Còn đây là về Tinh thần Chiến đấu của Quân đội Liên Xô trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh:
Nhận định của Giu Cốp trong Hồi ký:
"... mọi ý định của nhóm cầm đầu Hít-le, mặc dù có những thắng lợi gì đi nữa, cũng đã bị đập tan triệt để như thế nào. Tất cả điều đó đã có những hậu quả rất sâu xa mà chúng tôi sẽ còn có dịp nói đến vài lời.
Bước đầu tiên đặt chân lên đất nước ta, quân đội phát-xít đã vấp phải cái gì? Cái gì trước tiên đã ngăn cản làm cho chúng không thể tiến quân theo tốc độ quen thuộc của chúng? Đó chính là
chủ nghía anh hùng tập thể, sự đánh trả quyết liệt của quân đội ta, ý chí kiên cường và lòng yêu nước vĩ đại của quân đội và nhân dân ta..."
Để cho khách quan, Giu Cốp trích dẫn Ghi chép / nhật ký của chính những tướng Đức quốc xã trực tiếp tham gia cuộc tấn công; cũng như thông tin Báo chí Đức trong những ngày đó. (Những ghi chép và những bài viết trên báo chí Đức vẫn còn được lưu lại như những tư liệu lịch sử)
"...Các cuộc chiến đấu ác liệt vẫn tiếp diễn trên khắp mặt trận đến ngày 3-7. Người Nga rút về phía đông rất chậm và thường thường họ chỉ rút sau những cuộc phản kích quyết liệt chống các đơn vị xe tăng Đức đã vượt lên phía trước”.
“Quân Đức đã tiến đến tuyến kéo dài từ sông Đơ-ne-xtơ-rơ qua Slút-chơ, Đờ-nép trong vùng Oóc-sa đến bờ phía nam của hồ Chút-xki. Đây là một dải công sự phòng ngự không liên tục lắm, nhưng cũng là một chuỗi những chốt dã chiến có hào chống tăng và hàng rào dây thép gai, đã bắt đầu xây dựng từ trước năm 1941 và được tiếp tục xây dựng rất gấp rút trong những tuần lễ gần đây.
Tướng lĩnh và bộ đội tỏ ra có bản lĩnh cao, đáp ứng với đòi hỏi của một chiến trường đặc biệt khó khăn hơn nhiều so với những chiến trường trước đây. Tính ngoan cường của đối phương thể hiện rất rõ ràng; số lượng xe tăng tham gia vào các cuộc phản công thật đáng kinh ngạc.
Đây là một đối thủ có ý chí sắt đá, họ không tiếc gì trong việc tung quân vào chiến đấu nhưng không phải họ không có kiến thức về nghệ thuật tác chiến. Chưa có căn cứ gì để lo ngại nhiều, nhưng một điều đã rõ ràng là: ở đây không thể nói đến khả năng dùng những cú đánh nhanh chóng để “phá tan ngôi nhà làm bằng bìa”. Cuộc chiến đấu ở đây sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch như các cuộc chiến đấu trước kia”.
“Trong tháng 7 các cụm tập đoàn quân Đức còn tấn công có kết quả, và chiến đấu với một đối thủ ngoan cường, tuy có sự căng thẳng khác thường nhưng quân ta vẫn vững tin vào ưu thế của mình..."
"...
Người Nga phòng ngự với lòng quyết tâm và chí ngoan cường không thể ngờ được, ngay cả khi họ bị đánh vu hồi và bị bao vây. Làm như vậy họ đã tranh thủ được thời gian và đưa được lên phía trước những lực lượng dự bị mới, mạnh hơn mức ta dự đoán để tiến hành những đòn phản kích.
các trận địa bao vây không phải ở khắp nơi đều vững chắc như nhau, còn các binh đoàn cơ động thì, trong suốt mấy ngày, có khi suốt cả tuần, đã bắt buộc phải tác chiến rất ác liệt trên cả hai mặt, cái đó ảnh hưởng tai hại đến khả năng chiến đấu của họ”.
Gi. Ph.X Phu-le-rơ, người Đức, tác giả của "Thế chiến thứ II 1939-1945”, ngay ngày 29-6 /1941, trên báo “Phôn-ki-sơ Bê-ô-ba-khơ-te” đã có một bài viết như sau :
“Người lính Nga hơn hẳn những đối thủ của ta ở phương Tây ở chỗ họ coi khinh cái chết. Tinh thần chịu đựng và thuyết định mệnh làm cho họ kiên trì cho đến tận khi bị giết trong chiến hào hoặc bị chết trong trận đánh giáp lá cà”.
Ngày 6 tháng 7 năm 1941, một bài tương tự ở báo Đức “Frankfurter Zeitung” đã viết rằng: “ở phương Tây sau những đòn đột kích chớp nhoáng của quân Đức, người ta thấy có hiện tượng tê liệt về tinh thần, nhưng ở phương Đông thì không có hiện tượng này; trong nhiều trường hợp quân địch không những không mất khả năng chiến đấu mà có khi chính họ lại đánh vu hồi các gọng kìm của quân Đức”.
Đó là một điều tương đối mới về chiến thuật của chiến tranh, mà đối với người Đức thì đó là một điều kỳ lạ bất ngờ.
Đầu tháng 9/1941 báo “Phôn-ki-sơ Bê-ô-ba-khơ-te” viết về vấn đề đó như sau:
“Trong thời gian quân Đức vượt sông Búc, các đợt tiến công đầu tiên có thể phát triển hết sức thuận lợi ở một vài nơi, nhưng sau đó thì hỏa lực bất ngờ và ác liệt bắn vào các đợt tấn công tiếp sau, còn bộ đội tấn công trong các đợt đầu thì bị bắn vào sau lưng. Không thể không khen ngợi tinh thần kỷ luật tuyệt vời của những người phòng ngự, chính tinh thần kỷ luật đó đã khiến họ có thể giữ vững được một trận địa gần như đã mất.
Nói tóm lại, theo lời Ác-vít Phơ-rết-boóc-gơ, thì “lính Đức gặp một đối thủ có một sự ngoan cường như cuồng tín, kiên quyết giữ vững niềm tin chính trị của mình và chống lại cuộc tấn công chớp nhoáng của người Đức bằng một cuộc kháng cự tổng hợp”.
(Đề nghị các mod
hungalpha;
Thích Là Bụp đọc còm này của em và xem xét xử lý còm số #409 trang 21 của nick
rachfan)