[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

Dũng cháo lòng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452798
Ngày cấp bằng
12/9/16
Số km
755
Động cơ
210,500 Mã lực
Tuổi
66
http://timlaisuthat.blogspot.com/2013/12/su-thuc-ve-viec-phi-cong-vndcch-ban-roi.html

Còn vài hôm nữa là đến kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không , chiến dịch dìm hàng công lao của dân tộc được mấy anh phởn động, dâm chủ bắt đầu rôm rả . Vẫn như mọi khi : “ B52 có phải do Việt Nam bắn rơi đâu, toàn phòng không Nga Xô và Tàu bắn đấy chứ” blah blah ... ( y chang luận điệu dìm hàng tài năng cụ Giáp ) Năm nay là mùa hot của sử dza trường phái “ tin đồn” Oshin Huy Đức , chàng sử dza này phán rằng làm gì có chuyện Phạm Tuân bắn rơi B52, đó là sản phẩm tuyên truyền của Hà Nội mà thôi , Phạm Tuân là một diễn viên kịch suốt 40 năm qua vì đã cướp công anh hùng Vũ Xuân Thiều . Vin vào quan điểm của sử dza “tin đồn” các anh rận sĩ chấy thức từ đầu bạc cho đến đầu hói cho tới trẻ trâu nhãy cẫng cả lên. Còn phải hỏi sao , “đạp đổ cả chiến tích ĐBP trên không” cũng ngang ngửa với “hạ bệ Hồ Chí Minh” cơ mà . Buồn cười thay , có những anh hăng hái té nước theo mưa kiểu như “vì lý do nhân đạo Mỹ mới thôi ném bom chứ Bắc Việt sức mấy mà chống nổi”, và thậm chí là “ B52 nó rơi vì hết xăng”. (^^), thì ra Phi Công Mỹ lái cỗ máy bạc triệu Đô –la không khác gì mấy anh chàng ngớ ngẩn oánh con xe chở bạn gái vi vu phố phường , quá hưng phấn đến nỗi quên kiểm tra bình xăng để rồi dắt bộ.. Dù dốt quân sự nhưng các thánh chém gió rào rào độp độp như mưa đá . Các thánh nghe B52 là “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm” thì các thánh tin ngay nó chỉ rơi vì hết xăng ( ^^) . Mèng đét ơi , nghe các thánh chém gió bom đạn, tên lửa ,phi cơ mà cười đến rụng rún ,hơn cả xem hài Hoài Linh, Tự Long…

Trước hết xin nhắc lại rằng B52 là vũ khí chiến lược mà người Mỹ dành bao tâm huyết để đối phó với Liên Xô chứ không phải dùng cho các đối thủ nhỏ và yếu như Việt Nam.. B52 là loại máy bay ném bom to nhất thế giới chỉ có thể bay với vận tốc tối đa 900km/h . Mig 21 có thể bay đến 1500km/h nên đuổi theo B52 và bắn hạ không có gì khó khăn. Nhưng B52 được gọi là”bất khả xâm phạm” vì khả năng gây nhiễu radar và có hàng đống máy bay tiêm kích đi theo bảo vệ. Phát hiện được B52 đã khó nhưng tiếp cận được ở cự ly gần mà phóng tên lửa càng khó hơn. Phóng tên lửa rồi phải vọt thật nhanh tránh lửa từ vụ nổ Hai vị anh hùng Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều hạ được B52 theo cùng một kiểu : bay thật cao , tích lũy tốc độ rồi bổ nhào vào B52 cho các F4 không truy kích kịp, ở cư ly 3km với B52 thì phóng tên lửa , ngoặt hướng khác thoát ra. . Sự thật là thất bại của chiến dịch Linebacker II làm người Mỹ phải giật mình vì điểm yếu của loại đồ chơi xa xỉ này . Nên nhớ rằng các tên lửa SAM mà Việt Nam dùng bắn rơi B52 là đồ lạc hậu so với đồ xịn mà Liên Xô đang có ở thời điểm đó




Nhà văn Nguyễn Công Hoan có viết một truyện ngắn dí dỏm tên là “ cái lò gạch bí mật ” . Nhân vật chính rất đam mê truyện trinh thám, anh ta nhìn đâu cũng thấy tội phạm . Ngày nọ anh ta rủ người bạn theo dõi một người có hành tung khả nghi . Cả hai thấy người này đi vào lò gạch cũ làm gì đó rất bí ẩn . cả hai xông vào thì kẻ tình nghi chạy thoát để lại một hiện vật “to bằng vành khăn đàn bà, cuộn khoanh lù lù trên mặt đất thành một bãi, đầu hình búp măng, màu vàng, mà ở đuôi là có hơi ngạt, thôi thối...”
…………….
Cái lập luận Mỹ ngừng ném bom là vì nhân đạo thối đến không ngửi nổi , anh nào phọt ra mà không tự bịt mũi mình cũng tài thiệt. Có cái giống người nào khen cái thằng trút bom đạn giết hại đồng bào mình là nhân đạo ?Nhân đạo cái quái gì mà cứ dội bom xuống khu dân cư với lại bệnh viện . Giết người ta không được , không giết nữa thì gọi là nhân đạo!!! anh nào phát ngôn câu ấy không biết có dám chìa a- lô cho người ta vả vài chục phát nổ đom đóm rồi nói “cảm ơn anh vì anh nhân đạo quá không tát nữa” hay chăng ?

Cả anh Oshin Huy Đức và Ba Sàm, các Blogger chống Cộng đều một mực vịn vào báo cáo của Mỹ để cho rằng số liệu của Việt Nam về Linebacker II là ba xạo . Trên đời này không có trận chiến lớn nào số liệu của các bên tham chiến trùng nhau như biên bản một trận quyền anh. Cái lý lẽ “có thể do chênh lệch cách tính thời gian” hết sức vớ vẩn và mơ hồ . Số phi công Mỹ tham gia Linebacker II đâu phải là bí mật ghê gớm gì ,nếu muốn làm một sử gia nghiêm túc anh chàng Oshin kia vẫn có thể làm được mà, sao lại lập lờ có duyên ra phết . Điểm ngu đặc sắc của Huy Đức và các fan “sử học tin đồn” là ở chỗ không biết rằng Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều hạ hai B52 vào hai ngày khác nhau là 27 và 28 tháng 12 .Đương nhiên là đêm 28-12 chỉ duy nhất một B52 rơi do Mig 21 mà anh Thiều cầm lái .Nhà sử học cứ tưởng đó là phát kiến rất vĩ đại . Phạm Tuân là phi công đầu tiên hạ B52 vào đêm 27-12 sau 9 ngày đêm xuất kích .Người Mỹ có ghi nhận hay không thì xác của B52 vẫn nằm chình ình đấy cho phóng viên người ta chụp hình .Các thánh đoán rằng miền Bắc Việt Nam hồi ấy chắc bí ẩn như Bắc Triều Tiên bây giờ nên Hà Nội muốn nói sao cũng được ? . Xin thưa hồi ấy phóng viên phương Tây ở Bắc Việt có mà đầy, và chính họ truyền đi tin tức Phi Công Phạm Tuân hạ B52 vào đêm 27-12 Không hề có chuyện Phạm Tuân cướp công lao của anh Thiều .

Trường hợp của anh hùng Vũ Xuân Thiều có chút rắc rối đó là quyết định lao mình vào chiếc B52 vào đêm 29-12.Câu hỏi được đặt ra là " Anh ấy muốn làm như thế hay vì quá gần không thể tránh được "? Sau này, nhiều tờ báo khi kể chuyện chiến đấu của phi công Vũ Xuân Thiều thường ví anh như “quả đạn thứ 3”, tuy nhiên họ không biết rằng, đó là một khái niệm vi phạm kỷ luật quân đội. Theo quan điểm chính thống, Đại tá Nguyễn Phương Diện, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị cho biết, trong những ngày tháng đối đầu nghẹt thở với B-52, nhiều phi công Việt Nam thậm chí, viết đơn xin được đánh B52 kiểu cảm tử . Chính Vũ Xuân Thiều trước ngày xuất kích cũng đã đề nghị cấp chỉ huy cho phép anh ấy làm như thế .Theo Đại tá Diện, tinh thần sẵn sàng biến mình thành “quả đạn thứ 3” của phi công là đáng ghi nhận nhưng hành động này bị cấm tuyệt đối. Trước hết, Việt Nam không có nhiều phi công và máy bay để chơi trò cảm tử Kamikaze của người Nhật và hơn nữa “tinh thần cảm tử” bị xếp vào quan điểm nóng vội, yêng hùng. Chính vì uẩn khúc đó nên cần một độ lùi lịch sử nhất định , vào năm 1994 anh Vũ Xuân Thiều mới được công nhận là anh hùng .

Các anh phởn động, người Việt mất gốc có cái khác người là tưởng tượng rất phong phú , vẽ vời theo ý thích. Sự kiện anh hùng Vũ Xuân Thiều được công nhận anh hùng muộn màng được họ ví như việc ************* công bố ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh lùi một ngày là vì mục đích chính trị chính em . Bác mất ngày 2-9 hay 3-9 thì Bác vẫn là Bác trong lòng người Việt Nam . Anh Thiều là quân nhân hy sinh khi làm nhiệm vụ , dù có công nhận sớm hay muộn thì đó cũng là một người anh hùng sao lại phải xoắn ? Khổ cho các anh ấy , nhìn đâu cũng thấy âm mưu của Cộng sản cá . Nói dại mồm nếu các ông Đảng Viên đi vào cái lò gạch cũ “giải quyết nỗi buồn” mấy ảnh cũng đi theo nghiên cứu cho bằng được

Bao Bất Đồng :FB
bọn ********* biết đâu được cái thời gian đó dân cả nước đều một lòng đi theo tiếng gọi của đảng, trong dân có câu nói, đảng viên đi trước, làng nước theo sau mỗi đảng viên ngày đó đều hết sức gương mẫu, họ cũng như mình có gì tham nhũng như bây giờ đâu, thanh niên thì ba sẵn sàng, phụ nữ thì ba đảm đang và một khẩu hiệu nữa là ba không, không nói, không biết và không chỉ trỏ, bọn biệt kích có được thả xuống lắm tình hình, cũng chịu chết chẳng hỏi han được ai cung chẳng biết được cái gì được người dân nói cả, ngày ấy lớp chúng tôi lớn lên còn phải viết đơn tình nguyện mãi mới được đi bộ đội đấy, mặc bộ quân phục Tô Châu mầu xanh lá cây vào, mới hãnh diện làm sao, vũ khí tối tân của Mỹ không thể thắng được ý chí của cả dân tộc ta được, các bạn cứ nghe bọn ********* bêu riếu, làm mất đi cái tự hào của dân tộc ta, chúng chẳn tốt gì đâu chẳng qua chúng thua đau không thể chịu đựng nổi nữa thôi
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar ) đã thêm 2 ảnh mới.
26 Tháng 12 lúc 19:00 ·
26/12/1972, Khâm Thiên.

283 người chết, 178 em nhỏ rơi vào cảnh mồ côi, 6 khối phố, gần 2.000 ngôi nhà bị đánh sập, 534 nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Ngày nay, nếu đến Khâm Thiên, chỉ thấy bên lẻ có số nhà 45 rồi đến 53. Khâm Thiên mãi mất ba số nhà 47, 49 và 51. Thay vào ba số nhà đã mất là đài kỷ niệm Khâm Thiên.

Bảy người trong số nhà 51 không còn ai sống sót. Bên trong đống gạch vỡ của số nhà 49 vẫn vọng ra những tiếng kêu khe khẽ và tiếng khóc của một em bé.

Những tấm bê tông nặng hàng tấn, sức người cùng cuốc xẻng đào bới không thể được, đành bất lực chờ xe cẩu tới. Sáng hôm sau xe cẩu tới, vẫn còn thi thoảng nghe được tiếng trẻ khóc và tiếng người mẹ kêu rất nhỏ. Những người tham gia cứu sập ngày hôm đó bất ngờ bởi tín hiệu yếu ớt của sự sống, dù đã mệt lả sau sau cả một ngày, họ lại tiếp tục cố gắng cứu người.

Chiếc cẩu nhỏ không thể giải quyết được hàng tấn bê tông đổ sập. Sức người, cuốc xẻng và máy móc cùng lao vào cuộc chiến giành giật sự sống với tử thần, tranh thủ từng phút khi đợi chiếc cẩu lớn tới. Những người cứu sập mặt mày hốc hác, đen nhẻm, tay chân rớm máu nhưng nêt mặt vẫn hiện rõ sự cương quyết.

Vòm chân cầu thang lộ ra, phía trong người mẹ trẻ dựa lưng vào tường, đầu ngoẹo đi. Đứa con nhỏ trong tay chị như vừa thiếp đi trong giấc ngủ. Đã muộn mất rồi... Có lúc nào sự bất lực của con người trước tội ác làm con người đau đớn, khổ sở hơn lúc này.

Ở Khâm Thiên còn biết bao nhiêu chuyện thương tâm nữa.

"Nhà cụ Trịnh Phúc ở ngõ 3, cả 9 người bị bom B-52 giết hại. Cụ Trịnh Phúc năm ấy đã 72 tuổi, cháu nội cụ mới 3 tháng tuổi cũng bị giết hại cùng với cha mẹ và ông bà. Nhà ông Phạm Ngọc Thuyết ở số 22 cũng bị mất 9 người. Ở số nhà 42, Phượng và Lan là hai chị em ruột. Phượng vừa tròn 18 tuổi, còn Lan 20. Phượng vừa có giấy gọi vào học trường Đại học Bách khoa cách đó mấy ngày. Một quả bom lớn rơi trúng hầm của Lan và Phượng. Quả bom tàn ác chỉ để lại những vụn vải hoa thấm máu của hai chị em, hai cô sinh viên trẻ ấy".

Ông Nguyễn Văn Cầu, một nạn nhân của trận rải thảm ngày hôm đó kể lại: "Bom đánh trúng một hầm trú ẩn tập thể với khoảng 40 người bên trong. Tôi tìm thấy vợ tôi chỉ còn nửa phần phía trên. Bom đã nghiền nát rồi trộn lẫn con tôi, em tôi và nhiều người khác vào đất. Máu và các mảnh thi thể la liệt xung quanh".

"Một quả bom rơi trúng nhà ông Nhâm, giết chết một lúc 4 thế hệ. Nhà bà Đ. mất 4 người. 4 người bị bom B-52 giết bằng bốn cách khác nhau. Ông chạy vào gầm cầu thang, bom đánh sập. Bà xuống hầm cá nhân, làm bằng một chiếc thùng phuy chôn sâu xuống đất. Bom ép mạnh, thùng phuy bị bẹp, giết chết bà. Hai chị em cô L. xuống một chiếc hầm xây vững chắc. Bom chỉ đánh sập của hầm, lẽ ra không chết được. Nhưng ác độc thay, bom đã đánh vỡ một đường ống nước. Nước tràn vào hầm của hai cô, dâng cao dần lên. Mặc dù hai cô đã kêu cứu, cố bới cửa hầm để chui ra nhưng cha mẹ thì đã chết, cửa hầm bị lấp kín. Khi đội dân phòng bới được cửa hầm ra, hai cô gái còn ôm nhau chết chìm trong nước..."

Ngày 26/12/1972, tức ngày 21/11 âm lịch, từ ấy là ngày giỗ chung ở khu Khâm Thiên...

Nguồn: Sơn Trần
-------------------------------------------------------------
Người ta có thể THA THỨ, chứ không bao giờ QUÊN.

#ComCom


 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
2 con B52 rơi đêm 28 này có tìm thấy xác không cụ? hay rơi ngoài biển nên Mỹ nó chối?
Thấy nói có tìm thấy xác B52 rơi ở Sơn la gần với xác Mig21 của anh Thiều ( khoảng cách 2-3km?) nhưng không có hình ảnh chụp. Đây có phải là chiếc B52 lẫn lộn nói giữa PT băn rơi hay anh Thiều lao vào ?

Ở Sơn la thì chắc chắn không phải tên lửa SAM2 bắn rồi !
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
Em nghĩ bác Mậu đã nói rất thật. Tuy không nói hết. Đáng tiếc.

Thực sự chúng ta đã rất khó khăn, chiến thắng này đúng không được trải trên thảm hoa hồng.

Các sĩ quan tên lửa gần như phải bắn mò. Xã xuất thấy tín hiệu trực tiếp B52 trên mằn hiện sóng để bắn gần như bằng không.

Ta cứ đưa ra bảng thống kê số lượt B52 vào từng đêm từ 18/12 đến hết 29/12 thấy ngày ít nhất cũng hơn 60 lượt chiếc, ngày cao điểm nhất cũng đến hơn 150 lượt chiếc. Thế nhưng có những ngày ta không bắn hạ đc chiếc nào cả.

Có thời điểm gần như hết đạn tên lửa nhưng từ 27-28/12 thì đủ đạn để không hạn chế đạn bắn nhưng số B52 bị bắn hạ trong những ngày cuối này rất ít, gần như không rơi tại chỗ và bọn Mỹ không thừa nhận.
Thời điểm này thì có lúc chỉ có 5/12 tiểu đoàn tên lửa bảo vệ Hà nồi là còn có thể hoạt động,

Cuộc chiến 12 ngày đêm vô cùng phức tạp và khó khăn chứ hoàn toàn không đơn giản. Cũng không thể nói được như truyên thông nếu Mỹ kéo dài thêm 1 tháng nữa thì B52 sẽ tuyệt chủng. Nặc dù nếu kéo dài thêm thì ta vẫn phải chiến - chiến bằng cách kéo các tiểu đoàn tên lửa từ khu 4 ra và đưa gấp tên lửa S125 cuối tháng 12 khí tài mời về từ TQ vào trực chiến. Mặc dù cũng sẽ có tổn thất đáng kể. Chúng ta không có đường lùi !

Cho nên các bác ở trên thấy khi Nixon bật đèn xanh nối lại đàm phán Paris thì ta cũng đã chấp nhận ngay cho dù phải chấp nhận sửa 1 vài câu từ trong bản dự thảo đã thống nhất để ký hồi cuối tháng 10/1972.

Con đường chiến thắng không trải hoa hồng, sự căng thẳng từ trước và trong chiến dịch


QĐND-Trong quá trình đi tìm hiểu các nhân chứng để làm số Đặc biệt kỷ niệm 40 năm Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, một câu hỏi luôn thường trực trong đầu tôi là: Chúng ta có bị bất ngờ về chiến lược khi Mỹ mở chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ 2 (Linebacker II) tháng 12-1972 hòng hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng hay không? Nếu không, tại sao thời điểm nước sôi lửa bỏng như thế lại điều Trung đoàn Tên lửa 261 của Sư đoàn 361 vào Khu 4, chỉ để lại một trung đoàn tên lửa bảo vệ Thủ đô? (trong khi đó chiến dịch năm 1967, Hà Nội có tới 6 trung đoàn tên lửa). Một số nhà nghiên cứu lịch sử quân sự và cả cán bộ, chiến sĩ từng làm nên trận “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cũng có ý kiến như vậy và khuyên tôi nên đến gặp Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó chính ủy Quân chủng PK-KQ, người trực tiếp tham gia lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch 12 ngày đêm oanh liệt đó để vị tướng già nổi tiếng là thẳng thắn ấy cho ý kiến.

- Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ ngày đó hiện giờ chỉ còn tôi và anh Hoàng Ngọc Diêu, Phó tư lệnh - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu mở đầu câu chuyện - Nhưng thời điểm Mỹ dùng B-52 đánh Hà Nội, anh Diêu còn ở Quảng Trị, nên giờ đây có lẽ chỉ mình tôi là nhân chứng duy nhất của Bộ tư lệnh Quân chủng về câu chuyện này.

Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu.
Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu khẳng định, chúng ta không bất ngờ về chiến lược trong cuộc chiến 12 ngày đêm. Bằng chứng là ngày 24-11-1972, Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng cùng Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lê Quang Đạo, các Phó tổng Tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ, Phùng Thế Tài xuống Sở chỉ huy Quân chủng để nghe Tư lệnh Lê Văn Tri báo cáo lần cuối phương án tác chiến chống cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng. Tổng Tham mưu trưởng đã phê chuẩn bản kế hoạch của quân chủng và chỉ thị cho Bộ tư lệnh phải khẩn trương hoàn thành mọi công tác chuẩn bị chiến đấu trước ngày 3-12-1972. Ngày 27-11-1972, Bộ Tổng Tư lệnh ra chỉ thị, nhận định: Địch có nhiều khả năng đánh lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn, kể cả dùng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Nhiệm vụ của Quân chủng PK-KQ là phải tập trung mọi khả năng tiêu diệt bằng được B-52 rơi tại chỗ.


Như vậy, chúng ta đã dự đoán trước và có kế hoạch chuẩn bị ứng phó với chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ của Mỹ. Nhưng vì sao vẫn có lệnh điều động Trung đoàn 261 và một số đạn tên lửa vào Khu 4 để đến khi mở màn chiến dịch, chúng ta thiếu tên lửa trầm trọng?

- Sau khi kết thúc trận chiến, tôi cũng có hỏi anh Văn Tiến Dũng như vậy. Tổng Tham mưu trưởng trả lời là lúc đó ở Thanh Hóa, Nghệ An còn có một khối lượng hàng hóa lớn chi viện cho miền Nam còn tồn đọng nên phải điều 261 vào đó để bảo vệ - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu trả lời.

Ngày 8-12 có lệnh, ngày 14-12 Trung đoàn 261 thu vũ khí, cho một số cán bộ đi tranh thủ để rồi sau đó hành quân về phía Nam. Điều này nằm ngoài ý định của Bộ tư lệnh Quân chủng, bởi Trung đoàn 261 án ngữ ở phía Bắc Thủ đô để chặn đánh hướng bay chủ yếu của B-52 vào Hà Nội đã được quân chủng xác định trong phương án tác chiến. Trước tình hình đó, ngày 15-12, Bộ tư lệnh Quân chủng họp bàn và quyết định kiên quyết đề nghị với Quân ủy Trung ương xin giữ lại Trung đoàn 261. Tối hôm đó, Bộ tư lệnh điện lên Bộ Tổng tham mưu nhưng không liên lạc được. Sáng ngày 16-12, Bộ tư lệnh cử Tư lệnh Lê Văn Tri lên gặp trực tiếp Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng để trình bày về ý đồ tác chiến của quân chủng. Khoảng 8 giờ 30 phút, Tư lệnh về vui vẻ thông báo Tổng Tham mưu trưởng đã chấp thuận với đề nghị của quân chủng, lúc đó mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.

- Chúng ta không bất ngờ về chiến lược, nhưng có khuyết điểm như sau này Đại tướng Võ Nguyên Giáp có viết trên Báo Nhân Dân số ra ngày 18-12-1995: “…Do quán triệt quyết tâm chưa tốt, suy nghĩ lúc này vẫn nặng về khả năng địch dùng B-52 đánh phá vùng “cán soong”, nên đầu tháng 12 đã có lệnh điều một trung đoàn tên lửa vào Khu 4…”. Thực tế là như vậy. Chứ còn hồi đó, quân chủng liên lục nhận được tin tình báo B-52 sẽ đánh Hà Nội, kể cả thời điểm cất cánh của B-52 ở đảo Gu-am nên không thể nói là bị bất ngờ được. Xác định đúng phương án tác chiến, sự thẳng thắn, chân tình của các đồng chí trong Bộ tư lệnh hồi đó đã giúp cho cấp trên đi tới quyết định chính xác - ông Mậu bồi hồi nhớ lại.

Sau khi có quyết định của Tổng Tham mưu trưởng, Thường vụ Đảng ủy giao cho Phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu xuống ngay Trung đoàn 261 phổ biến lại nhiệm vụ và khẩn cấp triển khai chiến đấu. Tối 16-12-1972, ông Mậu đến nơi đóng quân của trung đoàn ở Vân Trì (Đông Anh) thì chỉ có Chính ủy trung đoàn Dương Đình Thảo ở đơn vị, Trung đoàn trưởng Trần Hữu Tạo đang đi phép, mọi khí tài tên lửa đã được xếp lại để chuẩn bị hành quân. Tình hình chiến sự ngày càng khẩn trương. Địch đã cho máy bay trinh sát Hà Nội, Hải Phòng, nhất là các sân bay Nội Bài, Hòa Lạc. Ông chỉ thị cho Chính ủy Thảo ra lệnh cho toàn trung đoàn triển khai chiến đấu, cho tiểu đoàn kỹ thuật lắp ráp ngay tên lửa, gọi tất cả cán bộ, chiến sĩ đang đi phép, tranh thủ về ngay đơn vị…


Sáng ngày 17-12, ông Mậu sang trung đoàn tên lửa SAM-3. Trung đoàn mới qua thời gian tập huấn ở Liên Xô về, nhưng vũ khí thì đang còn ở Bằng Tường (Trung Quốc). Ông truyền đạt mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Quân chủng, nhắc anh em đào hầm trú ẩn và đợi lệnh trên.

18 giờ ngày 18-12, sau khi thăm một tiểu đoàn tên lửa từ Chèm về, ông nghe tiếng ù ù như xay lúa trên đầu. Kinh nghiệm từ những năm ở chiến trường Quảng Trị giúp ông cảm nhận B-52 đang vào Hà Nội. Ông giục lái xe nhanh chóng qua phà để về Sở chỉ huy Quân chủng. Đến Mai Lĩnh, xe của ông bị một chiếc F-111 phóng rốc-két phía sau nẩy ngược lên, may mà không ai bị thương. Hà Nội đã báo động chiến đấu. Thành phố tắt đèn, trời tối sầm, rất rét, lại có mưa phùn. Đường phố vắng lặng, nhân dân đã vào hầm trú ẩn. Phía xa, những quả tên lửa và những chùm đạn pháo đang vút lên bầu trời…

- Tôi về đến Sở chỉ huy lúc đó sơ tán ở chùa Trầm, huyện Chương Mỹ khoảng 19 giờ 45 phút. Mặc dù không phải phiên trực nhưng Tư lệnh Lê Văn Tri và Chính ủy Hoàng Phương đều có mặt cùng Phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích trực chỉ huy. Lúc này đã có hai tốp B-52 đánh phá Hà Nội, Tiểu đoàn 78 của Trung đoàn 257 và Trung đoàn 261 bắn hết 16 quả tên lửa nhưng chưa có chiếc B-52 nào rơi tại chỗ. Đã xuất hiện tư tưởng băn khoăn, lo lắng, thiếu tự tin ở cán bộ, chiến sĩ đơn vị. Thường vụ Đảng ủy Quân chủng hội ý và tiếp tục nhắc các đơn vị bình tĩnh, tiếp tục mở máy phát sóng bắn B-52 như tập huấn ngày 23-11. Quả nhiên sau đó hiệu suất chiến đấu của các đơn vị cao hơn. 20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn 59 của Trung đoàn 261 bắn rơi một chiếc B-52G rơi xuống cánh đồng làng Chuôm thuộc xã Phù Lỗ, huyện Đông Anh. 4 giờ 39 phút sáng ngày 19-12, Tiểu đoàn 77 thuộc Trung đoàn 257 do Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ huy hạ một B-52 rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai.

- Như vậy đánh B-52 ban đầu có thuận lợi? Tôi hỏi.

- Không đâu - Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu lắc đầu - Căng thẳng và quyết liệt lắm!
Đêm 19-12 hiệu suất chiến đấu thấp, do Mỹ đã thay đổi cách đánh và tăng cường gây nhiễu. Các đơn vị bắn hơn 30 quả tên lửa, rơi hai B-52, nhưng không có chiếc nào rơi tại chỗ. Đồng chí Văn Tiến Dũng gọi điện xuống, rất thẳng thắn và quyết liệt, phê bình quân chủng đánh không chắc tay, hiệu suất kém, cần phải nghiên cứu lại cách đánh. Chấp hành chỉ thị của Tổng Tham mưu trưởng, chúng tôi xuống các đơn vị tìm hiểu. Thì ra nhiễu nặng quá, màn hình sáng không bắt được mục tiêu, do đó bắn theo phương pháp “ba điểm” không có kết quả. Quân chủng rút kinh nghiệm, bố trí nhiều tiểu đoàn bắn vào một điểm. Hiệu suất chiến đấu tăng dần, cho đến đêm 26-12 thì B-52 của Mỹ rụng đến 8 chiếc. Nó cháy sáng rực cả bầu trời Hà Nội!

- Như vậy là cả cấp trên, cấp dưới đều thẳng thắn làm việc, thẳng thắn chiến đấu vì Tổ quốc nên đã làm nên chiến công “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. 40 năm nhìn lại, các ông có cảm thấy tiếc điều gì không?

- Cũng có đấy! Giá như hồi đó cấp trên chuẩn y kiến nghị của chúng tôi là kéo Trung đoàn tên lửa 267 từ Thanh Hóa về Hà Nam thì chắc chắn B-52 còn rơi nhiều hơn nữa - Ông Mậu trầm ngâm - Nhưng mà lịch sử là lịch sử, cấp trên chắc có cái nhìn tổng quát hơn trong thế trận bố trí chiến lược chung. Điều chúng tôi tâm đắc nhất là Đảng ủy, Bộ tư lệnh chúng tôi luôn đoàn kết, thẳng thắn làm việc, kiên quyết nêu chính kiến của mình với cấp trên mà không hề sợ phiền hà. Đó là sự ngay thẳng, trong sáng vì nhân dân, vì đất nước mà không gợn chút tư lợi. Trên dưới đều như vậy!

https://www.facebook.com/groups/427147074160288/permalink/729996387208687/
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top