- Biển số
- OF-697112
- Ngày cấp bằng
- 5/9/19
- Số km
- 42
- Động cơ
- 97,556 Mã lực
Nhà cụ tài, bà khang, cụ soạn, nhiều năm rồi chưa trở lại b1189 -B11
Nhà cụ tài, bà khang, cụ soạn, nhiều năm rồi chưa trở lại b1189 -B11
Đầu nổ SAM 2 nặng 195kg, nếu nổ ở cánh sẽ phát nát cái cánh. Kể cả nổ ở thân thì thân máy bay cũng bị phá.
Còn trường trên chắc chỉ nố ở gần thôi, nhưng khoảng cách không đủ gần để sóng nổ phá hỏng cánh!
Thế thì thằng phi công này bị đánh chết là đáng lắm!Nó suy nghĩ theo kiểu không bắn thì mấy đứa trẻ sẽ chạy về làng báo cho bộ đội và tự vệ, nên nó bắn thôi. Cũng như kiểu đi rừng mà gặp bọn biệt kích thì nó cũng thịt mình, giết người diệt khẩu.
Khoảng năm 198X tôi vào bên trong đền Bà Kiệu, có trưng bày các hiện vật xác máy bay Mỹ, có xác máy bay F105D, vỏ máy bay bằng nhiều lớp bakelit và lớp sợi tổng hợp, không phải bằng hợp kimXác B52 nằm trong Bảo tàng Chiến thắng B-52 địa chỉ 157 phố Đội Cấn.
Hà nội có khá nhiều bảo tàng lưu giữ hiện vật lịch sử về chiến thắng trận ĐBP trên không, như bảo tàng lịch sử quân đội, bảo tàng Phòng không Không quân, bảo tàng Chiến thắng B-52. Ngoài các bảo tàng này ra thì rất ít người biết đến phòng triển lãm có tên gọi là Hà nội căm thù và Chiến thắng. Phòng triển lãm này nằm trong đền Bà Kiệu ở cạnh vườn hoa Cảm tử. Những năm sau chiến tranh phòng triển lãm này vẫn mở cửa đón du khách, khoảng gần 2 chục năm nay HN mới bỏ phong triển lãm này đi.
Sam 2 nổ mảnh, kể cả cánh không gẫy thì cũng gây hỏng hệ thống điều khiển trong cánh ( điện, thủy lực...) nên khả năng vẫn toạch như thường.E nghĩ là nổ mảnh, chứ ko phải xuyên động năng, nên có gây thiệt hại (Mỹ ghi nhận), nhưng chưa đủ để nó rụng được.
hơn 1 vạn mảnh cơ cụ ahSam 2 nổ mảnh, kể cả cánh không gẫy thì cũng gây hỏng hệ thống điều khiển trong cánh ( điện, thủy lực...) nên khả năng vẫn toạch như thường.
Đầu nổ mảnh của Sam 2 chứa >1k mảnh Tungteng thì phải - lâu em không nhớ chính xác.
Gọi là mảnh, nhưng thực tế là các cục gang được xếp trong đầu nố.E nghĩ là nổ mảnh, chứ ko phải xuyên động năng, nên có gây thiệt hại (Mỹ ghi nhận), nhưng chưa đủ để nó rụng được.
Gọi là mảnh, nhưng thực tế là các cục gang được xếp trong đầu nố.
Mảnh có tác dụng phá hoại ngoài vùng sóng nổ, nhưng nếu đầu đạn nổ gần thì sức công phá của nó cũng rất lớn. Đường kính đầu đạn từ 50 - 65,4 cm tùy phiên bản. Chưa nói cánh máy bay B52, mà cả thân cũng chưa đủ cứng để chống lại được. Em trèo xuống hố của quả cối 160 (10,6 cm) thấy ngập tới ngực. Ngày xưa em có xem mấy đoạn phim thời sự, máy bay Mỹ chỉ ăn đạn pháo mà gẫy đôi trên không!
Tôi cũng nghĩ là do MIG bắn tên lửa ở gần, B52 nổ cả bom thì MiG21 khó thoát ra tầm nổAA-2A (Atoll) là loai tên lửa được trang bị trên Mig21 có đầu nổ bao gồm cả mảnh chỉ 11,3kg.
Với sức phá như vậy không đủ để phá tan được cái B52 dù cả 2 quả nổ cùng 1 lúc.
Với đầu dò hồng ngoại thì sau khi bắn chúng chỉ đi tìm đuôi của 8 cái động cơ 2 bên cánh, chứ không lao được vào đuôi hay thân B52.
Nếu lý do bắn gần quá thì chỉ có thể là sau khi bắn, máy bay Anh Thiều không thoát ly kịp nên va chạm với cái B52!
Đây là 1 trận địa SAM 2 do máy bay Mỹ chụp:
AGM 45 Sờ rai.
Để tăng hiệu quả đánh phá các tổ hợp tên lửa phòng không, Mỹ đã trang bị cho các tên lửa AGM-45 khối ghi nhớ mục tiêu (loại tên lửa này không cần sự tiếp xúc vô tuyến liên tục với mục tiêu). Chỉ trong tháng 6 năm 1971, cùng sự hỗ trợ của chúng đã loại khỏi vòng chiến 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không, trong đó có 2 tiểu đoàn bị tiêu diệt hoàn toàn.
Máy bay Mỹ trang bị súng máy 20 ly, đạn vào người thì chắc... còn lại rất ít.Ý cụ là phía dân quân, bộ đội Việt Nam dưới đất bắn nhầm?
Tên lửa Shrike chỉ bắn bám theo tín hiệu radar đánh thẳng vào antena thôi cụ, nên có trúng cũng chỉ vào khối xe radar, còn các khối xe điều khiển, xe chia điện (máy nổ và tủ bảng chia điện), xe bệ đạn (6 bệ) đều nằm cách xa nhau, nối nhau bằng dây dẫn, tất cả đều nằm trongg ụ đất che chắn. Rất khó diệt xóa sổ cả tiểu đoàn được. Ảnh này thời kỳ đầu tiên.Đây là 1 trận địa SAM 2 do máy bay Mỹ chụp:
Trừ có mỗi cái an ten được cao, còn lại kể cả bệ phóng, từng xe chức năng đều được che độc lập vơi nhau bằng lũy đất đắp cao.
Kể cả đầu nổ của cái tên lửa sơ rai kia có mạnh như mấy quả bom cha, bom mẹ thì cũng không xóa sổ được cả cái trận địa này. Mà an ten (nơi tên lửa sơ rai tìm đến không được đặt chính giữa).
Các trường hợp bị thiệt hại nhiều là do trận địa bị lộ, máy bay Mỹ đến rải bom.
Có mấy tiểu đoàn vào tận khu 4, bị đánh thẳng vào trận địa mà cũng có bọ xóa sổ đâu!
Rơi xuống đồng bằng lại giữa làng mạc miền Trung, lấy đâu ra trực thăng mà bốc đi. Khi dù còn chưa chạm đất dân đã đuổi theo rồi, trốn đường nào?Đây là cờ ăn xin chắc do mấy thằng sỹ quan tâm lý chiến bàn giấy chúng nó nghĩ ra. Chứ thực tế nếu rơi xuống đất mà ở phía Bắc hay vùng giải phóng phía Nam thì làm gì có cơ hội chìa cái tờ giấy bằng tiếng Việt ra. Bọn Phi công nó tin gì ba cái tờ giấy này mà cứu được chúng nó.
Còn thằng Phi công này chắc nó gọi được bọn Giải cứu rồi, nên nó nghĩ phải giết bọn trẻ con, xong đó đi chốn chờ giải cứu là vừa.
Công nhận dân quân của ta máu phết.
Hồi cụ Đặng Ngọc Ngự nhảy dù hy sinh, nghe đồn lúc tìm được trên thi thể cụ có dấu đạn nhọn. Em có lần đọc báo thấy bảo bọn Mỹ lao theo bắn vào dù. Khó thế mà các cụ cũng nghĩ ra được.
Vụ MB Mỹ bắn phi công đang nhảy dù là có đấy. Bên Quân sử có cụ Huy - phi công Mig21 cũng kể lại vụ này.Ý cụ là phía dân quân, bộ đội Việt Nam dưới đất bắn nhầm?
Cụ ấy kể là bắn dù chứ không kể vụ... dấu đạn nhọn ạ.Vụ MB Mỹ bắn phi công đang nhảy dù là có đấy. Bên Quân sử có cụ Huy - phi công Mig21 cũng kể lại vụ này.
Có vụ dấu đạn nhọn cụ lấy thông tin từ đâu vậy?Cụ ấy kể là bắn dù chứ không kể vụ... dấu đạn nhọn ạ.
Nói vậy thôi chứ nếu trên mạng thì tính là các nick buôn chuyện thôi, bao giờ các cụ ấy in ra sách thì mới gọi là chính thức. Vì vậy phía trên em mới bảo các cụ tìm sách của cụ Nghĩa đọc thêm.
Anh Huy kể khi gặp lại viên phi công Mỹ có kill đó đã nhắc vụ hắn bắn dù và bắn máy bay ở đầu lên (khi vừa rời khỏi đường băng)!Vụ MB Mỹ bắn phi công đang nhảy dù là có đấy. Bên Quân sử có cụ Huy - phi công Mig21 cũng kể lại vụ này.
Cũng buôn chuyện thôi cụ ạ. Hồi xưa trên Quân sử cũng hỏi nhưng hình như cụ phi công không trả lời trực tiếp trên ấy.Có vụ dấu đạn nhọn cụ lấy thông tin từ đâu vậy?