[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,335
Động cơ
135,772 Mã lực
CHiến tranh không được phép quên nhưng cũng không được thù hằn mãi. Chiến tranh biên giới là một bài học lịch sử. Thế kỷ 20 là thế kỷ vĩ đại của một dân tộc anh hùng. Các cường quốc mang vũ khí đến mảnh đất này rồi lặng lẽ rút đi. Cho dù dân tộc có lúc bị thương nhưng không kẻ nào có thể khuất phục được. Bây giờ thì không ai có thể cản được bước tiến của dân tộc 100 triệu người này hết. VIệt Nam tiến lên!
PS: Em có người thân học bên TQ năm 1965 về quân sự và về thì vào thẳng miền Nam. Cụ cũng trở về và phục viên năm 1976. Nghĩ đến cuộc chiến biên giới phía Bắc thì cụ vẫn luôn tiếc bởi vì khi cụ học ở bên đó phía TQ hỗ trợ rất tốt. Thường xuyên cử đoàn thanh niên các địa phương đến giao lưu và thậm chí các cô thanh niên còn giặt cả quần áo cho. Lúc về họ tiễn rất hoàng tráng vị họ biết những người chiến sĩ đó sẽ ra mặt trận và chẳng biết sau này thế nào, liệu có sống để trở về. Tiếc là ta và TQ có những đáng tiếc trong lịch sử.
 
Chỉnh sửa cuối:

Karestine

Xe hơi
Biển số
OF-70267
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
101
Động cơ
928,790 Mã lực
Nơi ở
Kim Liên
Website
www.maikha.vn
Có huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà chưa thấy có huân chương kháng chiến chống Tàu nhỉ cccm
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,177
Động cơ
95,906 Mã lực
Tuổi
49
Có huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ mà chưa thấy có huân chương kháng chiến chống Tàu nhỉ cccm
Theo e thì Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1975. Hai cuộc kháng chiến này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc và được ghi nhận thông qua các huân chương, danh hiệu vinh dự như Huân chương Kháng chiến chống Pháp và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên, QH với Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp, vừa có hợp tác vừa có xung đột. Trong lịch sử, hai nước đã nhiều lần xảy ra chiến tranh, gần đây là 1979 và các xung đột biên giới sau đó. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều giai đoạn hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Mình luôn đề cao chính sách ngoại giao hòa bình, ổn định và hợp tác với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc nên ko có huân chương chống Tàu.
PS : Nội dung trả lời của e có tham khảo từ Deepseek.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,450
Động cơ
213,481 Mã lực
Một nén tâm hương bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước anh linh các anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì sự toàn vẹn của lãnh thổ đất nước và hạnh phúc, ấm no đời đời của Nhân dân
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,260
Động cơ
446,323 Mã lực
Nghe các Cụ hưu trí là cựu quân nhân nói , Năm 1979 bộ đội chủ lực đang đánh ở chiến trường miền nam nên. Tham chiến ở biên giới phía Bắc toàn dân quân tự vệ .. các lực lượng ko chính quy . Nếu đúng vậy thì Lãnh đạo bộ quốc phòng thời đó đúng Thiện chiến .
 
Chỉnh sửa cuối:

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,260
Động cơ
446,323 Mã lực
Theo e thì Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, kéo dài từ năm 1945 đến năm 1975. Hai cuộc kháng chiến này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc và được ghi nhận thông qua các huân chương, danh hiệu vinh dự như Huân chương Kháng chiến chống Pháp và Huân chương Kháng chiến chống Mỹ.
Tuy nhiên, QH với Trung Quốc là một mối quan hệ phức tạp, vừa có hợp tác vừa có xung đột. Trong lịch sử, hai nước đã nhiều lần xảy ra chiến tranh, gần đây là 1979 và các xung đột biên giới sau đó. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước cũng có nhiều giai đoạn hợp tác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế và chính trị. Mình luôn đề cao chính sách ngoại giao hòa bình, ổn định và hợp tác với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc nên ko có huân chương chống Tàu.
PS : Nội dung trả lời của e có tham khảo từ Deepseek.
Ko đúng rồi . Quan hệ với TQ nên chia làm 2 thời kỳ . Thời kỳ đầu 2 bên coi nhau là kẻ thù ( quá khứ) . Thời hiện tại thì quan hệ 2 bên là quan hệ láng giềng hữu nghị .
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
346
Động cơ
518,894 Mã lực
Nếu giới trẻ đọc bài này sẽ quên lịch sử. Không biết trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc năm 1979 quân và dân VN chiến đấu chống giặc ngoại xâm nào.
Không hề nhắc tới chống quân địch Trung quốc, giặc Trung quốc mà báo này chỉ dám nói địch, đối phương, bảo vệ biên giới phía bắc.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,878
Động cơ
810,574 Mã lực
Bài này đăng từ hồi 2019 nhưng em thấy rất đúng và rất trúng:


Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.

Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.
Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một “pháo đài bất khả xâm phạm” trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.
Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành “vòng kim cô” siết chặt Trung Quốc.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.
Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.




Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể “lợi bất cập hại”.
Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để “dạy các nước khác một bài học” hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.

Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.
Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của “học thuyết domino”, người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cs ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.
Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.

Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại – quốc phòng của ta.
Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.

Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng “hoà bình nóng” vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.
Bài báo này viết hay các cụ này. Kết cục là VN cũng nhận được 3 bài học từ cuộc chiến tranh biên giới 1979 .

Đúng là các Cường quốc nhiều khi có những nỗi lo sợ vô hình trong tưởng tượng.
Điều này đã đúng với Nga trong cuộc chiến với Ukraine. :))
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
91
Động cơ
16,228 Mã lực
Nghe các Cụ hiểu trí là cựu quân nhân nói . Năm 1979 bộ đội chủ lực đang đánh ở chiến trường miền nam nên. Tham chiến ở biên giới phía Bắc toàn dân quân tự vệ .. các lực lượng ko chính quy . Nếu đúng vậy thì Lãnh đạo bộ quốc phòng thời đó đúng Thiện chiến .
Mình có các sư đoàn chủ lực của quân khu 1, quân khu 2 và các trung đoàn độc lập, bộ đội biên phòng (ngày đó gọi là công an vũ trang)
Sư đoàn chủ lực cơ động của bộ thì có sư đoàn 3 sao vàng ở Lạng Sơn, sau điều thêm các sư đoàn ở QK 3 và 4 lên và Quân đoàn 2 và quân đoàn 3 từ Cam ra Bắc
 

cunglatruong

Xe lăn
Biển số
OF-156372
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
10,260
Động cơ
446,323 Mã lực
Mình có các sư đoàn chủ lực của quân khu 1, quân khu 2 và các trung đoàn độc lập, bộ đội biên phòng (ngày đó gọi là công an vũ trang)
Sư đoàn chủ lực cơ động của bộ thì có sư đoàn 3 sao vàng ở Lạng Sơn, sau điều thêm các sư đoàn ở QK 3 và 4 lên và Quân đoàn 2 và quân đoàn 3 từ Cam ra Bắc
Vậy là quân chủ lực mình có tham chiến ở biên giới phía Bắc năm 1979hả Cụ . Có nguồn chính thống ko Cụ
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,405
Động cơ
4,953,767 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vậy là quân chủ lực mình có tham chiến ở biên giới phía Bắc năm 1979hả Cụ . Có nguồn chính thống ko Cụ
Về phía ta, khi ấy đương đầu với quân xâm lược hùng hậu trong những ngày đầu chỉ là các LLVT tại chỗ; lực lượng công an vũ trang (bộ đội biên phòng), cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng, bản, huyện, thị, nông, lâm trường và nhà máy, xí nghiệp... được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn. Tuy vậy, so về tương quan lực lượng chiến đấu, quân số của Trung Quốc gấp ta gần 10 lần. Vào thời điểm đó, lực lượng tinh nhuệ nhất của ta đứng chân trên khu vực biên giới Việt - Trung là Sư đoàn 3 đóng ở Lạng Sơn và Sư đoàn 316A đóng tại Sa Pa (Hoàng Liên Sơn). Ngoài ra còn có các Sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ (Lai Châu). Ta còn có các Trung đoàn 141, 147, 148, 197, Trung đoàn pháo binh 68; các Trung đoàn địa phương 95, 211, 192, 254 và 741.

Sau khi Trung Quốc nổ súng tiến công, đến ngày 18 và 19/2, chúng ta lần lượt bổ sung 2 Sư đoàn 317 của Quân khu 3 gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120 từ Quảng Ninh lên tiếp viện Quân khu I và Sư đoàn 337 của Quân khu IV gồm Trung đoàn bộ binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108 hành quân từ Nghệ An ra tiếp viện thẳng cho mặt trận Lạng Sơn... Những trận đánh oanh liệt của quân và dân Việt Nam diễn ra liên tục trong 30 ngày kể từ khi quân Trung Quốc đặt chân sang xâm lược đất nước ta.

Theo cuốn lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Hòa Bình (1947 - 2012), trong cuộc chiến này, thực hiện Lời kêu gọi của T.Ư, mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu cũng như đáp ứng yêu cầu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, tỉnh ta đã bàn giao Trung đoàn 541 cho Sư đoàn 326 Quân khu 2 tham gia chiến đấu tại Pa Tần (Lai Châu); giao Trung đoàn 169 cho tỉnh Cao Bằng; giao phần lớn CB, CS Trung đoàn 87 tăng cường cho hướng Tây Bắc với 6.780 người. Cùng với đó, tỉnh tuyển chọn 7.500 thanh niên nhập ngũ năm 1979, giao trực tiếp cho các Quân khu làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới.


 

demen2003

Xe tăng
Biển số
OF-49699
Ngày cấp bằng
29/10/09
Số km
1,329
Động cơ
476,563 Mã lực
Bài này đăng từ hồi 2019 nhưng em thấy rất đúng và rất trúng:


Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.

Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.
Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một “pháo đài bất khả xâm phạm” trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.
Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành “vòng kim cô” siết chặt Trung Quốc.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.
Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.







Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể “lợi bất cập hại”.
Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để “dạy các nước khác một bài học” hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.

Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.
Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của “học thuyết domino”, người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cs ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.
Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.

Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại – quốc phòng của ta.
Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.

Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng “hoà bình nóng” vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.
Bài này cũng hay cụ:

NHÂN KỶ NIỆM 46 NĂM CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC (17/2/1979- 17/2/2025)THỬ NHÌN LẠI NGUYÊN NHÂN?
(Bài viết của TS sử học Nguyễn Văn Quang - tức Quang NV. Một góc nhìn mới về cuộc chiến tranh biên giới Trung -Việt tháng 2/1979)

Không phải ngẫu nhiên mà tại Hội nghị Geneva 1954 về lập lại hoà bình ở Viêt Nam và 3 nước Đông Dương, Trung Quốc cứ khăng khăng đòi lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt tạm thời hai miền Nam - Bắc của VN. Vì sao lại thế? Theo tôi, có lẽ xuất phát từ các vấn đề sau đây:

1. Ngay từ đầu TQ dù có giúp đỡ VN trong KC chống Pháp thì họ cũng chỉ giúp "cầm chừng", theo kiểu để bảo đảm VN không thua Pháp, nhưng có thắng thì cũng không được giải phóng hoàn toàn đất nước (?) mà kết thúc chiến tranh VN phải chia thành 2 miền, tạo thành một "vùng đệm" lâu dài có lợi cho Trung Quốc! Điều này giống như họ đã từng “giúp” Bắc Triều Tiên và sau đó kết thúc cuộc chiến đã chia thành hai quốc gia mới là Bắc và Nam Triều Tiên (trong chiến tranh Mỹ- Triều 1951-1953). Theo đó Bắc TT trở thành “vùng đệm” bảo vệ an toàn cho TQ ở biên giới đông nam, đồng thời chính quyền Bình Nhưỡng nằm trong sự khống chế và sai bảo của Bắc Kinh!

2. TQ rất sợ VN thống nhất đất nước, vi nếu VN thống nhất, khi đó VN sẽ mạnh lên rất nhanh! VN một khi đã mạnh lên thì họ sẽ không còn kiểm soát & "sai bảo" được nữa! Lúc đó họ sẽ không còn chơi được "con bài VN" trong các cuộc mặc cả "quyền lợi" của họ với các nước lớn! Bởi thế bằng mọi giá họ phải tìm cách ngăn cản bằng được sự thống nhất của VN như họ đã làm với Triều Tiên !

3. Trong đàm phán ỏ Geneva, lúc đầu VN đề nghi lấy vĩ tuyến 13 làm giới tuyến tạm thời, nhưng Pháp - Mỹ không chịu. sau đó ta buộc nhân nhượng lấy vĩ tuyến 16 (tức là vùng thuộc tỉnh Quảng Nam), Pháp & Mỹ đều đã đồng ý với giải pháp này! Song TQ lại cứ khăng khăng VN phải lùi tiếp ra Bắc Quảng Trị ( tức vĩ tuyến 17)??!!
Tại sao họ cố tình làm thiệt hại cho người "đồng chí" của mình là Bắc VN như vậy? Đoàn đại biểu VN lúc đó rất đau đớn trước đề xuất này của TQ nhưng buộc phải ký Hiệp định với giới tuyến chia cắt là sông Bến Hải ( VT 17) Vì nếu không kí tại vĩ tuyến 17 này, thì TQ doạ sẽ bỏ hội nghị ra về, và như thế Hội nghị sẽ đổ vỡ!

Mãi tới sau này chúng ta mới hiểu ra rằng, nếu lấy vĩ tuyến 16 (tức Quảng Nam) thì quần đảo Hoàng Sa sẽ thuộc miền Bắc VN quản lý & như thế họ không dễ dàng thôn tính được! Như ta đã biết: Về địa giới hành chính, trong suốt thời nhà Nguyễn cũng như thời chính quyền Pháp thuộc, QĐ Hoàng Sa thuộc quản lý của Đà Nẵng! Họ ngầm ý lấy vĩ tuyến 17 (bắc Quảng Trị) là để Hoàng Sa thuộc về quản lý của chính quyền Ngô Đình Diệm! Và như vậy sau này họ đánh chiếm QĐ HS không phải mang tiếng là "xâm lược" chủ quyền của người đồng chí Bắc VN, mà họ lấy của VNCH- chính phủ đồng minh của Mỹ! Tức là TQ muốn thanh minh rằng: tôi xâm chiếm chủ quyền của kẻ thù chứ không xâm chiếm của người đồng chí mình?? !!
Trên thực tế, ngay sau Hiệp định Gionevo được kí, tranh thủ khi Diệm đang lo bình định với các phe nhóm đối lập ở miền Nam, thì tháng 6/1956, TQ đã cho HQ đánh chiếm các đảo phía Đông thuộc QĐ Hoàng Sa mà Diệm không thể làm gì được! Tiếp đó, tháng 1/1974, lợi dụng lúc Thiệu bị suy yếu do đồng minh Mỹ bỏ rơi, và được Mỹ "bật đèn xanh", TQ đã cho quân chiếm nốt các đảo phía Tây HS ! Thế mới biết TQ đã tính toán “kỹ lưỡng”ra sao, có tầm "nhìn xa" và ý đồ thâm độc như thế nào với VN!

4. Như trên đã nói, TQ không bao giờ muốn VN được thống nhất? Do đó họ không ngừng "khuyên" ta không nên vội giải phóng miền Nam, mà coi đó là công việc lâu dài? nên tập trung xây dựng miền Bắc vững mạnh rồi tính sau?
Bởi thế, sau khi ta giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc thì họ tỏ ra rất tức giận, cho rằng ta đã làm trái với ý họ! Vì vậy họ đã kích động và ra sức giúp đỡ chính quyền Pônpot tiến hành gây hấn và xâm lược VN nhằm làm suy yếu VN một bước! Khi VN đưa quân trừng trị Pônpot thì họ lấy cớ VN xâm lược CPC, và họ đã đưa 60 vạn quân đánh ồ ạt trên toàn tuyến biên giói phía Bắc VN để "dạy cho VN một bài học" và để "trả thù" cho CPC ?? Đây chỉ là cái cớ, thực chất gây chiến tranh với VN là họ muốn làm suy yếu một nước VN thống nhất, đồng thời cũng muốn lấy lòng Mỹ, tranh thủ sự giúp đỡ về vốn và công nghệ của Mỹ để thực hiện giấc mơ "4 hiện đại hoá" Trung Quốc !

Rõ ràng trong suốt quá trình "làm bạn", làm “đồng chí tốt” với VN, Trung Quốc chưa bao giờ muốn VN thống nhất, chưa bao giờ muốn VN mạnh lên, nếu không muốn nói là họ luôn luôn sợ VN mạnh lên bằng hoặc hơn họ trong khu vực và trên trường quốc tế !
Chuyến thăm Mỹ của Đặng Tiểu Bình ( 28-29/1/1979) là để khẳng định với Mỹ rằng, họ sẽ kiên quyết ra tay "dạy cho VN một bài học", đồng thời để lấy lòng tin của Mỹ, nhằm tranh thủ vốn và công nghệ của Mỹ phục vụ giấc mơ "bốn hiện đại hoá " cuả TQ !

Phân tích va phê phán một cách khách quan, khoa học các âm mưu, thủ đoạn trên đây của TQ đối với VN là để chúng ta, nhất là các thế hệ trẻ thấy rõ hơn bản chất & tham vọng của TQ, để từ đó chúng ta cảnh giác hơn, có những đối sách phù hợp. Điều này là rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập sâu rộng khu vực và quốc tế hiện nay và hoàn toàn không mang tính kích động hay chia rẽ quan hệ Việt- Trung !
 

OTheAh

Xe tăng
Biển số
OF-787130
Ngày cấp bằng
10/8/21
Số km
1,834
Động cơ
-4,856 Mã lực
tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ đất nước
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,486
Động cơ
1,836,830 Mã lực
Ông cậu e đi lúc đấy còn trẻ.
Sau về thì lặng lẽ, thi thoảng cầm đàn một mình. Vk con vào cũng vất vả nhất nhà.
Như giờ mình hay gọi là sang chấn hậu chiến, dù nhiều cụ ko muốn thừa nhận.
Cũng họp CCB đấy nhưng thấy khác và khó nói, thẳng ra thì thiệt thòi nếu nhìn với các cụ chống Pháp, Mỹ.
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
91
Động cơ
16,228 Mã lực
Vậy là quân chủ lực mình có tham chiến ở biên giới phía Bắc năm 1979hả Cụ . Có nguồn chính thống ko Cụ
Các sư đoàn của quân khu cũng là quân chủ lực
Các quân đoàn cơ động của bộ thì có mỗi quân đoàn 1 ở phái bắc nên để phòng thủ thủ đô
Quân đoàn 2 được điều ra thì TQ đã tuyên bố rút quân. Quân Đoàn 3 ra sau nữa
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,612
Động cơ
944,268 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Về phía ta, khi ấy đương đầu với quân xâm lược hùng hậu trong những ngày đầu chỉ là các LLVT tại chỗ; lực lượng công an vũ trang (bộ đội biên phòng), cảnh sát và đông đảo dân quân, tự vệ ở khắp các làng, bản, huyện, thị, nông, lâm trường và nhà máy, xí nghiệp... được tổ chức ở quy mô từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn. Tuy vậy, so về tương quan lực lượng chiến đấu, quân số của Trung Quốc gấp ta gần 10 lần. Vào thời điểm đó, lực lượng tinh nhuệ nhất của ta đứng chân trên khu vực biên giới Việt - Trung là Sư đoàn 3 đóng ở Lạng Sơn và Sư đoàn 316A đóng tại Sa Pa (Hoàng Liên Sơn). Ngoài ra còn có các Sư đoàn 346 ở Cao Bằng, 325B ở Quảng Ninh, 345 ở Lào Cai, 326 ở Phong Thổ (Lai Châu). Ta còn có các Trung đoàn 141, 147, 148, 197, Trung đoàn pháo binh 68; các Trung đoàn địa phương 95, 211, 192, 254 và 741.

Sau khi Trung Quốc nổ súng tiến công, đến ngày 18 và 19/2, chúng ta lần lượt bổ sung 2 Sư đoàn 317 của Quân khu 3 gồm Trung đoàn bộ binh 42, 75, 540 và Trung đoàn pháo binh 120 từ Quảng Ninh lên tiếp viện Quân khu I và Sư đoàn 337 của Quân khu IV gồm Trung đoàn bộ binh 4, 52, 92 và Trung đoàn pháo binh 108 hành quân từ Nghệ An ra tiếp viện thẳng cho mặt trận Lạng Sơn... Những trận đánh oanh liệt của quân và dân Việt Nam diễn ra liên tục trong 30 ngày kể từ khi quân Trung Quốc đặt chân sang xâm lược đất nước ta.

Theo cuốn lịch sử Đảng bộ Quân sự tỉnh Hòa Bình (1947 - 2012), trong cuộc chiến này, thực hiện Lời kêu gọi của T.Ư, mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Quân khu cũng như đáp ứng yêu cầu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, tỉnh ta đã bàn giao Trung đoàn 541 cho Sư đoàn 326 Quân khu 2 tham gia chiến đấu tại Pa Tần (Lai Châu); giao Trung đoàn 169 cho tỉnh Cao Bằng; giao phần lớn CB, CS Trung đoàn 87 tăng cường cho hướng Tây Bắc với 6.780 người. Cùng với đó, tỉnh tuyển chọn 7.500 thanh niên nhập ngũ năm 1979, giao trực tiếp cho các Quân khu làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới.


Những ngày đầu chiến tranh, với chiến dịch biển người làm cho quân ta bắn đỏ nòng súng... Từ hình ảnh đó cho thấy quân TQ thiệt mạng nhiều không kể xiết.
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
27,612
Động cơ
944,268 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
3,382
Động cơ
440,090 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
Vậy là quân chủ lực mình có tham chiến ở biên giới phía Bắc năm 1979hả Cụ . Có nguồn chính thống ko Cụ
Ở đâu em không biết. Phía Lào cai sư đoàn 316 đánh trả bọn Tầu ngay từ sáng ngày 17-2-1979.
Nguồn : em chạy giặc Tầu từ thị xã Lào cai về Phố lu gặp bộ đội sư 316 hành quân lên.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top