Tình hình châu Âu những năm cuối 1930 đầu 1940 như chia sẻ trong Hồi ký Giu cốp đây. Đậm đặc mùi chiến tranh; các nước đều đề phòng nhau; dè chừng nhau; Anh và Pháp thì chơi trò hai mặt thấy rõ đối với Liên Xô; chưa bao giờ chứng tỏ là đối tác đáng tin cậy đối với Liên Xô:
"...Tại các hội nghị nổi tiếng một cách đáng buồn ở Muy-ních trong ngày 29 - 30 tháng 9-1938, Anh và Pháp đã thỏa thuận giao cho Đức vùng Xu-đét để “cứu vãn hòa bình vào phút cuối cùng”. Phái đoàn Tiệp Khắc chờ đợi quyết định về số phận nước mình ở ngoài lề hội nghị, còn Liên Xô thì không được mời dự. Chúng ta đã chuẩn bị giúp đỡ Tiệp Khắc, bộ đội không quân và xe tăng của chúng ta đã ở tư thế sẵn sàng chiến đấu; gần 40 sư đoàn đã được tập trung trong các vùng kế cận biên giới phía tây. Nhưng các giới cầm quyền hồi đó của Tiệp Khắc đã khước từ sự giúp đỡ này vì họ đã lựa chọn con đường đầu hàng nhục nhã. Ngày 16-3-1939, Đức chiếm đóng Pra-ha. “Việc hòa giải” với Hít-le đã đưa tới hậu quả tự nhiên của nó.
Một sự chuyển biến như vậy của tình hình, mà Liên Xô đã nhiều lần vạch ra từ trước, đã đặt ra cho Anh và Pháp một câu hỏi là: nếu Hít-le, mà họ đang xúi bẩy tấn công sang phía đông, lại bất thình lình quay về đánh phía tây thì sao? Thế là lại diễn ra vòng mới những cuộc thương lượng, những cuộc gặp gỡ và những cuộc hội họp nhằm làm cho Hít-le khiếp sợ trước khả năng có một sự liên minh quân sự với Liên Xô. Trong lúc yêu cầu Liên Xô giúp đỡ trong trường hợp Đức xâm lược thì Đa-la-đi-ê và Săm-béc-lanh lại không chịu đảm nhận bất kỳ một nghĩa vụ nghiêm chỉnh nào.
Các cuộc thương lượng năm 1939, kể cả các cuộc thương lượng giữa các phái đoàn quân sự ba nước mà chúng tôi sẽ nói tới dưới đây, đều đã bế tắc.
Tóm lại, nếu nói đến châu Âu là phải nói đến áp lực của Hít-le và tính tiêu cực của Anh và Pháp. Nhiều biện pháp và đề nghị của Liên Xô nhằm xây dựng một hệ thống an ninh tập thể có hiệu lực đều đã không được các nhà lãnh đạo các nước tư bản chủ nghĩa ủng hộ. Và điều này cũng là tự nhiên thôi. Toàn bộ sự phức tạp, trái ngược và sự bi thảm của tình thế đã sản sinh ra từ chỗ các giới cầm quyền ở Anh và ở Pháp mong muốn đẩy cho Đức và Liên Xô chạm trán với nhau.
Khi mà bom còn chưa nổ trong nhà riêng của họ thì các lợi ích giai cấp của bọn đồng minh xưa kia trong cuộc đấu tranh chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên đã dẫn tới một thái độ: lùi bước trước Hít-le. Đa-la-đi-ê và Săm-béc-lanh ảo tưởng rằng họ sẽ thành công trong việc làm đảo lộn được tất cả kịp thời, chạy thoát được khỏi bức tường phát-xít màu nâu đã nghiêng ngả và sắp đổ sập, thậm chí họ còn tưởng rằng, đến phút cuối cùng sẽ xô được nó sang phía Liên Xô. Thậm chí, đến ngày 1-9, khi Đức đã tấn công Ba Lan rồi mà Anh và Pháp, đồng minh của Ba Lan, trên thực tế, vẫn không hề nhúc nhích tí nào tuy họ có tuyên chiến với Đức.
I-ốt, tham mưu trưởng tác chiến thuộc bộ chỉ huy tối cao của Đức, đã công nhận trước tòa án Nu-rem-be rằng : “Nếu chúng tôi không bị đánh bại ngay trong năm 1939 thì chỉ là vì khoảng 110 sư đoàn của Anh và của Pháp, đóng đối diện với 23 sư đoàn Đức lúc chúng tôi đang đánh nhau với Ba Lan đã hoàn toàn án binh bất động ở phía tây”.
Chính phủ quý tộc Ba lan đã khước từ sự giúp đỡ của Liên Xô. Họ “cảnh giác” xây dựng những tuyến phòng thủ và chiến lũy ở phía đông để chuẩn bị chiến tranh với Liên Xô trong khi đó thì quân đội Hít-le lại từ phía tây, phía bắc và phía nam tiến vào và đã nhanh chóng chiếm đoạt được các kho vũ khí. Dù những người yêu nước Ba Lan đã chiến đấu rất anh hùng, quân Đức vẫn vây hãm được quân đội Ba Lan vào trong một cái “chảo” lớn. Thế chiến thứ hai tiếp diễn trên một quy mô ngày càng lớn...." [\I]
Còn tháng 5 năm 1940 khi Giu cốp về Moókva sau chiến thắng quân Nhật để nhận Quân hàm Đại tướng và Tư Lệnh Kiev, Giu cốp đã được gặp trực tiếp Stalin và có hỏi thăm Stalin tiến trình những cuộc chiến đấu giữa nước Đức và khối Anh - Pháp. Câu hỏi của Giu cốp như sau:
- Thưa I V Stalin, phải hiểu tính chất hết sức tiêu cực của cuộc chiến tranh ở phía tây như thế nào, và chiến sự dự kiến sẽ phát triển sau này ra sao?
I V Xta-lin khẽ cười, nói :
- Chính phủ Pháp do Đa-la-đi-ê cầm đầu và chính phủ Anh do Săm-béc-lanh cầm đầu không muốn nhảy vào chiến tranh thực sự với Hít-le. Chúng vẫn nuôi hy vọng đẩy Hít-le gây chiến với Liên Xô. Năm 1939, chúng từ chối không thành lập khối chống Hít-le với chúng ta,
như vậy là chúng không muốn bó tay Hít-le trong việc xâm lược Liên Xô. Nhưng không có kết quả gì đâu. Chính bọn chúng rồi sẽ phải đền tội về đường lối thiển cận ấy. ..."
Đấy, cái không khí chiến tranh đậm đặc ấy. Hồi ký của một nhân vật lịch sử có uy tín; một Nguyên soái vĩ đại và huyền thoại của Liên Xô. Tư liệu lịch sử quý báu và đáng tin cậy về Cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại của Nhân dân Liên Xô.
Và có một vài quý ngài ở đây:
- Ngài thì nói sai lời của Giu cốp. Đọc Hồi ký của Giu cốp không kỹ; nhớ không chính xác những nội dung những chi tiết trong Hồi ký . Để rồi đưa thông tin SAI về Stalin và nói đó là lời Giu Cốp trong Hồi ký! Không trích dẫn không link kiểm chứng. Và SAI. Và thơn thớt nói là "Trong hồi ký Giu cốp"! Như đúng rồi! Đó là Quý ngài
Ngao5
- Ngài thì kiên quyết không tin những thông tin những tư liệu trong Hồi ký Giu cốp. Người sinh sau WW2 dễ có đến mấy chục năm. Sau gần 90 năm thì không biết quý ngài này căn cứ vào nguồn nào, thông tin nào để khẳng định những điều hoàn toàn trái ngược với Hồi ký Giu cốp cũng như những nguồn tư liệu lịch sử chính thống khác. Nào thì quân đội Liên Xô toàn bỏ chạy lẫn đầu hàng trong những mấy tuần đầu chiến tranh. Nào thì Liên Xô lẫn Stalin hoàn toàn bất ngờ, không phòng thủ tí gì, theo quý ngài đó có vẻ Liên xô ký xong cái hiệp ước với Đức là chắc chỉ ăn no ngủ kỹ rồi chờ Đức quốc xã đến xơi tái vv. Toàn suy diễn chứ không hề có bất cứ link kiểm chứng hay link thông tin ohaan tích đâu đó để tham chiếu. Chỉ suy diễn và khẳng định như đúng rồi! Những suy diễn không khác gì Lật sử, đối với lịch sử chiến thắng vĩ đại của một dân tộc, một quốc gia vĩ đại. là quý ngài
rachfan .
Thiết nghĩ Otofun không nên dung dưỡng, để tồn tại những kiểu đưa thông tin SAI như quý ngài
Ngao5 ; hay suy diễn theo chiều hướng Lật sử trắng trợn như quý ngài
rachfan ạ!