[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

TRANG-TRANG

Xe buýt
Biển số
OF-92172
Ngày cấp bằng
19/4/11
Số km
701
Động cơ
405,962 Mã lực
Số liệu máy bay B52 bị bắn rơi đêm 21 rạng sáng 22/12/1972

Đêm 21/12 rạng 22/12

Ta : theo F361

Chiếc số 1 : bị d57 bắn rơi tại chỗ lúc 0342 ngày 22/12 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây.

Chiếc số 2 : bị d71 bắn rơi tại chỗ ở Thanh Miện, Hải Hưng. Không rõ giờ, nguyên văn là "Cũng thời điểm này" với chiếc số 1. Theo cuốn ĐBP trên không... thì chiếc số 1 là 0341, số 2 là 0342, coi như cùng thời điểm.

Chiếc số 3 : bị d93 bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 ở Quỳnh Côi, Thái Bình.


Mỹ : theo NAMPOW, SAC.

Chiếc số 1 : B52D No.55-0061, mật danh Scarlet 3, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0345 ngày 22/12 (2045 GMT). Tổ lái 3 mất tích, 3 bị bắt.

Chiếc số 2 : B52D No. 55-0050, mật danh Blue 1, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 (2046 GMT). Toàn bộ tổ lái 6 người bị bắt.

Số liệu 2 bên vênh nhau 1 chiếc, dựa vào thời điểm bắn và đường bay thì có thể chiếc số 2 và số 3 mà ta công bố là 1.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=603.80
Bác có thể cho biết thêm: ngoài lực lượng KQ chiến lược SAC thì lực lượng KQ Hoa Kỳ USAF khác gì lực lượng KQ Hải Quân ?
Xem phim Trân Châu Cảng thấy lực lượng KQ phải nhờ đến phi công Hải Quân huấn luyện để cất cánh trên tầu.
 

honghaleo2

Xe buýt
Biển số
OF-416122
Ngày cấp bằng
12/4/16
Số km
858
Động cơ
227,490 Mã lực
Tuổi
61
Dạ hết xăng nó tự rơi và chuyện của phi công lái chiếc B52 đầu tiên bị ........... hết xăng
Chủ nhật, 11:19, 16/12/2012
(VOV) -40 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức kinh hoàng đêm 18/12/1972, vẫn ám ảnh tâm trí của vị linh mục 65 tuổi Robert Certain "Ý nghĩ đầu tiên thoáng qua trong đầu tôi là phi công phụ đã vô tình chạm vào máy phát, gây mất điện trên máy bay. Nhưng đúng lúc đó, viên phi công phụ bất chợt thét lên qua máy bộ đàm: "Phi công trúng đạn rồi, phi công trúng đạn rồi'. Người sỹ quan điện tử ngồi cạnh xạ thủ súng máy cũng nháo nhác kêu gọi giúp đỡ. Một quầng lửa bùng lên phía sau vị trí tôi ngồi, ngay phía trước khoang chứa bom và dưới thùng nhiên liệu chính trên nóc máy bay".


Linh mục Robert Certain chụp hình với PV VOV
40 năm đã trôi qua, nhưng những ký ức kinh hoàng đêm 18/12/1972, một trong những thời điểm đen tối nhất trong lịch sử không quân Mỹ, vẫn ám ảnh tâm trí của vị linh mục 65 tuổi Robert Certain. Từng hình ảnh, từng lời nói, từng hành động vẫn hiển hiện trong ký ức của ông như thể chuyện mới xảy ra hôm qua. Đó cũng là đêm đã thay đổi hoàn toàn số phận của viên sỹ quan hoa tiêu trên chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội trong chiến dịch 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" hào hùng của dân tộc Việt.

Robert Certain sinh năm 1947 tại bang Georgia, Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, Robert được tuyển vào không quân Mỹ và trở thành sỹ quan hoa tiêu cho máy bay ném bom chiến lược B52, "Pháo Đài bay" mà người Mỹ luôn tự hào là bất khả xâm phạm.

Robert được điều sang Việt Nam và nhận lệnh xuất phát ngay trong ngày đầu tiên của chiến dịch ném bom rải thảm đầy tủi hổ mang mật danh Linebacker II cuối tháng 12/1972. Dù luôn tin vào khả năng "bất khả chiến bại" của loại máy bay ném bom tối tân nhất của không quân Mỹ khi đó, một nỗi sợ hãi mơ hồ cứ lẩn khuất đâu đó trong lòng viên hoa tiêu 25 tuổi suốt chuyến bay 8 giờ đồng hồ từ đảo Guam ngoài khơi Thái Bình Dương tới mục tiêu ném bom tại Hà Nội.

Dưới mặt đất là hệ thống tên lửa đất đối không SAM2 dày đặc, cùng những chiếc MIG tiêm kích nức tiếng đã sẵn sàng vào vị trí xuất kích. Nhưng trên hết, Robert đang phải đối mặt với những con người quả cảm, quật cường, chưa bao giờ biết khuất phục trước bất kỳ thế lực ngoại xâm nào suốt hàng nghìn năm qua. Và nỗi sợ hãi của Robert hoàn không phải vô căn cứ.

"Sau khi tiếp cận mục tiêu, khoảng 15 giây trước khi không kích theo kế hoạch, chúng tôi bắt đầu mở khoang chứa bom. Nhưng chỉ 5 giây sau, chúng tôi đã bị 2 quả tên lửa đất đối không (SAM-2) tấn công. Tên lửa nổ ngay sát máy bay và chúng tôi hứng trọn các mảnh vỡ khi bay xuyên qua chúng. Máy bay của chúng tôi bị hỏng một vài động cơ, có thể là 4 chiếc phía bên trái. 2 thành viên phi hành đoàn bị thương nặng và máy bay bắt đầu bốc cháy, nguy cơ nổ rất cao, buộc chúng tôi phải nhảy dù".

Thoát khỏi chiếc B52 đã mất khả năng kiểm soát, qua ánh trăng Rằm vằng vặc, viên hoa tiêu nhìn rõ một rặng cây, nơi có thể trở thành chốn ẩn náu tạm thời trước khi tính chuyện liên lạc với đội giải cứu. Nhưng thấp thoáng dưới bóng cây lại là những mái rạ của một làng quê nhỏ. Sợ bị bắt, Robert hướng dù ra một thửa ruộng mới cày ngay cạnh con mương cạn.

Nhưng không lâu khi chạm đất, viên sỹ quan không quân Mỹ đã bị một phụ nữ phát hiện. Trong chốc lát, dân làng vây kín thửa ruộng trong cơn thịnh nộ ngút trời. Robert bắt đầu mường tượng đến một kết cục tồi tệ nhất. Nhưng ông ta không ngờ rằng "đối tượng" lại nhân đạo đến vậy đối với kẻ vừa dội bom tàn phá đất nước họ, sát hại người thân họ, đồng bào họ.

"Dân làng rất giận dữ nhưng các dân quân đã bảo vệ tôi. Tôi được đưa vào một ngôi nhà và thấy một viên chức địa phương đang ghi thông tin từ thẻ căn cước của tôi. Lúc đó, người dân ở bên ngoài không còn tỏ thái độ thù địch với tôi nữa. Dân quân đã lấy một số bàn trong phòng để che cửa sổ, phòng khả năng tôi bị ném từ bên ngoài. Tôi bị đưa về nhà tù Hỏa Lò qua một bến phà trên sông Hồng. Lúc đó tôi rất sợ và đã chuẩn bị sẵn tinh thần. Tôi lo rằng mình sẽ bị ép cung, tra tấn, nhục hình, nhưng điều đó đã không xảy ra".


Phi công Robert Certain trong hầm trú bom
Robert bị giam tròn 100 ngày tại Hà Nội trước khi được trả tự do theo điều khoản trao đổi tù binh của Hiệp định Paris năm 1973. Ông về nước, mang theo những chấn thương tâm lý mà hầu hết các binh sỹ trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh tại Việt Nam đều gặp phải.

"Tôi gọi đó là bóng ma Giáng sinh trong quá khứ. Khi các binh sỹ tham chiến trở về nhà, tất cả đều thay đổi. Họ chứng kiến những gì mà dân thường không bao giờ được chứng kiến. Họ chứng kiến bạn bè tử trận, chứng kiến hoặc chính tay giết hại người khác. Khi còn nhỏ, chúng ta được cha mẹ dạy không được làm tổn hại đến người thân, đến hàng xóm, không phá đồ chơi hay hủy hoại tài sản của người khác. Thế nhưng khi tham chiến, đây chính là những điều chúng tôi làm, sát hại và phá hủy tài sản của người khác vì mục tiêu chính trị của chính phủ. Tôi hiểu rằng những hành động của tôi đã dẫn đến cái chết của hàng trăm binh sỹ miền Bắc Việt Nam và có lẽ là nhiều dân thường vô tội nữa. Vì vậy, khi trở về, chúng tôi mang theo cái mà tôi gọi là sự xung đột về mặt đạo đức, giữa những gì chúng tôi được dạy dỗ khi còn nhỏ và những gì chúng tôi không được phép làm khi trưởng thành".

Sau khi trở lại Mỹ, Robert dành 3 năm tu học tại một trường dòng và trở thành linh mục, theo cách mà ông nói là để sám hối và chuộc lỗi. Robert tin rằng cuộc chiến tại Việt Nam đã giúp ông chiêm nghiệm cuộc sống và học hỏi nhiều điều về các mối quan hệ, về tính nhân văn của con người.

Hiện nay, Robert là Giám đốc điều hành Hiệp hội Cha tuyên uý trong quân đội Mỹ với nhiệm vụ giúp đỡ về tâm lý cho các cựu chiến binh cũng như các quân nhân đang tại ngũ và gia đình họ. 40 năm qua, Robert vẫn đau đáu với ý nguyện mà ông chưa thực hiện được là tới thăm lại Việt Nam.

"Lẽ ra chúng tôi cần thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngay sau khi cuộc chiến kết thúc để có thể xây dựng và phát triển tình hữu nghị trong hòa bình. Điều đó đã kéo dài quá lâu. Tôi rất vui vì vấn đề đó đã được giải quyết và Việt Nam đã tái thống nhất. Cách đây vài năm, vợ tôi mua cho tôi một chiếc áo sơ mi. Khi về nhà, tôi nhìn tấm mác gắn đằng sau thì thấy dòng chữ “được sản xuất tại Việt Nam”. Đó chính là sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Bộ quần áo lần trước tôi mặc được sản xuất tại Việt Nam chính là bộ đồng phục sọc đen trắng trong tù. Thực sự, tôi muốn đến Việt Nam cùng với vợ tôi. Tôi nghĩ đó sẽ là cơ hội để thực hiện một sự kiện cuối cùng trong đời mình, một sự kiện có hậu. Cháu trai của vợ tôi đã nhận 2 trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Vì vậy mà giờ đây tôi đang có một gia đình từ Việt Nam. Tôi muốn trở lại Việt Nam để biết mọi người ở đó giờ ra sao và để hiểu rõ hơn về hành trình đi đến hòa bình của người dân Việt Nam./.
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,759
Động cơ
186,625 Mã lực

Xe gòng

Xe điện
Biển số
OF-183604
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
3,525
Động cơ
367,506 Mã lực
nói chung học lịch sử nó phải thú vị kiểu như xem truyện tranh, nhìn trực quan trên sa bàn ... thì các e mới thích thú và ngấm chứ học hành như trước giờ thì chỉ vào tai nọ sang tai kia thôi
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3

Qmagic

Xe buýt
Biển số
OF-5597
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
501
Động cơ
547,671 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.otofun.com
Cụ chưa xem thớt trước, bị xóa rồi. Cũng phải đến dăm thằng ngu như thế, trong đó có 1 thằng luôn rất hay tỏ ra thông thái

Đây một thằng nữa:



mịa xác B52 rơi đầy ra vẫn còn trong cả bảo tàng. Phi công thì nhập HỎa Lò cả nút có đầy đủ tên tuổi
Mà thằng Qmagic này nó vẫn lải nhải không thấy xác máy bay. Thằng này nhiều phần bị ảnh hưởng bởi Dioxin quà của bố Mẽo nhà nó.
mất dậy quá, đang nói về chiếc b52 mà mig21 bắn rơi nhé
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
CRS họp bàn cách oánh B52 ah ???
:P :P :P
Thì rõ, họp phổ biến kinh nghiệm chống trả Tập kích đường không trong chiến tranh hiện đại khi đối phương sử dụng máy bay nhớn :P
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
10,965
Động cơ
455,436 Mã lực
Ra đa K860 của phòng không - không quân Việt Nam góp phần vào việc săn tìm và phát hiện mục tiêu trong đó có B52, tuy nhiên việc tên lửa SAM - 2 bắn rơi được máy bay B52 là câu chuyện khác.
https://tuoitre.vn/khac-khoai-tu-mot-chien-cong-20171214105626414.htm

Khoảng tháng cuối tháng 4/1972 Mỹ dùng máy bay tấn công ồ ạt vào Hải Phòng và một phần Hà Nội, trong đó có cả máy bay B52, lực lượng PK Hải Phòng và Hà Nội tập trung SAM - 2 bắn hạ B52, tuy nhiên bắn hơn 100 quả SAM - 2 mà không bắn dụng được một chiếc B52 nào (Xác suất 0%). Mặc dù trước đó cũng nghiên cứu các chiến thuật và tính năng của B52, cũng như nghiên cứu cải tiến ra đa và tên lửa SAM - 2 các kiểu, nhằm bắn được máy bay B52. Các chuyên gia quân sự, khí tài của Liên Xô lúc đó cũng khẳng định SAM - 2 không có khả năng bắn được máy bay B52. Vì sao? Các chuyên gia quân sự và các chiến sỹ phòng không đều biết, khoảng tháng 4/1972, khi các tốp B52 bay vào oanh tạc mục tiêu ở Hà Nội và Hải Phòng, mỗi tốp 3 chiếc B52 bay theo hàng dọc bảo vệ cho nhau bằng sóng gây nhiễu, ngoài ra còn được hàng chục máy bay F4 bảo vệ xung quanh, tiến đến mục, tiêu rải bom xong là quay đầu bay về theo lối cũ (là lối an toàn đã được nghiên cứu kỹ). Mỗi máy bay B52 đều có hệ thống phát sóng gây nhiễu cho sóng điều khiển tên lửa SAM - 2 (Đây là yếu tố quyết định làm cho tên lửa SAM - 2 không bay đến được mục tiêu). Đương nhiên chuyên gia quân sự Mỹ biết được toàn bộ các băng tần số sóng điều khiển tên lửa của SAM -2, nên Mỹ chế tạo các máy phát sóng gây nhiễu đúng các kênh tần số điều khiển của SAM - 2. Chùm sóng gây nhiễu cho tên lửa của B52 có hình phễu hướng về phía trước, chéo xuống dưới rộng hàng chục km, như vậy máy bay B52 mới đến Xuân Mai thì đã gây nhiễu cho sóng điều khiển dẫn đường cho tên lửa vùng Hà Nội, tức là tên lửa bảo vệ khu vực Hà Nội có phóng lên cũng bay đi lung tung không bắn trúng được B52.

Rút kinh nghiệm từ những thất bại, khoảng tháng 5/1972 bộ đội phòng không đã tìm được cách đánh tối ưu, hết sức sáng tạo. Do biết chùm sóng gây nhiễu của B52 có hướng về phía trước (phía sau không có) nên bộ đội phòng không đã dùng chiến thuật bắn SAM - 2 đúng lúc tốp B52 rải bom xong và quay đầu bay ra, lúc này các chùm sóng gây nhiễu có hướng quay ngang so với hướng bay vào, không chùm lên một số trận địa tên lửa phòng không, do đó SAM - 2 của một số trận địa bắn lên sẽ không bị gây nhiễu sóng điều khiển và có thể bắn hạ được mục tiêu (Xác suất trúng đích đã đạt tới khoảng 30%, có tiểu đoàn bắn lên 2 tên lửa thì hạ được 2 máy bay B52, có tiểu đoàn bắn lên 4 tên lửa nhưng vẫn không hạ được máy bay)
 
Chỉnh sửa cuối:

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,043
Động cơ
383,751 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế mà có thời chạy lông nhông khắp nơi tìm đồ thay cho MiG21 sắp về hưu.
Thật ra là tính năng bay cua MIG 29 quá tốt song do cái động cơ cũ của nó tuổi thọ ngắn và chi phí bảo dưỡng cao nên chửa có lọt mắt xanh nhà ta nha :D
Mig-21 có ai phủ nhận nó là mb tốt đâu cụ :)) mỗi tội nó lạc hậu quá thôi :)). Thời đại công nghệ các tính năng khí động học của Mig-29 cũng chỉ có ý nghĩa tương đối khi ăn đạn mà chưa kịp thấy đối thủ thì cũng bằng hòa.:D
Nói túm lại là với những gì có trong tay TT không thể mơ có ĐBP trên không như VN dù có tài giỏi thánh thần dư nào đi nữa. Trong trường hợp TQ nó gửi cho các loại J thế hệ 3,4 của nó thì tính sau :))
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Mig-21 có ai phủ nhận nó là mb tốt đâu cụ :)) mỗi tội nó lạc hậu quá thôi :)). Thời đại công nghệ các tính năng khí động học của Mig-29 cũng chỉ có ý nghĩa tương đối khi ăn đạn
mà chưa kịp thấy đối thủ thì cũng bằng hòa.:D
Nói túm lại là với những gì có trong tay TT không thể mơ có ĐBP trên không như VN dù có tài giỏi thánh thần dư nào đi nữa. Trong trường hợp TQ nó gửi cho các loại J thế hệ 3,4 của nó thì tính sau :))
Thời 60-70 không dùng MiG21 thì dùng cái gì ???
Nó đã lạc hậu từ thời ấy chăng ???
 

superPDP

Xe container
Biển số
OF-202990
Ngày cấp bằng
21/7/13
Số km
6,043
Động cơ
383,751 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thời 60-70 không dùng MiG21 thì dùng cái gì ???
Nó đã lạc hậu từ thời ấy chăng ???
Ô hay em có nói thời 60,70 và Mig -21 đâu nhì em đang nói vũ khí bây giờ của TT so với KQ Mĩ hiện tại. Thời 7x Mig-21 đương nhiên tương đối hiện đại.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/35042602-chien-thang-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-ban-hung-ca-bat-diet.html

CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG - BẢN HỦNG CA BẤT DIỆT

LTS: 45 năm trước, cuộc chiến 12 ngày đêm rực lửa ở Hà Nội (từ ngày 18 đến 29/12/1972) với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân ta đã đánh bại tham vọng xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải trở lại bàn đàm phán và ký kết Hiệp định Paris. Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không là bản anh hùng ca bất tử trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, một mốc son chói lọi được lớp lớp cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Thủ đô viết nên bằng lòng dũng cảm vô song


Trung tướng Trần Hanh- nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng: Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là một trong những chiến thắng vĩ đại của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. Trong 12 ngày đêm ấy, chúng ta đã làm thất bại hoàn toàn âm mưu của đế quốc Mỹ dùng không quân chiến lược B-52 tiến hành một cuộc tập kích đường không dữ dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác hòng bắt nhân dân ta phải chấp nhận đầu hàng trên bàn hội nghị ở Paris.

Trung tướng Trần Hanh: Tháng 10/1972, theo thỏa thuận, lẽ ra giữa Việt Nam và Mỹ đã chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tuy nhiên, phía Mỹ đã bội ước, đưa máy bay chiến lược B52 đến ném bom thủ đô Hà Nội và Hải Phòng. Tổng thống Nixon có kế hoạch dùng sức mạnh máy bay B52 - con át chủ bài của không lực Hoa Kỳ - “đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, hòng buộc phía Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện áp đặt của họ. Tuy nhiên, cuộc tập kích chiến lược ồ ạt bằng B52 này của Mỹ đã thất bại hoàn toàn khi có 81 máy bay hiện đại của Mỹ bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B.52, 5 chiếc F.111, nhiều giặc lái Mỹ bị diệt và bắt sống

Bằng sức mạnh của chiến tranh nhân dân và lực lượng phòng không ba thứ quân đã tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả miền Bắc xã hội chủ nghĩa, trong đó Bộ đội Phòng không - Không quân là lực lượng nòng cốt đã cùng với quân dân Hà Nội - Hải Phòng và một số địa phương trực tiếp đánh trả cuộc tập kích đường không chưa từng có trong lịch sử. Như vậy, bằng sức mạnh của tinh thần đoàn kết khiến Mỹ phải thua trận.

Thế giới rất ngạc nhiên về kỳ tích của chúng ta.Tôi chỉ lấy một ví dụ thế này: Lực lượng của không quân Việt Nam ở thời điểm ấy rất mỏng. Có những thời gian trên sân bay trực chỉ có 2 phi công, 2 chiến đấu viên thôi. Nhiều khi máy bay của ta cất cánh trên đường lăn, chứ không phải trên đường băng. Bởi vì đường băng bị địch dội bom làm hỏng, nhưng lúc đó buộc phải cất cánh vì những đội hình B52 sắp đánh vào Hà Nội. Với một tinh thần quyết bảo vệ Hà Nội thì dù trên đường lăn và dù không quân chỉ có 2 phi công chúng ta vẫn quyết chiến đến cùng. Sự quả cảm, lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đã làm nên chiến thắng chấn động địa cầu.

Chiến thắng Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không đã có ý nghĩa thế nào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thưa ông?

- Thắng lợi của 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cùng với thắng lợi trên chiến trường cả nước đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris, rút hết quân viễn chinh về nước, làm thay đổi căn bản cục diện chiến tranh, mở ra thời cơ chiến lược để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt chính trị, chiến thắng khẳng định đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng và Bác Hồ, của chân lý “Không có gì quý hơn, độc lập, tự do” và của chế độ XHCN ưu việt của nhân dân ta. Đó là chiến thắng của sự chính nghĩa, của sức mạnh chính trị, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc cùng với sức mạnh của thời đại; là niềm tin, ý chí quyết đánh, dám đánh và quyết tâm đánh thắng bằng tất cả sự mưu trí, dũng cảm và tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn đánh bại sức mạnh quân sự của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ, mở đường cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam; góp phần làm tăng thêm sức mạnh và thế tiến công của phong trào cách mạng thế giới vào chủ nghĩa đế quốc; đem lại lòng tin cho nhân loại tiến bộ trên Trái Đất đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,617
Động cơ
904,965 Mã lực
http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/35042602-chien-thang-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-ban-hung-ca-bat-diet.html

Chiến thắng này có ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt chính trị, chiến thắng khẳng định đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn của Đảng và Bác Hồ, của chân lý “Không có gì quý hơn, độc lập, tự do”...
Thực ra câu này muốn nói đến cả Liên Xô và Trung Quốc, nhất là Trung Quốc.
Trong năm 1972 TT R. Nixon đã sang cả Liên Xô và Trung Quốc. Ở Trung Quốc hình như có thoả thuận cả về việc sẽ gây sức ép nặng hơn về quân sự với Hà Nội khi Nixon và cả Kisinger gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Viện trợ của Liên Xô cũng giảm hẳn!
Ngay từ đầu những năm 60' thì ý định dùng đấu tranh vũ trang để giải phóng miền Nam chẳng được cả Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ.
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://dantri.com.vn/chinh-tri/ky-uc-xot-xa-cua-nhac-si-phu-quang-ve-pho-kham-thien-bi-b52-tan-pha-20171219073713743.htm

Ký ức xót xa của nhạc sĩ Phú Quang về phố Khâm Thiên bị B52 tàn phá

Ngày 18/12, TP Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” – Bản hùng ca bất diệt. Tại đây, các đại biểu chia sẻ những ký ức 12 ngày đêm không thể nào quên, dù 45 năm trôi qua (12/1972-12/2017).

Đêm đầu đối mặt với “pháo đài bay” B52

Đầu năm 1972, bất chấp những cố gắng rất lớn, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam vẫn hứng chịu những thất bại nặng nề. Trước tình hình đó, Mỹ tiến hành các bước quân sự mới, trọng tâm là cuộc tấn công đường không vào Hà Nội bằng “pháo đài bay” B52.

Khoảng gần 19h ngày 18/12/1972, khi những chiếc “pháo đài bay” bay B52 từ đảo Guam (trên Thái Bình) hướng về miền Bắc Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh – nguyên Trợ lý tên lửa Cục Tác chiến đang cùng đồng đội trực chiến trong căn hầm sâu dưới Hoàng thành Thăng Long.

“Nghĩ đến chiếc B52 nặng hơn 80 tấn trút bom xuống Hà Nội mà tôi vã mồ hôi dù trời rét”, Thiếu tướng Ninh nói.

Sau đó, ông Ninh báo cáo Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin phép kéo còi báo động ở Hà Nội. Tiếng còi báo động từ tay ông Ninh phát đi, rú vang khắp Hà Nội, nhắc nhở người dân xuống hầm trú ẩm. Khoảng 19h40, ngày 18/12/1972, những tốp máy bay B52 bay vào trút bom xuống Hà Nội, mở đầu đợt ném bom với quy mô chưa từng thấy trong 12 ngày đêm.

Bom từ máy bay B52 trút xuống, cả Thủ đô rung chuyển, các khu dân cư ở Đông Anh, Đài Tiếng nói Việt Nam ở Mễ Trì (phần lớn ở ngoại thành) bị trúng bom. Trong nội thành có 2 khu vực bị trúng bom là phố Khâm Thiên và Bệnh viện Bạch Mai.

Nhạc sĩ Phú Quang (đứng giữa) luôn cảm thấy đau đớn, xót xa khi nhớ về hồi ức 12 ngày đêm Điên Biên Phủ trên không.

Nhớ lại ngày đầu tĩên máy bay Mỹ ném bom san phẳng căn nhà mình trên phố Khâm Thiên, nhạc sĩ Phú Quang luôn cảm thấy xót xa, đau đớn vì hàng chục người thân quen mãi mãi bị chôn vùi dưới đống đất đá.

“Khi ngớt tiếng bom, tôi đẩy nắp hầm chui lên mặt đất, thất cảnh vật hoang tàn, hàng xóm đi thu dọn thi thể người chết. Có bà cụ trên 70 tuổi đứng bất động, nhìn thi thể 26 người con cháu. Tôi không thấy bà rơi nước mắt mà đứng như một pho tượng. Bà không khóc mà tôi khóc!”, nhạc sĩ Phú Quang nhớ lại.

Ký ức của nhạc sĩ Phú Quang sau đêm đầu máy bay Mỹ ném bom xuống Hà Nội là những phần thân thể mắc trên dây điện, nhiều người thân, người quen bị chết sau trận bom. Đặc biệt là người bạn thân bị chôn vùi dưới lớp đất đá, phải mất 13 ngày sau ông và chị gái mới tìm thấy.

“Một hôm đi lên chỗ nhà 49 Khâm Thiên, chị tôi bảo nghe bạn tôi gọi mà chị tôi không trả lời. Tôi trấn an, giờ là 9h sáng, chắc chị bị hoảng loạn. Thế rồi sau này, tôi tìm thấy xác bạn tôi chính ở chỗ chị tôi bước lên. Cậu ấy nằm dưới đó cách 20 phân đất”, nhạc sĩ Phú Quang nhớ lại.

Nhạc sĩ Phú Quang kể, sau này, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp có vận động các ca sĩ, nhạc sĩ có tên tuổi, tài năng viết giao hưởng về chiến tranh. Khi đó Phú Quang viết một bản Hồi ức. “Trình diễn xong, tôi hỏi thấy thế nào, Đặng Vũ Hiệp nói: “Nghe bài của Quang anh khóc luôn”. Tôi nhìn sang 3/4 khán giả Nhà hát lớn Sài Gòn cũng khóc. Nhạc không lời mà họ khóc như thế, tôi nghĩ do bản nhạc có kỷ niệm không quên của bản thân”, nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ.

Chia sẻ thêm nhiều câu chuyện về chiến tranh, nhạc sĩ Phú Quang cho biết, bây giờ, nhà ông trên phố Khâm Thiên đã thành tượng đài rêu phong. Mỗi lần nhìn pho tượng đó, ký ức năm xưa lại ùa về khiến ông càng cảm thấy đau đớn, xót xa. Vì điều đó mà nhạc sĩ Phú Quang viết thêm một số tác phẩm về những ngày đêm mùa đông Hà Nội chìm trong khói lửa 45 năm trước và tác phẩm nào cũng được đón nhận.
 

Su-34

Xe đạp
Biển số
OF-189547
Ngày cấp bằng
12/4/13
Số km
15
Động cơ
331,100 Mã lực
Năm 72 đó, lực lượng phòng không của mình thiện chiến chắc chỉ sau Mỹ với Nga thôi, mà như thế là đứng thứ 3 thế giới cụ ạ.
Năm 72 mà so riêng về độ thiện chiến của lực lượng phòng không thì hết sức khiêm tốn mình cũng không thể đứng thứ 2 đâu cụ ah. Mỹ thì phòng không có cơ thử lửa đâu dù không quân cực mạnh, liên xô thì cũng chưa hề biết chiến với không quân chiến lược mỹ đặc biệt là tác chiến SED trong chiến dịch phòng không. Lúc đó là nhiều bác cỡ nguyên thủ cũng khuyên cáo các kiểu, rồi can thiệp nhiều để mình đỡ bị mỹ ra tay mạnh mẽ như dịp tháng 12-72 đấy. Ngờ đâu mỹ cứ làm không nghe không đếm xỉa, còn mình thì cũng cứ đành phải chơi như bây giờ gọi là khô máu, kết quả ra sao thì bây giờ đã biết, còn 45 năm trước thì đang chiến thật lực và tất tay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top