[Funland] 18-12-1972 Mở màn chiến dịch Linebacker II

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực



Bệnh viện Bạch Mai tan hoang sau đợt bom B-52 - Ảnh: Bettmann/Corbis







Lễ tưởng niệm những nạn nhân B-52 tại Bệnh viện Bạch Mai - Ảnh: Bettmann/Corbis






Đài tưởng niệm tại bênh viện Bạch Mai




Hố bom tại bệnh viện




Bach Mai Hospital was bombed by US Air Force on 16, 18, 20 and 22 December 1972. Over 100 bombs fell on the hospital on the morning of December 22, 1972, killing 28 staff and injuring 22 persons

Video clip về bệnh viện bạch mai sau đợt bom



Thêm 1 số hình ảnh bệnh viện Bạch mai




 
Chỉnh sửa cuối:

Xe gòng

Xe điện
Biển số
OF-183604
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
3,525
Động cơ
367,506 Mã lực
https://www.facebook.com/WarComissar/photos/a.367566233366343.1073741834.213961285393506/1483778158411806/?type=3

Đơn vị tác chiến điện tử ( Comrade Commissar )

Hôm nay đọc được quả:

"Hồi đấy B-52 không bay về được là do lòng nhân đạo của phi công Mỹ, không muốn ném bom giết dân thường nên họ để máy bay tự rơi phản chiến, chứ SAM-2 làm gì có cửa với tới pháo đài bay Mỹ".

Công nhận nhiều bạn trẻ và già giàu trí tưởng tượng thặc, khi tầm cao tối đa của tổ hợp S-75 là 25km, còn trần bay của B-52 là 15km. Chưa kể việc B-52 phải hạ xuống độ cao 10km khi ném bom.

Cho nên chả cần nối tầng thì S-75 cũng thừa sức bắn tới B-52 và chả có thằng phi công B-52 nào lại tự nguyện nhập phòng tại Hoả Lò cả. Nối tầng chỉ là giai thoại lưu truyền suốt vài chục năm nay thôi
<(")

- Quán bia tổng hợp -

#ComCom
ngáo quá nhỉ, làm j có thằng nào ngu như thế. Có lòng nhân đạo thì nó cứ bay cao tít thả bậy ở đâu đó rồi bay về chứ làm méo có chuyện tự rơi phản chiến!!!
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Số liệu máy bay B52 bị bắn rơi đêm 21 rạng sáng 22/12/1972

Đêm 21/12 rạng 22/12

Ta : theo F361

Chiếc số 1 : bị d57 bắn rơi tại chỗ lúc 0342 ngày 22/12 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây.

Chiếc số 2 : bị d71 bắn rơi tại chỗ ở Thanh Miện, Hải Hưng. Không rõ giờ, nguyên văn là "Cũng thời điểm này" với chiếc số 1. Theo cuốn ĐBP trên không... thì chiếc số 1 là 0341, số 2 là 0342, coi như cùng thời điểm.

Chiếc số 3 : bị d93 bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 ở Quỳnh Côi, Thái Bình.


Mỹ : theo NAMPOW, SAC.

Chiếc số 1 : B52D No.55-0061, mật danh Scarlet 3, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0345 ngày 22/12 (2045 GMT). Tổ lái 3 mất tích, 3 bị bắt.

Chiếc số 2 : B52D No. 55-0050, mật danh Blue 1, bị bắn rơi tại chỗ lúc 0346 ngày 22/12 (2046 GMT). Toàn bộ tổ lái 6 người bị bắt.

Số liệu 2 bên vênh nhau 1 chiếc, dựa vào thời điểm bắn và đường bay thì có thể chiếc số 2 và số 3 mà ta công bố là 1.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=603.80
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,616
Động cơ
904,965 Mã lực
Em chẳng bị một trận bom thật sự nào, còn chỉ lặt vặt bom bi hay rốc két,... ngồi dưới hầm vẫn thấy lá cỏ trên miệng rung rinh vì mảnh đạn hay viên bị.
Chắc em được các cụ phù hộ, chứ nhà em bị bay, em về HN lúc hơn 12 giờ thì 2 giờ chiều máy bay Mỹ đến ném bom, cả buổi chiều hôm ấy và sáng hôm sau (sáng hôm sau nhà em lại ra bến Kim Liên để lên đó nhưng có mấy bà hay lên đấy bảo máy bay đang ném bom lại thôi). Ở trường thì mọi khi đang học buổi chiều thì hôm ấy cô giáo bận cho học buổi sáng, chiều máy bay Mỹ càn lớp học cũng bị bay, hầm tróc hết, trong trường 1 thày giáo bị bay mất không tìm được xác...
Có hôm ở trường đào hầm máy bay Mỹ đến cứ từng chiếc chúc xuống rồi khói đùn lên đen kịt, thằng bạn đứng cạnh em nhìn phía nhà đang bị oanh tạc nước mắt chảy ròng ròng.
Còn ở nhà mà không có ông bà già máy bay Mỹ đến tụi em còn trèo lên cây xem...
Sơ tán ở Vân Đình gần làng có trận địa tên lửa cứ học xong là mò ra lang thang, báo động tụi em bị đuổi lại mò về lẩn quanh mấy luỹ tre ven làng chờ xem tên lửa bắn lên...!
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Những ngày này em ở Hải Phòng . Ngày nào cũng nghe còi báo động rồi chạy vào hầm cá nhân . Đến tối nhìn cao xạ bắn đỏ trời . Và cuối cùng em và ông bà nội em cũng vinh dự nhận được quà Noel từ ngài tổng thống Mỹ .
Đêm đó ( e ko nhớ ngày ) Mỹ đánh HP ... máy bay gầm rú đầy trời ... Thấy tụi nó đánh ghê quá ông nội em nói 3 bà cháu chui vào gầm giường trú tam đi . 3 bà cháu vừa chui vào 1 lúc thì 1 tiếng nổ đanh trên nóc nhà . Ngôi nhà sặc mùi thuốc súng ko thở nổi ... Ông nội em chạy tới nói với bà cháu chạy thôi nhà trúng bom rồi ... 3 bà cháu chạy vội ra ngoài đường thì khung cảnh còn kinh khủng hơn .. lửa cháy khắp nơi , trên đầu thì máy bay gầm rú ....3 bà cháu chạy ra sân vận động Lạch Tray nơi người bác em đang làm việc và sống ở đấy ... Sáng hôm sau em được đi sơ tán luôn .
Phải nói Mỹ huy động rất nhiều máy bay ...vì trên bầu trời tiếng may bay liên tục gầm rú không ngớt ở độ cao khá thấp .. Nha ông bà em ngay trung tâm HP chứ ko gần trận địa nào héne6nha mấy cụ anti cơm sườn .
Hải phòng của cụ cũng có quà nhé







 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ga Hàng Cỏ trúng bom


Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) bị máy bay B-52 Mỹ ném bom phá hủy nặng nề trưa 21/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN.



 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Hình ảnh người dân Hà Nội trong mưa bom giáng sinh







Mũ rơm và ....



Con cúi bằng rơm để tránh sát thương của bom bi.











bà con hóng chiến sự 12 ngày đêm





 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
Những ngày này em ở Hải Phòng . Ngày nào cũng nghe còi báo động rồi chạy vào hầm cá nhân . Đến tối nhìn cao xạ bắn đỏ trời . Và cuối cùng em và ông bà nội em cũng vinh dự nhận được quà Noel từ ngài tổng thống Mỹ .
Đêm đó ( e ko nhớ ngày ) Mỹ đánh HP ... máy bay gầm rú đầy trời ... Thấy tụi nó đánh ghê quá ông nội em nói 3 bà cháu chui vào gầm giường trú tam đi . 3 bà cháu vừa chui vào 1 lúc thì 1 tiếng nổ đanh trên nóc nhà . Ngôi nhà sặc mùi thuốc súng ko thở nổi ... Ông nội em chạy tới nói với bà cháu chạy thôi nhà trúng bom rồi ... 3 bà cháu chạy vội ra ngoài đường thì khung cảnh còn kinh khủng hơn .. lửa cháy khắp nơi , trên đầu thì máy bay gầm rú ....3 bà cháu chạy ra sân vận động Lạch Tray nơi người bác em đang làm việc và sống ở đấy ... Sáng hôm sau em được đi sơ tán luôn .
Phải nói Mỹ huy động rất nhiều máy bay ...vì trên bầu trời tiếng may bay liên tục gầm rú không ngớt ở độ cao khá thấp .. Nha ông bà em ngay trung tâm HP chứ ko gần trận địa nào héne6nha mấy cụ anti cơm sườn .
Nhớ hồi năm 1972, lũ trẻ con bọn em đang chơi đùa trong sân chơi khu TT thì nghe dồn dập thông báo Máy bay Mỹ đã đến . Mọi người lùa trẻ con vào tầng 1 để trú. Thời điểm đó mẹ em đi chợ Ô chợ dừa vừa đến Ngõ Trung Tả chưa về đến nhà. May mà không dính bom.

Sáng hôm sau thì cả nhà sơ tán.

Trong thời gian đó Khu nhà em ở hồi đó bị mấy quả bom nhưng không nổ. Trong khi Khâm Thiên thì tan hoang...

P.S: thực ra thì hồi đó thông báo không dùng từ máy bay Mỹ mà là Máy bay địch.
Đồng bào chú ý ... đồng bào chú ý ...Máy bay địch đã đến
 
Chỉnh sửa cuối:

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Ngày 22 - 12 - 1972

- Ban ngày, 56 lần chiếc máy bay chiến thuật của không quân Mỹ đánh phá các mục tiêu: Ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên.

Ban đêm, 24 lần chiếc B- 52 có 30 chiếc máy bay chiến thuật hộ tống, 9F - 111 tập trung đánh khu vực Hải Phòng gồm Sở Dầu, nhà máy xi măng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hoà Lạc, Đáp Cầu... Quân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 B- 52, 1 F4.


- 2 giờ 38 phút sáng 22 - 12, bộ đội rađa đã phát hiện các tốp B - 52 và máy bay chiến thuật Mỹ ở hướng Tây Nam. Lần này địch sử dụng 24 chiếc B- 52 và 36 máy bay chiến thuật vào đánh phá sân bay, bệnh viện Bạch Mai, ga Giáp Bát, Gia Lâm, Văn Điển... và các trận địa tên lửa, 18 lần chiếc F 111 hoạt động xen kẽ ở độ cao thấp nhằm bất ngờ đánh phá vào các mục tiêu đã trinh sát.

- 3 giờ 42 phút, các kíp chiến đấu của tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội, đồng loạt nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở chợ Bến, Mỹ Đức, Hà Tây. Cùng thời điểm này, tiểu đoàn 71 bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B- 52 ở Thanh Miện- Hải Hưng.

- 3 giờ 46 phút, tiểu đoàn tên lửa 93 lại bắn rơi 1 chiếc B- 52 ở khu vực Quỳnh Côi, Thái Bình.

tại trận địa Vân Đồn (Hà Nội), các chiến sĩ tự vệ nhà máy Liên Cơ Hà Nội bằng 19 viên đạn 14,5 ly ngay loạt đạn đầu đã bắn rơi 1 máy bay F 111 "cánh cụp cánh xòe" của Mỹ.
 

Escobar

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-300664
Ngày cấp bằng
4/12/13
Số km
2,617
Động cơ
330,875 Mã lực
Bắc Việt đánh nhau với Mỹ chả khác gì muỗi đốt voi, voi cũng chả hề hấn gì nhưng nó cũng ko đánh chết được muỗi mà cứ bị quấy rầy hoài đành phải bỏ đi.
Sách sử thì số liệu xưa nay dối trá quen rồi, có thật cũng chả ai tin, lại còn cứ ghi "quân ta" mới kinh, ai họ hàng gì với các ông mà nhận xằng ta với chả mình :))
Cụ có cái comment hơi ngớ ngẩn!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://dantri.com.vn/xa-hoi/nhung-vu-khi-da-ban-ha-b52-trong-tran-dien-bien-phu-tren-khong-20171219071827551.htm

Những vũ khí đã bắn hạ B52 trong trận "Điện Biên Phủ trên không"

>> Huyền thoại "Điện Biên Phủ trên không" và những con số
>> Bên trong hầm chỉ huy bí mật T1 trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"[/paste:font]

Các hiện vật tại bảo tàng được trưng bày trong không gian rộng lớn, đáng chú ý có xác chiếc máy bay ném bom khổng lồ B52 của quân đội Mỹ bị quân dân ta bắn hạ trên bầu trời Hà Nội trong cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ vào miền Bắc tháng 12/1972.


Máy bay MIG21 số hiệu 5033 của Không quân Việt Nam sử dụng chiến đấu bảo vệ Hà Nội, bắn rơi 3 máy bay F4 của Mỹ năm 1971.


Pháo cao xạ 57mm, một trong những khẩu pháo tự vệ khu phố Ba Đình sử dụng chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.




Súng máy phòng không 14,5mm do lực lượng tự vệ Nhà máy điện Yên Phụ (đơn vị anh hùng) sử dụng, tham gia chiến đấu bắn rơi 1 máy bay F4 của Mỹ ngày 10/5/1972.


Súng phòng không 4 nòng 14,5mm do tự vệ Nhà máy phân lân Văn Điển sử dụng, tham gia chiến đấu bắn rơi một máy bay F4 của Mỹ ngày 27/6/1972.




Pháo cao xạ 37mm của tự vệ khu phố Ba Đình chiến đấu bảo vệ vùng trời Hà Nội trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ



Pháo cao xạ 100mm do tự vệ khu phố Đống Đa sử dụng tham gia chiến đấu bắn rơi một máy bay F8A của Mỹ ngày 11/9/1972.



Khẩu súng máy phòng không do liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng sử dụng đã bắn rơi một máy bay F111A của Mỹ đêm 22/12/1972.


Bệ phóng tên lửa SAM 2 của Tiểu đoàn 59 - Trung đoàn 261 Tên lửa phòng không (đơn vị anh hùng) đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay B52 đầu tiên trong cuộc tập kích chiến lược của Mỹ vào Hà Nội lúc 20h13 ngày 18/12/1972. Xác chiếc B52 này rơi xuống cánh đồng Chuôm ở xã Phủ Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.




Tên lửa SAM 2 của Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 Tên lửa phòng không (đơn vị anh hùng) đã bắn rơi tại chỗ một máy bay B52 của Mỹ lúc 23h05 ngày 27/12/1972. Xác máy bay sau đó rơi xuống đường Hoàng Hoa Thám và làng hoa Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.



Tủ điều khiển tên lửa của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 tên lửa sử dụng bắn rơi máy bay Mỹ trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.



Đài điều khiển tên lửa ABUHA của Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 Tên lửa phòng không (đơn vị anh hùng) bắn rơi 4 máy bay B52 của Mỹ trong 12 ngày đêm tháng 12/1972.


Máy nổ, một trang bị dự phòng của Đài truyền thanh Hà Nội, bảo đảm nguồn điện cho hệ thống truyền thanh trong thời gian chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Xác chiếc máy bay ném bom B52 bị quân và dân thủ đô bắn rơi.

Xác chiếc máy bay ném bom B52 bị quân và dân thủ đô bắn rơi.

Vỏ bom Mỹ tại Bảo tàng chiến thắng B52. Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã thả hơn 36.000 tấn bom, vượt khối lượng bom đã ném trong toàn bộ thời kì từ năm 1969 đến năm 1971, và là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh.

Hữu Nghị
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://dantri.com.vn/xa-hoi/huyen-t...en-khong-va-nhung-con-so-2017121807065275.htm

Huyền thoại "Điện Biên Phủ trên không" và những con số

Dân trí Trận “Điện Biên Phủ trên không” là cuộc đụng đầu trực diện, mang ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta với lực lượng không quân chiến lược mạnh mẽ của Mỹ. Những phương tiện chiến tranh tối tân bậc nhất đương thời đã thất bại trước sức mạnh to lớn của ý chí Việt Nam, của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia chiến lược quân sự trong và ngoài nước, chiến thắng của trận "Điện Biên Phủ trên không" đã góp phần khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, của ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, là kết quả của sức sáng tạo, tinh thần tự lực tự cường, lòng quả cảm của quân và dân ta.

 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,616
Động cơ
904,965 Mã lực
Ga Hàng Cỏ trúng bom


Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) bị máy bay B-52 Mỹ ném bom phá hủy nặng nề trưa 21/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN.
Ga Hàng Cỏ bị trúng 1 quả bom điều khiển (hình như bằng laser).
Khu này không bị một vệt bom B52 nào!
Hồi ấy Ga Hàng có cũng chẳng có nhiều ý nghĩa quân sự lắm, chỉ là 1 cái ga hành khách thông thường. Hàng hoá chính được bốc dỡ ở các ga ngoại thành khác. Mà đường ray thường có các khúc rẽ tránh vào các làng ven đường (cũng được sử dụng làm nơi bốc dỡ hàng luôn)!
 

newbiess

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-400161
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
2,898
Động cơ
249,130 Mã lực
http://dantri.com.vn/van-hoa/xuc-dong-ua-ve-voi-ky-uc-ha-noi-dien-bien-phu-tren-khong-20171219104229258.htm
Xúc động ùa về với ký ức “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”
Chia sẻ
Dân trí Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” với những ký ức không phai mờ về giai đoạn lịch sử “Hà Nội 12 ngày đêm” đến nay vẫn hiển hiện rõ nét trong tâm trí của nhiều thế hệ người Việt. Mỗi lần nghe lại các sáng tác ra đời trong giai đoạn này, lòng người lại rưng rưng xúc động…
Video tạm dừng
Ca khúc "Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không"



Ca khúc “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Bài hát đầu tiên viết về Hà Nội 12 ngày đêm chiến đấu là “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Đây là ca khúc được ông viết vào đêm 27/12/1972 ngay dưới hầm trú bom của Đài tiếng nói Việt Nam, đúng thời điểm Hà Nội đỏ rực lửa chiến đấu.

Tháng 12/1972, Đế quốc Mỹ chủ trương đưa miền Bắc Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá”, khởi đầu bằng việc sử dụng một lực lượng không quân hùng mạnh ném bom dữ dội Miền Bắc, buộc Hà Nội đầu hàng. 4h sáng 19/12, Đài phát sóng lớn nhất của ta ở Mễ Trì (Hà Nội) bị địch đánh sập. Ngày 20/12 địch tiếp tục ném bom Đài phát sóng ở Bạch Mai…, bộ đội phòng không ta đánh trả quyết liệt.

Đêm 26/12, bộ đội ta bắn rơi 8 chiếc B52. Từ Sở chỉ huy tối cao, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lời kêu gọi: “Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội”.

Lời kêu gọi của Đại tướng đã tác động sâu sắc tới Phạm Tuyên, khiến người nhạc sĩ vô cùng xúc động. “Khi nghe chữ Điện Biên Phủ tôi có cảm giác rất khác và ngay đêm hôm ấy, ngồi trong hầm tôi đã viết. Âm điệu ở đây không du dương mà quyết liệt bởi tôi muốn tỏ cho đế quốc Mỹ biết Hà Nội quyết liệt như thế nào”, ông chia sẻ.




Bài hát đầu tiên viết về Hà Nội 12 ngày đêm chiến đấu là “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.


Với Phạm Tuyên, ông sáng tác ca khúc đơn giản vì đó là cảm xúc tự nhiên được tuôn trào khi ông chứng kiến Hà Nội rung chuyển trong sự tàn phá của bom Mỹ, chứng kiến lòng quả cảm, tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân và dân Hà Nội trong 12 ngày đêm khói lửa.

Tác phẩm còn là lời động viên tiếp sức cho chiến sĩ, đồng bào cả nước đứng lên, như lời khẳng định cho chiến thắng ắt sẽ đến của quân và dân ta.

Trong ca khúc âm hưởng lúc rắn rỏi, khi lại hào hùng tha thiết: “Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời/ Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngợi… Hà Nội đây! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta? Đâu chỉ vì non nước riêng này. Phất ngọn cờ sao chính nghĩa”…

Nhạc sĩ Phạm Tuyên nói rằng sự tự tin đến mãnh liệt vào chiến thắng của dân tộc từ trận đánh "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" chính là mạch nguồn cảm xúc khiến không lâu sau đó, ông viết nên bài ca chiến thắng "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" năm 1975.

Ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng”

“Mặt hồ gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả ngát hương thơm hoa Thủ đô./Đường lộng gió thênh thang năm cửa ô./Nghe tiếng cười không quên niềm thương đau./Hà Nội đó, niềm tin yêu hy vọng/ của núi sông hôm nay và mai sau./Chân ta bước lòng ung dung tự hào, kìa nòng pháo vẫn vươn lên trời cao.

Ôi Đông Đô! Hùng thiêng dấu xưa còn in nơi đây!/Ơi Thăng Long! Ngày nay chiến công rạng danh non sông./Hà Nội mến yêu của ta, Thủ đô mến yêu của ta là ngôi sao mai rạng rỡ.

Sáng soi bóng đêm Trường Sơn, lắng trong nước sông Cửu Long,/ nhẹ nhàng bước chân hành quân dệt nên tiếng ca át tiếng bom rền...”

Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Nhân, “Hà Nội niềm tin và hy vọng” đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội. Ca khúc thể hiện niềm kiêu hãnh, ý chí bất khuất và tâm hồn lãng mạn của người Hà Nội. Điều thú vị, ca khúc được nhạc sĩ Phan Nhân viết rất nhanh, vào đúng những ngày Hà Nội gồng mình chiến đấu dũng cảm trong trận chiến “12 ngày đêm” chống lại đợt rải bom B-52 của Đế quốc Mỹ.




Ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Nhân, “Hà Nội niềm tin và hy vọng” đã trở thành một trong những ca khúc hay nhất về Hà Nội.


Với giai điệu khi hào hùng, khi lãng mạn cùng lời ca đầy chất thơ, ca khúc được vang lên ngay sau những ngày tháng chiến đấu ác liệt chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Ca khúc như nói hộ tình cảm của bao người con Hà Nội, dù hoàn cảnh nào vẫn anh hùng, hiên ngang trong niềm kiêu hãnh và tự hào.

Khi còn sống, nhạc sĩ Phan Nhân từng rất nhiều lần kể lại thời điểm và cảm xúc khi viết ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng”: “Tháng 12 năm ấy (1972), tôi đang có mặt ở Hà Nội. Trời rét căm căm. Trong tiếng bom nổ rung chuyển là tiếng hô vang của bà con ta: “Cháy rồi! Cháy rồi!”. Người dân Hà Nội khi ấy hả hê, sung sướng lắm. Họ quên cả nguy hiểm, nhô lên khỏi các hầm để hò reo đến khản giọng khi chứng kiến những chiếc pháo đài bay (B52) của giặc bốc cháy. Tôi và người dân Hà Nội khi ấy trong lòng trào dâng một cảm giác vui sướng, lạc quan trước cuộc đương đầu oai hùng của lực lượng phòng không và không quân của ta. Ngay khi tiếng bom ngưng, máy bay địch rút chạy, thành phố trở lại bình yên, tôi ngồi vào đàn để tấu lên những nốt nhạc đầu tiên: “Ơi, Đông Đô! Hùng thiêng dấu xưa còn in nơi đây. Ơi Thăng Long! Ngày nay chiến công rạng danh non sông. Hà Nội mến yêu của ta. Thủ đô mến yêu của ta là ngôi sao mai rực rỡ...”. Đó là những nốt nhạc, tôi bật ra đầu tiên và phần lời ca cũng tuôn ra khá dễ dàng...”
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Ga Hàng Cỏ trúng bom


Ga Hàng Cỏ (nay là Ga Hà Nội) bị máy bay B-52 Mỹ ném bom phá hủy nặng nề trưa 21/12/1972. Ảnh: Minh Trường - TTXVN.




Đánh trưa là máy bay chiến thuật dồi.
Ngày đó người mỹ đã dùng 1 số bom khôn dẫn bằnd laser hay camera truyền hình để đánh chính xác 1 số mục tiêu quan trọng trong đó có toà Tổng lãnh sự Pháp khiến ông đại diện to nhất của nước Pháp tại Hà nội chết queo :P :P :P
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Nói thêm về con F111 cánh cụp cánh xòe

Sở dĩ gọi nó là "cánh cụp cánh xoè" vì cánh trước có cơ cấu điều khiển động lực học: khi mang tải nặng, hai cánh trước xoè ra để tăng tiết diện, nhằm tăng lực nâng của không khí. Khi đã trút bom xong, trọng lượng máy bay giảm, đôi cánh trước gấp xuôi về phía sau để giảm tiết diện nhằm giảm lực cản, máy bay như hình mũi tên bay thoát ly khỏi chiến sự nhanh hơn.

Đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Trong chiến dịch 12 ngày đêm 12-1972, có 5 chiếc F-111 bị quân dân ta bắn hạ, chủ yếu bằng súng máy bộ binh. Hiện F-111 đã ngừng hoạt động ở một số nước.









General Dynamics F-111 là một loại máy bay ném bom chiến lược tầm trung, trinh sát, và chiến đấu được thiết kế trong những năm 60.





Phiên bản dành cho Không quân Hoa Kỳ được đặt tên chính thức là






Máy bay không kích chiến thuật F-111 Aardvark chính thức góp mặt trong biên chế không quân Mỹ năm 1967 với nhiệm vụ ném bom chiến lược và tác chiến điện tử.






F-111 được trang bị 2 động cơ Pratt & Whitney TF30-P-100 cho phép nó đạt tốc độ vượt âm Mach 2,5 (2.665 km/h), tầm bay trên 5.000 km.

Mỹ từng sử dụng F-111 Aardvark trên nhiều chiến trường nhưng loại nó khỏi biên chế năm 1998.






Thông số kỹ thuật máy bay F-111D: Kíp lái 2 người; dài 22,4 m; sải cánh 9,75 m (cụp), 19,2 m (xòe); cao 5,22 m; trọng lượng rỗng 21.537 kg, trọng lượng cất cánh tối đa 44.896 kg, tải trọng vũ khí 14.300 kg.






Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Pratt & Whitney TF30-P-100 lực đẩy 79,6 kN (lên tới 112 kN khi bật tăng lực) cho tốc độ tối đa Mach 2,5; tầm bay 5.190 km; trần bay 17.270 m.






F-111 đi tiên phong trong một số kỹ thuật sản xuất máy bay quân sự, bao gồm thiết kế cánh có thể thay đổi hình dạng (cánh cụp, cánh xoè), động cơ phản lực quạt ép có đốt sau, và radar theo dõi địa hình để bay nhanh ở cao độ thấp.






Thiết kế của nó có ảnh hưởng lớn, đặc biệt là tớicác kỹ sư Xô viết, và một số tính năng tiên tiến của nó đã trở nên tiêu chuẩn thông thường.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực




Tuy nhiên sự khởi đầu của F-111 mắc phải nhiều vấn đề về thiết kế, và nhiều vai trò dự định cho nó, như máy bay tiêm kích đánh chặn dành cho Hải quân đã không thể thực hiện được.






Các chiếc F-111 không có khoảng thời gian dễ chịu nào kể từ khi được đưa vào hoạt động do lỗi trong cấu trúc cả khi bay lẫn khi thử nghiệm sức chịu đựng trên mặt đất.






Nguyên nhân của các hư hỏng nghiêm trọng là do độ dẻo dai của vật liệu thép D6ac quá thấp, một vết nứt nhỏ trên một số bộ phận không mất nhiều thời gian để đạt kích thước không thể chấp nhận được.






Càng sử dụng loại máy bay này lâu thì việc thái hóa vật liệu tạo ra càng nhiều vấn đề khác để lo.






Một trong nhiều loại tai nạn được biết đến là cánh máy bay bị gãy khi bay với một chiếc bay chưa được 100 giờ bị rơi vì lý do là khi mang thử tên lửa cánh máy bay đã bị nứt nhẹ nhưng nó đã đạt đến mức phá hủy máy bay trong thời gian ngắn.






Những tai nạn đó khiến các chiếc F-111 khác phải được mang ra thử nghiệm lại trước khi được bay tiếp, kết quả là thêm một số chiếc bị hỏng nặng trong lúc thử nghiệm chịu lực






Vũ khí của máy bay bao gồm 8 đế dưới cánh, 1 khoang chứa trong thân, mang được tối đa 14,300 kg (31,500 lb) vũ khí các loại






Và 1 pháo M61 Vulcan 20 mm (0.787 in), 2084 viên đạn (ít khi gắn).
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,616
Động cơ
904,965 Mã lực
Nói thêm về con F111 cánh cụp cánh xòe

Đến tận năm 1972 loại máy bay này mới được đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Trong chiến dịch 12 ngày đêm 12-1972, có 5 chiếc F-111 bị quân dân ta bắn hạ, chủ yếu bằng súng máy bộ binh.

3 cái trong tổng số 6 (hình như sau đó được tăng cường thêm 2 cái nữa) F111 chuyển cho chiến trường Việt Nam đã bị bắn hạ ngay từ tháng 2 năm 1968 ở miền Bắc Việt Nam.
Nhưng hồi đó phía Mỹ chỉ công nhận là F111 bị rơi là do xiết ốc lỏng quá, cánh tự rụng!
 

RogerF

Xe tải
Biển số
OF-103420
Ngày cấp bằng
19/6/11
Số km
268
Động cơ
330,764 Mã lực
Cảm ơn các Cụ đã cho em ôn lại những chiến thắng hào hùng và những trang sử vẻ vang chói lọi của dân tộc!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top