[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Tuyên giáo cái gì? Nói sự thật lịch sử thì là tuyên giáo, yêu nước tự hào về lịch sử vẻ vang của dân tộc thì là tuyên giáo à?
Sự thật là : Lịch sử dựng nước giữ nước VN đã đánh đuổi tất cả lũ ngoại xâm cho dù chúng hùng mạnh đến mấy
Còn lịch sử cận đại hơn 100 năm đổ lại đây thì đã đánh thắng Nhật Pháp Mỹ Trung trong đó chiến thắng đế quốc Mỹ là cuộc chiến oanh liệt nhất vẻ vang nhất
Cụ nghĩ mấy cái mớ nhận thức lịch sử méo mó rác rưởi của cụ thì bóp méo được sự thật, bôi nhọ những chiến thắng của VN sao?

Đây là thớt để tôn vinh chiến thắng Điện Biên PHủ trên không hào hùng nên em không muốn sa đà vào đôi co với cụ về lịch sử làm gì, vả lại cũng phí lời

Trả lại thớt cho chiến thắng Điện Biên PHủ trên không thôi.
Cụ nên nhìn thẳng vào câu chuyện cụ newbiess nói đi. Đừng lảng tránh kiểu con nít đấy.
Mình rất khinh bỉ những kẻ tranh luận đuối lý thì quay ra chụp mũ người khác để che giấu sự thất bại của nó
Èo m.ịa, hình ảnh lù lù ra, vật chứng, nhân chứng sống đầy rẫy ra thì éo tin, trong khi đi tin cái thằng chỉ biết nói mồm chữa ngượng sau khi bị táng cho te tua....éo biết não để làm gì các cụ nhẩy :(
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày 29 - 12 - 1972

- Ban ngày, 36 chiếc máy bay của không quân chiến thuật Mỹ đánh phá nhà máy điện Cao Ngạn, Đồng Hỷ và khu vực cây số 4 Bắc Thái Nguyên.

- 23 giờ 16 phút, 60 lần chiếc B- 52 đánh vào 3 khu vực: 30 B- 52 đánh khu gang thép Thái Nguyên và khu Trại Cau, 18 B- 52 đánh khu vực Đồng Mỏ (Lạng Sơn), 12 B- 52 đánh Kim Anh (Vĩnh Phú).

Ngoài ra 70 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân và hải quân Mỹ đánh xen kẽ các sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hoà Lạc, Kép và khu vực Kim Anh (VĨnh Phú), , Đông Anh (Hà Nội), ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh.

Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi 1 máy bay B- 52, 1 máy bay F4. đây là trận đánh kết thúc chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" bảo vệ Thủ đô Hà Nội cuối tháng chạp năm 1972.

- 7 giờ sáng ngày 30 - 12, Níchxơn buộc phải ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và họp lại Hội nghị Pari về Việt Nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Đêm thứ mười hai

Đêm 29/12 rạng 30/12

Ta :

d78 và 79 bằng 4 quả đạn, "được công nhận" bắn rơi 1 B52 trong tốp vào đánh Thái Nguyên.


Mỹ :

Không có B52 nào rơi hay bị thương.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Bắt đầu đến đoạn tổng kết chiến dịch





khi giám sát việc tiêu hủy B-52 theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giai đoạn 2 (SALT-II), các chuyên gia Liên Xô phát hiện nhiều máy bay B-52 tại sa mạc Nevada thực chất là các B-52 đã bị bắn hỏng nặng tại Việt Nam, chúng không còn bay được nữa và được tập kết về đây để tiêu hủy

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Linebacker_II
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực

Tính toán số bom được sử dụng theo báo cáo của Mỹ


















 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thiệt hại của phía Việt Nam


Con số tử vong được tướng Phillip B Davidson viết trong cuốn The History 1946-75 Vietnam At War trích dẫn chính phủ Việt Nam công bố 1318 người chết và 1261 người bị thương trong đợt không tập kéo dài 12 ngày đêm

phá sập hơn 5.480 ngôi nhà, gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga,
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
trích sử gia không quân Walter J. Boyne nói có tám phi công Mỹ "bị giế́t khi tham chiến hoặc chết vì vết thương, 25 mất tích, 33 bị bắt làm tù binh chiến tranh, và chỉ có 26 được cứu thoát trước khi rơi bị bắt sống".
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Vừa hóng hớt bên Quân Sử, nghe các cụ cựu Phi Công ngồi hàn huyên, cóp về góp vui :D
Tối hôm qua, tình cờ có cuộc gặp đầy thú vị. Các anh Phạm Tuân, Vũ Đình Rạng, tôi cùng một số phi công trẻ ở các Trung đoàn tụ tập ở nhà anh Trần Văn Năm ôn lại ngày này cách đây 45 năm. Đêm ấy ta xuất kích 2 lần chuyến chiến đấu. Cả 2 chuyến đều trục trặc khi về hạ cánh. Phạm Tuân trực chiến ở đầu Tây sân bay Đa Phúc. Máy bay chiến thuật F-111 đánh 2 đợt, phá hỏng quá nửa đường cất hạ cánh. Khi Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp, mở máy lăn ra chuẩn bị cho cất cánh thì đạn vẫn nổ chi chít quanh máy bay. Sau khi tách đất, Phạm Tuân kéo nhanh cho máy bay vòng tránh khu vực Hà Nội. Bay đến khu vực Sơn Tây thì nhận lệnh vứt thùng dầu phụ. Khi lấy độ cao 4000 mét ở khu vực Hòa Bình, Phạm Tuân phát hiện thấy những hàng đèn trên thân các máy bay B-52, nhưng sau khi Tuân bật ra-đa trên máy bay mình thì bọn B-52 phát hiện và tắt tất cả các đèn và lũ tiêm kích F-4 đi yểm hộ B-52 quay vào máy bay của Phạm Tuân , phóng tên lửa. Sau khi cơ động tránh tên lửa thì Phạm Tuân mất mục tiêu B-52. Vòng tiếp 2 vòng ở khu vực Mộc Châu - Sơn La rồi Sở chỉ huy cho Phạm Tuân quay về hạ cánh. Vào thời điểm đó, Đài chỉ huy ở sân bay bị đánh hỏng nên không liên lạc được. Pháo phòng không bắn lên dữ dội vì không phân biệt được ta địch. Trong ánh sáng trăng và đúng lúc ấy, 1 chiếc B-52 bị tên lửa Phòng không bắn cháy, rơi ở Phủ Lỗ. Lợi dụng ánh sáng ấy cộng với đèn pha trên máy bay, Phạm Tuân lao xuống hạ cánh. Vừa tiếp đất thì nghe cái "rầm". Biết có vấn đề, Tuân tắt máy, bóp phanh hết cỡ nhưng chẳng giải quyết được gì. Máy bay lao xuống hố bom, quay ngoắt lại 180 độ. Phạm Tuân lấy chân đạp vào phần nắp buồng lái bị vỡ và chui ra. Trước đó, anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc cũng xuất kích trong tình trạng tương tự. Sân bay bị đánh phá, các tấm ghi lát bong lên, cong queo hết, đặc biệt là phần cuối đường băng. Anh Trần Cung cố cho máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ để vượt qua các chướng ngại vật. Tách đất xong, anh được dẫn về phía Nam rồi vòng lên hướng Bắc đánh bọn B-52 đang vào Hà Nội. Mục tiêu cách 25 km phía trước, anh Trần Cung bật tăng lực tăng tốc độ và mở ra-đa trên máy bay. Vừa thoáng thấy mục tiêu cách mình 15 km là cả màn hình bị nhiễu dày trắng hết cùng lúc là bọn F-4 quây lấy anh, bắn tên lửa. Cơ động tránh tên lửa của F-4 và anh nhận lệnh về Đa Phúc hạ cánh. Đài chỉ huy ở sân bay hỏng, không liên lạc được, anh vòng về sân bay Kép nhưng tại Kép cũng bị đánh tan nát hết nên anh quay về Gia Lâm. Sân bay Gia Lâm cũng vừa bị đánh xong, hệ thống đèn đường băng hỏng chưa kịp khắc phục nên anh lại phải vòng về Đa Phúc. Anh cũng bị pháo phòng không bắn tơi bời nhưng vẫn cố xuống hạ cánh. Tiếp đất xong, anh thả dù giảm tốc, bóp phanh cật lực. Máy bay chồm qua một hố bom nhỏ và dừng mũi ngay trước một hố bom lớn. Anh Cung thấy 2 vệt lửa chạy dọc đường băng qua máy bay anh trước khi anh đứng trước hố bom. Thì ra khi Phạm Tuân hạ cánh, tiếp đất nặng, 2 quả tên lửa đã "nhảy" ra khỏi bệ và lao theo lực quán tính. Anh Cung ra khỏi buồng lái thì cũng vừa vặn lúc Phạm Tuân đạp buồng lái chui ra. Hai người cùng nhau dò dẫm vượt qua bãi bom về Sở chỉ huy. Vũ Xuân Thiều và Vũ Đình Rạng được điều ra trực thay. Còn tôi đêm ấy thì cùng với Lê Văn Hoàn, Lê Minh Dương ngồi bó gối cả đêm dưới hầm, chẳng làm gì được vì chúng tôi là biên đội đánh ngày. Suốt đêm ngồi như vậy, chân mỏi nhừ nhưng cứ hễ duỗi chân là lại tõm xuống nước, đành phải ngồi co như vậy, ấm ức không chịu được. Sáng hôm sau trèo ra khỏi hầm thì nhà trực đã bị bom đánh sập, chúng tôi phải đào bới mãi mới lấy được bộ quần áo bay, thùng bay phủ đầy bụi rồi hối hả ra tuyến trực. Sân bay Gia Lâm bấy giờ bị đánh hỏng gần hết. Tôi cho xe chạy kiểm tra và tính toán cách cất cánh sao cho an toàn. Máy bay chúng tôi lại đeo 3 thùng dầu phụ nên phải tính cách hạ hết xuống cho nhẹ mới có thể cất cánh với đoạn đường băng ngắn tí còn lại. Và cũng ngày ấy cộng với già nửa ngày sau, kíp trực chúng tôi nhịn đói vì bếp ăn bị trúng bom, chẳng còn sót lại tí gì cả....Ngồi ôn lại những kỷ niệm cũ, các phi công trẻ cứ há hốc miệng ra nghe tưởng đâu chuyện cổ tích với những huyền thoại. Mà có lẽ đúng như thế thật, nhiều khi sự việc xảy ra cứ như trong mơ, không thể tin nổi. Vậy mà đã 45 năm trôi qua, anh em chúng tôi còn ngồi lại được với nhau để hàn huyên thì quả là hạnh phúc...
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
https://vi.wikipedia.org/wiki/B-52_trong_Chiến_tranh_Việt_Nam

Trong chiến dịch Linebacker II, phía Việt Nam công bố đã bắn hạ 34 máy bay B-52 còn phía Mỹ chỉ công nhận mất 16 chiếc là những chiếc bị bắn rơi tại chỗ và những chiếc có phi công nhảy dù bị bắt sống tức là chỉ công nhận các trường hợp bị bắn rơi có nhân chứng, vật chứng rõ ràng. Nếu tính tỷ lệ những máy bay trúng đạn cố bay ra biển rồi bị rơi (hầu hết máy bay B-52 bị bắn tại Hải Phòng đều cố thoát ra biển nhảy dù để được Hải quân Mỹ cứu) hoặc rơi tại Lào, Thái Lan thì số liệu của phía Việt Nam là đáng tin cậy và có cơ sở hơn, nó phù hợp với thống kê của hãng thông tấn AP: "Cứ theo tốc độ bị bắn rơi như thế này thì sau ba tháng B-52 sẽ tuyệt chủng".
 

VoCan

Xe điện
Biển số
OF-394022
Ngày cấp bằng
26/11/15
Số km
2,791
Động cơ
269,733 Mã lực
nghe đâu các cụ phi công kỳ cựu nhà mình sang Mỹ nói là ko trách Mỹ ném bom BV Bạch Mai vì bệnh viện rất gần sân bay quân sự, có lẽ cơ động ném trượt

ông cụ nhà em bảo là "dân Khâm Thiên chết vì đã có lệnh sơ tán, nhưng sơ tán rồi lại về Hà Nội vì suy luận Mỹ ném bom cũng phải nghỉ Giáng sinh chứ"
Cụ cho em cái nguồn các cựu phi công nhà mình nói vậy được không . Còn ông cụ nhà cụ nói vậy em không muốn vô lễ nhưng nói vậy là không ổn , vì ngày lễ hay ngày thường thì đó cũng là khu dân cư , éo phải là vị trí quân sự để thả bom , ông cụ cụ nói vậy khác éo gì nói dân Khâm Thiên chết vì ...
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,847
Động cơ
407,440 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hồi 72 e đi sơ tán về quê,nói là quê nhưng cách HN cũng chỉ từ 18 đến 22 cây chuối đường chym bay. Nhớ lại lúc "12 ngày đêm",từ hầm chữ A ở vườn nhà,nhìn hướng về HN là cả 1 vùng sáng rực,thỉnh thoảng vẫn thấy vệt sáng bay vút lên trên cao,tiếng ầm ầm của đạn bom dội về. Quả thực âm thanh,hình ảnh này ko thể nào quên cho dù đến lúc tay chuẩn bị buông xuôi. Quê e ở phía Tây HN,1 vùng thuần nông đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng. Những mảnh ruộng nhỏ nhìn từ trên cao như ô bàn cờ,xen lẫn những hòn núi đá tự nhiên,tạo nên 1 phong cảnh rất lên thơ. Ấy vậy mà thời đó,cái phong cảnh làng quê bình yên dư thế mà thỉnh thoảng lại bị phá vỡ bởi những hố bom tròn xoe,sâu thẳm,đất thịt đỏ tươi bắn ra tung toé xung quanh cỡ vài trăm m2. Nhìn thấy những hố bom giữa ruộng khoai lang,e hỏi ông nội e "bọn Mỹ thả bom ở đây để làm gì?",ông nội trả lời: "để cho cháu ko còn khoai mà ăn....chết đói luôn!"
Lúc đó e căm thù bọn Mẽo lắm! :D
Quê cụ ở mạn chương mỹ , chúc sơn ạ?
Cả họ ngoại e hồi đó cũng fai về đó. 20km tidnh từ nam đồng
 

Humishoes

Xe buýt
Biển số
OF-440889
Ngày cấp bằng
28/7/16
Số km
505
Động cơ
214,160 Mã lực
Quê cụ ở mạn chương mỹ , chúc sơn ạ?
Cả họ ngoại e hồi đó cũng fai về đó. 20km tidnh từ nam đồng
E ở Quốc Oai ạ! Nếu lấy tâm là Tháp Rùa thì đường chim bay khoảng 20 km,còn đường bộ thì gần 30 (bây giờ ngắn hơn). Ngày xưa e vẫn đạp xe về quê,thường thì vẫn đi đường 32 vì đường nhựa rộng rãi hơn,nhưng thi thoảng vẫn đi đường mạn Hà đông,đường này bé và nhiều ổ gà,khó đi hơn.
E sơ tán từ hồi hè 72,học lớp 1 tại trường làng và trong tg này học được cách đan mũ rơm,cách chạy ra hào khi mỗi lần báo động....vv,khá nhiều kỷ niệm,nhưng nhớ nhất là cùng cả làng chạy theo máy bay rơi,khoảng hơn 2 cây thì đến. Về sau dân làng hò nhau mang xe bò đến để kéo xác máy bay về sân đình. E còn nhớ là chiếc máy bay khá nhỏ(có lẽ là loại tiêm kích),xác máy bay này để ở làng 1 tg,sau chả hiểu di chuyển đi đâu nữa,vì sau chiến dịch 12 ngày đêm,e trở về HN.
E vẫn còn nhớ 1 buổi chiều tháng 1 gần Tết nguyên đán,tự nhiên ng dân cả làng reo hò,ai cũng truyền tai nhau rằng chiến tranh đã kết thúc( sau này mới biết là hiệp định Pari đã ký kết). Lúc đó cũng chả có ấn tượng gì,nhưng chỉ thật vui khi ô bà già lên đón các con về đúng dịp chuẩn bị Tết. Nhà e đi sơ tán toàn bộ anh e trong nhà,mặc dù có 2 chiếc xe đạp nhưng ko thể chở hết vì còn có thêm cả bọc quần áo chăn gối đồ đạc, chỉ chở e và thèng e trai lúc đó mới 4t, buộc 2 ô a trên e phải đi bộ hơn chục cây ra đường cái,sau mới nhờ người lạ đèo hộ tới cửa Nam rồi đi bộ về nhà.
Sau hơn nửa năm sơ tán xa HN,ý thức của 1 đứa trẻ con như e chỉ là vô cùng nhớ nhà mà cụ thể là nhớ bố mẹ. Bởi vậy khi xe đạp lăn bánh vào cửa ngõ thủ đô,phố xá tấp nập người đi lại ngoài đường,mặc dù thời tiết lúc đó khá lạnh nhưng cái lạnh đó chưa đủ để làm trí nhớ e bị phai đi, đến bây giờ e vẫn hình dung ra cảm giác vui mừng,hớn hở của mình như nào. Hình ảnh cờ quạt treo ngoài đường,những tấm pa no áp phích khổng lồ được dựng lên ở khu đông người qua lại,con số máy bay bị bắn rơi trong đó có ghi cụ thể B52;F111 cánh cụp cánh xoè là ấn tượng nhất.
 

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Tuyên giáo là cái bọn không cầm súng đánh nhau, không chịu mất mát của chiến tranh nhưng lại hô "tự hào".
Bây giờ thì còn rẻ hơn, gọi là dư luận viên.
Làm gì có cái lịch sử nào mà ta chỉ chiến thắng xâm lược như tuyên giáo trẻ newbiess nói, tuyên giáo hay loa đài xịn nó cũng k dám nói thế.
Lịch sử của bất cứ quốc gia nào cũng bao gồm vô số thất bại, nhiều quốc gia bị xoá sổ.
Việt Nam, lịch sử được bao nhiêu năm, và trong đó có bao nhiêu năm độc lập? Hay gần như suốt chiều dài lịch sử thì hoặc là thuộc địa, hoặc là chư hầu, hoặc sa cảnh chiến tranh?
Đến cái chữ viết và lịch cũng phải do tàu hay tây nó dạy cho mà dùng, khoe khoang nỗi gì?
Pháp nó rút sau gần 100 năm đô hộ thì nó mất cái gì ở xứ ta hay sao, tương tự vậy với tàu? Hay là ta mất?
Hiện nay, lãnh thổ Việt Nam vẫn đang bị mất Hoàng Sa, một phần Trường Sa, chưa nói một số phần đất liền, luôn chiến thắng ở đâu ra?
Đánh Pháp, đánh Mỹ k có Liên Xô, Trung Quốc chống lưng thì có tồn tại nổi không?
Và cái giá cho việc theo Liên Xô, Trung Quốc là gì?
Trẻ con lo tu thân, tề gia chưa xong, cứ to mồm dạy "quy luật lịch sử"!
Có biết sau 1975, bao nhiêu thương binh dũng cảm thời chiến biến thành cướp đường chặn xe mãi lộ vì đói kém trong thời bình hay không?
Có nhìn thấy các cựu lính đặc công hoá điên, trèo cột điện, ăn chuột chết ngoài đường chưa?
Đã chứng kiến cảnh thương binh thời chiến chấn thương sọ não, về nhà cứ gào rú hàng đêm chưa?
Cả triệu gia đình có con quái thai vì chất độc da cam, đến mà bảo người ta tự hào xem thế nào?
Tư cách gì mà đòi tự hào, đòi dạy "quy luật lịch sử" cho người khác?
Cụ chỉ nhìn vào cái mit voi rồi phán lọ phán chai. Nhìn về tổng thể ta đã đạt mục nên ta thắng. Còn thích chẻ hoe ra về kỹ thuật công nghệ thì ta vưỡn thắng cụ nhóe. Cả một nền KHCN hàng đầu TG mà éo vượt qua đc cái mít con Tru
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
A, ngưỡng mộ , tự hào với lịch sử dựng nước, giữ nước, với những chiến thắng oai hùng vẻ vang của dân tộc mà là tuyên giáo, dlv, vâng vậy thì em tình nguyện làm tuyên giáo, dlv cả đời!
còn những thằng bỉ bôi lịch sử, chiến thắng của dân tộc thì cần phải gọi là loại gì? À thấy giọng lưỡi kiểu đánh thắng thì được gì, giờ thêm kiểu theo LX TQ , lôi cả HS, TS vv thì đủ biết nó thuộc loại gì rồi
Sẽ không đôi co hay tranh luận ở đây ,tránh làm ô nhiễm thớt cũng như nguy cơ xóa thớt.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Èo m.ịa, hình ảnh lù lù ra, vật chứng, nhân chứng sống đầy rẫy ra thì éo tin, trong khi đi tin cái thằng chỉ biết nói mồm chữa ngượng sau khi bị táng cho te tua....éo biết não để làm gì các cụ nhẩy :(
Giờ có cái kiểu hình ảnh lù lù vật chứng, nhân chứng sống đầy rẫy chúng nó không cãi không phủ nhận được thì chúng nó lại giở bài "máy bay tự rơi" "chiến thắng để làm gì" "chiến thắng mà vẫn nghèo thì là thua" "phải giàu có, chiếm được đất đai của cải nước khác mới là chiến thắng" vv và chúng nó gọi mấy cái mớ rác rưởi đó là lịch sử :(

Cụ chỉ nhìn vào cái mit voi rồi phán lọ phán chai. Nhìn về tổng thể ta đã đạt mục tiêu nên ta thắng. Còn thích chẻ hoe ra về kỹ thuật công nghệ thì ta vưỡn thắng cụ nhóe. Cả một nền KHCN hàng đầu TG mà éo vượt qua đc cái mít con Tru
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Mấy cậu tuyên giáo trẻ mắc bệnh sớm quá, mồm y như cái đài phường, rõ khổ!
Cụ có nhiều điểm đúng: không có chiến thắng nào trải hoa hồng. Mọi chiến thắng đều thấm đẫm máu của các anh hùng liệt sĩ và nhân dân.

Tuy nhiên, cách tranh luận của cụ em không đồng ý. Cụ sử dụng cách tranh luận chụp mũ người bất đồng là DLV, tuyên giáo đã tự đẩy cụ về phe 3/, nghẹo, mỹ nô (đây là cách nói trên mạng, em không có ý bảo cụ như thế). Dẫn đến tranh luận của cụ biến thành tuyên truyền chính trị. Mà đã tuyên truyền chính trị thì chả có tý khoa học hay lo gic nào cả.

Vài lời góp ý, mong cụ đừng giận
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Con đường chiến thắng không trải hoa hồng, sự căng thẳng từ trước và trong chiến dịch


QĐND-Trong quá trình đi tìm hiểu các nhân chứng để làm số Đặc biệt kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một câu hỏi luôn thường trực trong đầu tôi là: Chúng ta có bị bất ngờ về chiến lược khi Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2 (Linebacker II) tháng 12-1972 hòng hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng hay không? Nếu không, tại sao thời điểm nước sôi lửa bỏng như thế lại điều Trung đoàn Tên lửa 261 của Sư đoàn 361 vào Khu 4, chỉ để lại một trung đoàn tên lửa bảo vệ Thủ đô? (trong khi đó chiến dịch năm 1967, Hà Nội có tới 6 trung đoàn tên lửa). Một số nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và cả cán bộ, chiến sĩ từng làm nên trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cũng có ý kiến như vậy và khuyên tôi nên đến gặp Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng PK-KQ, người trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm oanh liệt đó để vị tướng già nổi tiếng là thẳng thắn ấy cho ý kiến.

- Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ ngày đó hiện giờ chỉ còn tôi và anh Hoàng Ngọc Diêu, Phó tư lệnh - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu mở đầu câu chuyện - Nhưng thời điểm Mỹ dùng B-52 đánh Hà Nội, anh Diêu còn ở Quảng Trị, nên giờ đây có lẽ chỉ mình tôi là nhân chứng duy nhất của Bộ tư lệnh Quân chủng về câu chuyện này.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu.
Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu khẳng định, chúng ta không bất ngờ về chiến lược trong cuộc chiến 12 ngày đêm. Bằng chứng là ngày 24-11-1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Đạo, các Phó tổng Tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ, Phùng Thế Tài xuống Sở chỉ huy Quân chủng để nghe Tư lệnh Lê Văn Tri báo cáo lần cuối phương án tác chiến chống cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Tổng Tham mưu trưởng đã phê chuẩn bản kế hoạch của quân chủng và chỉ thị cho Bộ tư lệnh phải khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu trước ngày 3-12-1972. Ngày 27-11-1972, Bộ Tổng Tư lệnh ra chỉ thị, nhận định: Địch có nhiều khả năng đánh lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả dùng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Nhiệm vụ của Quân chủng PK-KQ là phải tập trung mọi khả năng tiêu diệt bằng được B-52 rơi tại chỗ.


Như vậy, chúng ta đã dự đoán trước và có kế hoạch chuẩn bị ứng phó với chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ của Mỹ. Nhưng vì sao vẫn có lệnh điều động Trung đoàn 261 và một số đạn tên lửa vào Khu 4 để đến khi mở màn chiến dịch, chúng ta thiếu tên lửa trầm trọng?

- Sau khi kết thúc trận chiến, tôi cũng có hỏi anh Văn Tiến Dũng như vậy. Tổng Tham mưu trưởng trả lời là lúc đó ở Thanh Hóa, Nghệ An còn có một khối lượng hàng hóa lớn chi viện cho miền Nam còn tồn đọng nên phải điều 261 vào đó để bảo vệ - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu trả lời.

Ngày 8-12 có lệnh, ngày 14-12 Trung đoàn 261 thu vũ khí, cho một số cán bộ đi tranh thủ để rồi sau đó hành quân về phía Nam. Điều này nằm ngoài ý định của Bộ tư lệnh Quân chủng, bởi Trung đoàn 261 án ngữ ở phía Bắc Thủ đô để chặn đánh hướng bay chủ yếu của B-52 vào Hà Nội đã được quân chủng xác định trong phương án tác chiến. Trước tình hình đó, ngày 15-12, Bộ tư lệnh Quân chủng họp bàn và quyết định kiên quyết đề nghị với Quân ủy Trung ương xin giữ lại Trung đoàn 261. Tối hôm đó, Bộ tư lệnh điện lên Bộ Tổng tham mưu nhưng không liên lạc được. Sáng ngày 16-12, Bộ tư lệnh cử Tư lệnh Lê Văn Tri lên gặp trực tiếp Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng để trình bày về ý đồ tác chiến của quân chủng. Khoảng 8 giờ 30 phút, Tư lệnh về vui vẻ thông báo Tổng Tham mưu trưởng đã chấp thuận với đề nghị của quân chủng, lúc đó mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

- Chúng ta không bất ngờ về chiến lược, nhưng có khuyết điểm như sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết trên Báo Nhân Dân số ra ngày 18-12-1995: “…Do quán triệt quyết tâm chưa tốt, suy nghĩ lúc này vẫn nặng về khả năng địch dùng B-52 đánh phá vùng “cán soong”, nên đầu tháng 12 đã có lệnh điều một trung đoàn tên lửa vào Khu 4…”. Thực tế là như vậy. Chứ còn hồi đó, quân chủng liên lục nhận được tin tình báo B-52 sẽ đánh Hà Nội, kể cả thời điểm cất cánh của B-52 ở đảo Gu-am nên không thể nói là bị bất ngờ được. Xác định đúng phương án tác chiến, sự thẳng thắn, chân tình của các đồng chí trong Bộ tư lệnh hồi đó đã giúp cho cấp trên đi tới quyết định chính xác - ông Mậu bồi hồi nhớ lại.

Sau khi có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng, Thường vụ Đảng ủy giao cho Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu xuống ngay Trung đoàn 261 phổ biến lại nhiệm vụ và khẩn cấp triển khai chiến đấu. Tối 16-12-1972, ông Mậu đến nơi đóng quân của trung đoàn ở Vân Trì (Đông Anh) thì chỉ có Chính ủy trung đoàn Dương Đình Thảo ở đơn vị, Trung đoàn trưởng Trần Hữu Tạo đang đi phép, mọi khí tài tên lửa đã được xếp lại để chuẩn bị hành quân. Tình hình chiến sự ngày càng khẩn trương. Địch đã cho máy bay trinh sát Hà Nội, Hải Phòng, nhất là các sân bay Nội Bài, Hòa Lạc. Ông chỉ thị cho Chính ủy Thảo ra lệnh cho toàn trung đoàn triển khai chiến đấu, cho tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp ngay tên lửa, gọi tất cả cán bộ, chiến sĩ đang đi phép, tranh thủ về ngay đơn vị…


Sáng ngày 17-12, ông Mậu sang trung đoàn tên lửa SAM-3. Trung đoàn mới qua thời gian tập huấn ở Liên Xô về, nhưng vũ khí thì đang còn ở Bằng Tường (Trung Quốc). Ông truyền đạt mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Quân chủng, nhắc anh em đào hầm trú ẩn và đợi lệnh trên.

18 giờ ngày 18-12, sau khi thăm một tiểu đoàn tên lửa từ Chèm về, ông nghe tiếng ù ù như xay lúa trên đầu. Kinh nghiệm từ những năm ở chiến trường Quảng Trị giúp ông cảm nhận B-52 đang vào Hà Nội. Ông giục lái xe nhanh chóng qua phà để về Sở chỉ huy Quân chủng. Đến Mai Lĩnh, xe của ông bị một chiếc F-111 phóng rốc-két phía sau nẩy ngược lên, may mà không ai bị thương. Hà Nội đã báo động chiến đấu. Thành phố tắt đèn, trời tối sầm, rất rét, lại có mưa phùn. Đường phố vắng lặng, nhân dân đã vào hầm trú ẩn. Phía xa, những quả tên lửa và những chùm đạn pháo đang vút lên bầu trời…

- Tôi về đến Sở chỉ huy lúc đó sơ tán ở chùa Trầm, huyện Chương Mỹ khoảng 19 giờ 45 phút. Mặc dù không phải phiên trực nhưng Tư lệnh Lê Văn Tri và Chính ủy Hoàng Phương đều có mặt cùng Phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích trực chỉ huy. Lúc này đã có hai tốp B-52 đánh phá Hà Nội, Tiểu đoàn 78 của Trung đoàn 257 và Trung đoàn 261 bắn hết 16 quả tên lửa nhưng chưa có chiếc B-52 nào rơi tại chỗ. Đã xuất hiện tư tưởng băn khoăn, lo lắng, thiếu tự tin ở cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hội ý và tiếp tục nhắc các đơn vị bình tĩnh, tiếp tục mở máy phát sóng bắn B-52 như tập huấn ngày 23-11. Quả nhiên sau đó hiệu suất chiến đấu của các đơn vị cao hơn. 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59 của Trung đoàn 261 bắn rơi một chiếc B-52G rơi xuống cánh đồng làng Chuôm thuộc xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh. 4 giờ 39 phút sáng ngày 19-12, Tiểu đoàn 77 thuộc Trung đoàn 257 do Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ huy hạ một B-52 rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

- Như vậy đánh B-52 ban đầu có thuận lợi? Tôi hỏi.

- Không đâu - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu lắc đầu - Căng thẳng và quyết liệt lắm!
Đêm 19-12 hiệu suất chiến đấu thấp, do Mỹ đã thay đổi cách đánh và tăng cường gây nhiễu. Các đơn vị bắn hơn 30 quả tên lửa, rơi hai B-52, nhưng không có chiếc nào rơi tại chỗ. Đồng chí Văn Tiến Dũng gọi điện xuống, rất thẳng thắn và quyết liệt, phê bình quân chủng đánh không chắc tay, hiệu suất kém, cần phải nghiên cứu lại cách đánh. Chấp hành chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng, chúng tôi xuống các đơn vị tìm hiểu. Thì ra nhiễu nặng quá, màn hình sáng không bắt được mục tiêu, do đó bắn theo phương pháp “ba điểm” không có kết quả. Quân chủng rút kinh nghiệm, bố trí nhiều tiểu đoàn bắn vào một điểm. Hiệu suất chiến đấu tăng dần, cho đến đêm 26-12 thì B-52 của Mỹ rụng đến 8 chiếc. Nó cháy sáng rực cả bầu trời Hà Nội!

- Như vậy là cả cấp trên, cấp dưới đều thẳng thắn làm việc, thẳng thắn chiến đấu vì Tổ quốc nên đã làm nên chiến công “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 40 năm nhìn lại, các ông có cảm thấy tiếc điều gì không?

- Cũng có đấy! Giá như hồi đó cấp trên chuẩn y kiến nghị của chúng tôi là kéo Trung đoàn tên lửa 267 từ Thanh Hóa về Hà Nam thì chắc chắn B-52 còn rơi nhiều hơn nữa - Ông Mậu trầm ngâm - Nhưng mà lịch sử là lịch sử, cấp trên chắc có cái nhìn tổng quát hơn trong thế trận bố trí chiến lược chung. Điều chúng tôi tâm đắc nhất là Đảng ủy, Bộ tư lệnh chúng tôi luôn đoàn kết, thẳng thắn làm việc, kiên quyết nêu chính kiến của mình với cấp trên mà không hề sợ phiền hà. Đó là sự ngay thẳng, trong sáng vì nhân dân, vì đất nước mà không gợn chút tư lợi. Trên dưới đều như vậy!

https://www.facebook.com/groups/427147074160288/permalink/729996387208687/
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Theo: 'The Christmas Bombing' của GS. Ambrose đăng trên tạp chí quân sử MHQ Magazine (historynet.com/the-christmas-bombing.htm).

Nixon gọi việc Hà Nội chịu đàm phán là "sự đầu hàng ấn tượng", được cho là kết quả của việc ném bom. Nhưng trong thông điệp gửi Hà Nội, Nixon lại nhắc đến thỏa thuận tháng 10, có nghĩa rằng đó là một sự #nhượng_bộ_của_Mỹ, chứ không phải của Hà Nội. Kissinger còn nhắc tới việc bình thường hóa quan hệ, và bí mật nói với Lê Đức Thọ về việc Mỹ sẽ trợ giúp Bắc Việt Nam sau hòa bình lập lại, như đã từng giúp Đức và Nhật sau Thế chiến 2.
*
Dù nói là thắng, xong Nixon #từ_chối đề nghị của TNS. Jackson về việc lên truyền hình tuyên bố "chúng ta đã ném bom để bắt họ quay lại bàn đàm phán." Nixon ngại rằng nếu làm vậy, giới thạo tin sẽ rất khó tin được rằng Nixon đã ném bom Hà Nội chỉ để bắt Bắc Việt chấp nhận những điều khoản mà họ đã chấp nhận.
*
Ngày 6/1, Kissinger gặp Nixon trước khi đi Paris. Nixon nói nên đưa Lê Đức Thọ quay trở lại thỏa thuận tháng 10. Kissinger ngần ngại nhưng Nixon khăng khăng. Ông ta chỉ cần Kissinger sửa được vài từ ngữ để "chúng ta có thể tuyên bố đạt được tiến bộ". Nếu không đạt được thỏa thuận trong vòng đàm phán này, Quốc hội khóa 93 có thể ép chính phủ chấp nhận những điều khoản còn tồi tệ hơn. Nixon đồng ý rằng Kissinger có thể dọa Bắc Việt về việc tái ném bom nếu họ không hợp tác, nhưng nói trước rằng "đó không phải là một khả năng thực tế".
*
Ngày 9/1, Nixon nhận được thứ mà ông gọi là "quà sinh nhật tuyệt nhất trong 60 năm": Kissinger điện về từ Paris rằng đã đạt được đột phá. Lê Đức Thọ chấp nhận sửa vài chữ về khu phi quân sự. Nhưng nó chẳng có sự khác biệt thực tế nào [Bắc Việt Nam lúc đó đã kiểm soát cả 2 bên khu phi quân sự]. Hiệp định về bản chất là #giống_như dự thảo tháng 10. Trợ lý của Kissinger là John Negroponte #thất_vọng: "CHÚNG TA NÉM BOM BẮC VIỆT NAM ĐỂ HỌ CHẤP NHẬN NHƯỢNG BỘ CỦA CHÚNG TA."
*
Phần khó nhằn nhất của Nixon giờ là thuyết phục Thiệu đồng ý ký. Sau nhiều biện pháp đe dọa ngụ ý đảo chính và cắt viện trợ kèm theo hứa hẹn, thậm chí cả việc Nixon hứa Mỹ sẽ trả đũa Hà Nội nếu vi phạm hiệp định, là lời hứa giờ thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Thiệu rồi cũng phải chấp nhận vào ngày 22/1.
*
Theo Nixon viết sau này, vào giờ phút cuộc chiến kết thúc, đáng lẽ phải hài lòng thì ông lại thấy "buồn, bất an, và bứt rứt". Có lý do cho việc đó. Ông đạt được hòa bình trong danh dự, nhưng lại là thứ hòa bình khó duy trì. Bảy năm trước, khi trả lời phỏng vấn về giải pháp cho Việt Nam, ông đã lấy giải pháp đình chiến tại Triều Tiên năm 1953 làm #hình_mẫu. Cái ông đạt được giờ cách đó khá xa.
*
Hiệp định về Triều Tiên để lại đó 60000 quân Mỹ; hiệp định tại Việt Nam chẳng để lại lính Mỹ nào. Hiệp định về Triều Tiên không để lại quân Cộng sản ở miền Nam; hiệp định về Việt Nam để lại 150000 quân Cộng sản ở miền Nam. Hiệp định về Triều Tiên thiết lập một giới tuyến tại vĩ tuyến 38 được cả 2 bên củng cố và chẳng ai có thể vượt qua; hiệp định về Việt Nam có giới tuyến là vĩ tuyến 17 mà giờ Bắc Việt Nam kiểm soát cả 2 bên và tự do qua lại. Tại hiệp định về Triều Tiên, Lý Thừa Vãn nắm chắc quyền lực tại Nam Triều Tiên và ************* bị cấm; còn tại Nam Việt Nam, Tổng thống Thiệu giờ phải chấp nhận Cộng sản tham gia Hội đồng quốc gia về Hòa hợp và Hòa giải dân tộc.
*

http://www.historynet.com/the-christmas-bombing.htm
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,617
Động cơ
904,965 Mã lực
... Hiệu suất chiến đấu tăng dần, cho đến đêm 26-12 thì B-52 của Mỹ rụng đến 8 chiếc. Nó cháy sáng rực cả bầu trời Hà Nội!
26/12 là lúc Mỹ đã thay đổi đường bay, các tốp B52 sau khi cắt bom không đảo chiều nghiêng bụng chiếu chùm nhiễu đi hướng khác để ra da quanh Hà Nội phát hiện nữa!
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Cựu phi công Mỹ Dana Drenkowski từng trả lời tờ Armed Forces Journal của Mỹ: “Từ ngày 22 tháng 12, tinh thần tại các căn cứ B52 (Guam và Utapao) xuống đến mức suy sụp. Một số phi công tưởng tượng hoặc thổi phồng các lý do để biện bạch cho việc các máy bay không hoàn thành nhiệm vụ, trong khi các nhân viên khác thì cáo ốm. Những buổi giao ban về phi vụ hàng ngày trở thành các buổi tức giận, các phi công hồ nghi hoặc thất vọng cười mỉa mai, hỏi kháy các sĩ quan điểm tin. Các bác sĩ theo dõi sức khoẻ phi công cho biết một số lượng lớn đã xin rút khỏi diện bay vì “lý do sức khoẻ”. Tình trạng này khiến đội ngũ bác sĩ phải miêu tả bằng cụm từ “binh biến”. Một số các phi công hoặc là đi gặp nghị sĩ của họ hoặc là không chịu bay...”

Tham khảo ký sự “Hà Nội tháng chạp 1972”, “To Hanoi and Back: The U.S. Air Force and North Vietnam, 1966-1973”.

Ảnh: Các phi công Mỹ tại căn cứ Guam trong thời gian chiến dịch Linebacker II.



 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top