[Funland] 22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,121
Động cơ
270,549 Mã lực
Thành Cát Tư Hãn khác hẳn cụ ơi. Cứ đánh thoải mái, chỉ cần ra hàng trước khi thành bị hạ là vui vẻ huynh đệ ngay, sẵn sàng trọng dụng tướng đã hàng miễn là có năng lực.

Hitler thì chỉ chăm chăm đưa hàng binh vào lò thiêu.
Xét đi thì Hitler nghĩ rằng y đã thay trời hành đạo (giảm dân số cưỡng bức, chọn giống ưu sinh). Xóa bớt đi các chủng tộc/dân tộc người theo y là kém cỏi (từ thể chất đến trí tuệ). Sẽ không quá tệ nếu chúng ta không phải là con người. Rộng đất cho muôn loài.
Xét lại thì Hitler làm 1 việc nguy hiểm là làm giảm đa dạng về nhân chủng học. Cái nguy hiểm mà Hitler gây ra không phải chỉ là vấn đề đạo đức (dù hàng tỷ người đã nguyền rủa y) mà còn là tăng nguy cơ tuyệt chủng loài người.
Giả dụ Hitler thành công, trên trái đất chỉ còn lại chủng tộc Aryan quần què gì đó. Một ngày đẹp trời, một virus thích hợp sẽ xóa nốt sự tồn tại của cái gọi là chủng tộc Aryan.
Sự tồn tại của loài người kết thúc. Đúng kịch bản tận thế.
Xét góc độ này thì việc Hitler bị đánh bại là không thể cưỡng vì bản năng sinh tồn của toàn thể loài người lớn hơn ý chí của bất kỳ chủng tộc nào.
...trừ khi loài người suy đồi đến mức lại tiếp tục nảy ra suy nghĩ, cho rằng, ở một lục địa nào đó, có 1 dân tộc nào đó, đứng trên tất cả setup rule cho tất cả, ăn lãi suất cắt cổ trên đầu tất cả, tự cho mình là nhân vật chính cuối cùng của lịch sử nhân loại...
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
712
Động cơ
448,685 Mã lực
Không biết cụ đã ở Châu Âu vào mùa đông chưa ợ? Tôi đã ở cả Nga và Đức vào mùa đông nên có thể nói với cụ thế này: Mùa đông ở Nga và Đức khác hẳn nhau.

Mùa đông ở Đức phổ biến lạnh nhất đâu đấy tầm âm 13-15 độ và các đợt lạnh không kéo dài. Như năm 1929 được coi là lạnh nhất thế kỷ của Đức thì nhiệt độ trung bình cả mùa vẫn là - 4,4 độ. Còn mùa đông 1941 ở Nga/khu vực Moscow thì đặc biệt lạnh. Ngày 31/11/1941 Thống chế von Bock đã báo về Berlin trường hợp nhiệt độ là âm 45 độ C.

Quân Đức không quen và không được chuẩn bị đủ cho nhiệt độ này. (Nếu đã ở bên Châu Âu cụ sẽ thấy trên và dưới 20 độ âm nó khác nhau thế nào). Phía Đức báo cáo những 130 ngàn trường hợp lính Đức bị sốc lạnh. Cái nữa là xe cộ Đức không được thiết kế chế tạo cho nhiệt độ thấp như vậy: các cỗ xe tăng phải khởi động hàng tiếng trước khi động cơ đủ nhiệt độ để chạy chiến đấu.
Trong còm của cụ đã trả lời ngay cho cái cụ ko tin là ko phải mùa đông.
Mùa đông năm đó lạnh kỷ lục và cụ cho hỏi các động cơ và nhiên liệu thời đó của LX và Đức có cái nào vẫn chạy được dưới khí cái lạnh đó mà ko được đốt nóng ko? Ko có. Như vậy về mặt thời tiết cả 2 ảnh hưởng tới khí tài vũ khí và con người như nhau. Cụ Ngao thống kê hình như số lượng dân và lính LX chết vì lạnh còn hơn quân Đức ý chứ.
Vấn đề Đức quá tự tin LX sẽ sụp đổ nhanh chóng nên khâu hậu cần không chuẩn bị cho việc đánh lâu dài tới mùa đông -> Có phải đây là sai lầm chiến lược ko? Nếu Hitle nghe lời các tướng lĩnh của Đức thì có khi đã có chiến thắng này rồi.
Châu Au em mới đi chơi mùa xuân vài nước trên đầu ngón tay nên không biết mùa đông thế nào cụ nhá. :) Em muốn đi Nga mà chưa đi dược. :D
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,288
Động cơ
553,549 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Tôi không hiểu sao cụ ấy lại cực đoan thế. Đọc sử, nghiên cứu sử, có ý kiến riêng của mình là chuyện bình thường và đáng khuyến khích. Vả lại đây là sử nước ngoài, bình luận tự do có làm sao?

Tôi đã tự nhận vội vàng khi quy nạp Mặt trận Trung tâm Belorussia với các mặt trận khác. Nhưng ở Mặt trân Belorussia thì mọi thức đúng là rất tệ. Có 2 điều là 1/Cuối ngày 27/6/1941 Đức thông báo đã bắt làm tù binh 324 ngàn lính Liên xô riêng ở Mặt trận Trung tâm, trong khi tổng số quân L xô ở Mặt trận này là hơn 500 ngàn. Và 2/ Từ 22/6 đến 3-4/7/1941 ở Mặt trận Trung tâm, quân Đức kể cả bộ binh đã tiến được gần 700km từ Brest đến sát Smolensk.
Liên Xô xác định sai hướng chính của chiến dịch phía Đức, cũng có thể do đề cao giá trị của vùng công nghiệp Đôn bát và vựa lúa mì Ukren mà phía Liên Xô tập trung lực lượng nhiều hơn về phía nam. Mặt khác, ông Cu lích và ông Páp đều về phe thủ cựu trong tư duy chiến tranh dẫn tới thảm bại.n
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,288
Động cơ
553,549 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Trong còm của cụ đã trả lời ngay cho cái cụ ko tin là ko phải mùa đông.
Mùa đông năm đó lạnh kỷ lục và cụ cho hỏi các động cơ và nhiên liệu thời đó của LX và Đức có cái nào vẫn chạy được dưới khí cái lạnh đó mà ko được đốt nóng ko? Ko có. Như vậy về mặt thời tiết cả 2 ảnh hưởng tới khí tài vũ khí và con người như nhau. Cụ Ngao thống kê hình như số lượng dân và lính LX chết vì lạnh còn hơn quân Đức ý chứ.
Vấn đề Đức quá tự tin LX sẽ sụp đổ nhanh chóng nên khâu hậu cần không chuẩn bị cho việc đánh lâu dài tới mùa đông -> Có phải đây là sai lầm chiến lược ko? Nếu Hitle nghe lời các tướng lĩnh của Đức thì có khi đã có chiến thắng này rồi.
Châu Au em mới đi chơi mùa xuân vài nước trên đầu ngón tay nên không biết mùa đông thế nào cụ nhá. :) Em muốn đi Nga mà chưa đi dược. :D

Đúng như bác chém, kể cả về sau này các bên tích phân mổ xẻ đều chung đánh giá là cụ Le bấm độn sẽ thăm Hồng trường trước mùa đông Nga nên không có kể hoạch chuẩn bị cho người Đức chống chọi với mùa đông Nga.
 

Anita Emi

Xe điện
Biển số
OF-740031
Ngày cấp bằng
20/8/20
Số km
2,848
Động cơ
1,263,400 Mã lực
Tuổi
48
Tình hình châu Âu những năm cuối 1930 đầu 1940 như chia sẻ trong Hồi ký Giu cốp đây. Đậm đặc mùi chiến tranh; các nước đều đề phòng nhau; dè chừng nhau; Anh và Pháp thì chơi trò hai mặt thấy rõ đối với Liên Xô; chưa bao giờ chứng tỏ là đối tác đáng tin cậy đối với Liên Xô:

"...
Tại các hội nghị nổi tiếng một cách đáng buồn ở Muy-ních trong ngày 29 - 30 tháng 9-1938, Anh và Pháp đã thỏa thuận giao cho Đức vùng Xu-đét để “cứu vãn hòa bình vào phút cuối cùng”. Phái đoàn Tiệp Khắc chờ đợi quyết định về số phận nước mình ở ngoài lề hội nghị, còn Liên Xô thì không được mời dự. Chúng ta đã chuẩn bị giúp đỡ Tiệp Khắc, bộ đội không quân và xe tăng của chúng ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu; gần 40 sư đoàn đã được tập trung trong các vùng kế cận biên giới phía tây. Nhưng các giới cầm quyền hồi đó của Tiệp Khắc đã khước từ sự giúp đỡ này vì họ đã lựa chọn con đường đầu hàng nhục nhã. Ngày 16-3-1939, Đức chiếm đóng Pra-ha. “Việc hòa giải” với Hít-le đã đưa tới hậu quả tự nhiên của nó.
Một sự chuyển biến như vậy của tình hình, mà Liên Xô đã nhiều lần vạch ra từ trước, đã đặt ra cho Anh và Pháp một câu hỏi là: nếu Hít-le, mà họ đang xúi bẩy tấn công sang phía đông, lại bất thình lình quay về đánh phía tây thì sao? Thế là lại diễn ra vòng mới những cuộc thương lượng, những cuộc gặp gỡ và những cuộc hội họp nhằm làm cho Hít-le khiếp sợ trước khả năng có một sự liên minh quân sự với Liên Xô. Trong lúc yêu cầu Liên Xô giúp đỡ trong trường hợp Đức xâm lược thì Đa-la-đi-ê và Săm-béc-lanh lại không chịu đảm nhận bất kỳ một nghĩa vụ nghiêm chỉnh nào.
Các cuộc thương lượng năm 1939, kể cả các cuộc thương lượng giữa các phái đoàn quân sự ba nước mà chúng tôi sẽ nói tới dưới đây, đều đã bế tắc.
Tóm lại, nếu nói đến châu Âu là phải nói đến áp lực của Hít-le và tính tiêu cực của Anh và Pháp. Nhiều biện pháp và đề nghị của Liên Xô nhằm xây dựng một hệ thống an ninh tập thể có hiệu lực đều đã không được các nhà lãnh đạo các nước tư bản chủ nghĩa ủng hộ. Và điều này cũng là tự nhiên thôi. Toàn bộ sự phức tạp, trái ngược và sự bi thảm của tình thế đã sản sinh ra từ chỗ các giới cầm quyền ở Anh và ở Pháp mong muốn đẩy cho Đức và Liên Xô chạm trán với nhau.
Khi mà bom còn chưa nổ trong nhà riêng của họ thì các lợi ích giai cấp của bọn đồng minh xưa kia trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã dẫn tới một thái độ: lùi bước trước Hít-le. Đa-la-đi-ê và Săm-béc-lanh ảo tưởng rằng họ sẽ thành công trong việc làm đảo lộn được tất cả kịp thời, chạy thoát được khỏi bức tường phát-xít màu nâu đã nghiêng ngả và sắp đổ sập, thậm chí họ còn tưởng rằng, đến phút cuối cùng sẽ xô được nó sang phía Liên Xô. Thậm chí, đến ngày 1-9, khi Đức đã tấn công Ba Lan rồi mà Anh và Pháp, đồng minh của Ba Lan, trên thực tế, vẫn không hề nhúc nhích tí nào tuy họ có tuyên chiến với Đức.
I-ốt, tham mưu trưởng tác chiến thuộc bộ chỉ huy tối cao của Đức, đã công nhận trước tòa án Nu-rem-be rằng : “Nếu chúng tôi không bị đánh bại ngay trong năm 1939 thì chỉ là vì khoảng 110 sư đoàn của Anh và của Pháp, đóng đối diện với 23 sư đoàn Đức lúc chúng tôi đang đánh nhau với Ba Lan đã hoàn toàn án binh bất động ở phía tây”.
Chính phủ quý tộc Ba lan đã khước từ sự giúp đỡ của Liên Xô. Họ “cảnh giác” xây dựng những tuyến phòng thủ và chiến lũy ở phía đông để chuẩn bị chiến tranh với Liên Xô trong khi đó thì quân đội Hít-le lại từ phía tây, phía bắc và phía nam tiến vào và đã nhanh chóng chiếm đoạt được các kho vũ khí. Dù những người yêu nước Ba Lan đã chiến đấu rất anh hùng, quân Đức vẫn vây hãm được quân đội Ba Lan vào trong một cái “chảo” lớn. Thế chiến thứ hai tiếp diễn trên một quy mô ngày càng lớn...."

Còn tháng 5 năm 1940 khi Giu cốp về Moókva sau chiến thắng quân Nhật để nhận Quân hàm Đại tướng và Tư Lệnh Kiev, Giu cốp đã được gặp trực tiếp Stalin và có hỏi thăm Stalin tiến trình những cuộc chiến đấu giữa nước Đức và khối Anh - Pháp. Câu hỏi của Giu cốp như sau:

- Nên hiểu tính chất hết sức tiêu cực của cuộc chiến tranh ở phía tây như thế nào, và chiến sự dự kiến sẽ phát triển sau này ra sao?

I V Xta-lin khẽ cười, nói :
- Chính phủ Pháp do Đa-la-đi-ê cầm đầu và chính phủ Anh do Săm-béc-lanh cầm đầu không muốn nhảy vào chiến tranh thực sự với Hít-le. Chúng vẫn nuôi hy vọng đẩy Hít-le gây chiến với Liên Xô. Năm 1939, chúng từ chối không thành lập khối chống Hít-le với chúng ta, như vậy là chúng không muốn bó tay Hít-le trong việc xâm lược Liên Xô. Nhưng không có kết quả gì đâu. Chính bọn chúng rồi sẽ phải đền tội về đường lối thiển cận ấy. ..."


Đấy, cái không khí chiến tranh đậm đặc ấy. Hồi ký của một nhân vật lịch sử có uy tín; một Nguyên soái vĩ đại và huyền thoại của Liên Xô. Tư liệu lịch sử quý báu và đáng tin cậy về Cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại của Nhân dân Liên Xô.

Và có một vài quý ngài ở đây:

- Ngài thì nói sai lời của Giu cốp. Đọc Hồi ký của Giu cốp không kỹ; nhớ không chính xác những nội dung những chi tiết trong Hồi ký . Để rồi đưa thông tin SAI về Stalin và nói đó là lời Giu Cốp trong Hồi ký! Không trích dẫn không link kiểm chứng. Và SAI. Và thơn thớt nói là "Trong hồi ký Giu cốp"! Như đúng rồi! Đó là Quý ngài Ngao5

- Ngài thì kiên quyết không tin những thông tin những tư liệu trong Hồi ký Giu cốp. Người sinh sau WW2 dễ có đến mấy chục năm. Sau gần 90 năm thì không biết quý ngài này căn cứ vào nguồn nào, thông tin nào để khẳng định những điều hoàn toàn trái ngược với Hồi ký Giu cốp cũng như những nguồn tư liệu lịch sử chính thống khác. Nào thì quân đội Liên Xô toàn bỏ chạy lẫn đầu hàng trong những mấy tuần đầu chiến tranh. Nào thì Liên Xô lẫn Stalin hoàn toàn bất ngờ, không phòng thủ tí gì, theo quý ngài đó có vẻ Liên xô ký xong cái hiệp ước với Đức là chắc chỉ ăn no ngủ kỹ rồi chờ Đức quốc xã đến xơi tái vv. Toàn suy diễn chứ không hề có bất cứ link kiểm chứng hay link thông tin ohaan tích đâu đó để tham chiếu. Chỉ suy diễn và khẳng định như đúng rồi! Những suy diễn không khác gì Lật sử, đối với lịch sử chiến thắng vĩ đại của một dân tộc, một quốc gia vĩ đại. là quý ngài rachfan .

Thiết nghĩ Otofun không nên dung dưỡng, để tồn tại những kiểu đưa thông tin SAI như quý ngài Ngao5 ; hay suy diễn theo chiều hướng Lật sử trắng trợn như quý ngài rachfan ạ!
Tranh luận tử tế, đừng công kích cá nhân cụ ạ.

Cụ rachfan căn cứ vào tốc độ hành quân đánh chiếm của quân Đức trong những ngày đầu chiến tranh, cùng với số tù binh bị bắt được để đưa ra nhận định là quân Liên Xô rút chạy và đầu hàng tan tác là hoàn toàn có lý. Nếu Hồng quân chuẩn bị kỹ lưỡng, thì lính Đức không thể tiến nhanh như vậy, nếu Hồng quân chiến đấu tử thủ, thì số thương vong sẽ rất cao và số tù binh rất ít.

Một ngày tiến quân đến mấy chục km và bị bắt phần lớn làm tù binh, thì không có cách giải thích nào hợp lý hơn là tan tác rút chạy. Khác hẳn với mức độ giằng co và đẫm máu của các chiến dịch phòng thủ Moscow và Leningrad sau này.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,828
Động cơ
582,344 Mã lực
Zhukov nói thẳng là LX chậm đưa ra thực hiện những biện pháp cơ bản của kế hoạch tác chiến - động viên nhằm chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược có thể xảy ra vì Stalin bị Đức lừa:


Trong kế hoạch tác chiến năm 1940 mà sau khi chỉnh lý đã được áp dụng trong năm 1941, có đề ra:
- trong trường hợp có nguy cơ chiến tranh, tất cả các lực lượng vũ trang phải ở trong tư thế hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu;
- lập tức tiến hành ở trong nước việc động viên nhập ngũ;
- phát triển các đơn vị đúng với biên chế thời chiến theo kế hoạch động viên;
- tập trung và triển khai tất cả lực lượng được động viên trên các vùng biên giới phía tây theo kế hoạch của các quân khu gần biên giới và của Bộ tổng tư lệnh.


Những biện pháp đề ra trong kế hoạch tác chiến và động viên nói trên chỉ được thi hành khi có quyết định đặc biệt của Chính phủ. Quyết định đặc biệt đó mãi tới rạng sáng ngày 22-6-1941 mới có. Còn trong những tháng gần sát chiến tranh, các chỉ thị của cơ quan lãnh đạo không thấy đề ra những biện pháp cần tiến hành khẩn cấp trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt uy hiếp.

Tất nhiên, nảy ra vấn đề: vì sao cơ quan lãnh đạo do I.V. Xta-lin đứng đầu không thực hiện những biện pháp của kế hoạch tác chiến thời chiến mà mình đã phê chuẩn?

Về những thiếu sót và sự tính sai này, người ta thường quy vào lỗi của I.V. Xta-lin. Tất nhiên, I.V.Xta-lin quả là có những thiếu sót nhưng không thể xem xét nguyên nhân các khuyết điểm đó tách rời những quá trình và hiện tượng lịch sử khách quan, tách rời toàn bộ khối tổng hợp các nhân tố kinh tế và chính trị. Không có gì giản đơn hơn việc trở lại từ đầu để đánh giá các sự kiện khi tất cả mọi hậu quả của nó đã rõ ràng. Và không có gì phức tạp bằng việc phân tích rõ được toàn bộ khối tổng hợp các vấn đề, toàn bộ sự đấu tranh giữa các lực lượng, đối chiếu rất nhiều các ý kiến, các tài liệu và các sự việc ngay trong thời kỳ lịch sử đó.

So sánh và phân tích tất cả những lời của I.V. Xta-lin nói với những người gần gũi trong những lần tôi có mặt, tôi nhận thấy một điều chắc chắn: tất cả ý nghĩ và việc làm của I.V. Xta-lin đều quán triệt một mong muốn: tránh chiến tranh và tin tưởng rằng có thể đạt được điều đó.

I.V. Xta-lin hiểu rất rõ rằng, chiến tranh với một quân thù mạnh và có kinh nghiệm như Đức phát-xít có thể sẽ gây ra cho nhân dân Liên Xô những tai họa như thế nào, vì vậy I.V. Xta-lin cũng như toàn thể Đảng ta cố tìm cách ngăn chặn nó lại.

Bây giờ ngay trước mắt chúng ta, đặc biệt trong những tài liệu được công bố rộng rãi, về cơ bản có đủ những tài liệu báo trước về cuộc tiến công đã chuẩn bị đánh vào Liên Xô và về việc quân đội Đức đã tập trung ở biên giới nước ta, v..v... Nhưng, các tài liệu thu thập được sau khi phát-xít Đức bị đánh bại lại chứng minh rằng, hồi đó, nhiều tin tức, thông báo hoàn toàn thuộc loại khác đã được đưa tới bàn làm việc của Xta-lin. Đây là một ví dụ.

Theo lệnh của Hít-le đưa ra trong cuộc họp ngày 3-2-1941, tổng tham mưu trưởng Đức, thống chế Cây-ten ngày 15-2-1941 đã ra “chỉ thị đặc biệt về việc đánh lạc hướng đối phương”. Để giữ kín việc chuẩn bị cho chiến dịch “Bác-ba-rô-xơ”, cục tình báo và phản gián bộ tổng tham mưu quân Đức đã đề ra và thực hiện rất nhiều biện pháp nhằm tung ra những lời đồn và tin tức giả. Việc điều quân sang phía đông được dựng lên như là “thủ đoạn đánh lạc hướng lớn nhất trong lịch sử để làm cho người ta không chú ý đến những công việc chuẩn bị cuối cùng cho cuộc xâm nhập vào Anh”.
Những tài liệu về địa dư nước Anh được in ra rất nhiều. Nhân viên phiên dịch tiếng Anh được phái thêm đến các đơn vị quân đội. Việc “phong tỏa” một số vùng trên bờ eo biển Măng-sơ, Pa-đơ Ca-le và ở Na Uy được chuẩn bị. Tin về quân đoàn đổ bộ đường không tưởng tượng được tung ra. Những ụ tên lửa giả được bố trí trên bờ biển. Trong quân đội truyền bá tin về khả năng được đi nghỉ trước khi đánh Anh, và về khả năng quân Đức sẽ vượt qua lãnh thổ Liên Xô để đánh Ấn Độ. Để làm cho giả thuyết về việc đổ bộ sang Anh thêm phần đúng sự thật, Đức đề ra những kế hoạch đặc biệt mang mật hiệu “cá mập” và “đinh ba”. Bộ máy tuyên truyền hoàn toàn quay vào việc chống Anh và thôi không chống Liên Xô như thường lệ nữa. Các nhân viên ngoại giao cũng tham gia vào công việc này, v..v...

Những tài liệu về tin tức giả đó cộng với tình trạng thiếu sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang đã làm cho I.V. Xta-lin hết sức thận trọng khi đưa ra thực hiện những biện pháp cơ bản của kế hoạch tác chiến - động viên nhằm chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược có thể xảy ra.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,828
Động cơ
582,344 Mã lực
Zhukov nói thẳng sai lầm phía LX là đã tính toán sai thời điểm xảy ra chiến tranh:


Chúng ta đã tính sai thời gian có thể nổ ra cuộc tiến công của Đức phát-xít, và đó là nguyên nhân đưa đến những sơ suất trong việc chuẩn bị chống lại những trận đánh đầu tiên.

Những nhân tố tích cực mà tôi đã nói tới, đã phát huy tác dụng liên tục, phát triển ngày càng rộng hơn và mạnh mẽ hơn, trong suốt cuộc chiến tranh từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng, và đã tạo điều kiện cho thắng lợi.

Nhân tố tiêu cực - tính sai thời gian - đã gây tác động, rồi dần dần giảm đi, nhưng đã hết sức làm tăng ưu thế khách quan của quân thù, bổ sung ưu thế tạm thời cho chúng và do đó đã gây nên tình hình nặng nề cho chúng ta trong thời gian đầu chiến tranh.

Năm 1940, Đảng và Chính phủ đã thông qua một loạt những biện pháp bổ sung để tăng cường quốc phòng. Song, khả năng kinh tế đã không cho phép trong thời gian ngắn đến như thế có thể thực hiện được trọn bộ những biện pháp đã định về mặt tổ chức và các mặt khác đối với lực lượng vũ trang. Chiến tranh đã đến vào lúc đất nước đang trong giai đoạn cải tổ, vũ trang lại và huấn luyện lại các lực lượng vũ trang, đang xây dựng những lực lượng hậu bị cần được động viên và các lực lượng dự trữ của Nhà nước. Vì không định gây ra chiến tranh và mong cố tránh nó, nhân dân Liên Xô đã dành mọi sức lực vào việc thực hiện các kế hoạch kinh tế hòa bình. Trong tình hình. nguy cơ chiến tranh đã chín muồi, chúng tôi, các cán bộ quân sự, có lẽ đã không làm tất cả những gì có thể làm, để I.V. Xta-lin thấy rõ là chiến tranh rất gần rồi và để chứng minh sự cần thiết phải thực hiện những biện pháp cấp bách mà các kế hoạch tác chiến và động viên đã đề ra.

Tất nhiên, những biện pháp đó có thể không đảm bảo được thắng lợi hoàn toàn trong việc chống lại cuộc tiến công của quân địch, bởi vì lực lượng đôi bên quá chênh lệch. Nhưng có thể là quân đội ta sẽ bước vào chiến đấu một cách có tổ chức hơn, và, do đó, gây cho địch những tổn thất lớn hơn nhiều nữa. Các trận phòng ngự có kết quả của các đơn vị ở các vùng Vla-đi-mia - Vô-lưn-xcơ, Ra-va - Rút-xcai-a, Pê-rê-mư-slơ và trên các trận địa của Phương diện quân miền Nam đã chứng tỏ điều đó.
 

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,828
Động cơ
582,344 Mã lực
Trước ngày Đức tấn công một ngày bắt được một lính Đức nói ngày mai sẽ tấn công nhưng Stalin vẫn chỉ cho là Đức khiêu khích


Tối 21-6 tham mưu trưởng quân khu Ki-ép – trung tướng M.A. Puốc-ca-ép gọi dây nói cho tôi và báo cáo rằng một lính Đức chạy sang gặp quân biên phòng của ta, tên này đã quả quyết ràng quân Đức đang tới các địa điểm xuất phát tiến công, cuộc tiến công sẽ bắt đầu vào sáng 22-6. Tôi lập tức báo cáo với Ủy viên nhân dân quốc phòng và I.V. Xta-lin những điều mà M.A. Puốc-ca-ép báo cáo. I.V.

Xta-lin nói:
- Mời đồng chí cùng với đồng chí Ủy viên nhân dân quốc phòng tới Crem-lanh.

Mang theo bản dự thảo mệnh lệnh cho quân đội, tôi cùng với Ủy viên nhân dân quốc phòng và trung tướng N.Ph. Va-tu-tin đi vào Crem-lanh. Dọc đường chúng tôi nhất trí với nhau dù thế nào cũng phải đề nghị bằng được quyết định ra lệnh cho quân đội sẵn sàng chiến đấu.
I.V. Xta-lin một mình đón chúng tôi. I.V. Xta-lin rất tư lự.

- Liệu có thể là bọn tướng Đức tung người chạy sang để khiêu khích gây ra xung đột không? - I.V. Xta-lin hỏi.

- Không. - X.K. Ti-mô-sen-cô trả lời - chúng tôi cho rằng người chạy sang đó nói đúng sự thật.
Lúc này các ủy viên Bộ chính trị bước vào phòng làm việc của I.V. Xta-lin.

- Chúng ta sẽ làm gì? - I.V. Xta-lin hỏi.

Không có câu trả lời tiếp theo.

- Cần phải ngay tức khắc ra lệnh chuyển tất cả các đơn vị các quân khu gần biên giới vào tư thế triệt để sẵn sàng chiến đấu - Ủy viên nhân dân quốc phòng nói.

- Các đồng chí đọc xem! - I.V. Xta-lin trả lời.

Tôi đọc bản dự thảo mệnh lệnh.

I.V. Xta-lin nói:
- Bây giờ ra mệnh lệnh đó còn sớm, vấn đề còn có thể giải quyết được bằng con đường hòa bình. Cần phải ra mệnh lệnh vắn tắt, trong đó nói rằng, cuộc tiến công có thể nổ ra do hành động khiêu khích của các đơn vị quân Đức. Bộ đội các quân khu gần biên giới không được rơi vào bất kỳ sự khiêu khích nào để khỏi gây ra những rắc rối.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Mặt trận Moscow tháng 10 và 11/1941
Tuy bị thiệt hại nặng nề, nhưng Hồng Quân đã cầm châm được quân Đức ở Smolensk, làm hỏng chiến thuật đánh chớp nhoáng của quân Đức. Đến 30/9/1941, Quân Đức tổng thể vẫn cách Moscow (tuỳ chỗ) chừng khoảng 200 đến 300 km. Lực lượng Đức tuy sứt mẻ, nhưng vẫn trội hơn Liên Xô về quân số và vũ khí. Nhưng Hồng Quân đã xốc lại được đội hình tuy ở thế phòng thủ yếu cả quân số lẫn vũ khí.
Đến 30/9/1941
Đức có
- 1.929.400 lính (từ 72 đến 78 Sư đoàn)
- 1.700 – 2.470 xe tăng
- 14.000 pháo và súng cối
- 1.390 máy bay
Phía Liên Xô
- 1.252.500 lính
Vũ khí ít hơn con số ở giai đoạn phản công
Giai đoạn phản công
- 1.021.700 lính
- 10.500 pháo và súng cối (trong đó có 1.200 pháo chống tăng)
- 1.044–3232 xe tăng
- 545 máy bay
Ngày 30/9/1941. Đức tấn côngtuyến phòng thủ thứ nhất của Liên Xô, sau mười hai ngày chiến đấu, hôm 11 tháng 10, quân Đức đã phá được tuyến phòng thủ thứ nhấtn và quân Đức đến gần Moscow thêm từ 50 đến 100 km, từ Kalinin, qua Volokolamsk, Mozhaysk, Kaluga, bị đứt đoạn ở Dubna - Plavsk, sau đó tiếp tục từ Mtsensk, qua Ponyri đến phía bắc Kursk
Sau khi mất tuyến phòng thủ thứ nhất, tình hình Moskva nguy ngập: trong khoảng 10 ngày, từ 14 tập đoàn quân phòng thủ, nay chỉ còn 8 tập đoàn quân bảo vệ tuyến Volokolamsk – Mozhaysk – Kaluga với 9 vạn sĩ quan và binh sĩ (tương đương với biên chế đầy đủ của một tập đoàn quân); 4 tập đoàn quân đã bị bao vây, một phần bị tiêu diệt và bị bắt, một phần bị tan rã; 2 tập đoàn quân khác bị đẩy xa Moscow xuống phía Tây Nam. Có đến 662.000 sĩ quan và binh sĩ Xô Viết bị tử trận hoặc bị bắt làm tù binh tại khu vực Rzhev - Vyazma.
Trong những giờ phút nghiêm trọng nhất, đã có lúc Tổng tư lệnh Stalin yêu cầu tướng Zhukov nói thẳng, nói thật liệu có thể giữ được Moskva không. Tướng G. K. Zhukov cam đoan sẽ giữ được nếu có thêm hai tập đoàn quân và 200 xe tăng. Stalin đáp ứng tất cả các yêu cầu của G. K. Zhukov về bộ binh và các phương tiện, riêng xe tăng thì không còn dự trữ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Rạng sáng ngày 5 tháng 10, Hội đồng Quốc phòng Nhà nước Xô Viết thông qua Nghị quyết về việc bảo vệ Moscow; điều động 11 sư đoàn bộ binh, 16 lữ đoàn xe tăng, hơn 40 trung đoàn pháo lấy từ các phương diện quân khác và các quân khu nội địa: Ural, Kazal, Perm, Samara, Trung Á, Viễn Đông.
Quân số nhiều sư đoàn được bổ sung bằng các đơn vị dân quân và phụ nữ; nhiều trung đoàn bộ binh và pháo binh chống tăng gồm toàn phụ nữ chưa kịp huấn luyện, nhiều đơn vị chỉ được trang bị chống tăng bằng chai xăng. Tuy trình độ huấn luyện chiến đấu của các đơn vị Hồng quân lúc này chưa thành thạo nhưng tinh thần quyết tâm tử thủ bảo vệ thủ đô của họ lại rất cao.
Quân đội Xô Viết tập trung các lực lượng còn lại tại bốn hướng chính là Volokolamsk, Mozaysk, Maloyaroslavets và Kaluga. Hàng trăm nghìn đảng viên Cộng-sản và đoàn viên thanh niên Cộng-sản Moscow đã lên đường ra mặt trận. Khoảng 25 vạn công dân Moscow, chủ yếu là phụ nữ và thanh thiếu niên đã tham gia xây dựng các công trình phòng thủ thành phố, đào 128 km hào giao thông phục vụ chiến đấu, 72 km hào chống tăng, lắp đặt 52.500 chướng ngại vật chống tăng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Ngày 19 tháng 10, Hội đồng quốc phòng đã ra lệnh giới nghiêm Moscow và các vùng phụ cận. Khu vực nội đô được chia thành các ô vuông phòng thủ để sẵn sàng chiến đấu trong thành phố. Trong tình trạng bị vây hãm, Moscow vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Tất cả các nhà máy xí nghiệp của thủ đô tập trung sản xuất vũ khí và thiết bị chiến đấu. Mọi người làm việc 12-18 giờ một ngày. Một bộ phận nhà máy công nghiệp, phần lớn các công sở, những người không có nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu, người già và trẻ em đã được lệnh sơ tán. Quân dân Moscow hưởng ứng lời kêu gọi: "Chiến đấu bảo vệ Moscow đến giọt máu cuối cùng!".
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Ngày 14 tháng 10 năm 1941 quân Đức tổng tấn công tuyến phòng thủ thứ hai của Quân đội Liên Xô. Để tránh hệ thống vật cản chống tăng tại hướng chính diện, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm Đức điều Tập đoàn quân xe tăng 3 của tướng Hoth và một bộ phận Tập đoàn quân xe tăng số 4 của Hopner tấn công vào Kalinin (Калинин), Klin (Клин) và Volokolamsk (Волоколамск) trên hướng Tây Bắc mặt trận. Tập đoàn quân 9 (Đức) kiềm chế Phương diện quân Tây Bắc, bảo vệ sườn trái cho tập đoàn quân xe tăng 3. Trong ngày hôm đó Quân đoàn xe tăng 9 của Tập đoàn quân xe tăng 3 (Đức) đánh bật Tập đoàn quân 31 (Liên Xô) ra ngoại ô phía Bắc Kalinin (Калинин) và chiếm thành phố này. Ngày 15 tháng 10, thành phố Volokolamsk (Волоколамск) bị chiếm.
 

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
712
Động cơ
448,685 Mã lực
Đó chính cụ đã tự trả lời: Đức tự tin là sẽ thắng L xô trước mùa đông nên không chuẩn bị đủ đồ chống rét. Nhắc lại là phía Đức đã ghi nhận 130 ngàn trường hợp binh lính bị sốc lạnh.

Về vật lý thì cái lạnh tác động người Đức và người Nga như nhau, nhưng người Nga đã quen nên chịu đựng giỏi hơn. Và cái nữa là lính Nga có đằng sau là hậu phương lớn nên có thể bổ sung đồ ấm đầy đủ, trong khi lính Đức không đủ đồ mùa đông thích hợp.

Không kể việc bị đẩy lùi 150km thì Chiến dịch Moscow phía Đức vẫn thiệt hại ít hơn: 350 đến 400 ngàn chết và bị thương, trong khi Liên xô là 600-700 ngàn. Nhưng phải để ý rằng đây là lần đầu tiên chênh lệch giữa 2 bên ít như vậy. Như Chiến dịch Smolensk vài tháng trước, phía Đức chỉ chết và bị thương 115 ngàn lính trong khi L xô những 760 ngàn.
Hehe, cụ nói thế thì trận pháo đài Brest đã tới mùa đông chưa mà Đức với quân số vượt trội, trang bị hỏa lực mạnh hơn nhiều nhưng mất bao lâu để chiếm được nó. Đấy là ví dụ cho cụ thấy khi tinh thần con người đủ mạnh sẽ vượt qua được nghịch cảnh đấy.
Nếu quân Đức đánh tập trung vào Mosscow mà ko dàn trải thành 3 mũi. Thì có thêm 10 mùa đông cũng ko ngăn nổi Đức cụ nhá. Đức đánh nhanh thắng nhanh lại càng tâm lý chủ quan khinh thường đối thủ, cho đến khi LX bị dồn tới chân tường ( cụ tưởng tưởng chó dồn chân tường nó sẽ như nào) thì sức mạnh và cái phi thường của mỗi người lính nó mới bộc lộ.
Nếu chỉ cần Đức ới Nhật 1 câu, chú điều mấy sư đoàn tới sát biên giới nghĩ bình giúp anh cái để a xơi Moss trước rồi giúp chú em chén TQ sau. Lúc đó có quân mà điều về phong thủ nữa ko?
Nhìn tổng thể ra cụ nhé, chứ đọc nhiều sách nữa mà ko có tư duy phản biện cũng vứt cụ ah.
Bọn tư bản nó dạy em là cần có critical thinking ấy và cái thiên kiến của cụ nó lớn quá. Khi cụ thiếu tư duy phản biện và có cả thiên kiến thì nói nữa chắc cụ cũng ko thấy thuyết phục đâu.
Thế nên e chỉ còm phát này rồi xem ảnh cụ Ngao nhá. Tiễn cụ 😁🤣😁
 

newbieshn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,456
Động cơ
212,007 Mã lực
Trong Hồi ký, Giu cốp cũng có trích dẫn vài đoạn trong cuốn sách của tướng Đức Quốc xã Kurt von Tippenskirch, người mà khi sắp nổ ra Thế chiến thứ hai đã được Hít-le cử làm Cục trưởng cục tình báo thuộc bộ Tổng tham mưu quân đội Đức:

"... chúng ta không thể che giấu khỏi con mắt tình báo Liên Xô trọng điểm sức mạnh quân sự của chúng ta ngày càng chuyển dần sang phía đông. Bộ tư lệnh Nga đã có những biện pháp đối phó. Ngày 10-4, Hội đồng quân sự tối cao dưới sự chủ tọa của Ti-mô-sen-cô đã quyết định chuyển tất cả các đơn vị bộ đội đóng quân ở phía tây vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Ngày 1-5, đã tiến hành thêm nhiều công tác chuẩn bị gấp rút cho chiến tranh và áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ biên giới phía tây của Liên Xô...
Liên Xô đã chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự với tất cả khả năng có thể có. Bất ngờ về chiến lược là điều mà bộ tư lệnh Đức không hy vọng thực hiện. Kết quả cao nhất có thể đạt được là giữ bí mật được thời gian tiến công, giành lấy sự bất ngờ về chiến thuật để dễ dàng xâm nhập vào đất của đối phương”.
1-5, họ (tức Liên Xô) đ tiến hành thêm nhiều công tác chuẩn bị gấp rút cho chiến tranh và áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ biên giới phía tây của Liên Xô...
Liên Xô đã chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự với tất cả khả năng có thể có. Bất ngờ về chiến lược là điều mà bộ tư lệnh Đức không hy vọng thực hiện. Kết quả cao nhất có thể đạt được là giữ bí mật được thời gian tiến công, giành lấy sự bất ngờ về chiến thuật để dễ dàng xâm nhập vào đất của đối phương”.

Giu cốp trích dẫn Hồi ký của Tướng Đức quốc xã, để bác bỏ một số ý kiến / nhận định đâu đó, là phía Liên Xô hoàn toàn bất ngờ, không phòng bị gì về cuộc tấn công bất ngờ của Đức

Tướng tình báo Đức đã bâo cáo cho Hít le như thế. Hồi ký của Tướng đó được xuất bản và phổ biến công khai sau chiến tranh. Báo cáo về nhiều công tác chuẩn bị gấp rút cho chiến tranh của Liên Xô, Liên Xô đã chuẩn bị cho cuộc xung đột quân sự với tất cả khả năng có thể có.

Và quý ngài rachfan sau gần 90 năm không biết lấy thông tin từ đâu để khẳng định Liên Xô hoàn toàn không chuẩn bị gì vv

(Đề nghị các mod hungalpha; Thích Là Bụp đọc còm này của em và xem xét xử lý còm số #409 trang 21 của nick rachfan)

XPQ
 
Chỉnh sửa cuối:

Phỗng new

Xe điện
Biển số
OF-376932
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
4,793
Động cơ
331,751 Mã lực
Đọc hồi ký Zhukov em thấy nói cụ Stalin giai đoạn đầu chiến tranh sai lầm nhiều. Đại khái là trình không cao nhưng thích chỉ đạo tướng lĩnh đánh theo ý mình. Đơn cử là sau khi thất bại trong việc chiếm Moscow, các tướng lĩnh Hồng quân đã dự báo Hitler sẽ chuyển hướng xuống phía Nam, đánh chiếm Kiev. Stalin không nghe, không tăng viện cho phía Nam, đòi phản công ở mặt trận trung tâm. Kết quả là mất Ukraine, quân Đức còn đánh 1 mạch đến Stalingrad.
Cũng may về sau Stalin tỉnh táo, giao quyền cho Bộ tổng tham mưu, chỉ điều phối chung thôi.
Ngược với Hitler, giai đoạn sau dẹp hết các ban bệ tham mưu, dùng cảm xúc và trình độ quân sự của 1 ông lính quèn, tự mình làm tổng tư lệnh.
 

newbieshn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-473903
Ngày cấp bằng
29/11/16
Số km
1,456
Động cơ
212,007 Mã lực
Còn đây là về Tinh thần Chiến đấu của Quân đội Liên Xô trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh:

Nhận định của Giu Cốp trong Hồi ký:

"... mọi ý định của nhóm cầm đầu Hít-le, mặc dù có những thắng lợi gì đi nữa, cũng đã bị đập tan triệt để như thế nào. Tất cả điều đó đã có những hậu quả rất sâu xa mà chúng tôi sẽ còn có dịp nói đến vài lời.

Bước đầu tiên đặt chân lên đất nước ta, quân đội phát-xít đã vấp phải cái gì? Cái gì trước tiên đã ngăn cản làm cho chúng không thể tiến quân theo tốc độ quen thuộc của chúng? Đó chính là chủ nghía anh hùng tập thể, sự đánh trả quyết liệt của quân đội ta, ý chí kiên cường và lòng yêu nước vĩ đại của quân đội và nhân dân ta..."

Để cho khách quan, Giu Cốp trích dẫn Ghi chép / nhật ký của chính những tướng Đức quốc xã trực tiếp tham gia cuộc tấn công; cũng như thông tin Báo chí Đức trong những ngày đó. (Những ghi chép và những bài viết trên báo chí Đức vẫn còn được lưu lại như những tư liệu lịch sử)

"...Các cuộc chiến đấu ác liệt vẫn tiếp diễn trên khắp mặt trận đến ngày 3-7. Người Nga rút về phía đông rất chậm và thường thường họ chỉ rút sau những cuộc phản kích quyết liệt chống các đơn vị xe tăng Đức đã vượt lên phía trước”.
“Quân Đức đã tiến đến tuyến kéo dài từ sông Đơ-ne-xtơ-rơ qua Slút-chơ, Đờ-nép trong vùng Oóc-sa đến bờ phía nam của hồ Chút-xki. Đây là một dải công sự phòng ngự không liên tục lắm, nhưng cũng là một chuỗi những chốt dã chiến có hào chống tăng và hàng rào dây thép gai, đã bắt đầu xây dựng từ trước năm 1941 và được tiếp tục xây dựng rất gấp rút trong những tuần lễ gần đây.
Tướng lĩnh và bộ đội tỏ ra có bản lĩnh cao, đáp ứng với đòi hỏi của một chiến trường đặc biệt khó khăn hơn nhiều so với những chiến trường trước đây. Tính ngoan cường của đối phương thể hiện rất rõ ràng; số lượng xe tăng tham gia vào các cuộc phản công thật đáng kinh ngạc.
Đây là một đối thủ có ý chí sắt đá, họ không tiếc gì trong việc tung quân vào chiến đấu nhưng không phải họ không có kiến thức về nghệ thuật tác chiến. Chưa có căn cứ gì để lo ngại nhiều, nhưng một điều đã rõ ràng là: ở đây không thể nói đến khả năng dùng những cú đánh nhanh chóng để “phá tan ngôi nhà làm bằng bìa”. Cuộc chiến đấu ở đây sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch như các cuộc chiến đấu trước kia”.
“Trong tháng 7 các cụm tập đoàn quân Đức còn tấn công có kết quả, và chiến đấu với một đối thủ ngoan cường, tuy có sự căng thẳng khác thường nhưng quân ta vẫn vững tin vào ưu thế của mình..."


"...Người Nga phòng ngự với lòng quyết tâm và chí ngoan cường không thể ngờ được, ngay cả khi họ bị đánh vu hồi và bị bao vây. Làm như vậy họ đã tranh thủ được thời gian và đưa được lên phía trước những lực lượng dự bị mới, mạnh hơn mức ta dự đoán để tiến hành những đòn phản kích.
các trận địa bao vây không phải ở khắp nơi đều vững chắc như nhau, còn các binh đoàn cơ động thì, trong suốt mấy ngày, có khi suốt cả tuần, đã bắt buộc phải tác chiến rất ác liệt trên cả hai mặt, cái đó ảnh hưởng tai hại đến khả năng chiến đấu của họ”.

Gi. Ph.X Phu-le-rơ, người Đức, tác giả của "Thế chiến thứ II 1939-1945”, ngay ngày 29-6 /1941, trên báo “Phôn-ki-sơ Bê-ô-ba-khơ-te” đã có một bài viết như sau :
“Người lính Nga hơn hẳn những đối thủ của ta ở phương Tây ở chỗ họ coi khinh cái chết. Tinh thần chịu đựng và thuyết định mệnh làm cho họ kiên trì cho đến tận khi bị giết trong chiến hào hoặc bị chết trong trận đánh giáp lá cà”.

Ngày 6 tháng 7 năm 1941, một bài tương tự ở báo Đức “Frankfurter Zeitung” đã viết rằng: “ở phương Tây sau những đòn đột kích chớp nhoáng của quân Đức, người ta thấy có hiện tượng tê liệt về tinh thần, nhưng ở phương Đông thì không có hiện tượng này; trong nhiều trường hợp quân địch không những không mất khả năng chiến đấu mà có khi chính họ lại đánh vu hồi các gọng kìm của quân Đức”.

Đó là một điều tương đối mới về chiến thuật của chiến tranh, mà đối với người Đức thì đó là một điều kỳ lạ bất ngờ.

Đầu tháng 9/1941 báo “Phôn-ki-sơ Bê-ô-ba-khơ-te” viết về vấn đề đó như sau:
“Trong thời gian quân Đức vượt sông Búc, các đợt tiến công đầu tiên có thể phát triển hết sức thuận lợi ở một vài nơi, nhưng sau đó thì hỏa lực bất ngờ và ác liệt bắn vào các đợt tấn công tiếp sau, còn bộ đội tấn công trong các đợt đầu thì bị bắn vào sau lưng. Không thể không khen ngợi tinh thần kỷ luật tuyệt vời của những người phòng ngự, chính tinh thần kỷ luật đó đã khiến họ có thể giữ vững được một trận địa gần như đã mất.
Nói tóm lại, theo lời Ác-vít Phơ-rết-boóc-gơ, thì “lính Đức gặp một đối thủ có một sự ngoan cường như cuồng tín, kiên quyết giữ vững niềm tin chính trị của mình và chống lại cuộc tấn công chớp nhoáng của người Đức bằng một cuộc kháng cự tổng hợp”.


(Đề nghị các mod hungalpha; Thích Là Bụp đọc còm này của em và xem xét xử lý còm số #409 trang 21 của nick rachfan)
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
9,762
Động cơ
218,849 Mã lực
Đọc hồi ký Zhukov em thấy nói cụ Stalin giai đoạn đầu chiến tranh sai lầm nhiều. Đại khái là trình không cao nhưng thích chỉ đạo tướng lĩnh đánh theo ý mình. Đơn cử là sau khi thất bại trong việc chiếm Moscow, các tướng lĩnh Hồng quân đã dự báo Hitler sẽ chuyển hướng xuống phía Nam, đánh chiếm Kiev. Stalin không nghe, không tăng viện cho phía Nam, đòi phản công ở mặt trận trung tâm. Kết quả là mất Ukraine, quân Đức còn đánh 1 mạch đến Stalingrad.
Cũng may về sau Stalin tỉnh táo, giao quyền cho Bộ tổng tham mưu, chỉ điều phối chung thôi.
Stalin dĩ nhiên có sai lầm nhưng cũng có lý do. Mỹ lúc đó cử 1 đặc sứ sang LX để dò xem là có trụ vững không hay lại tèo sau 1 tháng như Pháp, nếu trụ vững thì mới viện trợ. Stalin vạch 1 đường trên bản đồ.. nói rằng dù đang rút lui nhưng chúng tôi sẽ giữ được 1 phòng tuyến từ Leningrad, Moskva.. đến Kiev. Lại thêm ông tướng Eremenko đã yếu mà dám cam đoan sẽ giữ được sườn cho Kiev. Nếu rút bỏ Kiev thì có khả năng là mất viện trợ.

Cũng phải nói thêm là chính nhiều tướng Đức cãi Hitle cũng nghĩ là không nên đánh Kiev mà nên đánh Moskva trước. Do đó chắc họ cũng đồng ý kiến với Stalin!
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Do đã sử dụng hết lực lượng dự bị, Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) đã không còn người và phương tiện để bổ sung. Điều kiện thời tiết bất lợi gây lầy lội đường sá là cản trở đáng kể đối với hậu cần cho quân đội Đức. Tuyến vận tải tiếp tế của quân đội Đức liên tục bị du kích Liên Xô đánh phá, hàng chục đoàn tàu bị nổ mìn lật nhào. Tuy quân Đức vẫn liên tục tấn công nhưng xung lực và độ nguy hiểm đã suy giảm trước tuyến phòng thủ rất rắn chắc của Quân đội Liên Xô. Cuộc chiến tạm kết thúc vào ngày 30 tháng 10. Với sức chiến đấu bị giảm sút nghiêm trọng do tổn thất và mệt mỏi, quân Đức phải ngừng tiến công để chuẩn bị cho những nỗ lực cuối cùng.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,408
Động cơ
82,313 Mã lực
Em xem khá nhiều phim về TC 2, tài liệu có đọc nhưng chưa nhiều như mấy cụ trên này nhưng có vài ý trong này và vài hình ảnh cụ post em muốn làm rõ lại. Đặc biệt là cụ nào xem phim Giải Phóng do LX làm thì sẽ rõ.
- Quân Đức chỉ còn cách Mosscow có 2 hoăc 30km, em xem phim thấy rõ lính Đức đứng cùng biển đó và chụp hình nên nói cách hơn 100km có vẻ chưa chuẩn lắm.
- Xe tăng T34-85 phải tới năm 42 mới có loại này nhưng ngày từ 6/1941 cụ note hình ảnh đã có loại này làm em nghĩ rằng đó là ko chính xác do người note hoặc dịch lại. Tới 6/1941 toàn quân đội Nga mới có khoảng 500 xe T34-71/76, loại này giáp cũng mỏng hơn loại sau này dù cùng loại như T34-76 nên vẫn thua Tank của Đức.
- Mùa đông nước Nga nhiều cụ cho răng là 1 trong nguyên nhân lớn khiến Đức thất bại em cho rằng hơi chủ quan. Đức và Nga đều là 2 nước xứ lạnh nên thời tiết này khá quen thuộc với họ, việc Đức sa lầy trước cửa Mosscow là do LX lúc đó không còn đường lùi. Đức thì sau thời gian đánh nhanh với khoảng cách khá xa làm cho khâu hậu cẩn gặp khó khăn để có thể kịp thời nuôi nổi đội quân lớn với trang bị khổng lồ như vậy. Ngoải ra sau thời gian bị sốc và cuốn theo cách đánh của Đức, một số khu vực LX bị đánh tan tác thì quân đội, người dân tập hợp lại đánh du kịch sau lưng cũng làm cho Đức mệt mỏi khâu hậu cần. Việc quân đội Đức bị dàn trải trên diện rộng, trong khi LX chỉ còn 1 con đường duy nhất là tử thủ.
- Việc ra lệnh bắn bỏ những người lính bỏ chạy và đào ngũ trong lúc có chiến tranh là phổ biển trong nhiều quân đội trên TG chứ không riêng Xtalin nên em chưa hiểu một số cụ đưa ý đó vào với mục đích gì? Từ thời Xuân Thu chiến quốc thì chưa đánh đã chạy là xử tử luôn chứ đâu phải tới TC 2 mới có LX áp dụng nó đâu.
- Về vũ khí và trang bị cho dù có sự hỗ trợ của Đồng minh đi nữa thì LX không bao giờ có thể so được với Đức trong thời gian đó và cuộc chiến đó. Cho nên LX thắng ngoài tất cả ý các cụ nêu thì em cho rằng ý chí của người dân, quân đội và các lãnh đạo mới quyết định chiến thắng cuộc chiến này.
Em trước đây đọc về WW2 cũng nhớ quân Đức cách Moscow có 40km. Những người lính Hồng Quân duyệt binh trên Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận với câu nói: Không lùi vì sau lưng chúng ta là Moscow!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,825
Động cơ
1,124,658 Mã lực
Cuộc diễu binh ngày 7/11/1941 tại Quảng trường Đỏ
Buổi tối ngày 6 tháng 11, tại nhà ga xe điện ngầm Mayakovsskaia đã diễn ra cuộc mít tinh kỷ niệm 24 năm Cách mạng tháng 10 Nga.
Sáng ngày 7 tháng 11 năm 1941 để nâng cao tinh thần cho chiến sĩ và toàn dân Liên Xô trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù nguy hiểm, Hội đồng Quốc phòng Nhà nước và Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô vẫn tổ chức cuộc duyệt binh hàng năm theo truyền thống tại Quảng trường đỏ. Tại cuộc duyệt binh này, I. V. Stalin thay mặt Đảng cộng-sản và Nhà nước Xô Viết kêu gọi quân và dân Liên Xô tiếp tục anh dũng chiến đấu, tiêu diệt quân thù, bảo vệ Tổ quốc Liên Xô, giải phóng cho các dân tộc:
Buổi sáng ngày 7/11, trần mây thấp, dày đã che chở bầu trời Moskva. Tình báo và Không quân Đức hoàn toàn bất ngờ. Tại tổng hành dinh của mình, Hitler tình cờ mở radio, nghe thấy tiếng nhạc duyệt binh và tiếng ủng lính trên mặt đường. Lúc đầu Hitler tưởng là buổi diễu binh của quân Đức, nhưng khi nghe thấy các khẩu lệnh bằng tiếng Nga thì Hitler hiểu điều gì đang xảy ra. Hitler lập tức nhấc điện thoại mắng Tư lệnh Không quân là "đồ ngu" và cho phép 1 giờ để sửa lỗi. Ngay lập tức, Không quân Đức cất cánh nhưng đã không thể đến được Moskva, nhiều chiếc đã bị bắn hạ. Khi đó, Stalin đang đứng trên lễ đài Lăng Lênin nghe tin thời tiết đã mỉm cười: "Cả ông trời cũng che chở cho Đảng Bônsêvich!"
Các đơn vị bộ binh, pháo binh, xe tăng Liên Xô sau khi diễu binh qua Lăng Lenin đã tiến thẳng ra mặt trận. Cuộc duyệt binh ấy có ý nghĩa quan trọng, gia tăng quân thanh sĩ khí của các chiến sĩ Liên Xô, đồng thời củng cố sự kiên quyết không đầu hàng của thị dân Moskva
 
  • Vodka
Reactions: Z90
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top