[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,177
Động cơ
95,906 Mã lực
Tuổi
49
E nhớ đến bài hát này trên Đài tiếng nói Việt Nam :


Những ngày ấy nhà em cũng như nhiều nhà khác sơ tán 1/2, ở lại chủ yếu là người lớn, khỏe mạnh cho dễ cơ động nếu có biến cố. Đâu đâu cũng thấy dân quân, những xe chuyển quân lên biên giới...
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,689
Động cơ
1,027,392 Mã lực

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,177
Động cơ
95,906 Mã lực
Tuổi
49
Những năm đấy các anh lên đường ai cũng vui vẻ, chỉ có người ở nhà là lo lắng. Trên xe vẫn cười đùa vô tư, em nhớ hình ảnh 2 bên đường người dân vội vàng đưa nước chanh, mía...khi xe đi qua.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,990
Động cơ
985,048 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Các anh đã ngã xuống để đất nước đứng lên.
Các anh hãy an nghỉ, đất nước các anh đã đổ xương máu giữ gìn sẽ nhớ mãi & ghi công các anh.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
3,666
Động cơ
258,779 Mã lực
Tuổi
49
Đọc bài này em mới biết ý nghĩa của tên một con đường trước cứ thắc mắc không biết ai.

 

Pigwalk

Xe container
Biển số
OF-29871
Ngày cấp bằng
24/2/09
Số km
8,494
Động cơ
1,432,371 Mã lực
Cuộc tấn công xâm lược càng cho thấy dã tâm thâm độc và tàn bạo của TQ. Chúng ta ko bao giờ được lơ là cảnh giác với họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,229
Động cơ
260,170 Mã lực
Tuổi
45
1739761251917.png

Câu này cũng ác phết đấy nhỉ. Như một sự khẳng định rằng bọn xâm lược tàu thời nào cũng tàn bạo cả.
Vừa nhắc nhở chuyện 17/2. Vừa nhắc nhở cả một lịch sử dài trước đó. Đúng là ghi lòng tạc dạ.
Dù giờ có bắc nhịp cầu hưu nghị, mồm nói xếp lại quá khứ. Nhưng lòng vẫn ghi tạc hận thù.
Mà như câu này là vẫn nói ra quá khứ đấy thôi, chứ có xếp lại quá khứ tẹo nào đâu nhì.


Cuộc tấn công xâm lược càng cho thấy dã tâm thâm độc và tàn bạo của TQ. Chúng ta ko bao giờ được lơ là cảnh giác với họ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
 

TCBS

Xe đạp
Biển số
OF-875926
Ngày cấp bằng
17/2/25
Số km
11
Động cơ
80 Mã lực
Tuổi
31
Xin được tưởng nhớ các anh
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,029
Động cơ
256,773 Mã lực
Tài liệu trong và ngoài nước rất nhiều. Không bao giờ quên đâu các cụ!
 

Homo Deus

Xe tăng
Biển số
OF-333
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
1,297
Động cơ
5,565,057 Mã lực
Bài này đăng từ hồi 2019 nhưng em thấy rất đúng và rất trúng:


Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.

Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.
Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một “pháo đài bất khả xâm phạm” trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.
Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành “vòng kim cô” siết chặt Trung Quốc.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.
Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.


Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể “lợi bất cập hại”.
Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để “dạy các nước khác một bài học” hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.

Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.
Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của “học thuyết domino”, người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cs ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.
Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.

Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại – quốc phòng của ta.
Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.

Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng “hoà bình nóng” vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

yamaha-x8

Xe điện
Biển số
OF-8326
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
2,126
Động cơ
19,161 Mã lực
Nhà em ở vùng miền núi phía Bắc, năm 79 em đã 6 tuổi nên vẫn còn mang máng nhớ những ngày này. Xin được tưởng nhớ đến các AHLS !
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,405
Động cơ
4,953,767 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thị xã trong tầm tay - phim về đề tài chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Phim đã tận dụng bối cảnh đổ nát của Lạng Sơn sau trận tấn công năm 1979 và biến thành một trường quay tự nhiên, do đó, những thước phim ghi hình Lạng Sơn chẳng khác gì phim tài liệu, khiến bộ phim trở nên vô cùng chân thực.

1739762168526.png


1739762199786.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top