho Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Arabia, và có lẽ quan trọng nhất là bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Arabia khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản. Nhà nước Arabia phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng đô la Mỹ. Sau Arabia Saudi, lần lượt là toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Và cho tới năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy cam kết của Mỹ.
gops ý chút đoạn “Mỹ ko có dầu mỏ’. Chính xác là nó ko muốn khai thác…
 

vndem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834771
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
100
Động cơ
1,560 Mã lực
Tuổi
38
Iraq nhiều dầu mỏ thế, nhưng khi dám chống lại Mỹ, vậy là Iraq đã gần suy kiệt sau thất bại trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần 1 (bị tới 34 nước do Mỹ đứng đầu đánh cho “tơi tả”) và các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc do Mỹ giật dây sau đó. Ngoài ra, trước sức ép của Mỹ và đồng minh, Iraq còn phá hủy dần kho tên lửa của mình khi bị nó bị coi là nguy cơ gây ra chiến tranh. Nôm na là lời đe dọa, nếu chú muốn bọn anh bỏ cấm vận thì hủy cái đống vũ khí ấy đi, chú giữ lại nó để đánh bọn anh à?
Đáng tiếc, năm 2000, tổng thống Iraq, ông Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng cả đồng euro chứ không chỉ lấy USD. Và khi các kho tên lửa bị chính người Iraq phá hủy để tránh chiến tranh xảy ra. Trớ trêu thay, chiến tranh lập tức đã xẩy ra. Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh Mỹ để lật đổ chính quyền ông Hussein, đánh chiếm Iraq. Cái cớ thật sự là Mỹ muốn ngăn ngừa các nước thành viên OPEC bắt chước Iraq bán dầu lấy euro.
Tội nghiệp nhất là cụ Saddam hussien. Quân tử, tử tế, mỗi tội sai lầm 1 khoảnh khắc mà mất cả giang sơn
 

căngthẳng

Xe điện
Biển số
OF-167043
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,420
Động cơ
354,192 Mã lực
Tội nghiệp nhất là cụ Saddam hussien. Quân tử, tử tế, mỗi tội sai lầm 1 khoảnh khắc mà mất cả giang sơn

xứng đáng được coi là ân nhân của Việt Nam!
 

vndem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-834771
Ngày cấp bằng
1/6/23
Số km
100
Động cơ
1,560 Mã lực
Tuổi
38
Về định chế Bretton Woods và Petrodollar, tôi có vài lạm bàn:

1. Cả định chế Bretton Woods và Petrodollar đều dựa trên sự công nhận vị thế thống trị của Mỹ. Sự công nhận này có nhiều lý do, cả kinh tế, tài chính, quân sự và địa chính trị.

- Kinh tế: Từ sau WW1 cho đến tận hiện tại, Mỹ là nền kinh tế số 1 thế giới. Thậm chí vào giữa TK 20, Mỹ còn chiếm đến 50% nền sản xuất toàn cầu.

- Tài chính: Trao đổi thương mại thế giới ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về một đồng tiền chung trong ngoại thương. Xét về mọi mặt thì đồng dollar là thích hợp nhất, nhất là khi Mỹ lại chủ động đồng ý và tạo ra những cơ chế để các nước khác sử dụng dollar thuận tiện trong ngoại thương.

- Quân sự: Sau WW2, Mỹ trở thành nước có sức mạnh quân sự số 1 toàn cầu, là đảm bảo cho việc chọn và sử dụng đồng tiền Mỹ.

- Địa chính trị: Vị trí địa lý đặc biệt (cộng thêm sức mạnh quân sự) khiến Mỹ rất khó thành mục tiêu tiến công hoặc chiến trường. Cộng thêm sự ổn định từ lúc lập quốc của hệ thống chính trị, đã khiến Mỹ trở thành "nơi trú ẩn của lòng tin". Ví dụ, để tránh chiến tranh, các nước đã đem vàng sang Mỹ gửi khiến vào năm 1944, Mỹ là nơi cất trữ hầu hết vàng tài chính của thế giới. Đó là 1 trong những lý do khiến các nước chấp nhận neo đồng dollar vào vàng, rồi lại neo đồng tiền của mình vào đồng dollar.

- Hội nghị Bretton Woods họp năm 1944, khi cả thế giới đang tan hoang và kiệt sức vì WW2, trừ Mỹ. Trong tình hình đó, tất cả các nước đều dễ dàng nhượng bộ với hy vọng Mỹ sẽ làm trụ cột, dẫn dắt thế giới hồi sinh từ chiến tranh. (Và khoảng 20 năm sau WW2, thực sự Mỹ đã hoàn thành rất tốt vai trò trụ cột kinh tế thế giới).
Biết ngay cụ sẽ vào cho ít chuyện này
Bản chất của vấn đề, thương mại toàn cầu không có sự lựa chọn nào tốt hơn bạc xanh của mẽo
Công của mẽo với sự phát triển của thế giới là rất lớn, nhưng tội của mẽo với nhân dân các nước nạn nhân cũng là rất nhiều, thuyền to sóng lớn
 

Alongcamepolly06

Xe container
Biển số
OF-709649
Ngày cấp bằng
6/12/19
Số km
6,393
Động cơ
727,555 Mã lực
Nơi ở
bushcraft
Giờ cháu mới lờ mờ ngẫm ra bản chất các cuộc chiến đều bắt nguồn sâu xa từ việc thách thức quyền lợi của một số ít tổ chức, cá nhân lãnh đạo nước Mỹ
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,738
Động cơ
626,595 Mã lực
Món này e ko rành lắm, nhưng nói như dưới thì hơi khiên cưỡng hơi đề cao Nga, Nga đơn giản chỉ muốn yên thân thôi, việc nhớn đó để cho nước giàu như TQ làm :)
Nhưng Tàu lại không có Pê trô cụ ạ. Nga thì có nên Nga phải làm thôi. Nga mà đấm quan teo Pê trô gì thì Tàu hay ai cũng chịu.
Việc của Tàu nếu có tham vọng thì hỗ trợ Nga đồng thời lôi kéo các nước có Pê trô hùa theo phế bỏ pê trô đô la.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
Bretton Woods không phải là tự nguyện mà do Mỹ triệu tập đúng vào lúc thế giới cần vũ khí và quân Mỹ năm 1944, giữa lúc chiến tranh loạn lạc các nước cũng phải đến Mỹ. Đại diện nước Anh và Mỹ vào phòng kín đóng cửa bảo nhau rất lâu. Sau đó nước Anh chấp nhận nhường đặc quyền lại cho Mỹ. Đại diện Anh quốc chính là Kê nê, lão có sách kinh tế trong trường đại học ấy, vài năm sau tức quá thổ huyết mà chết khi còn trẻ vì phải nhục nhã ký điều khoản ngược với lợi ích trong sách của lão.

Đô la dầu hỏa chỉ là 1 phần trong đô la thương mại thôi, tin đồn là nước nào chấp nhận thanh toán quốc tế bằng usd thì sẽ được hải quân Mỹ bảo kê hàng hóa đi qua các điểm nghẽn đường biển như bản đồ dưới. Gần đây có những sự kiện lạ kỳ như có vụ tấn công tàu dầu ngay trong Vùng Vịnh rất hẹp, ngay trước mũi hạm đội Mỹ thế mà không tìm ra ai là thủ phạm, phải chăng là để Mỹ tăng tiền bảo kê? Cướp biển trên đường vào kênh Suez ở Somali, Sudan..cũng tồn tại hàng chục năm không giải quyết được, khi Nga định lập căn cứ ở Sudan để bình định cướp biển thì lập tức có đảo chính..

Bản đồ các điểm nghẽn hàng hải:

1685673163876.png
 
Chỉnh sửa cuối:

Cuongnh5256

Xe điện
Biển số
OF-375316
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
3,354
Động cơ
-106,848 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đọc bài của cụ mà tỉnh cả người, cảm ơn cụ Ngao.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,647
Động cơ
198,135 Mã lực
Cụ có thể nói rõ hơn cái bẫy nợ ODA nó là thế nào không ạ? Em nghe nhắc đến nhiều nhưng khi em hỏi thì tất cả các cụ nhắc đến nó đều im thít luôn. Không biết cụ có giải thích được không. Còn vay tiền không trả được bị chủ nợ nó siết nợ thì em thấy là chuyện hiển nhiên. Như sắp tới khi xung đột kết thúc, toàn bộ tài nguyên, khoáng sản, rừng, đất nông nghiệp của U sẽ là của Mỹ hết, người U sẽ trắng tay, không có tiền trả thì bị siết nợ, thế thôi.
ODA ko chỉ là mượn tiền về vay nợ

ODA là đi kèm một loạt câc yêu cầu ràng buộc về thiết kế, công nghệ, vật liệu nhà thầu, nhân sự mà bên cho vay yêu cầu bên vay phải tuân thủ.

Ví dụ vay ODA nhật thì cụ phải đưa Nhật vào thiết kế, vật liệu phải mua của nhật, rồi thì tư vấn, giám sát, kỹ sư phải đưa từ Nhật sang, số lượng chuẩn Nhật, trả tiền theo đơn giá tiền lương bên nhật

Hậu quả là cùng 1 cỡ cầu 450-500m, Cầu vay vốn ODA Nhật 4 làn xe có đơn giá gấp 3 cầu vốn tự chủ 6 làn xe trong nước.

Một cách đơn giản, dự án vốn ODA đội vốn gấp 3 - 4 lần so với giá trị thực, bên cho vay vừa xuất khẩu được nguyên vật liệu, công nghệ, hàng hoá trong nước giá cao vừa tạo ra được sự phụ thuộc công nghệ vừa tạo ra sự phụ thuộc dòng tiền đối với nước sở tại vì càng nhiều dự án ODA, số nợ càng nhiều, nước sở tại laik càng ko có tiền vốn đầu tư phát triển --> lại càng phải phụ thuộc ODA cho dự án mới.

Giống như con ruồi mắc vào bẫy nhện, càng mắc (nợ) càng nhiều càng khó nhảy ra để thoát
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,738
Động cơ
626,595 Mã lực
Cụ đùa. Mỹ ko áp lực nhập siêu thì mắc gì nó đánh thuế chống bán phá giá cá tra, cá basa VN? Mắc gì nó suốt ngày kêu TQ neo giá tệ quá thấp vào đô, rồi kêu VN can thiệp tỉ giá (khiến VN ngay lập tức kí hợp đồng mua máy bay hết 1 đống tiền).
Bọn nó ép các nước đem hàng bán giá rẻ cho nó, rồi lại bắt mua hàng giá cao của nó để cân bằng cán cân xuất nhập khẩu với nó.
Còn bẫy nợ bằng ODA thì do VN ko vay của nó (hoặc nó ko cho m vay) chứ các nước Mỹ latin lại chả bị Mỹ xích cổ bằng ODA.
Bây giờ Mỹ latin, châu Phi hoan nghênh dòng vốn từ TQ chính bởi vì làm ăn với TQ mới là dễ dàng ấy.
Cụ ấy nói vậy thôi chứ Mỹ nó cũng phải biết đâu là ngưỡng, ăn cướp thì cũng phải có mức độ, vặt lông con vịt đừng có để cho nó kêu, cho nên họ cũng phải tìm cách cân bằng thương mại cho bền vững, in tiền bù đắp nó cũng phải chừng mực.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,468
Động cơ
221,885 Mã lực
Còn bẫy nợ bằng ODA thì do VN ko vay của nó (hoặc nó ko cho m vay) chứ các nước Mỹ latin lại chả bị Mỹ xích cổ bằng ODA.
Bây giờ Mỹ latin, châu Phi hoan nghênh dòng vốn từ TQ chính bởi vì làm ăn với TQ mới là dễ dàng ấy.
Mỹ nó vẫn cho vay, nhưng núp bóng World Bank, IMF. IMF có từ trước WW2 do Anh và các nước châu Âu thống trị, sau WW2 Mỹ lập ra World Bank, bây giờ cũng nhất thống với IMF rồi, vẫn là 2 tổ chức nhưng cùng 1 đội duyệt cho vay.

WB, IMF nó còn kinh hơn chủ nợ tư nhân là không chỉ xiết nợ tài sản mà còn xiết chính sách, xiết cả nhà nước. Ví dụ nếu nó không ưa công nhân thì nó sẽ đòi hạ lương tối thiểu xuống, cắt lương hưu...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top