[TT Hữu ích] 19/4/1972 hai MiG-17 ném bom tàu chiến Mỹ ở Quảng Bình

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
Cùng trạc tuổi nhau, cùng học một niên khoá, nhưng Ích to cao và khoẻ mạnh hơn em nhiều. Ích đá bóng và chơi được cả bóng rổ nữa. Em học trường Ngô Quyền (ban đầu là Bonnal), do Tây xây 1920 nên sân rộng rãi chơi đá bóng và bóng rổ được hết
Có lần Ích chơi bóng đá, cặp sách để dưới chân cột cờ trường. Có hai tốp đá bóng chiều hôm đó. Tốp bọn em chơi xong về trước, em lấy hết cặp sách buộc vào dây và kéo lên đỉnh cột cờ. Chơi xong Ích và cả toán không nghĩ là em treo lên cột cờ, trời muộn, tìm kiếm các xó xỉnh. Hôm sau nó táng em một quả đấm nhớ đời.
Lần cuối cùng em gặp Ích là tháng 8/1965, chia tay nhau lúc chuyển trường. Ích sang trường Phổ thông Công nghiệp học.
Chỉ mong các cụ đọc hồi ký hết sức cẩn thận vì có thể tác giả nhớ nhầm
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Bác ơi.

Ông Lê Hải viết quyển này cũng là quyển đầu tiên và cũng là duy nhất. Tuy nhiên nó mở ra 1 phong trào cho các PC khác viết sách tương tự.

Như post trên em đã nói ông có hứng viết dạng hồi ức và hơi phóng tác 1 chút sau khi đọc 1 quyển mang phong cách tương tự của một đại tướng KQ Liên xô Kramenko cũng viết về hồi ức khi còn là phi công tiêm kích trong WWII và chiến tranh TT. Đây hoàn toàn không phải hồi ức thuần túy và chính xác như 1 tài liệu mang tính lịch sử....

Thậm chí số lượng tên lửa trên máy bay mỹ hoặc mô tả máy bay mỹ cũng không chính xác....
Có một số chi tiết cũng không được chính xác do cũng không nhớ được hết và đi hỏi lại đồng đội cũ - toàn những ông đến tuổi lúc nhớ lúc quên rồi.

Trong quyển này cũng có 1 đoạn về nội dung bác viết về chủ đề thớt này vậy.

Lưu Huy Chao là lứa đàn anh của Lê Hải ( hơn tuổi và tốt nghiệp trước lứa đào tạo PC ở TQ , cũng về trước và tham gia chiến đấu trước 2 năm).

Em kính nể và tôn trọng những phi công Việt Nam trong chiến tranh
Cuốn sách của cụ Lê Hải em đã đọc kỹ và lưu trữ trong máy tính bằng text
Kể ra không nên nói ra, nhưng em thấy có một chỗ có lẽ là chưa chính xác
Ông Lê Hải viết
"Hoàng Ích, chàng trai Hải Dương, con một gia đình cán bộ công nhân ở thành phố Cảng. Tốt nghiệp khoá 2 phi công chiến đấu của trường Không quân Việt Nam, anh bay giỏi, hăng hái chiến đấu. Sau vài tháng bổ sung vào phi đội, anh được vào trực ban lớp chiến đấu. Trận ngày 29 tháng 7 là trận đầu của anh. Tuy chưa trực tiếp bắn rơi máy bay địch, nhưng anh rất kiên cường yểm hộ đội trưởng từ đầu đến cuối trận. Đối với một phi công mới vào trận đầu, thế là quá xuất sắc. Nhất là đã thử sức với đối tượng F8, rất khó đánh. Ngay cả phi công cũ, cũng phải cẩn thận đối với địch thủ này.
Đồng chí Hoàng Ích, đã anh dũng hi sinh trong trận đánh với F4, trên đỉnh sân bay Anh Sơn - Nghệ An vào tháng 10 năm 1968. Chàng trai đất Cảng đã vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, thanh thản ra đi khi mới bước vào tuổi 24
".
Có lẽ cụ Lê Hải chưa đúng
1) Hoàng Ích sinh 1948, hơn em một tuổi, hy sinh năm 24 tuổi là đúng, nhưng đó là năm 1972,
Khoảng 1971-72 , Hoàng Ích đóng tại sân bay Kiến An, Hải Phòng và những bạn cùng lớp vẫn thường gặp khi Ích về Hải Phòng
Thư từ cho mấy người bạn vẫn ghi là 1972
Hy sinh ngày 6-3-1972 ở Quỳ Hợp, Nghệ An
2) Mộ ở nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng, cạnh mộ bố mẹ, ông Hoàng Mậu, từng là C.hủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Phòng thập niên 1960
Ai chứ, Hoàng Ích là thằng bạn học cùng khoá với em, khác lớp
Em xin kể dưới đây
 
Chỉnh sửa cuối:

boyboy1990

Xe điện
Biển số
OF-126857
Ngày cấp bằng
6/1/12
Số km
3,158
Động cơ
405,768 Mã lực
Cùng trạc tuổi nhau, cùng học một niên khoá, nhưng Ích to cao và khoẻ mạnh hơn em nhiều. Ích đá bóng và chơi được cả bóng rổ nữa. Em học trường Ngô Quyền (ban đầu là Bonnal), do Tây xây 1920 nên sân rộng rãi chơi đá bóng và bóng rổ được hết
Có lần Ích chơi bóng đá, cặp sách để dưới chân cột cờ trường. Có hai tốp đá bóng chiều hôm đó. Tốp bọn em chơi xong về trước, em lấy hết cặp sách buộc vào dây và kéo lên đỉnh cột cờ. Chơi xong Ích và cả toán không nghĩ là em treo lên cột cờ, trời muộn, tìm kiếm các xó xỉnh. Hôm sau nó táng em một quả đấm nhớ đời.
Lần cuối cùng em gặp Ích là tháng 8/1965, chia tay nhau lúc chuyển trường. Ích sang trường Phổ thông Công nghiệp học.
Chỉ mong các cụ đọc hồi ký hết sức cẩn thận vì có thể tác giả nhớ nhầm
Các cụ nhà mình viết kiểu tự phát, cũng không có kiểm tra hiệu đính gì nên sai sót là hoàn toàn có thể xảy ra, nên coi như truyện kể chứ ko phải là tài liệu lịch sử.
Thông tin về trận đánh của phi công Hoàng Ích em thấy được kể chi tiết hơn bởi cụ Nguyễn Văn Nghĩa, một Ách khác của VN, người trực tiếp tham gia trận đánh:
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,951
Động cơ
1,037,738 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Hay nhất trong tất cả các hồi ký chiến tranh trên không của Vn và thế giới ( WWII, Triều Tiên).
Em đã đọc " Bầu trời chiến tranh " của nguyên soái LX Pocruskin, người bắn hạ 59 máy bay Đức, hồi ký Kramenko bắn hạ 15 máy bay Mỹ và đồng minh không chiến Triều Tiên, " không chiến trên bầu trời BV- nhìn từ hai phía " của Đại tá Nguyễn công Huy, " những đám mây hình lưỡi búa " của Đại tá Anh hùng không quân Lê Hải, và nhiều hồi ký khác nữa...Tất cả đều tuyệt vời, nhưng " lính bay " của TT PP Thái rất chi tiết và giàu cảm xúc nhất, phải nói là hay nhất, tuyệt vời nhất.
Em cũng đã đọc cuốn hồi ký này, rồi cuốn hồi ký " Những phi đội bay về hướng Tây " . Ấn tượng nhất câu thông báo của không quân Đức quốc xã : "Poxcughin đã ở trên trời " để báo động cho các phi đội Đức
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Vẫn bắn máy bay không người lái bác ah!

Thứ nhất để triệt kênh trinh sát của Mỹ;
Thứ hai dạng như huấn luyện PC tập bắn vì nó đơn giản dễ bắn : máy bay không người lái nó chỉ bay thẳng, tốc độ, độ cao ổn định. Và quan trọng hơn nữa là lúc máy bay không người lái vào trinh sát thì ít khi có máy bay chiến đấu Mỹ vào. PC ta sẽ được an toàn .

Ông Nguyễn Hồng Nhị cũng có 1 thành tích bắn 1 máy bay không người lái Mỹ ở độ cao 18km bằng Mig21.

Hầu như PC Mig21 nào cũng có bắn máy bay không người lái.

PC Mig 17 thì không vì tầm bay và tốc độ Mig 17 có khi còn thấp hớn nhiều so với máy bay không người lái. Đặc biệt là độ cao Mig 17 thường đánh dưới 5000m max là 7-8000m. Còn máy bay không người lái Mỹ bay thường cao trên 10km.

1 lần đuổi máy bay không người lái (nghe nói bị hết nhiên liệu hoặc máy nghẹt) cụ Cốc phải bung dù. Sau đó không quân không chủ trương săn máy bay không người lái nữa
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,951
Động cơ
1,037,738 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Bác ơi.

Ông Lê Hải viết quyển này cũng là quyển đầu tiên và cũng là duy nhất. Tuy nhiên nó mở ra 1 phong trào cho các PC khác viết sách tương tự.

Như post trên em đã nói ông có hứng viết dạng hồi ức và hơi phóng tác 1 chút sau khi đọc 1 quyển mang phong cách tương tự của một đại tướng KQ Liên xô Kramenko cũng viết về hồi ức khi còn là phi công tiêm kích trong WWII và chiến tranh TT. Đây hoàn toàn không phải hồi ức thuần túy và chính xác như 1 tài liệu mang tính lịch sử....

Có một số chi tiết cũng không được chính xác do cũng không nhớ được hết và đi hỏi lại đồng đội cũ - toàn những ông đến tuổi lúc nhớ lúc quên rồi.

Trong quyển này cũng có 1 đoạn về nội dung bác viết về chủ đề thớt này vậy.

Lưu Huy Chao là lứa đàn anh của Lê Hải ( hơn tuổi và tốt nghiệp trước lứa đào tạo PC ở TQ , cũng về trước và tham gia chiến đấu trước 2 năm).
Bác Lê Hải này bắn rơi 1 F4 hay sao ấy cụ nhể. Em có đọc cuốn " Phi công tiêm kích " bác Hải đăng trên Quân sử.net
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
25
Vẫn bắn máy bay không người lái bác ah!

Thứ nhất để triệt kênh trinh sát của Mỹ;
Thứ hai dạng như huấn luyện PC tập bắn vì nó đơn giản dễ bắn : máy bay không người lái nó chỉ bay thẳng, tốc độ, độ cao ổn định. Và quan trọng hơn nữa là lúc máy bay không người lái vào trinh sát thì ít khi có máy bay chiến đấu Mỹ vào. PC ta sẽ được an toàn .

Ông Nguyễn Hồng Nhị cũng có 1 thành tích bắn 1 máy bay không người lái Mỹ ở độ cao 18km bằng Mig21.

Hầu như PC Mig21 nào cũng có bắn máy bay không người lái.

PC Mig 17 thì không vì tầm bay và tốc độ Mig 17 có khi còn thấp hớn nhiều so với máy bay không người lái. Đặc biệt là độ cao Mig 17 thường đánh dưới 5000m max là 7-8000m. Còn máy bay không người lái Mỹ bay thường cao trên 10km.
Bắn máy bay không người lái khoai lòi, thậm chí còn bị tai nạn, không dễ như cụ nghĩ đâu. Mà nó bay nhiều độ cao lắm, cả thấp 100m đến cao 10000m.
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em có hỏi trực tiếp ông Lê Hải về việc này thì ông Hải có nói bắn được 6 máy bay Mỹ gồm 4 F4, 1 F8 của hải quân Mỹ và 1 F105.

Ông Lê Hải là lứa đàn em ông Nguyễn Văn Bảy ( ống Bảy là lứa PC Mig17 đầu tiên đào tạo về, ông Hải là lứa thứ 2) cả về tuổi đời và chiến đấu, thành tích số máy bay bắn rơi ( kém 1 cái). Tuy nhiên ông Bảy đến cuối năm 67 đã bị hạn chế và không được cho bay chiến đấu nữa rồi. Ông Hải thì sau khi được phong AHLLVT năm 1971 thì vẫn còn bay chiến đấu không chiến đến giữa năm 1972 - thời điểm rất khốc liệt, khốc liệt hơn cả đợt 1 năm 1965 - 1968. Có thể nói ông Lê Hải là PC Mig 17 xếp sau ngay ông Nguyễn Văn Bảy.

Cả ông Nguyễn Văn Bảy và ông Lê Hải đều là một trong những số rất ít PC của Việt nam không bị Mỹ bắn hạ cũng như phải nhảy dù trong 2 đợt chiến tranh phá hoại của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam

Cách đánh của ông Hải đúng theo cách mà bộ đội ta đánh mỹ ở miền Nam : nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. Cự ly khai hỏa 3 khấu pháo ( 1 pháo 37 ly với 40 viên đạn, 2 khẩu 23 ly với 80 viên mỗi khẩu) trên Mig17 chỉ trong phạm vi 300-400m. Nhiều khi chỉ 30-40m, gần đến nỗi đầu nổ của đạn 37 ly chưa kịp tháo chốt an toàn để nổ mà chỉ đơn thuần như đạn nhọn xuyên qua cánh máy bay địch.

Có những vụ bắn gần quá mảnh máy bay địch văng ra còn gim vào cánh máy bay Mig17 của ông Hải. Khi về quân khí mới phát hiện ra và gỡ ra. Trong cuốn "Phi công tiêm kích" có mô tả một vài trận như vậy!

Sau này thấy ông Cốc cũng rất thán phục ông Hải .

Thực ra mà nói đúng là khi đánh nhau say máu và giữa cái sống và chết chỉ là tích tắc cũng như có may mắn . Chứ giờ nhớ lại thì cũng thấy không được khoa học lắm.

Bác Lê Hải này bắn rơi 1 F4 hay sao ấy cụ nhể. Em có đọc cuốn " Phi công tiêm kích " bác Hải đăng trên Quân sử.net
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-432673
Ngày cấp bằng
26/6/16
Số km
83
Động cơ
214,830 Mã lực
Mig ko có camera các cụ nhỉ? Mỹ thấy nó có clip rượt nhau, lock rồi hạ mình thế nào, mình thì ko thấy :-?
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,951
Động cơ
1,037,738 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Em có hỏi trực tiếp ông Lê Hải về việc này thì ông Hải có nói bắn được 6 máy bay Mỹ gồm 4 F4, 1 F8 của hải quân Mỹ và 1 F105.

Ông Lê Hải là lứa đàn em ông Nguyễn Văn Bảy ( ống Bảy là lứa PC Mig17 đầu tiên đào tạo về, ông Hải là lứa thứ 2) cả về tuổi đời và chiến đấu, thành tích số máy bay bắn rơi ( kém 1 cái). Tuy nhiên ông Bảy đến cuối năm 67 đã bị hạn chế và không được cho bay chiến đấu nữa rồi. Ông Hải thì sau khi được phong AHLLVT năm 1971 thì vẫn còn bay chiến đấu không chiến đến giữa năm 1972 - thời điểm rất khốc liệt, khốc liệt hơn cả đợt 1 năm 1965 - 1968. Có thể nói ông Lê Hải là PC Mig 17 xếp sau ngay ông Nguyễn Văn Bảy.

Cả ông Nguyễn Văn Bảy và ông Lê Hải đều là một trong những số rất ít PC của Việt nam không bị Mỹ bắn hạ cũng như phải nhảy dù trong 2 đợt chiến tranh phá hoại của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam

Cách đánh của ông Hải đúng theo cách mà bộ đội ta đánh mỹ ở miền Nam : nắm lấy thắt lưng địch mà đánh. Cự ly khai hỏa 3 khấu pháo ( 1 pháo 37 ly với 40 viên đạn, 2 khẩu 23 ly với 80 viên mỗi khẩu) trên Mig17 chỉ trong phạm vi 300-400m. Nhiều khi chỉ 30-40m, gần đến nỗi đầu nổ của đạn 37 ly chưa kịp tháo chốt an toàn để nổ mà chỉ đơn thuần như đạn nhọn xuyên qua cánh máy bay địch.

Có những vụ bắn gần quá mảnh máy bay địch văng ra còn gim vào cánh máy bay Mig17 của ông Hải. Khi về quân khí mới phát hiện ra và gỡ ra. Trong cuốn "Phi công tiêm kích" có mô tả một vài trận như vậy!

Sau này thấy ông Cốc cũng rất thán phục ông Hải .

Thực ra mà nói đúng là khi đánh nhau say máu và giữa cái sống và chết chỉ là tích tắc cũng như có may mắn . Chứ giờ nhớ lại thì cũng thấy không được khoa học lắm.
Vậy thì em nhầm với tác giả hồi ký Phi công tiêm kích đăng trên Quân sử.net vì bác phi công bên đó bay MIG 21. Trận bác ấy bắn rơi máy bay Mỹ bắn gần quá máy bay bay cả vào vùng nổ của tên lửa nên bị chết máy
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Mig ko có camera các cụ nhỉ? Mỹ thấy nó có clip rượt nhau, lock rồi hạ mình thế nào, mình thì ko thấy :-?
Mig có camera và chụp lại được đường đạn bắn cũng như mục tiêu bị bắn.

Đây là chứng cứ quan trọng nhất sau mảnh xác máy bay bị bắn rơi nh ặt được ở dưới đất hoặc dưới ống, biển - để được xác nhận máy bay địch bj bắn rơi.

Thực tế để nặt được mảnh xác máy bay địch là không dễ dàng chút nào nên ảnh chụp từ súng máy ảnh ngay đầu mũi máy bay là chứng cứ quan trọng nhất. Khi xưa chưa có video nên có phim chụp để xác nhận việc này!
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Vậy thì em nhầm với tác giả hồi ký Phi công tiêm kích đăng trên Quân sử.net vì bác phi công bên đó bay MIG 21. Trận bác ấy bắn rơi máy bay Mỹ bắn gần quá máy bay bay cả vào vùng nổ của tên lửa nên bị chết máy
Bên Quân sử là trích dẫn và do trực tiếp PC Nguyễn Công Huy viết dưới nickname Phi công tiêm kích.

Sự kiện bác nói là việc thật của PC Nguyễn Tiến Sâm - cũng bắn tên lửa ở khoảng cách gần mà Mig21 lao vào với tốc độ siêu âm nên không ngoặt tránh được và buộc phải xuyên qua điểm nổ. Động cơ máy bay của anh Sâm đã bị tắt ( chắc do thiếu ôxy khi bay xuyên qua điểm nổ và ám muội dầu đám cháy máy bay địch).

Tuy nhiên sau đó thì anh Sâm có khởi động lại được động cơ và bay về căn cứ an toàn. Vụ này xảy ra vào năm 1972!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,951
Động cơ
1,037,738 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Các cụ nhà mình viết kiểu tự phát, cũng không có kiểm tra hiệu đính gì nên sai sót là hoàn toàn có thể xảy ra, nên coi như truyện kể chứ ko phải là tài liệu lịch sử.
Thông tin về trận đánh của phi công Hoàng Ích em thấy được kể chi tiết hơn bởi cụ Nguyễn Văn Nghĩa, một Ách khác của VN, người trực tiếp tham gia trận đánh:
Trong hồi ký của bác Thái thì bác Nghĩa là phi công bắt nhịp kém hơn. Khi mới về nước trong một chuyến bay huấn luyện bay sai kỹ thuật bị thất tốc phải bỏ máy bay nhảy dù mất toi một chiếc MIG 21
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,972
Động cơ
424,900 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bên Quân sử là trích dẫn và do trực tiếp PC Nguyễn Công Huy viết dưới nickname Phi công tiêm kích.

Sự kiện bác nói là việc thật của PC Nguyễn Tiến Sâm - cũng bắn tên lửa ở khoảng cách gần mà Mig21 lao vào với tốc độ siêu âm nên không ngoặt tránh được và buộc phải xuyên qua điểm nổ. Động cơ máy bay của anh Sâm đã bị tắt ( chắc do thiếu ôxy khi bay xuyên qua điểm nổ và ám muội dầu đám cháy máy bay địch).

Tuy nhiên sau đó thì anh Sâm có khởi động lại được động cơ và bay về căn cứ an toàn. Vụ này xảy ra vào năm 1972!
Vụ này có bài chi tiết ko cụ? E tưởng tượng đoạn này mà Hollywood nó làm cho mình thì hay hơn cả avenger
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,972
Động cơ
424,900 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em kính nể và tôn trọng những phi công Việt Nam trong chiến tranh
Cuốn sách của cụ Lê Hải em đã đọc kỹ và lưu trữ trong máy tính bằng text
Kể ra không nên nói ra, nhưng em thấy có một chỗ có lẽ là chưa chính xác
Ông Lê Hải viết
"Hoàng Ích, chàng trai Hải Dương, con một gia đình cán bộ công nhân ở thành phố Cảng. Tốt nghiệp khoá 2 phi công chiến đấu của trường Không quân Việt Nam, anh bay giỏi, hăng hái chiến đấu. Sau vài tháng bổ sung vào phi đội, anh được vào trực ban lớp chiến đấu. Trận ngày 29 tháng 7 là trận đầu của anh. Tuy chưa trực tiếp bắn rơi máy bay địch, nhưng anh rất kiên cường yểm hộ đội trưởng từ đầu đến cuối trận. Đối với một phi công mới vào trận đầu, thế là quá xuất sắc. Nhất là đã thử sức với đối tượng F8, rất khó đánh. Ngay cả phi công cũ, cũng phải cẩn thận đối với địch thủ này.
Đồng chí Hoàng Ích, đã anh dũng hi sinh trong trận đánh với F4, trên đỉnh sân bay Anh Sơn - Nghệ An vào tháng 10 năm 1968. Chàng trai đất Cảng đã vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, thanh thản ra đi khi mới bước vào tuổi 24
".
Có lẽ cụ Lê Hải chưa đúng
1) Hoàng Ích sinh 1948, hơn em một tuổi, hy sinh năm 24 tuổi là đúng, nhưng đó là năm 1972,
Khoảng 1971-72 , Hoàng Ích đóng tại sân bay Kiến An, Hải Phòng và những bạn cùng lớp vẫn thường gặp khi Ích về Hải Phòng
Thư từ cho mấy người bạn vẫn ghi là 1972
Hy sinh ngày 6-3-1972 ở Quỳ Hợp, Nghệ An
2) Mộ ở nghĩa trang Ninh Hải, Hải Phòng, cạnh mộ bố mẹ, ông Hoàng Mậu, từng là C.hủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Phòng thập niên 1960
Ai chứ, Hoàng Ích là thằng bạn học cùng khoá với em, khác lớp
Em xin kể dưới đây
Cụ có thể cho e xin qua email đc k ạ
Plcorpvn@gmail.com
Các truyện khác cụ mail e đã đọc xong hết rồi ạ
Cảm ơn cụ
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,972
Động cơ
424,900 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vừa gửi xong cho cụ rồi
E nhận đc rồi ạ
Cảm ơn cụ nhiều ạ
Sắp tới cụ có lập thớt về tây nguyên đc k ạ? Dạo này xem trên tv nhắc lại rất nhiều
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,514
Động cơ
1,140,620 Mã lực
E nhận đc rồi ạ
Cảm ơn cụ nhiều ạ
Sắp tới cụ có lập thớt về tây nguyên đc k ạ? Dạo này xem trên tv nhắc lại rất nhiều
Cứ làm thớt thì có người vào còm này nọ, chán chê quay ra vật nhau
Khi vật nhau, MIN/MOD nghĩ là vì em viết nên tạo ra sới vật, gây mất đoàn kết, gián tiếp không có lợi cho việc chống Covid.... bla.... bla
Thế là delete bài của em
Chán, nên em tránh post bài về Việt Nam
Post bài về thế giới ít người xem nhưng lại không bị "vật nhau"
 

Newnick

Xe tăng
Biển số
OF-357657
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
1,133
Động cơ
269,869 Mã lực
Cụ trích dẫn bài báo em không ý kiến. Nhưng lều báo thì sai sai...1965 Vn chưa có Mig19, phải đến đợt 1972 mới tham chiến, nên không có gì để truyền đạt kinh nghiệm Mig19.
Sai cả chi tiết .... không quân thuộc quần đoàn 2.... thứ 1 lúc đấy VNDCCH chưa tổ chức đến cấp quân đoàn. Thứ 2 đến tận bây giờ VN chưa khi nào lục quân có không quân riêng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top