[Funland] 19/4/1972 hai MiG-17 ném bom tàu chiến Mỹ ở Quảng Bình

hacvuphong

Xì hơi lốp
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,315
Động cơ
248,344 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Phi công Bắc TT chỉ tham gia không chiến giai đoạn 1 năm 66-68 và chỉ trên Mig 17. Họ đóng ở sb Kép cùng 923.

Tiếng là họ học để chuẩn bị bảo vệ Bắc TT nhưng có 12 PC đều hi sinh hết.

Giai đoạn 1 dù sao khá khốc liệt nhưng thực sự không bằng giai đoạn 2 năm 71-72!
K đâu cụ ơi. Họ luôn chuyển ra phết đấy. 14 hy sinh đấy. nhưng 10 lần đó có kinh nghiệm. Cả trung đoàn bay sang mà có bằng đấy pc sao hả cụ??????????.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
PC Cốc bị rơi 3 lần - chính xác là 3 lần nhảy dù.

Trong 9 máy bay Mỹ bị PC Cốc bắn rơi thì có 4 cái không người lái nên thuộc loại dễ bắn ( ở dưới sở chỉ huy đánh giá tình hình không phận những ngày có không người lái trinh sát thì chưa có máy bay Mỹ vào nên dẫn Mig 21 lên tiếp cận phía bán cầu sau đủ cự ly và bắn tên lửa).

Ông Cốc là người Hà Bắc và rất khiên tốn. Ông là đàn em của các PC Mig17 em có viết ở post #936 và rất khâm phục các bậc đàn anh này.
Ông đã từng nói với em : tao lái Mig 21 được dẫn đến nơi với tốc độ siêu âm và đủ cự ly để bắn tên lửa rồi vọt thoat ra cũng với tốc độ siêu âm. Còn các anh lái Mig17 phải phục kích, quần vòng khó khăn lắm mới bắn được 1 cái máy bay của nó và nguy hiểm vô cùng vì tốc độ Mig 17 không khi nào bằng tốc độ máy bay Mỹ khi bay thẳng cả. Phải vào sát vài trăm met thậm chí vài chục mét mới bắn được nó!

Hình như PC Nguyễn Văn Cốc cũng chưa bị rơi lần nào.
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
PC Cốc bị rơi 3 lần - chính xác là 3 lần nhảy dù.

Trong 9 máy bay Mỹ bị PC Cốc bắn rơi thì có 4 cái không người lái nên thuộc loại dễ bắn ( ở dưới sở chỉ huy đánh giá tình hình không phận những ngày có không người lái trinh sát thì chưa có máy bay Mỹ vào nên dẫn Mig 21 lên tiếp cận phía bán cầu sau đủ cự ly và bắn tên lửa).

Ông Cốc là người Hà Bắc và rất khiên tốn. Ông là đàn em của các PC Mig17 em có viết ở post #936 và rất khâm phục các bậc đàn anh này.
Ông đã từng nói với em : tao lái Mig 21 được dẫn đến nơi với tốc độ siêu âm và đủ cự ly để bắn tên lửa rồi vọt thoat ra cũng với tốc độ siêu âm. Còn các anh lái Mig17 phải phục kích, quần vòng khó khăn lắm mới bắn được 1 cái máy bay của nó và nguy hiểm vô cùng vì tốc độ Mig 17 không khi nào bằng tốc độ máy bay Mỹ khi bay thẳng cả. Phải vào sát vài trăm met thậm chí vài chục mét mới bắn được nó!
À, vậy em sai rồi. Cụ Cốc bắn có 2 máy bay không người lái thôi, nên Mỹ chỉ công nhận 7 chiếc và không phải là Ace số 1 của Vn. Cụ Bẩy là ngon nhất, Mỹ xác nhận cả 7 chiếc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
À, vậy em sai rồi. Cụ Cốc bắn có 2 máy bay không người lái thôi, nên Mỹ chỉ công nhận 7 chiếc và không phải là Ace số 1 của Vn. Cụ Bẩy là ngon nhất, Mỹ xác nhận cả 7 chiếc.
1 lần đuổi máy bay không người lái (nghe nói bị hết nhiên liệu hoặc máy nghẹt) cụ Cốc phải bung dù. Sau đó không quân không chủ trương săn máy bay không người lái nữa
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Tham khảo:
14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam

Chủ Nhật, 17/08/2008, 09:01 (GMT+7)
TTCT - Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc VN trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của VN.
Đây cũng là một nghĩa trang duy nhất ở VN dành cho các liệt sĩ nước ngoài đã hi sinh trên mảnh đất Tổ quốc ta.
Sự kiện Mỹ tấn công cảng Hải Phòng ngày 5-8-1964 chính thức đánh dấu cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân ta lan rộng ra phạm vi cả nước. Những trận chiến trên không oanh liệt nhất của quân dân miền Bắc đã ghi được nhiều chiến công vang dội. Với những chiếc Mig 17, Mig 19 được cải tiến của Liên Xô, các chiến sĩ không quân VN đã hạ gục hàng loạt máy bay chiến đấu hiện đại của không lực Mỹ thời đó như F4, F111...
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.
Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).
Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không với khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh thực tế. Ngay trong năm 1965, khi bom đạn của máy bay Mỹ đang bắn phá điên cuồng miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Tinh thần Triều Tiên
Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay.
Ngày 24-9-1965, sau một số trận đánh khá thành công thì một tin buồn ập tới. Đó cũng là khúc mặc niệm bi tráng đầu tiên vang lên trên bầu trời Hà Bắc khi chàng chiến binh trẻ tuổi nhất trong số 14 người Triều Tiên tên Ươn-Hông-Xang (19 tuổi) anh dũng hi sinh. Đó là một trận đánh ngay ở vùng sân bay Kép. Xang hi sinh khi bắt đầu xuất kích. Trong năm 1966, cuộc chiến đấu của đội quân Triều Tiên vẫn diễn ra nhưng không có ai trong số họ hi sinh. Đến năm 1967, họ mất thêm 12 người. Người chiến sĩ Triều Tiên cuối cùng tên Kim-Chi-Hoan nằm xuống dưới bầu trời VN vào ngày 12-2-1968. 11 người đã nằm xuống dưới bầu trời Hà Bắc, hai ở Vĩnh Phúc và một ở Hải Hưng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Như vậy chỉ trong chưa đầy ba năm, tất cả 14 chiến sĩ Triều Tiên được cử sang học hỏi rồi tình nguyện chiến đấu ở VN đều hi sinh. Theo đánh giá của một số cựu chiến binh thuộc Quân đoàn 2, trong thời gian đó những trận đánh của 14 chiến sĩ Triều Tiên góp phần cho thành tích tiêu diệt không lực Mỹ ở miền Bắc. Họ giúp bắn rơi và thiêu hủy hàng chục máy bay Mỹ trong thời gian ba năm. Tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm của họ làm vẻ vang sân bay dã chiến Kép thời đó. Sự hi sinh oanh liệt của họ xứng đáng được tưởng nhớ, biết ơn.
Chứng tích thời hậu chiến
Để ghi nhớ những người lính không quân Triều Tiên đã chiến đấu và ngã xuống trên đất nước mình, Nhà nước VN công nhận họ là những liệt sĩ ngay trong thời kỳ 1965-1968 và đã trao quyền tìm nơi đặt hài cốt của họ cho Triều Tiên.
Theo ông Dương Văn Dậu - một cựu chiến binh hiện đang trông nom khu nghĩa trang liệt sĩ Triều Tiên: “Thời kỳ đó, đích thân một vị tham tán trong Đại sứ quán Triều Tiên đã đi chọn đất để đặt phần mộ của 14 người lính này. Họ đi tìm từ Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và cuối cùng chọn đồi rừng Hoàng để đặt nghĩa trang. Việc vì sao người Triều Tiên chọn nơi này đến giờ không một ai biết. Chỉ biết hiện nay cổng nghĩa trang được quay về hướng đông (có nghĩa về phía đất nước Triều Tiên). Trước đó trong những năm 1965-1968, gia đình ông Dậu và dân làng ở đây đã được người Triều Tiên nhờ mua cá chép và chó đen để an táng theo các người lính vì đó là phong tục truyền thống của dân tộc Triều Tiên.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,132
Động cơ
455,038 Mã lực
Hay nhất trong tất cả các hồi ký chiến tranh trên không của Vn và thế giới ( WWII, Triều Tiên).
Em đã đọc " Bầu trời chiến tranh " của nguyên soái LX Pocruskin, người bắn hạ 59 máy bay Đức, hồi ký Kramenko bắn hạ 15 máy bay Mỹ và đồng minh không chiến Triều Tiên, " không chiến trên bầu trời BV- nhìn từ hai phía " của Đại tá Nguyễn công Huy, " những đám mây hình lưỡi búa " của Đại tá Anh hùng không quân Lê Hải, và nhiều hồi ký khác nữa...Tất cả đều tuyệt vời, nhưng " lính bay " của TT PP Thái rất chi tiết và giàu cảm xúc nhất, phải nói là hay nhất, tuyệt vời nhất.
Em xin chỉnh sửa 1 chút cho chính xác : Đám mây hình lưỡi búa do sĩ quan dẫn đường Lê Thành Chơn viết chứ không phải Lê Hải.

Ông Lê Hải viết "Phi công tiêm kích"!

Đây là quyển sách - truyện hồi ức đầu tiên của 1 PC tiêm kích thực sự. Sau quyển này mới tới các quyển khác do PC Lưu Huy Chao, Nguyễn Công Huy, Phạm Phú Thái.... viết theo.

Ông Lê Hải viết "Phi công tiêm kích" sau khi đọc 1 quyển hình như cũng mang tên "Phi công tiêm kích" của đại tướng không quân Liên xô kể về chiến tranh trên không của Liên xô những năm WWII với vai trò như 1 PC tiêm kích.

Để in quyển "Phi công tiêm kích" ông Lê Hải phải bỏ tiền túi ra 20 tr đ để in và phát hành. Chủ yếu để cho, biếu những anh em bạn bè đồng ngũ và người hâm mộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Trong một ngày cuối tháng bảy nắng oi ả, chúng tôi về đồi rừng Hoàng để viếng linh hồn các liệt sĩ Triều Tiên. Vẫn còn đây 14 tấm bia ghi đầy đủ tên, tuổi, ngày, tháng, năm hi sinh của 14 chiến sĩ Triều Tiên bằng hai ngôn ngữ (Việt và Triều Tiên). 14 nấm mộ nằm giữa bạt ngàn màu xanh của vườn cây hoa trái. Trước đây các nấm mộ của 14 liệt sĩ nằm rải rác quanh đỉnh quả đồi. Sau khi phía Triều Tiên quyết định mang hài cốt chiến sĩ của họ về nước (năm 2002), tỉnh Bắc Giang đã đầu tư 100 triệu đồng xây dựng nhà tưởng niệm, trong đó có lư hương và mô hình 14 tấm bia mộ liệt sĩ để ghi nhớ sự đóng góp của các chiến sĩ Triều Tiên cho mảnh đất này. Khu tưởng niệm được xây dựng trong hơn một năm và khánh thành vào giữa năm 2004.
Chúng tôi đứng nghiêng mình trước 14 tấm bia mộ trên đỉnh đồi lộng gió. Còn người quản trang già, thương binh hạng 2/4 Dương Văn Dậu cho biết: “Dù không hề hưởng chế độ chính sách gì, nhưng gia đình chúng tôi tình nguyện đảm nhận chăm sóc cẩn thận khu nghĩa trang này và cứ đến ngày lễ, tết, tuần, rằm, mồng một hay các ngày lễ đặc biệt của đất nước Triều Tiên, vợ chồng tôi đều ra đây thắp hương tưởng niệm để linh hồn các anh nếu có phảng phất nơi đây khỏi phải lạnh lẽo...”.
HÀ ÁNH DƯƠNG - VĂN HẢI
P/S một số phi công Bắc Triều Tiên không được huấn luyện tốt khi bung dù. Họ đã không thu chân cẩn thận, khi phóng dù thường bị cụt chân
 
  • Vodka
Reactions: dpl
Biển số
OF-432673
Ngày cấp bằng
26/6/16
Số km
83
Động cơ
214,830 Mã lực
Tinh thần Triều Tiên
Cuộc chiến đấu của đội chiến binh Triều Tiên chủ yếu diễn ra trên vùng trời các tỉnh ven Hà Nội như Hà Bắc, Vĩnh Phúc và Hải Hưng. Với lòng cảm tử đặc trưng của dân tộc Triều Tiên đã chiến đấu là phải quyết tiêu diệt bằng được đối phương, không bảo vệ được phi cơ thì chiến binh cũng sẽ hi sinh theo nên trong các đợt xuất kích, 14 chiến binh Triều Tiên đều không trang bị dù cũng như các thiết bị thoát hiểm khác. Thậm chí một cựu chiến binh cùng thời với họ cho biết họ còn tự khóa chân mình vào chân ghế máy bay.
Ngày 24-9-1965, sau một số trận đánh khá thành công thì một tin buồn ập tới. Đó cũng là khúc mặc niệm bi tráng đầu tiên vang lên trên bầu trời Hà Bắc khi chàng chiến binh trẻ tuổi nhất trong số 14 người Triều Tiên tên Ươn-Hông-Xang (19 tuổi) anh dũng hi sinh. Đó là một trận đánh ngay ở vùng sân bay Kép. Xang hi sinh khi bắt đầu xuất kích. Trong năm 1966, cuộc chiến đấu của đội quân Triều Tiên vẫn diễn ra nhưng không có ai trong số họ hi sinh. Đến năm 1967, họ mất thêm 12 người. Người chiến sĩ Triều Tiên cuối cùng tên Kim-Chi-Hoan nằm xuống dưới bầu trời VN vào ngày 12-2-1968. 11 người đã nằm xuống dưới bầu trời Hà Bắc, hai ở Vĩnh Phúc và một ở Hải Hưng.
Sang học tập là chính mà lại chiến theo kiểu ngớ ngẩn vậy được nhỉ? Em nghĩ là truyền miệng cho thêm phần bi tráng thôi chứ :-??
 

Thichduthu1

Xe tải
Biển số
OF-719993
Ngày cấp bằng
13/3/20
Số km
424
Động cơ
82,099 Mã lực
Tuổi
59
Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.
Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).
Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không với khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh thực tế. Ngay trong năm 1965, khi bom đạn của máy bay Mỹ đang bắn phá điên cuồng miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận.
Rất cám ơn cụ đã mở 1 thớt rất hay.Nhưng Cụ nhầm 1 tí là Mig 23 . Mong cụ mở những thớt khác để mọi ng thêm hiểu biết.
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Tiếng vang về chiến công diệt máy bay Mỹ của quân dân miền Bắc đã bay khắp thế giới, trong đó có đất nước CHDCND Triều Tiên ở phía đông mặt trời mọc. Ngưỡng mộ thành tích của VN, ngay trong năm 1965, 12 sĩ quan và hai chiến sĩ không quân Triều Tiên đã được cử sang miền Bắc VN học hỏi kinh nghiệm chiến đấu.
Nơi đón tiếp họ là đơn vị không quân thuộc Quân đoàn 2 đóng tại sân bay dã chiến Kép (Hà Bắc cũ).
Các chiến sĩ Triều Tiên được những sĩ quan của ta ở sân bay Kép truyền đạt tỉ mỉ kỹ thuật lái máy bay Mig 17, Mig 19, Mig 23 và chiến thuật tiêm kích trên không. Trong đó có một đặc điểm nổi trội của chiến tranh VN mà các chiến sĩ Triều Tiên học hỏi được là nghệ thuật đánh du kích trên không với khả năng lấy yếu thắng mạnh, phản ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh thực tế. Ngay trong năm 1965, khi bom đạn của máy bay Mỹ đang bắn phá điên cuồng miền Bắc, các chiến binh không quân Triều Tiên đã xung phong ra trận.
Cụ trích dẫn bài báo em không ý kiến. Nhưng lều báo thì sai sai...1965 Vn chưa có Mig19, phải đến đợt 1972 mới tham chiến, nên không có gì để truyền đạt kinh nghiệm Mig19.
 

Anhnv3

Xe buýt
Biển số
OF-719593
Ngày cấp bằng
10/3/20
Số km
627
Động cơ
84,973 Mã lực
Tuổi
45
Cụ trích dẫn bài báo em không ý kiến. Nhưng lều báo thì sai sai...1965 Vn chưa có Mig19, phải đến đợt 1972 mới tham chiến, nên không có gì để truyền đạt kinh nghiệm Mig19.
Mig23 thì đến giờ VN cũng ko có luôn. Mấy hình ảnh mig23 có ở VN là khi quân đội LX đóng ở Cam ranh.
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Em không nhớ rõ đọc ở đâu, anh hùng Nguyễn Văn Bẩy B ném bom hạm đội 7, sau khi giải phóng MN, gia đình không còn ai nên không có người thân để nhận hài cốt. Phải rất lâu sau này mới đưa được hài cốt người Anh hùng về quê hương Bạc Liêu. Trường hợp anh Bẩy B có nhiều điều cảm thấy đau lòng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Ông Lê Hải viết "Phi công tiêm kích"! Đây là quyển sách - truyện đầu tiên của 1 PC tiêm kích thực sự. Sau quyển này mới tới các quyển khác do PC Lưu Huy Chao, Nguyễn Công Huy, Phạm Phú Thái.... viết theo.
Để in quyển "Phi công tiêm kích" ông Lê Hải phải bỏ tiền túi ra 20 tr đ để in và phát hành. Chủ yếu để cho, biếu những anh em bạn bè đồng ngũ và người hâm mộ.
Em kính nể và tôn trọng những phi công Việt Nam trong chiến tranh
Cuốn sách của cụ Lê Hải em đã đọc kỹ và lưu trữ trong máy tính bằng text
Kể ra không nên nói ra, nhưng em thấy có một chỗ có lẽ là chưa chính xác
Ông Lê Hải viết
"Hoàng Ích, chàng trai Hải Dương, con một gia đình cán bộ công nhân ở thành phố Cảng. Tốt nghiệp khoá 2 phi công chiến đấu của trường Không quân Việt Nam, anh bay giỏi, hăng hái chiến đấu. Sau vài tháng bổ sung vào phi đội, anh được vào trực ban lớp chiến đấu. Trận ngày 29 tháng 7 là trận đầu của anh. Tuy chưa trực tiếp bắn rơi máy bay địch, nhưng anh rất kiên cường yểm hộ đội trưởng từ đầu đến cuối trận. Đối với một phi công mới vào trận đầu, thế là quá xuất sắc. Nhất là đã thử sức với đối tượng F8, rất khó đánh. Ngay cả phi công cũ, cũng phải cẩn thận đối với địch thủ này.
Đồng chí Hoàng Ích, đã anh dũng hi sinh trong trận đánh với F4, trên đỉnh sân bay Anh Sơn - Nghệ An vào tháng 10 năm 1968. Chàng trai đất Cảng đã vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, thanh thản ra đi khi mới bước vào tuổi 24
".
Có lẽ cụ Lê Hải chưa đúng
1) Hoàng Ích sinh 1948, hơn em một tuổi, hy sinh năm 24 tuổi là đúng, nhưng đó là năm 1972,
Khoảng 1971-72 , Hoàng Ích đóng tại sân bay Kiến An, Hải Phòng và những bạn cùng lớp vẫn thường gặp khi Ích về Hải Phòng
Thư từ cho mấy người bạn vẫn ghi là 1972
Hy sinh ngày 6-3-1972 ở Quỳ Hợp, Nghệ An
2) Mộ ở nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng, cạnh mộ bố mẹ, ông Hoàng Mậu, từng là C.hủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Phòng thập niên 1960
Ai chứ, Hoàng Ích là thằng bạn học cùng khoá với em, khác lớp
Em xin kể dưới đây
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,061
Động cơ
1,130,315 Mã lực
Hoang Ich (1).jpg
Hoang Ich (2).jpg
Hoang Ich (3).jpg
Hoang Ich (4).jpg
Hoang Ich (5).jpg

Những hình ảnh Hoàng Ích khi học ở Trung Quốc. Hy sinh ngày 6-3-1972 ở Quỳ Hợp, Nghệ An
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top