Còn đây là Trích nhật ký công tác của Tổng tham mưu trưởng lục quân Đức, thượng tướng Ph. Gan-đe:
“23-6-1941 (ngày thứ 2 của cuộc chiến tranh)
Tình hình không được xác định đúng nhất trong báo cáo của bộ tham mưu tập đoàn quân 4:
đối phương ở trong túi Bê-lô-xtốc chiến đấu không phải để sống mà để giành lấy thời gian.
Tuy vậy, tôi không tin rằng bộ tư lệnh địch đã thực sự lãnh đạo các đơn vị của họ một cách thống nhất và có kế hoạch. Chắc chắn hơn cả là mọi sự điều động tại chỗ của các đơn vị lục quân và không quân đều bị động do cuộc tiến quân của chúng ta gây ra, chứ không phải là rút lui có tổ chức với những mục đích nhất định. Cho đến lúc này vẫn chưa thể nói có một cuộc rút lui có tổ chức như vậy.
Có lẽ tình hình ở vùng tiến quân của cụm tập đoàn quân “Bắc” là trường hợp ngoại lệ.
ở đây cuộc rút lui qua sông Đờ-vi-na Tây rõ ràng đã được sắp đặt và chuẩn bị trước. Tại sao lại có được sự chuẩn bị như thế, hiện nay chưa thể xác định được...
24-6-1941 (ngày thứ 3 của cuộc chiến tranh).
... Trên gần suốt cả mặt trận các đơn vị thuộc cụm tập đoàn quân “Bắc” (trừ sư đoàn 291 bộ binh đang tấn công vào Li-ba-va) đã đánh lui những cuộc phản kích mãnh liệt bằng xe tăng của địch, những cuộc phản kích này, theo dự đoán là của quân đoàn cơ giới mô-tô 3 được một vài lữ đoàn bộ binh cơ giới chi viện (quân đoàn cơ giới mô-tô đóng quân ở đây từ thời bình). Tuy vậy, cánh phải được tăng cường của cụm tập đoàn quân vẫn tiến được đến Vin-cô-mia (Úc-méc-ghe).
Trên đoạn này của mặt trận, người Nga cũng chiến đấu ngoan cường và quyết liệt.
24-6-1941 (ngày thứ 3 cửa cuộc chiến tranh).
Nói chung
bây giờ đã rõ ràng là quân Nga không nghĩ đến việc rút lui, trái lại họ đã tung ra tất cả những gì có trong tay để đánh lại các đơn vị Đức đã thọc sâu ... Vì thiếu hẳn những lực lượng dự bị chiến dịch lớn cho nên đối phương không thể phòng ngự tích cực có hiệu quả. Tuy vậy, trên dải biên giới có nhiều lực lượng dự trữ, điều đó
chứng tỏ rằng ngay từ đầu người Nga đã có kế hoạch phòng ngự ngoan cường ở vùng biên giới và họ đã lập ở đây những căn cứ tiếp tế cho kế hoạch đó.
26-6-1941 (ngày thứ 5 của cuộc chiến tranh).
Tin tổng hợp tối về ngày 25-6 và tin sáng ngày 26-6 cho biết:
“Rất tiếc là cụm tập đoàn quân “Nam” tiến quân chậm và đã bị những tổn thất đáng kể.
Về phía quân địch hoạt động đối phó với cụm tập đoàn quân “Nam”, người ta thấy có một sự lãnh đạo vững vàng và kiên quyết. Đối phương điều động liên tục những lực lượng mới và nguyên vẹn từ nội địa tới để đánh lại mũi dao nhọn bằng xe tăng của chúng ta. Địch không chỉ đưa lực lượng dự bị tới khu vực giữa của mặt trận như trước mà còn đưa cả tới sườn phía nam của cụm tập đoàn quân...
29-6-1941 (ngày thứ 8 của cuộc chiến tranh).
Tin tức từ mặt trận gửi về xác nhận rằng ở đâu người Nga cũng đánh đến người cuối cùng; số người ra hàng chỉ là lẻ tẻ ... Một điều đập vào mắt là trong phần lớn các đại đội pháo binh mà ta tóm được ta
chỉ bắt được rất ít tù binh. Một số trong bọn họ đã chiến đấu đến chết, một số khác thay quần áo giả làm nông dân để tìm cách ra khỏi vòng vây.
29-6-1941 (ngày thứ 8 của cuộc chiến tranh).
Tướng Ốt, chỉ huy bộ binh, báo cáo những cảm tưởng của mình về trận đánh trong vùng Grốt-nô.
Sự chống trả kiên quyết của người Nga đã bắt chúng tôi phải chiến đấu theo tất cả các quy định của điều lệnh chiến đấu của ta. Ở Ba Lan và các nước phương Tây chúng tôi đã có thể tự cho phép mình tùy tiện và không theo những nguyên tắc điều lệnh một phần nào; bây giờ thì không thể làm như thế được. Tác động của không quân đối phương đối với bộ đội ta xem ra rất yếu..."
Đó, tinh thần chiến đấu / kháng cự anh dũng, ngoan cường Quân đội Liên Xô trong những ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh, đã được chính Tướng Đức ghi chép lại trong nhật ký. Tư liệu lịch sử được Giu cốp trích dẫn lại trong Hồi ký của Ngài.
Và quý ngài
rachfan không biết lặn ngụp ở địa ngục thông tin nào, để có thể khẳng định như đúng rồi, là suốt mấy tuần đầu của cuộc chiến, quân đội Liên Xô chỉ toàn bỏ chạy tán loạn, đầu hàng vv vậy thưa quý ngài?