- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,496
- Động cơ
- 1,139,723 Mã lực
Quân đội Liên Xô trước ngày xảy ra chiến tranh. Ảnh: Margaret Bourke-White
Đúng như cụ nói, phía Liên xô đông nhưng lực lượng tương đối lộn xộn, trang thiết bị cũ và tư duy đánh trận lạc hậu.Cái này nếu nhìn con số thống kê thì thê thảm thật. Nhưng cá nhân em cho là những tổn thất thực sự phía Hồng quân lại có các lý giải khác nhau và mặc dù Đức vượt qua trận này thì phía Hồng quân cũng đã đạt được một số thành quả chiến lược.
Thực tế, có 4 phương diện quân cùng chen chúc ở mặt trận này, chiến tuyến đâu như 800km.
Có phương diện quân Bê la rút xi a của Páp lốp tan tác chạy về giao lại cho Ti mô sen cô, cá biệt như ông Bagramyan kể là có tập đoàn quân xe tăng chỉ còn có hơn chục xe, vẫn được Bộ tổng tham miu bắt giữ phiên hiệu chờ bổ sung dẫn tới con số thống kê có thể khống nhiều.
Có phương diện quân Dự bị của Giu cốp, ông này vừa bị thôi chức Tổng tham mưu trưởng giao cho một phương diện quân lôm nhôm thiếu đủ thứ.
Có phương diện quân Trung tâm của ông Ku nhét xốp tương đối đầy đủ nhưng trang bị cũ.
Có ông Ê ri ô men cô nữa, ông này trẻ và tài năng bình thường. Em quên tên phương diện quân của ông này.
Túm lại là một tập hợp vá víu, bốn ông tư lệnh cũng đều to cả thì khó bảo nhau ông nào lo thân ông nấy. Lính tráng thì nhặt nhạnh thu gom tập hợp về. Trang bị thì thiếu và yếu, chưa kể chỉ có trên giấy. Toàn bộ xe tăng máy bay của ông Ti mô sen cô là hàng chạy từ tiền tuyến về kịp. Về đến nơi còn sửa ốm chứ dùng ngay sao được.
Phía Đức trận này cũng bộc lộ vấn đề, hai mũi xe tăng vu hồi mà thằng đuổi lại còn chạy trước thằng bị đuổi, nhanh quá nên khoảng cách hậu cần bì kéo giãn, bộ binh không theo kịp, thợ cơ khí không theo kịp dẫn tới hỏng hóc bét nhè và đội hình sắt thép này mất một tuần để bảo hành bảo dưỡng. Chi tiết này tình cờ với những trận mưa mùa thu, tự nhiên làm sai lệch tính toán về thời gian của Đại bản doanh Hít le và khiến ông này điều chỉnh hướng chiến lược của giai đoạn sau.
Ông Timoshenko được Stalin đánh giá cao trận phòng thủ Smolensk này nên sau đó gây ra cuộc tấn công thảm họa ở Kharkov 1942 sau này.Đúng như cụ nói, phía Liên xô đông nhưng lực lượng tương đối lộn xộn, trang thiết bị cũ và tư duy đánh trận lạc hậu.
Tổng thể cuối cùng thì Đức đã thắng trận này với tổn thất khá thấp. Liên xô thua nhưng lại thắng ở thời gian. Ý nghĩa lớn nhất của Chiến dịch Smolensk 1941 với Liên xô là kìm chân Đức 2 tháng, kéo Đức vào mùa đông nước Nga.
Vâng việc cụ có nhận định cá nhân như thế nào em không dám có ý kiến ạ. Em chỉ có ý kiến về những chi tiết mà cụ đã thừa nhận là nhớ không chính xác thôi ạ. Vì cụ có nói là những chi tiết đó là theo như Hồi ký Giu cốp vvEm thừa nhận là bác đúng vì các chi tiết đó em nhớ lại không chính xác. Ti diên, nó không ảnh hưởng tới kết quả nhận định của em là, trong những ngày đầu chiến tranh thì Sít ta lin đã bị đơ.
Em đọc quyển Pháo đài Brest thấy bảo quân Đức đối xử đặc biệt với tù binh chính ủy/chính trị viên (mặc quân phục khác thì phải)
Bức ảnh này mang tên "CHÍNH ỦY". Nó hoàn toàn không phải là một sự sắp đặt hay một cảnh cắt ra từ một cuốn phim . Người trong ảnh đã hy sinh ngay sau khi bức ảnh này được ghi lại giây lát.
Ngày 12 tháng 7 năm 1942, ở khu vực gần làng Khorosee , nhiếp ảnh gia Marx Alpert đã kịp chớp được hình ảnh một người chỉ huy đã cuốn theo cả đơn vị lao vào trận chiến đấu sinh tử với kẻ thù . Ngay lúc đó , một mảnh đạn đã phá vỡ chiếc máy ảnh của anh ấy , nghĩ rằng cuộn phim đã bị hỏng, nên tác giả cũng không ghi lại tên nhân vật trong ảnh . Sau này, khi hiện phim, Marx Alpert mới biết là bức ảnh đã thành công bất ngờ.
Nhân thân người trong ảnh được xác định sau đó ít lâu. Tên anh là Alexey Gordeevich Eremenko .
Một người lính, nhân chứng của sự kiện này kể lại :
"Bọn phát xít tấn công chúng tôi hết đợt này đến đợt khác, rất nhiều đồng đội đã chết, bị thương, Trung đoàn chúng tôi đã tả tơi sau đợt tấn công thứ 10 hay 11 gì đó của kẻ thù. Bọn Đức đang thẳng tiến về hướng Voroshilovgrad (Luganxco ngày nay), chúng chỉ còn cách thành phố chưa đầy 30 km. Đến chiều thì Đại đội trưởng bị thương. Sau trận bom oanh tạc dữ dội, dưới sự yểm trợ của xe tăng và pháo binh, bọn Đức mở cuộc tấn công tiếp theo về phía chúng tôi.
Vươn thẳng cả thân mình trên trận địa cùng tiếng gọi : "Tất cả theo tôi ! Vì Tổ quốc! Xung ph . o. .o. .ng ! " Eremenko kéo theo cả đại đội lao vào đội hình địch . Chính trị viên hy sinh, nhưng đợt tấn công của kẻ thù bị bẻ gẫy".
Mặc dù Eremenko chỉ là chính trị viên đại đội, nhưng anh đã được thế giới nhớ đến như một chính ủy vô danh .
Nhặt lại chiếc máy ảnh vỡ trong chiến hào, người phóng viên không theo dõi sát được mọi diễn biến của sự việc , nhưng anh nghe được những gì truyền đi trong đội hình : " Chính trị viên hy sinh rồi! ", tên và chức vụ của người sĩ quan đó, người phóng viên không biết, nhưng những gì anh nghe thấy đã trở thành nguồn gốc cho tên gọi bức ảnh này .
Thực ra thất bại trận Kharkov chịu trách nhiệm chính phải là Stalin. Chính Bộ tổng tham mưu đã phản đối kế hoạch này nhưng Stalin khăng khăng bắt tiến hành, và Timoshenko chắc muốn nịnh Stalin nên cam đoan sẽ thành công.Ông Timoshenko được Stalin đánh giá cao trận phòng thủ Smolensk này nên sau đó gây ra cuộc tấn công thảm họa ở Kharkov 1942 sau này.
Còn Đức thì tổn thất cao, không phải là thấp với 1 đội quân đi xâm lược có ưu thế. Thiệt hại cao hơn toàn bộ chiến dịch Pháp (75k), gấp đôi quân Mỹ ở Triều Tiên. Đến trước khi bị phản công ở Maskva, khoảng 500k lính Đức bị loại khỏi cuộc chiến, ảnh hưởng mạnh đến kết quả ở Maskva.
Oai hùng hay không nó đến từ khí chất, đến từ chính nghĩa của cuộc chiến. Nhìn thế mà cụ bảo oai hùng thì em cũng chịu. Nhìn vào thấy toàn sát khíNhìn trang phục lính phát xít Đức vẫn là đẹp và oai hùng nhất từ trước đến nay các cụ nhỉ.
Ngoài lề 1 chút, cụ Ngao có thích nước Kvass không ạ?
8-1941 – bán nước giải khát trên phố Kusnelskaya (Moscow). Ảnh: Margaret Bourke-White
Cụ giống em, hồi xưa chẳng có gì giải trí, vớ được cái gì đọc là đọc hếtCác cụ muốn có thêm thông tin có thể đọc hồi ký "Sự nghiệp cả cuộc đời"của cụ Va-xi-lep-xki, cụ này lúc bắt đầu chiến tranh vệ quốc là cục phó cục tác chiến, sau là tổng tham mưu trưởng, em đọc hồi ký của cụ này từ khi còn học cấp 3, hồi đó chả có gì đọc nên lôi sách của phụ huynh ra đọc.