[Funland] 50 năm "Trận Điện Biên Phủ trên không"

Hoang Giang91

Xe tăng
Biển số
OF-96362
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
1,288
Động cơ
421,415 Mã lực
Mỹ ngày xưa thì gọi sân bay Nội Bài là sân bay Phúc Yên. Trên một số bản đồ thời kỳ đó của Mỹ em thấy ghi vậy.
Ngày xưa dân vẫn gọi là SB sao đỏ nó nằm giáp ranh giữa huyện Đa Phúc và huyện Phúc Yên cụ à. Nếu đi tắt mà không qua Phủ Lỗ thì em vẫn đạp xe qua sân bay mà (thổ dân)
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,274
Động cơ
287,174 Mã lực
Nói thế phải tội bây giờ vẫn cho nhau, ủng hộ bão lụt, mời nhau nhậu bình thường mà nhỉ đâu phải chỉ tiền tiền đâu nhỉ? trong covid còn bao nhiêu người lăn lưng ra tình nguyện, oxy miễn phí, đồ ăn miễn phí vv và vv mới hôm rồi có cậu gì nhảy xuống sông cứu người mà chết đuối đó
À cụ ta bảo h ai cho cụ 1 cọc tiền đô và một cọc tiền Việt thì chắc chắn là cụ ý và các cụ khác ở đây đều ngay lập tức ko ngần ngại gì mà chọn cục tiền đô :)
Bối cảnh là thế cụ ạ. Nên em mới bảo vậy, chỉ có trồng hoa oải hương mới tự nhiên có cục tiền thôi.
Còn đã tự mình kiếm tiền ra thì tiền nào chả thế mà phải ước là có tiền đô.
 

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
322
Động cơ
464,089 Mã lực
Hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng “ của cụ Giáp có nói là thời kỳ này từ năm 1969 Liên Xô không viện trợ thêm một quả tên lửa nào, khí tài xuống cấp nhiều. Em cũng trực tiếp được nghe con một Cụ phụ trách hậu cần thời đó, kể là các cụ phải sang vận động một số nước Đông Âu là khả năng chiến tranh thế giới ko có, cuối cùng có một nước cho mình vay một số tên lửa từ kho dự trữ chiến lược của họ (Cái này là làm bí mật giữa hai bên)
 

cuduc

Xe tải
Biển số
OF-46213
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
322
Động cơ
464,089 Mã lực
Xem trên viki khi đánh giá về chiến tranh Trung đông, “ Khi lãnh đạo các nước Ả Rập đổ lỗi thất bại là tại chất lượng vũ khí Liên Xô kém, Chủ tịch Xô Viết Tối cao (Quốc hội Liên Xô) N. Podgornyi đã nói thẳng: "Vấn đề không phải là máy bay và xe tăng của chúng tôi chất lượng thấp, mà là ở chỗ người A rập không đủ trình độ để sử dụng những loại vũ khí đó". Còn Đại sứ Liên Xô tại Beirut, Asimov, nói với Tổng thống Sirya Kh. Assad: "Chúng tôi đã cung cấp cho các ngài một số lượng khổng lồ các loại vũ khí mà các đồng chí Việt Nam của chúng tôi có nằm mơ cũng không thấy. Tuy nhiên, Quân đội Việt Nam, được trang bị những loại vũ khí lạc hậu hơn nhiều so với các ngài đang chiến đấu và chiến thắng một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới (Mỹ)". Các cụ nhà mình ngày trước thánh thật
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
312
Động cơ
24,027 Mã lực
Tuổi
32
Hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng “ của cụ Giáp có nói là thời kỳ này từ năm 1969 Liên Xô không viện trợ thêm một quả tên lửa nào, khí tài xuống cấp nhiều. Em cũng trực tiếp được nghe con một Cụ phụ trách hậu cần thời đó, kể là các cụ phải sang vận động một số nước Đông Âu là khả năng chiến tranh thế giới ko có, cuối cùng có một nước cho mình vay một số tên lửa từ kho dự trữ chiến lược của họ (Cái này là làm bí mật giữa hai bên)
Đến 1968 thì LX không viện trợ thêm đạn nữa vì ách tắc do xung đột với TQ mặc dù LX chưa viện trợ đủ số lượng tên lửa theo Hiệp định đã ký.

Tháng 5/1972 Nixon sang LX, ngay sau đó, tình hình chiến trường ác liệt và dự báo chắc chắn sẽ có tập kích chiến lược của KQ Mỹ nên ta cử đoàn ngoại giao sang đề nghị LX khẩn cấp chuyển tên lửa và đẩy nhanh tiến độ 2 trung đoàn SAM-3 về nước… LX bắt đầu chuyển tên lửa bằng tàu liên vận qua 1 nước thứ 3 rồi qua lãnh thổ TQ về VN (nước thứ 3 này có hệ thống đường sắt kết nối cả LX và TQ mà đợt 2019 LĐ nước này mới chạy tàu lửa sang ta)…

Thế là đến tháng 8/1972 đã có 200 quả SAM-2 đợt này về, tập kết ở ga Đồng Đăng. Từ đó đến tháng 1-1973 mỗi tuần có 1 chuyến tàu chở đạn, ta nhận hơn 1000 quả, LX hoàn thành lời hứa Hiệp định…

Số đạn này nằm ở biên giới không chuyển về HN được vì đường sắt, đường bộ bị đánh phá. Ngày 18/12/1972 bắt đầu đánh B52 bằng số đạn tên lửa cũ nhận từ 1968… Ta cố gắng hết sức thông đường nên đến 20/12/1972, số đạn mới nhận có mặt ở các tiểu đoàn kỹ thuật để lắp ráp phục vụ trận địa tên lửa, từ 20/12 là đánh bằng đạn mới nhận kết hợp đạn cũ, đến 25/12 đủ đạn đánh thả phanh, các tiểu đoàn được lệnh bắn không hạn chế, nhưng lúc đó chiến cục đã ngã ngũ, B52 đánh dạt ra ngoại vi không dám vào HN, bộ đội tên lửa xung quanh HN không có mục tiêu mà đánh…
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,066
Động cơ
460,817 Mã lực
Đến 1968 thì LX không viện trợ thêm đạn nữa vì ách tắc do xung đột với TQ mặc dù LX chưa viện trợ đủ số lượng tên lửa theo Hiệp định đã ký.

Tháng 5/1972 Nixon sang LX, ngay sau đó, tình hình chiến trường ác liệt và dự báo chắc chắn sẽ có tập kích chiến lược của KQ Mỹ nên ta cử đoàn ngoại giao sang đề nghị LX khẩn cấp chuyển tên lửa và đẩy nhanh tiến độ 2 trung đoàn SAM-3 về nước… LX bắt đầu chuyển tên lửa bằng tàu liên vận qua 1 nước thứ 3 rồi qua lãnh thổ TQ về VN (nước thứ 3 này có hệ thống đường sắt kết nối cả LX và TQ mà đợt 2019 LĐ nước này mới chạy tàu lửa sang ta)…

Thế là đến tháng 8/1972 đã có 200 quả SAM-2 đợt này về, tập kết ở ga Đồng Đăng. Từ đó đến tháng 1-1973 mỗi tuần có 1 chuyến tàu chở đạn, ta nhận hơn 1000 quả, LX hoàn thành lời hứa Hiệp định…

Số đạn này nằm ở biên giới không chuyển về HN được vì đường sắt, đường bộ bị đánh phá. Ngày 18/12/1972 bắt đầu đánh B52 bằng số đạn tên lửa cũ nhận từ 1968… Ta cố gắng hết sức thông đường nên đến 20/12/1972, số đạn mới nhận có mặt ở các tiểu đoàn kỹ thuật để lắp ráp phục vụ trận địa tên lửa, từ 20/12 là đánh bằng đạn mới nhận kết hợp đạn cũ, đến 25/12 đủ đạn đánh thả phanh, các tiểu đoàn được lệnh bắn không hạn chế, nhưng lúc đó chiến cục đã ngã ngũ, B52 đánh dạt ra ngoại vi không dám vào HN, bộ đội tên lửa xung quanh HN không có mục tiêu mà đánh…
Thế hệ Cha Anh đánh hay quá
 

fallingwater

Xe tăng
Biển số
OF-147503
Ngày cấp bằng
29/6/12
Số km
1,498
Động cơ
353,151 Mã lực
Đến 1968 thì LX không viện trợ thêm đạn nữa vì ách tắc do xung đột với TQ mặc dù LX chưa viện trợ đủ số lượng tên lửa theo Hiệp định đã ký.

Tháng 5/1972 Nixon sang LX, ngay sau đó, tình hình chiến trường ác liệt và dự báo chắc chắn sẽ có tập kích chiến lược của KQ Mỹ nên ta cử đoàn ngoại giao sang đề nghị LX khẩn cấp chuyển tên lửa và đẩy nhanh tiến độ 2 trung đoàn SAM-3 về nước… LX bắt đầu chuyển tên lửa bằng tàu liên vận qua 1 nước thứ 3 rồi qua lãnh thổ TQ về VN (nước thứ 3 này có hệ thống đường sắt kết nối cả LX và TQ mà đợt 2019 LĐ nước này mới chạy tàu lửa sang ta)…

Thế là đến tháng 8/1972 đã có 200 quả SAM-2 đợt này về, tập kết ở ga Đồng Đăng. Từ đó đến tháng 1-1973 mỗi tuần có 1 chuyến tàu chở đạn, ta nhận hơn 1000 quả, LX hoàn thành lời hứa Hiệp định…

Số đạn này nằm ở biên giới không chuyển về HN được vì đường sắt, đường bộ bị đánh phá. Ngày 18/12/1972 bắt đầu đánh B52 bằng số đạn tên lửa cũ nhận từ 1968… Ta cố gắng hết sức thông đường nên đến 20/12/1972, số đạn mới nhận có mặt ở các tiểu đoàn kỹ thuật để lắp ráp phục vụ trận địa tên lửa, từ 20/12 là đánh bằng đạn mới nhận kết hợp đạn cũ, đến 25/12 đủ đạn đánh thả phanh, các tiểu đoàn được lệnh bắn không hạn chế, nhưng lúc đó chiến cục đã ngã ngũ, B52 đánh dạt ra ngoại vi không dám vào HN, bộ đội tên lửa xung quanh HN không có mục tiêu mà đánh…
Tiếc quá cụ nhỉ, đến 25/12 ta được bắn thả phanh mà Mỹ lại không dám vào nữa 😄
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,357
Động cơ
351,403 Mã lực
Làm gì có chuyện bắn thả phanh, vận chuyển mãi mới được 1000 quả mà mỗi ngày đã bắn cả trăm quả thì vài ngày là hết. Chưa kể còn phải lắp ráp nữa chứ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,146
Động cơ
220,329 Mã lực
Đến 1968 thì LX không viện trợ thêm đạn nữa vì ách tắc do xung đột với TQ mặc dù LX chưa viện trợ đủ số lượng tên lửa theo Hiệp định đã ký.
cái này thì hơi khó tin, không lẽ từ năm 1968 LX không viện trợ được thêm cái gì nữa. Đường biển thì hình như đến 1972 mới thả thủy lôi phong tỏa Hải phòng thôi.
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
312
Động cơ
24,027 Mã lực
Tuổi
32
cái này thì hơi khó tin, không lẽ từ năm 1968 LX không viện trợ được thêm cái gì nữa. Đường biển thì hình như đến 1972 mới thả thủy lôi phong tỏa Hải phòng thôi.
Từ 1968 đường sắt qua TQ bị cắt, vận chuyển hình thức nào cũng không thể dễ dàng, mà LX thì có chủ trương hoà hoãn với Mỹ nên cũng miễn cưỡng, đến 1972 ta cử sứ thần sang nói lý đòi cho bằng được hàng về thì LX mới tìm cách ship qua nước thứ 3. Điều này trong phim tài liệu trên mạng có nói rõ, thậm chí ta còn phải vận động hành lang với các nước Đông Âu: VN bị Mỹ đánh te tua, ông LX không chịu giúp thêm vũ khí, thì lỡ các đồng chí có biến với bọn NATO sát bên thì làm thế nào, nên các đ/c sang nói đỡ chúng tôi 1 tiếng…
 

Dminnn2018

Xe tải
Biển số
OF-819377
Ngày cấp bằng
19/9/22
Số km
312
Động cơ
24,027 Mã lực
Tuổi
32
Làm gì có chuyện bắn thả phanh, vận chuyển mãi mới được 1000 quả mà mỗi ngày đã bắn cả trăm quả thì vài ngày là hết. Chưa kể còn phải lắp ráp nữa chứ.
Sau đêm 18/12 rớt 3 chiếc, rồi đêm 20/12, Không quân Mỹ thiệt hại nặng nề rớt mất 7 B52. Những đêm sau B52 đánh dạt ra vòng ngoài là ta biết nó thua rồi, thì làm gì mà không dám thừa thắng xông lên cho bộ độ bắn thả phanh… Bác đánh nhau mà đấm thằng kia mấy quả nó choáng váng mặt mày không đỡ được, thì bác sẽ ngừng tay đấm để thủ thế, hay sẽ mắm môi mắm lợi vung tay vung chân đấm cho nó tan tác thua hẳn luôn?
 
Chỉnh sửa cuối:

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,914
Động cơ
384,616 Mã lực
Các đêm 27 trở đi phải cho Mig tham chiến 1 phần là do ... lắp tên lửa ko kịp?

Sau đêm 18/12 rớt 3 chiếc, rồi đêm 20/12, Không quân Mỹ thiệt hại nặng nề rớt mất 7 B52. Những đêm sau B52 đánh dạt ra vòng ngoài là ta biết nó thua rồi, thì làm gì mà không dám thừa thắng xông lên cho bộ độ bắn thả phanh… Bác đánh nhau mà đấm thằng kia mấy quả nó choáng váng mặt mày không đỡ được, thì bác sẽ ngừng tay đấm để thủ thế, hay sẽ mắm môi mắm lợi vung tay vung chân đấm cho nó tan tác thua hẳn luôn?
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,210
Động cơ
408,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ GS Làng em, nguyên Giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, viết trên FB mà e ko biết chèn vào đây, nên e copy bài viết có liên quan đến 50 năm trước:
ĐỂ KỶ NIỆM 50 NĂM “CHIẾN THẮNG ĐBP TRÊN KHÔNG” XIN ĐĂNG LÊN ĐÂY
THƯ CỦA GS TS HOÁ HỌC LÂM NGỌC THIỀM, BẠN ĐỒNG MÔN CỦA TÔI Ở KIEV, NGƯỜI LÍNH PHÒNG KHÔNG CÓ ĐÓNG GÓP XUẤT SẮC CHO “BINH CHỦNG TÊN LỬA” TRONG CHIẾN DỊCH ”ĐBP TRÊN KHÔNG”
Cụ Phùng Hồ thân mến
Mới đó mà đã nửa thế kỷ trôi qua. Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP trên không, tôi nhớ lại thời khắc lịch sử đó và vinh dự được trực tiếp tham gia vào một trong những dấu mốc quan trọng này của đất nước chúng ta, Cụ là người bạn đồng môn chỉ khác chuyên ngành ở KГY và cũng đã từng trải qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh nên trong đoạn hồi ký ngắn ngủi dưới đây (không phải khoe khoang đâu nha!), tôi muốn kể lại đôi điều của người trong cuộc để cụ dễ hình dung và đồng cảm với chú lính "đất Cảng" ngày ấy. *)
Hồi ký về Chiến thắng “ĐBP trên không” 1972
19g00 ngày 18.12.1972, chúng tôi đang sinh hoạt tại đơn vị sau một ngày luyện tập ở hậu cứ của sư đoàn phòng không 363. Mở đầu buổi sinh hoạt, chúng tôi vừa hát vừa vỗ tay “hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ…” dưới tán rừng thông thuộc ngoại ô thị trấn Sao Đỏ- Hải Dương thì còi báo động cấp 1 vang lên. Sau 5 phút chúng tôi đã nhanh chóng tập hợp thành đội ngũ lên đường về vị tiền phương thuộc ngoại ô thành phố cảng (lính tên lửa chúng tôi thường hành quân bằng cơ giới). Trên đường hành quân, chúng tôi gặp phải những trận mưa bom của máy bay Mỹ từ vịnh Bắc Bộ ập vào phá hủy đường xá và cầu cống. Nhiệm vụ của tiểu đoàn nhiên liệu (D5) chúng tôi phải tìm đường về vị trí để nạp nhiên liệu vào quả tên lửa càng sớm càng tốt, nhanh nhất có thể để đưa lên bệ phóng nghênh chiến với pháo đài bay B 52 của Mỹ.
Và thật đáng quý khi trí tuệ cùng tâm sức của những người lính chúng tôi được thể hiện ngay trong những ngày Tổ quốc đang tiến hành trận đánh lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”. Trận đánh đó trở thành kỷ niệm không bao giờ có thể quên với tôi.Trong những ngày tháng ác liệt của chiến tranh, phía Liên Xô chỉ có thể cung cấp cho Việt Nam tên lửa, còn sử dụng thế nào phải do chúng ta tự làm chủ. Những kiến thức hóa học được trang bị trong những năm tháng học tại Liên Xô đã giúp tôi cùng các đồng đội đã trực tiếp, trong điều kiện dã chiến, ngoài cánh đồng, giữa đêm tối nạp nhiên liệu vào tên lửa SAM – 2, một trong những loại nhiên liệu cực độc, có thể gây ảnh hưởng đến sinh sản và phát bệnh ung thư nếu con người bị phơi nhiễm. Chúng tôi phải nạp 3 loại nhiên liệu lỏng vào 3 khoang của tầng 2 tên lửa. Đó là chất O (chất oxi hóa) vào khoang 1, chất Г (chất khử) vào khoang 2, chất I (chất mồi) vào khoang 3, còn ở khoang 4 đã có sẵn không khí nén. Khi tầng 1 của tên lửa tách khỏi tầng 2 thì van khí nén mở ra và tức khắc nén 3 loại chất O, Г, И hòa vào với nhau để phản phản ứng oxi hóa khử xảy ra tạo thành dòng năng lượng điện hóa cung cấp cho ngòi nổ vô tuyến ở phía trên đầu đạn rồi truyền tín hiệu về trạm điều khiển ở mặt đất hướng quả tên lửa vào mục tiêu. Còn làm thế nào để kẻ thù không thể phát hiện ra. Đó là cả một nghệ thuật độc đáo của bộ đội PKKQVN. Tự tin vào kiến thức đã được học, nên mặc dù không có trang bị an toàn như trong phòng thí nghiệm, nhưng tôi cùng đồng đội bất chấp mưa bom bão đạn của kẻ thù vẫn kiên trì đứng “tiếp lửa” cho tên lửa diệt máy bay Mỹ bằng cách dùng áo mưa trùm lên đầu, khẩu trang, khăn mặt thấm ướt bịt miệng và lợi dụng hướng gió để nạp nhiên liệu cho đủ cơ số đạn. Khi nạp nhiên liệu xong thì đại đội xe ЗИл cộc trực sẵn cẩu lên xe và ngay trong đêm chuyển đến trận địa đưa lên bệ phóng. Những người lính chúng tôi đã góp một phần nhỏ bé làm nên một tượng đài quả cảm trong chiến thắng vang dội của quân dân Việt Nam tháng 12 năm ấy.
Trận ĐBP trên không đã toàn thắng ngày 29.12.1972. Đế quốc Mỹ dù ngoan cố cũng buộc phải ký hiệp định Paris “chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam” ngày 27.1.1973. Những người trong cuộc như chúng tôi mới hiểu giá trị 2 tiếng HÒA BÌNH mới quý giá làm sao!. Tôi nhớ lại: Cái đêm không ngủ đó, tôi và anh bạn lái xe ЗИл cộc, tên Soạn kém tôi khoảng 7-8 tuổi gì đó cùng nằm trên chiếc giường tre của nhà dân tại thôn Lạng Côn ở ven đô thành phố cảng, nghe bài hát “Đường chúng ta đi: Viết Nam trên đường chúng ta đi/Nghe gió thổi đồng xanh quê ta đó!...” qua chiếc đài cũ kỹ Xiêng Mao của anh Soạn. Chúng tôi ôm nhau mà nước mắt cứ lăn trên gò má vừa sung sướng, vừa tự hào và tôi đã ghi lại dòng cảm xúc:
Bên bệ phóng
Từ bục giảng tôi về bên bệ phóng,
Niềm tự hào mong ngóng mỗi phút giây
Bê năm hai (B52) phơi bụng trên đường cầy
Ôi vinh dự người thầy hôm nay là chiến sỹ!
12.1972
Sư đoàn 363 của chúng tôi có nhiệm vụ bảo vệ vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ và sườn phía đông của của thủ đô Hà Nội. Trong cuộc chiến đấu ấy, bản tin nhanh của sư đoàn truyền đi chiếc B52 bị trúng đạn đâm xuống hồ Hữu Tiệp, mảnh của chúng rơi lả tả đã làm đau những nhành hoa đất Ngọc Hà quê ngoại tôi:
NHỚ LẠI
Thăng Long-đất thánh ngắm trời xanh,
Ba Đình vang vọng hồn “Bốn Nhăm”.
Bình tĩnh ta đi vào trận đánh
“Năm Hai”*) lả tả mắc trên cành!
*) máy bay B52 12.1972
Sau này, khi một phóng viên hỏi tôi về: nguyên do nào đưa một tiến sĩ hóa học góp mặt vào một trong những cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc. Tôi trả lời: Ngoài lòng yêu nước, chí căm thù quân xâm lược Mỹ giày xéo lên Đất nước mà bất cứ công dân nào cũng hiện hữu trong tim, tôi còn có một lý do nữa: Tôi được cử đi học tại Liên Xô - đất nước của lãnh tụ Lê Nin, của những chiến sĩ Hồng quân vĩ đại. Không biết từ lúc nào, tinh thần yêu nước và lòng căm thù quân giặc xâm lăng đã chảy trong dòng máu của tôi và được ngọn lửa Cách mạng Nga thôi thúc. Người thầy giáo hướng dẫn tôi là một nhà sư phạm mẫu mực nhưng cũng là một chiến sĩ Hồng quân Liên Xô, trong một lần đi chơi trên dòng sông Đông êm đềm đã hỏi tôi: “Sau khi tốt nghiệp, về nước anh muốn làm gì? Tôi trả lời: tôi muốn trở thành thầy giáo. Ông bảo: “làm thầy giáo phải có kiến thức tổng hợp, sâu rộng để truyền đạt cho học sinh. Khi phát xít Đức giày xéo quê hương, tôi cũng ra trận và cũng từ mặt trận trở về với giảng đường. Anh thử suy nghĩ xem khi mà đất nước đang bị họa ngoại xâm thì chúng ta phải làm gì?”. Tinh thần Cách mạng Tháng 10 và niềm tự hào của nước Nga đã là nguồn động viên rất lớn cho những người con của Việt Nam khi học tập tại đây. Khi đất nước lâm nguy, dù là ai đi chăng nữa đã hiểu những điều người thầy - chiến sĩ của mình căn dặn và sau này khi Tổ quốc gọi, tôi đã gác bút nghiên lên đường ra trận dù độ tuổi của tôi lúc này không còn trẻ - 32 tuổi. “Được đào tạo trong ngôi trường XHCN Xô Viết và sự dìu dắt của những con người Nga vĩ đại, đôn hậu đặt trong khung cảnh đau thương của đất nước, dân tộc. Bản thân tôi cũng cảm thấy lẻ loi khi không được tham gia trên tuyến đầu chống Mỹ và góp chút ít công sức dù nhỏ bé vào cuộc chiến đấu gian khổ của cả thế hệ chúng tôi”. Kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP trên không, tôi viết:
Năm mươi năm
29.5. 2022
Tháng Năm nhớ lại tần ngần
Bảy Hai cao điểm cái lần tiễn tôi
Đi trong bom đạn một thời
Lên đường ra trận trò tôi cùng thầy
Ngược về dạo ấy hôm nay
Bâng khuâng mỗi bước ai hay mất còn?
Một thời lửa đạn mưa bom
Hạ Long- sông Cấm nhớ còn trong tôi?
50 năm tuổi xa rồi!
Thầy trò xếp bút rời nơi giảng đường?
Cho dù muôn nẻo chiến trường
Cho tôi được nhớ, được thương, được chờ
Ước gì có một giấc mơ
Để tôi ôn lại lính xưa bạn bè!
Để trong yên lặng trưa hè
Tuổi xưa thức dậy nhớ về lính tôi.
Bỗng nhiên tim đập đổ hồi
Thầy giáo-người lính một thời mang theo!
Thế đấy, nửa thế kỷ đã trôi qua, tôi đã bước sang tuổi U 90 và ghi lại những điều mà người lính chúng tôi đã trải qua bằng ngôn ngữ của 50 năm về trước. Giờ đây đất nước của chúng ta đã thay da đổi thịt, nhưng hố bom được san lấp và thay bằng màu xanh của lúa ngô, những cánh rừng bị tàn phá bởi chất đioxin nay cũng được phủ bằng màu xanh của núi rừng vốn có. Cuộc sống của chúng ta cũng khấm khá hơn nhiều dù rằng chưa thật giàu sang.
Chúng tôi những người lính của chiến dịch “ĐBP trên không” năm xưa tin tưởng và hy vọng lớp trẻ hôm nay sẽ làm nên một“Điện Biên Phủ trí tuệ Việt Nam” trong khoa học và công nghệ.
*) Tôi dạo này cũng không khỏe, nằm bệnh viện mấy tháng và phải mổ để tạo hình niệu quản. Hồi ấy ra trận có rất nhiều thầy giáo và sinh viên, trong đó chỉ có 2 tiến sỹ . Đó là tôi và TSKH Ngô Huy Cẩn (bố của Ngô Bảo Châu), nhưng anh Cẩn theo ngành cơ học nên họ chuyển về viện vũ khí, còn tôi làm binh nhì của sư đoàn 363 và được tham gia trận ĐBP trên không.
HỒI ẤY Ở KHOA TOÁN LÝ BÁCH KHOA, TÔI, ANH NGUYỄN HỮU TĂNG, ANH NGUYỄN VĂN ĐẠO CŨNG CÓ KHÁM SỨC KHOẺ ĐỂ NHẬP NGŨ, NHƯNG RỒI KHÔNG GỌI AI CẢ, CÓ LẼ CHÚNG TÔI HƠI NHIỀU TUỔI HƠN, TÔI HƠN ANH THIỀM HAI TUỔI.
TỆ QUÁ TRONG IPAD CỦA TÔI KHÔNG CÓ BỨC ẢNH NÀO CỦA ANH THIỀM, NGOÀI BỨC ẢNH CHÚNG TÔI ĐI TẮM Ở SÔNG ДНЕПР КИЕВ. TỪ TRÁI: HẢO, TÂN, NINH, HỒ, THIỀM, THUÂN
Bác cả nhà em cũng đang giáo viên cấp 3 mà bỏ dạy đi lính, giờ vẫn chưa tìm được xác
Bố e khen bác viết chữ đẹp như tranh :(
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,210
Động cơ
408,243 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ đang nói về nhân vật Lê Ngọc Thiềm đúng không ạ?
Em có ảnh ông Lê Duẩn với Lê Ngọc Thiềm năm 1972, trước khi xảy ra vụ ném bom B-52
View attachment 7580263
Ông Lê Ngọc Thụ, (anh trai của Lê Ngọc Thiềm) là chủ nhiệm lớp em, lớp C2A Khoa hoá Đại học Tổng hợp, lúc đó sơ tán ở Đại Từ, Thái Nguyên
Hai anh em ông Thụ và Thiềm đẹp trai và cả hai đều là Phó Tiến sĩ Hoá học
1. Ông Thiềm về nước khoảng 1969, làm ở Tổ Hoá lý nếu tôi không nhầm
Lúc tôi làm luận văn tốt nghiệp thì ông đã vào bộ đội, nhưng trước đó tôi gặp ông nhiều lần
2. Ông Thuân trong hình bài báo nói, về nước làm việc ở Viện Vật Lý, đồng nghiệp của tôi và là cậu ruột một đồng nghiệp của tôi. Cả hai đều làm ở Viện Vật Lý
3. Chu Hảo trong hình bài báo nói, cũng làm việc ở Viện Vật Lý, Bí thư chi đoàn Thanh niên của chúng tôi từ 1972-1975. Chu Hảo cũng đẹp trai, là con trai cả của cụ Chu Đình Xương, Giám đốc Sở Liêm phóng Bắc Việt, người che ô cho Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lễ Quốc khánh 2/9/1945 và là người tổ chức bảo vệ Cụ từ Hải Phòng về Hà Nội an toàn khi Cụ từ Pháp về nước sau tạm ước 14/9/1946.
Cụ Xương bố trí một người đóng thế Cụ Hồ, để đánh lừa bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng. Tàu hoả đến Hà Nội, Cụ đóng thế lên xe. Cụ Hồ đi xe khác. Nhưng bọn thích khách Việt Nam Quốc Dân Đảng không mắc lừa. Chúng đuổi theo xe chở cụ Chu Đình Xương và Cụ Hồ, suýt bị chúng gây hại ở Cửa Nam, may mắn về đến nhà an toàn
Chuyện ám sát này cụ có thể làm 1 thớt ko ạ?
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Trong ký ức em nhớ - Mỹ ném bom miền Bắc 3 lần vào các năm: 1964/1968/1972
Sao Mỹ không ném bom liên tục từ 1964-1972?
Mỗi đợt ném bom có liên quan gì đến sự kiện nào không? Cho dù chúng ta là bên thắng cuộc nhưng ký ức chiến tranh vẫn ám ảnh khủng khiếp!
Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1 (1965 - 1968) = Chiến dịch Sấm Rền.
Khởi đầu bằng thất bại thảm hại của Mỹ trong Chiến tranh đặc biệt, Johnson muốn cứu vãn nên dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ 4/8/64 lừa Quốc hội Mỹ cho phép ông ta đánh ra miền Bắc mà k cần tuyên chiến. Trước khi QH Mỹ ra Nghị quyết Vịnh Bắc bộ thì ông ta đã tiến hành chiến dịch Mũi tên xuyên ném bom dọc các tỉnh ven biển miền Bắc từ 5/8/64. Sau đó là chiến dịch Sấm Rền ném bom toàn miền Bắc.
Chiến dịch này kết thúc bằng sự kiện Tết Mậu Thân 1968, Johnson xuống thang đề nghị gặp ta để đàm phán hòa bình ở Paris. Mỹ đòi ta phải cho Việt Nam Cộng hòa tham dự. Ta không đồng ý đồng thời đòi Mỹ phải chấp nhận sự tham gia của Mặt trận Dân tộc GPMNVN. Cuối cùng Johnson phải ngừng không kích để đổi lấy sự có mặt của VNCH.
Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 = Chiến dịch Linebacker từ 16/4 đến 23/10/72
Khởi đầu bằng thất bại của Mỹ Thiệu ở Đường 9 Nam Lào và áp lực tấn công Xuân Hè 1972 của ta, Nixon tuyên bố ngừng họp đàm phán Paris vô thời hạn đồng thời ném bom miền Bắc hòng kiếm 1 chiến thắng để chuyển lên bàn đàm phán trong thế mạnh. Mỹ tin là sẽ thắng bởi lực lượng ta đang tập trung cho chiến dịch Xuân Hè.
Kết thúc trước thềm bầu cử TT Mỹ, Nixon muốn xoa dịu dư luận Mỹ, tranh thủ cử tri Mỹ nên đã thỏa thuận hoàn thành văn bản Hiệp định Paris với ta, ngày 20/10/72 mà không cần quan tâm ý kiến của Thiệu.
Sau khi có văn bản Hiệp định, Nixon và Kissinger họp báo tuyên bố "Hòa bình đã ở trong tầm tay", con em Mỹ sắp được trở về, hãy bỏ phiếu cho Nixon. Kết quả Nixon đắc cử nhiệm kỳ 2 với kết quả cao chưa từng có trong suốt ls bầu cử tt Mỹ.
Điện Biên Phủ trên không (chủ đề thớt này) = Chiến dịch Linebacker 2
Khởi đầu bằng sự lật lọng của Nixon sau khi đắc cử TT Mỹ. Ông ta đòi sửa đổi toàn bộ văn bản Hiệp định đã thỏa thuận theo yêu cầu của Thiệu. Tuyên bố rằng nếu ta không đồng ý sẽ đưa Hà Nội, Hải phòng trở về thời kỳ đồ đá. Đàm phán đổ vỡ, cố vấn Lê Đức Thọ trở về nước báo cáo Bộ Chính trị chuẩn bị tình huống xấu nhất, khi về tới Hà Nội buổi chiều 18/12 thì đêm đó Mỹ bắt đầu ném bom.
Kết thúc thì như trong thớt này nhiều cụ đã thông tin. Thua trên bầu trời Hà Nội nên Nixon phải xuống thang đề nghị ta gặp lại trên bàn đàm phán. Do bị thua nên Mỹ k thể thương lượng trên thế mạnh mà buộc phải chấp nhận ký HĐ Paris với ta cơ bản theo thỏa thuận đã thống nhất ngày 20/10/72.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,343
Động cơ
899,769 Mã lực
Điện Biên Phủ trên không (chủ đề thớt này) = Chiến dịch Linebacker 2
Khởi đầu bằng sự lật lọng của Nixon sau khi đắc cử TT Mỹ. Ông ta đòi sửa đổi toàn bộ văn bản Hiệp định đã thỏa thuận theo yêu cầu của Thiệu. Tuyên bố rằng nếu ta không đồng ý sẽ đưa Hà Nội, Hải phòng trở về thời kỳ đồ đá. Đàm phán đổ vỡ, cố vấn Lê Đức Thọ trở về nước báo cáo Bộ Chính trị chuẩn bị tình huống xấu nhất, khi về tới Hà Nội buổi chiều 18/12 thì đêm đó Mỹ bắt đầu ném bom.
...
Thực ra cái câu "Đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá" đã có ngay từ những ngày đầu của chiến dịch Sấm rền 1, tức là đã được nói nhiều ngay sau ngày 5 tháng 8 năm 1964. Lúc đó ngoài câu này còn có thêm "Uy thế không lực Hoa kỳ!". Thời kỳ đầu không quân ta chưa có Mig (kể cả Mig 17) và cũng chưa có tên lửa SAM, mà phòng không cao nhất chỉ có cao xạ!
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Từ 1968 đường sắt qua TQ bị cắt, vận chuyển hình thức nào cũng không thể dễ dàng, mà LX thì có chủ trương hoà hoãn với Mỹ nên cũng miễn cưỡng, đến 1972 ta cử sứ thần sang nói lý đòi cho bằng được hàng về thì LX mới tìm cách ship qua nước thứ 3. Điều này trong phim tài liệu trên mạng có nói rõ, thậm chí ta còn phải vận động hành lang với các nước Đông Âu: VN bị Mỹ đánh te tua, ông LX không chịu giúp thêm vũ khí, thì lỡ các đồng chí có biến với bọn NATO sát bên thì làm thế nào, nên các đ/c sang nói đỡ chúng tôi 1 tiếng…
Có lẽ cụ nói đường sắt liên vận theo 1 chiều từ LX đi TQ? Năm 1969, lưu học sinh VN đi học các nước Đông Âu (Đức, Ba lan, Tiệp...) và LX vẫn đi tàu hỏa liên vận quốc tế tuyến từ HN- Bắc Kinh - Mãn Châu Lý- rồi vào đất LX và đi tiếp các nước Đông Âu.
 

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,047
Động cơ
32,545 Mã lực
Thực ra cái câu "Đưa miền Bắc Việt Nam về thời kỳ đồ đá" đã có ngay từ những ngày đầu của chiến dịch Sấm rền 1, tức là đã được nói nhiều ngay sau ngày 5 tháng 8 năm 1964. Lúc đó ngoài câu này còn có thêm "Uy thế không lực Hoa kỳ!". Thời kỳ đầu không quân ta chưa có Mig (kể cả Mig 17) và cũng chưa có tên lửa SAM, mà phòng không cao nhất chỉ có cao xạ!
À vâng, nguyên văn ông ấy nói là tiến hành hành động quân sự mạnh mẽ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top