[TT Hữu ích] 22/6/1941, bắt đầu Cuộc chiến tranh vệ quốc ở Liên Xô

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Ngoài lề 1 chút, cụ Ngao có thích nước Kvass không ạ?
Kvass là thứ nước về mùa hè uống rất phê cụ ạ. Hình như nó là thứ nước lên men từ lúa mạch thì phải. Không giống bia, ngon lắm cụ ạ. Giá rẻ lắm cụ ạ, 2 kopek cốc thuỷ tinh mà nhiều người mang về bán ở Việt Nam
Em không uống bia vì đắng, nhưng Kvass thì uống được nhiều
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,796
Động cơ
366,711 Mã lực
Năm 1940 cụ lấy hạ tầng viễn thông vô tuyến LX mà so với 1980 ở VN chả khác gì.

Lính vô tuyến thời 200x vẫn ôm quả 2W gù cả lưng từ thời LX dặt dẹo.

Gõ công điện + mã hoá + truyền tin bắt đầu từ 0h30 giờ Moscow thì lúc nhận tin + dịch xong ở Kiev với Belo thì tuyến đầu Đức nó dọn sạch rồi :))

Đem tư duy 2024 để nghi ngờ hồi ký 21/6/1941 người trong cuộc - khác gì thằng con cụ nó không tin thời bố đi học trang bị cả 12 năm học: thua thằng con lớp 1 bây giờ phá trong 1 năm.

Mà không xa lắm: ngày thứ 6 16/2/1979 nhà mình có khác gì thứ 7 21/6/1941 ở LX đâu.
Trang thiết bị TTLL độ tối tân có thể khác nhau, nhưng phương thức liên lạc thời 1940 và thời 1980 (ở vn) vẫn như nhau, vẫn là hữu tuyến và vô tuyến, vô tuyến thì cũng vẫn là trực tiếp và mã hoá. Điều quan trọng em muốn nói đó là cách thức sử dụng, điều hành TTLL nó như thế nào như em đã nói ở trên, chỉ xin nhắc lại là trong mọi tình huống thì TTLL cấp chiến dịch nó là thứ vô cùng quan trọng, gần như không bao giờ bị gián đoạn.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Khi chiến tranh Xô-Đức nổ ra. Liên Xô chưa tham gia Đồng Minh.
Liên Xô chính thức tham gia Đồng Minh hôm 30/10/1943
Liên Xô 1943_10_30 (1).jpg

30-10-1943 – Lễ ký Tuyên bố Moscow, Liên minh chống Hitler. Trái sang: Ngoại trưởng Mỹ Cordell Hall, Ngoại trưởng Liên Xô V.M. Molotov và Ngoại ừuởng Anh Anthony Eden
__________________
Nhưng viện trợ Lend-Lease lại không phụ thuộc vào có việc tham gia Đồng Minh hay không. Anh và Hoa Kỳ viện trợ Land-Lease cho Liên Xô từ đầu 1942

8-1941 – Harry Lloyd Hopkins (Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Roosevelt) tới Moscow đề nghị Joseph Stalin tham gia Đồng Minh chống Đức. Ảnh: Margaret Bourke-White
Nga 1941_8 (x1).jpg
Nga 1941_8 (x2).jpg
Nga 1941_8 (x3).jpg
Nga 1941_8 (x4).jpg
Nga 1941_8 (x5).jpg

8-1941 – Harry Hopkins (giữa, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Roosevelt); Đại sứ Laurence Steinhardt (phải); Tướng Joseph McNamey tại Quảng trường Đỏ. Ảnh: Margaret Bourke-White
Cả ba ông đang chờ thay lốp xe
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,550
Động cơ
61,723 Mã lực
Oai hùng hay không nó đến từ khí chất, đến từ chính nghĩa của cuộc chiến. Nhìn thế mà cụ bảo oai hùng thì em cũng chịu. Nhìn vào thấy toàn sát khí
Gớm cụ cứ thật lòng nhìn thấy nó đẹp, oách xà lách thì khen nó câu xem nào sao phải rào trước đón sau thế.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,796
Động cơ
366,711 Mã lực
Đến hồi ký của Nguyên Soái mà cụ còn không tin thì thôi chắc cụ nên tự viết ra lịch sử để thoả mãn những suy diễn không căn cứ của cụ!

Em nói thêm cho cụ biết, là trong cuốn hồi ký, ở những trang trước đó, Giu Cốp cũng cho biết rất nhiều thông tin về tình hình Liên Xô trước chiến tranh. Là ngay từ trước khi hiệp định Molotop Ripbenhop được ký thì Liên Xô đã rõ ý đồ của Đức Quốc xã đối với Liên Xô; chính vì thế Stalin mới hối thúc ký hiệp định asap. Ngay sau khi ký hiệp định thì Liên Xô đã tiến hành ngay quá trình/các bước để chuẩn bị cho cuộc chiến mà cả Stalin và đội ngũ tướng lĩnh lãnh đạo trong đó có Giu cốp đều xác định là KHÔNG THỂ tránh khỏi giữa Liên Xô với Đức Quốc Xã.

Và ngay từ đầu năm 1941 thì mùi không khí của cuộc chiến không thể tránh khỏi đó dường như đã chín muồi; tin tức lan truyền khắp nơi là Đức sắp tấn công Liên Xô hoặc Liên Xô sắp tấn công Đức vv. Tin giả tin thật lẫn lộn; nhiều tin giả từ Anh từ Mỹ vv . Nên Stalin rất thận trọng trước các nguồn tin tình báo trong đó có cả của Rihard Giorge. Là bởi vì đến thời điểm đó Liên Xô vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc chiến; phòng thủ quốc gia vẫn còn nhiều lỗ hổng và thiếu sót nhất là mảng hạ tầng về thông tin liên lạc mà chính Giu cốp cũng thừa nhận là : biết mà không thể khắc phục kịp, vì cần thêm thời gian!

Giu cốp cũng cho biết là Liên Xô biết chắc chắn Đức Quốc xã sẽ tấn công trong nửa đầu năm 1941; có điều KHÔNG THỂ biết chắc chắn là thời điểm Đức sẽ tấn công cũng như Địa điểm mà Đức sẽ chọn tấn công đầu tiên. Do phía Đức nghi binh quá kỹ! . Tin tình báo được đưa rất nhiều không thể biết tin nào đúng tin nào sai; đầu năm thì Anh và Mỹ tung tin Liên xô sắp tấn công Đức; rồi sau đó Stalin nhận tin tình báo Đức sẽ tấn công vào tháng 4; hết tháng 4 không thấy lại có tin tháng 5 Đức sẽ tấn công vv.
Nên Stalin có lý do để thận trọng trước các tin đó ...

Đức nghi binh kỹ đến mức: các quân đoàn lẫn phần lớn các xe tăng thngis cuộc tấn công vào 22 tháng 6 đều không hề tập trung sát biên giới, mà cách đó mấy chục km. Chỉ trước cuộc tấn công không lâu các quân đoàn và xe tăng đó mới cùng lúc tiến về biên giới để tấn công . Chính vì thế Liên Xô mặc dù thời điểm đó biết chắc là Đức Quốc xã sắp tấn công nhưng hoàn toàn bẩt ngờ lẫn cả bị động trước quy mô của cuộc tấn công!

Cũng theo Giu Cốp thì thời điểm đó các nhận định của Stalin và Bộ Tham mưu Liên xô phải chấp nhận sự có thể khoing chính xác của các nguồn tin và phải chấp nhận sự liều lĩnh trong lựa chọn.

Ví dụ Stalin do dự trước tin của Rihard Giorge về thời điểm Đức Quốc xã sẽ tấn công Liên Xô trong tháng 6 ( do Đức nghi binh quá tốt như kể trên và do đã có nhiều nguồn tin sai về thời điểm tấn công trước đó). Nhúng Stalin lại chấp nhận tin vào thông tin của Rihard là Nhật Bản sẽ không tham chiến Liên Xô nên mới mạnh dạn điều chuyển một số quân đoàn từ Siberi về phòng thủ Moskva. Giu cốp nói rõ đó là một quyết định có phần liều lĩnh của Stalin; nhưng bắt buộc phải liều thôi do thời điểm đó tình huống đó của Liên xô không có lựa chọn khác; phải chấp nhận liều.

Ngoài ra Giu cốp cũng nhận định về một số định hướng sai của Stalin có sự đồng tình của Ban Tham mưu trong đó có Giu cốp, đó là:

- nhận định Đức Quốc xã sẽ tấn công hướng Ucraina đầu tiên để nhằm vào vựa bânh mì của Liên Xô sau đó nhằm đến Dầu khí ở Caucase
- thế nên Liên xô đã cho tập trung quân đông ở phía Tây Nam để phòng thủ kỹ lưỡng Ucraina. Hướng Belarus vì thế chỉ được phòng thủ mỏng và yếu. Nhưng Đức lại tấn coing đầu tiên vào hướng Belarus và Belarus nhanh chóng bị vỡ trận
- Liên xô không hề nghĩ đến khả năng Đức dùng chiến tranh chớp nhoáng

Những định hướng sai đó hoàn toàn có thể hiểu được .

below là trích nguyên văn Hồi ký Giu Cốp:

"...Những tài liệu về tin tức giả đó cộng với tình trạng thiếu sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang đã làm cho I.V. Xta-lin hết sức thận trọng khi đưa ra thực hiện những biện pháp cơ bản của kế hoạch tác chiến - động viên nhằm chuẩn bị chống lại cuộc xâm lược có thể xảy ra. ..."

"...Sta lin-lin thấy rằng, các chính phủ Anh và Mỹ đã làm mọi việc để đẩy Hít-le tới chỗ gây chiến tranh với Liên Xô, rằng, Anh và các nước phương Tây khác bị lâm vào tình trạng chiến tranh nặng nề và muốn cứu mình khỏi tai họa nên hết sức trông chờ vào việc Đức tiến công Liên Xô. Chính vì thế mà I.V. Xta-lin nghi ngờ thông báo của các chính phủ phương Tây cho biết về việc Đức chuẩn bị tiến công Liên Xô ..."

"...Nhiều lần nghĩ lại những ngày đầu chiến tranh, tôi có suy xét và phân tích những sai lầm về chiến lược và chiến dịch của các đồng chí lãnh đạo quân sự (Ủy viên nhân dân quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu và các Bộ tư lệnh các quân khu) trong thời kỳ sát trước và thời kỳ đầu chiến tranh. Tôi đi tới những kết luận sau đây:
Chúng tôi không dự kiến trước được việc địch chuyển bất ngờ sang tấn công trên những quy mô như thế, hơn nữa, không thấy trước chúng có thể sử dụng ngay tức khắc tất cả các lực lượng sẵn có và được bố trí trước tại các hướng chiến lược quan trọng nhất, nghĩa là chưa thấy hết tinh chất của ngay đòn đột kích với toàn bộ tầm lượng của nó. Cả Ủy viên nhân dân quốc phòng, tôi, cả các đồng chí giữ chức vụ của tôi trước kia - B.M. Sa-pô-sni-cốp, K.A. Mê-rét-xcốp - và cơ quan lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu đã không tinh rằng quân địch sẽ tập trung một số lớn đến thế các đạo quân xe tăng thiết giáp và mô-tô cơ giới và sẽ dùng lực lượng đó ngay trong ngày đầu tiên, hình thành những quả đấm rắn chắc và mạnh mẽ trên tất cả các hướng chiến lược để đánh những đòn chia cắt mãnh liệt..."
Vâng, em có quyền nghi ngờ một chút nào đó hồi ký của cụ ấy, thực tế thì cụ cũng tin hồi ký của cụ ấy bằng niềm tin thôi, chứ cũng chả có ai/ cơ sở nào để khẳng định hồi ký của cụ ấy đúng 100%, bởi như em đã nói, hồi ký mà viết ra có những điều rất nhạy cảm, không cẩn thận người viết hồi ký dễ bị xử lắm, mà cụ cũng biết là quan hệ giữa cụ Giu và cụ Sít cũng có những vđ mà thực tế sau ct chúng ta đã thấy. Ván đề thiếu thốn hạ tầng…của LX trước 1941 thì đính rồi, tuy nhiên thiếu gì gì thiếu chứ TTLL giữa tổng hành dinh với các tập đoàn/quân đoàn/ phương diện quân…e rằng hơi khiêm cưỡng.
Thôi, có lẽ ta dừng phân tích vđ này ở đây cụ nhé, kẻo em bay mất nick ạ.
Thân,
 
Chỉnh sửa cuối:

waterfall

Xe buýt
Biển số
OF-58997
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
802
Động cơ
448,536 Mã lực
Em xem khá nhiều phim về TC 2, tài liệu có đọc nhưng chưa nhiều như mấy cụ trên này nhưng có vài ý trong này và vài hình ảnh cụ post em muốn làm rõ lại. Đặc biệt là cụ nào xem phim Giải Phóng do LX làm thì sẽ rõ.
- Quân Đức chỉ còn cách Mosscow có 2 hoăc 30km, em xem phim thấy rõ lính Đức đứng cùng biển đó và chụp hình nên nói cách hơn 100km có vẻ chưa chuẩn lắm.
- Xe tăng T34-85 phải tới năm 42 mới có loại này nhưng ngày từ 6/1941 cụ note hình ảnh đã có loại này làm em nghĩ rằng đó là ko chính xác do người note hoặc dịch lại. Tới 6/1941 toàn quân đội Nga mới có khoảng 500 xe T34-71/76, loại này giáp cũng mỏng hơn loại sau này dù cùng loại như T34-76 nên vẫn thua Tank của Đức.
- Mùa đông nước Nga nhiều cụ cho răng là 1 trong nguyên nhân lớn khiến Đức thất bại em cho rằng hơi chủ quan. Đức và Nga đều là 2 nước xứ lạnh nên thời tiết này khá quen thuộc với họ, việc Đức sa lầy trước cửa Mosscow là do LX lúc đó không còn đường lùi. Đức thì sau thời gian đánh nhanh với khoảng cách khá xa làm cho khâu hậu cẩn gặp khó khăn để có thể kịp thời nuôi nổi đội quân lớn với trang bị khổng lồ như vậy. Ngoải ra sau thời gian bị sốc và cuốn theo cách đánh của Đức, một số khu vực LX bị đánh tan tác thì quân đội, người dân tập hợp lại đánh du kịch sau lưng cũng làm cho Đức mệt mỏi khâu hậu cần. Việc quân đội Đức bị dàn trải trên diện rộng, trong khi LX chỉ còn 1 con đường duy nhất là tử thủ.
- Việc ra lệnh bắn bỏ những người lính bỏ chạy và đào ngũ trong lúc có chiến tranh là phổ biển trong nhiều quân đội trên TG chứ không riêng Xtalin nên em chưa hiểu một số cụ đưa ý đó vào với mục đích gì? Từ thời Xuân Thu chiến quốc thì chưa đánh đã chạy là xử tử luôn chứ đâu phải tới TC 2 mới có LX áp dụng nó đâu.
- Về vũ khí và trang bị cho dù có sự hỗ trợ của Đồng minh đi nữa thì LX không bao giờ có thể so được với Đức trong thời gian đó và cuộc chiến đó. Cho nên LX thắng ngoài tất cả ý các cụ nêu thì em cho rằng ý chí của người dân, quân đội và các lãnh đạo mới quyết định chiến thắng cuộc chiến này.

Tóm tắt: đến cuối tháng 7/1941, tại hướng Ukraina, Đức đã chiếm hết Kharkov, Kiev và nhiều thành phố khác. Quân đội Đức tiến đến đánh chiếm các tỉnh miền nam nước Nga, sát với dãy Kavkaz
Lực lượng Đức bị kìm chân ở Leningrad, khiến cho Đức "vớ kế hoạch" đánh chiếm Moscow từ phía bắc
Từ phía tây, Quân Đức tiến như chẻ tre, đánh chiếm một dải từ Bresst, Minsk, tỉnh Smolensk, áp sát Moscow chừng 170 km. Máy bay Đức bắt đầu ném bom Moscow, nhưng không hiệu quả
Quân đội Liên Xô vẫn bỏ chạy trước sức tấn công của Đức và đến 15/8/1941 thì Stalin cảm thấy tình hình lâm nguy hiểm. Ông đã đưa ra chỉ thị bắn bỏ những người tháo chạỵ và đào ngũ
Càng gân đến Moscow, quân Đức không thể tién nhanh được nữa vì Hồng quân chống cự mãnh liệt
Đích của HItler là chiếm Moscow, cùng lăm là trước 30/10/1941
Cũng may là quân đội Liên Xô đã cầm chân được quân Đức, khiến ước mơ của Hitler "duyệt binh chiến thắng trên Quảng trường Đỏ bào hôm 7/11/1941" tan tành
Ngược lại, hôm 7/11/1041, Stalin đã cho tổ chức cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ"
Mùa đông Moscow, đường xá tuyết và lầy lội, khiến cho lực lượng cơ giới Đức không phát huy được tác dụng. Từ tháng 12/1941 Stalin đã đẩy đại quân Đức cách Moscow được gần 100 km. Bốn tháng sau, tháng 4/1942 Hồng quân mới phá vây, buộc Đức phải rút khỏi Moscow
Quân Đức và Ý bị chặn đứng tại Stalingrad, dù thành phố đã đổi chủ đôi lần.
Tháng 7/1941, Ý tung vào mặt trận nam Liên Xô (chỉ ở khu vực này) một Quân đoàn, đó là Quân đoàn 8 gồm tất cả 235.000 binh sĩ. Những binh sĩ Ý đã chiếm thành phố Rostov-na-Donu, miến nam nước Nga và một phần hỗ trợ Đức tấn công Stalingrad suốt từ mùa hè 1942 đến tháng 2/1943
Hồng quân đã trụ được ở Stalingrad, thế là ước mơ của Hitler tan vớ. Ngày 1/2/1943, Đức thua trận Stalingrad
235.000 binh sĩ Ý đến nước Nga vào tháng 7/1941 thì đến 1/2/1943 mất 114.000 binh sĩ (tức 50% lực lượng), từ ngày đó, Ý rút hết tàn quân về nước, bỏ mặc Hitler
Quân đội Liên Xô cũng kiệt sức, quân Đức cũng kiệt sức sau trận Stalingrad. Hitler vẫn bao vây Leningrad, mà Hồng quân vẫn không giải vây được.
Sau Stalingrad, Đồng Minh đã viện trợ nhiều cho Liên Xô để phục sức
(em nhắc lại là viện trợ của phương Tây rất quan trọng nhưng không phải quyết định)
Hồng quân đã nhìn thấy ánh sáng, mạnh dần lên và bắt đầu tính đến đánh đuổi quân Đức
Từ 1/2/1943 đến tháng 11 năm 1944, Liên Xô đã gần như tống cổ được quân Đức ra khỏi lãnh thổ Liên Xô và chuẩn bị tiến về phía tây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Nga 1941_8 (x13).jpg

8-1941, Moscow, Đại sứ Anh Stafford Cripps (phải) thảo luận vời các sĩ quan Anh vể khả năng Liên Xô tham gia Đồng Minh chống Đức. Ảnh: Margaret Bourke-White
Nga 1941_8 (x14).jpg

8-1941, Moscow, Đại sứ Anh Stafford Cripps (phải) thảo luận vời một sĩ quan Anh vể khả năng Liên Xô tham gia Đồng Minh chống Đức. Ảnh: Margaret Bourke-White
Nga 1941_8 (x15).jpg

8-1941, Harry Hopkins (trái, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Roosevelt) và Đại sứ Laurence Steinhardt họp báo ở Moscow về việc Mỹ đề nghị Stalin tham gia Đồng Minh chống Đức. Ảnh: Margaret Bourke-White
Nga 1941_8 (x16).jpg

8-1941, Joseph Stalin trong thời gian gặp Harry Hopkins, Cố vấn ngoại giao của Tổng thống Roosevelt). Ảnh: Margaret Bourke-White
Nga 1941_8 (x17).jpg
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,123
Động cơ
548,648 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thực ra thất bại trận Kharkov chịu trách nhiệm chính phải là Stalin. Chính Bộ tổng tham mưu đã phản đối kế hoạch này nhưng Stalin khăng khăng bắt tiến hành, và Timoshenko chắc muốn nịnh Stalin nên cam đoan sẽ thành công.

Xem bản đồ chiến trận mới thấy, mũi tấn công của Hồng quân nhằm vào Kharkov hoàn toàn đơn độc và bị kéo dài để hở cả 2 sườn trước quân Đức. Không bị thua mới lạ.
Trận này là sai lầm lớn nhất trong đời binh nghiệp của Ti mô sen cô và là một trong những lần cuối Sít ta lin áp đặt tư duy của mình với các tướng lĩnh Liên Xô. Hai lần nghiêm trọng nhất đều liên quan đến phương diện quân Tây Nam, lần một đã giết chết tư lệnh Kiếc pô nô xơ và tan tác gần hết quân lực của nó. Lần hai là giết chết sự nghiệp của Ti mô sen cô và một lần nữa đưa phương diện quân này chỉ còn cái phiên hiệu xơ xác. Về bài binh bố trận thì các bác bàn, nhưng về kỹ thuật thì
Mật độ hỏa lực trên một km chính diện thấp kể cả pháo lẫn không quân không đủ để làm mềm các tuyến phòng ngự Đức
Tuyến chuẩn bị quá gần tuyến xuất phát làm đơn giản hóa hoạt động trinh sát và chế áp của quân Đức
Tính toán sai về năng lực vận hành trong hành tiến của xe tăng phía Liên Xô. So về cơ khí thì Đức hơn đứt Liên Xô cả về sản phẩm lẫn tay nghề thợ. Xe tăng Đức có thể tính mỗi ngày chiến đấu hành tiến được khoảng 70km. Xe Liên Xô chỉ 40km là thủng săm hỏng bu gi trượt cá đứt xích không cái này thì cái khác chưa tính thời tiết bùn lầy khủng khiếp. Các cán bộ tham miu đã đặt sai kế hoạch vận trù hậu cần và lập sai quyết tâm chiến đấu. Dẫn tới các đòn tấn công cơ giới vốn đã khó khăn do lực lượng mỏng còn bị hụt hơi.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,853
Động cơ
411,626 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Kvass là thứ nước về mùa hè uống rất phê cụ ạ. Hình như nó là thứ nước lên men từ lúa mạch thì phải. Không giống bia, ngon lắm cụ ạ. Giá rẻ lắm cụ ạ, 2 kopek cốc thuỷ tinh mà nhiều người mang về bán ở Việt Nam
Em không uống bia vì đắng, nhưng Kvass thì uống được nhiều
Vâng, nền cơ bản nó là hạt mạch đen hoặc bánh mỳ đen lên men tự nhiên, trộn với đường và các chất gia giảm, thậm chí cả táo, mận. Còn bia là hạt mạch lên men với hoa bia.

Lần đầu sang Nga lạ miệng, em tu kvass và ăn shashlyk như đổ thùng. Sau uống ít hơn nhưng vẫn khoái. Mà cái món shashlyk phải ăn vào mùa thu/đông ở chính nước Nga mới là ngon nhất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Về cuộc chiến tháng 9 trở đi ở, Leningrad, Ukraina, Kursk... và các nơi khác, em sẽ mở thớt riêng cho tập trung
Những hình ảnh từ đâytrở đi là về cuộc phòng thủ Moscow, sau đó giải vây và cuộc chiến chung trên lãnh thổ Liên Xô
Liên Xô 1941 (3_10).jpg

10-1941 – xây dựng các công sự ở đường cao tốc Mozhayskoye gần quận Kuntsevo để bảo vệ thủ đô Moscow. Ảnh: Leonid Dorensky / TASS
Liên Xô 1941 (3_11).jpg

8-1941 – những chướng ngại vật cản quân Đức trên đường phố Moscow mùa thu năm 1941
Liên Xô 1941 (3_12).jpg

10-1941 – các bao cát trên phố Gorky (nay là Tverskaya) Moscow. Ảnh: Sergey Strunnikov
Liên Xô 1941 (3_13).jpg

1941 – khẩu đội pháo phòng không 85-mm 52-K tại khu vực Triển lãm kinh tế Quốc dân Liên Xô tại Moscow (nay là VDNKh). Ảnh: Naum Granovsky
Liên Xô 1941 (3_14).jpg

1941 – pháo phòng không Xô Viết tại quảng trường trước cửa Nhà hát quân đội Liên Xô ở Moscow
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_15).jpg

1-11-1941 – khinh khi cầu qua phố Bolshaya Ordynka (Moscow) chuẩn bị làm hàng rào chắn máy bay Đức. Ảnh: Oleg Knorring
Liên Xô 1941 (3_16).jpg

1941 – khinh khí cầu bảo vệ Moscow được bơm tại Quảng trường Cách mạng. Moscow. Ảnh: Naum Granovsky
Liên Xô 1941 (3_17).jpg

7-1941 - khinh khi cầu được thả để chặn máy bay Đức không kích. Ảnh: Vladimir Granovsky
Liên Xô 1941 (3_18).jpg

1941 - nhũng bể chứa khl hydro di chuyển qua cây cầu ở Moscow để nạp cho khí cầu dùng để cản trở máy bay Đức không kích
Liên Xô 1941 (3_19).jpg

1-8-1941 – Cảnh sát Liên Xô trên phố Gorky, Moscow (Quảng trường Puskinskaya). Ảnh: Ozersky
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_20).jpg

1-8-1941 – nhân dân Moscow học cách tháo ngòi một quà bom câm Đức tại Quảng trường Sverdlov. Ảnh: Alexander Krasavin
Liên Xô 1941 (3_21).jpg

1941 – phụ nữ Moscow trong chương trình huấn luyện quân sự cuối năm 1941. Ảnh: Ivan Shagin
Liên Xô 1941 (3_22).jpg

Liên Xô 1941 (3_23).jpg

1-11-1941 – triển khai pháo phòng không 76 mm ở Moscow. Ảnh: Oleg Knorring
Liên Xô 1941 (3_24).jpg

1941 – trận địa pháo phòng không 76,2-mm 3-K ở Krasnopresnenskaya Zastava (Moscow). Ảnh: Alexander Ustinov
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_25).jpg

1942 – khẩu đội pháo phòng không Liên Xô 37-mm 61-K trên nóc Thư viện Quốc gia mang tên V.I. Lenin ở Moscow. Ảnh: Oleg Knorrlng
Liên Xô 1941 (3_26).jpg

1-11-1941 – binh sĩ Liên Xô hành quân qua Moscow. Ảnh: Alexander Ustinov
Liên Xô 1941 (3_27).jpg

1-11-1941 – binh sĩ Liên Xô trong một khu rừng gần thị trấn Zvenigorod (ngoại ô Moscow). Ảnh: Alexander Kapustyansky
Liên Xô 1941 (3_28).jpg

1-12-1941 – một lính Đức bị bắt ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Samaryi Guraryi
Liên Xô 1941 (3_29).jpg

1-12-1941 – tàu bọc thép trong một xưởng toa xe Moscow. Ảnh: Ivan Shagin
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_30).jpg

1-12-1941 – lính thông tìn Hồng quân ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Oleg Knorring
Liên Xô 1941 (3_31).jpg

1-12-1941 – lính thông tìn Hồng quân ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Oleg Knorring
Liên Xô 1941 (3_32).jpg

1941 – một đơn vị Hồng quân trượt tuyết ở ngoại ô Moscow
Liên Xô 1941 (3_33).jpg

1-12-1941 – binh sĩ Liên Xô luyện tập chiến đấu trên (phố) Chistoprudny Boulevard (Moscow). Ảnh: Leonid Dorenskiy
Liên Xô 1941 (3_34).jpg

1-12-1941 – binh sĩ Liên Xô gài mìn trên tuyến đường sắt ngoại ô Moscow. Ảnh: Oleg Knorring
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_35).jpg

3-12-1941 – pháo 122mm Liên Xô bắn vào quân Đức ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Viktor Antonovich Temin
Liên Xô 1941 (3_36).jpg

1-12-1941 – xe quân sự Đức bj phá huỷ trén xa lộ Volokolamsk (cách thù đô Moscow 100 km). Ảnh: TASS
Liên Xô 1941 (3_37).jpg

Liên Xô 1941 (3_38).jpg

20-12-1941 – vũ khí Đức bị Hồng quân tịch thu ở làng Kryukovo, ngoại ô Moscow. Ảnh: Victor Kinelovsky
Liên Xô 1941 (3_39).jpg

20-12-1941 – Hồng quân Liên Xô sau trận chiến ở làng Kryukovo, ngoại ô Moscow (phía sau là xe tăng Panzer III Đức bị tiêu diệt). Ảnh: Victor Kinelovsky
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_40).jpg

27-12-1941 – khẩu đội súng cối Hồng quân ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Alexander Ustinov
Liên Xô 1941 (3_41).jpg

27-12-1941 – lính Đức đầu hàng Hồng quân ở ngoại ó Moscow. Ảnh: Victor Kinelovskiy
Liên Xô 1941 (3_42).jpg

28-12-1941 – công binh Liên Xô xây dựng cầu ở thị trấn Naro-Fominsk, ngoại ô Moscow. Ảnh: Alexander Ustinov
Liên Xô 1941 (3_43).jpg

Thị trấn Serpukhov (cách Moscow 100 km vể phla nam) cuối năm 1941, đầu năm 1942, Ảnh: Leonid Dorensky
Liên Xô 1941 (3_44).jpg

15-8-1941 – máy bay Đức Junkers Ju-88 bị bắn rơi, trưng bày ở Quảng trường Sverdlov (Moscow). Ảnh: Oleg Knorring
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_45).jpg

10-1941 – hai dân quân Moscow. Ảnh: Alexander Ustinov
Liên Xô 1941 (3_46).jpg

1941 – Lực lượng dân quân Moscow hành quân trên Quảng trường Đỏ (phía sau là xe tăng T-34-76)
Liên Xô 1941 (3_47).jpg

Liên Xô 1941 (3_48).jpg

1941 – phân phối những mặt nạ phóng độc cho trẻ em trên Quảng trường Mayakovsky (Moscow). Ảnh: Arkady Shaikhet
Liên Xô 1941 (3_49).jpg

9-1941 – dỡ gỗ làm chướng ngại vật từ xe điện trên phố Gorky (Moscow). Ảnh: Alexandr Ustinov
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_50).jpg

12-1941 - Hồng quàn kiểm tra pháo tự hành Đức 150 mm SiG 33 (sf) trên khung gầm xe tăng Pz.l AusfB (Bison) bị bắt ở ngoại ô Moscow. Ảnh: Pavel Troshin
Liên Xô 1941 (3_51).jpg

1941 – pháo cối 210 mm model 1918 (21 cm Morser 18) của Đức vứt tại làng Chernaya Graz, ngoại ô Moscow. Ảnh: Ivan Shahin
Liên Xô 1941 (3_52).jpg

9-9-1941 – nữ binh sĩ Hồng quân luyện tập ở Moscow. Ảnh: TASS
Liên Xô 1941 (3_55).jpg

11-1941 – xe trượt tuyết ngựa kéo trên Quảng trường Đỏ ở Moscow
Liên Xô 1941 (3_56).jpg

27-12-1941 – những lính Đức đầu hàng Hồng Quân trên một cánh đồng phủ tuyết phủ gần Moscow. Ảnh: Victor Kinelovsky
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,497
Động cơ
1,139,763 Mã lực
Liên Xô 1941 (3_57).jpg

1942 – xe tăng KV-1 chạy trên Quảng trường Manezhnaya, sát Kreml, Moscow. Ảnh: Naum Granovsky
Liên Xô 1941 (3_58).jpg

1941 – Củi đốt cho nhân dân thành phố Moscow. Ảnh: Serge Nikolaevich Strunnikov
Theo em thì gõ để xây dựng chướng ngại vật
Liên Xô 1941 (3_62).jpg

1941 – chướng ngại vật trên đường phố Moscow. Ảnh: Naum Granovsky
Liên Xô 1941 (3_63).jpg

1941 – xây dựng chướng ngại vật trên đường phổ Moscow. Ảnh: Naum Granovsky
Liên Xô 1941 (3_64).jpg

1941 – xe chuyên dụng GAZ-MM nạp khí cho khinh khi cầu ở Moscow
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top