[Funland] 17/2/1979 ngày mở đầu cuộc chiến tranh Biên giới phía Bắc

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,566
Động cơ
3,815,406 Mã lực
Em vào topic này, đọc các thông tin mà tự nhiên có một luồng điện chạy trong người.
Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì bảo vệ, gìn giữ Tổ quốc.
Kính mong các hương hồn những người đã mất trong cuộc Chiến tranh biên giới siêu thoát và buồn sâu sắc tới toàn thể gia đình, người thân.
 

Marance

Xe điện
Biển số
OF-732755
Ngày cấp bằng
15/6/20
Số km
2,182
Động cơ
127,008 Mã lực
Vâng, bố em cũng được điều lên đó, nhưng cũng rất nhanh được về.
Thật là may!
 

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
21,405
Động cơ
4,953,767 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Báo Nhân Dân số ra ngày 13/3/1979 đưa tin quốc tế ủng hộ và sát cánh với VN trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc.

1739762638124.png
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
14,614
Động cơ
1,652,082 Mã lực
Tưởng nhớ các anh đã anh dũng ngã xuống vì tổ quốc!
Bạn thì bạn nhưng đề phòng vẫn phải đề phòng.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,995
Động cơ
400,196 Mã lực
Buổi sáng 17/2 khi em vừa tỉnh giấc thì đã nghe xôn xao ngoài ngõ về tin chiến sự....Giờ vẫn còn nhớ như in cảm giác đó.
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
91
Động cơ
16,228 Mã lực
Theo số liệu của Hoa Kỳ:
Về phía Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào đầu năm 1979 có quân số khoảng 600.000 người. Khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã bố trí khoảng 150.000-200.000 người ở Campuchia, 100.000 người ở Lào, 100.000 ở miền Nam và 200.000-250.000 ở miền Bắc.
Xung quanh khu vực Hà Nội, chỉ có năm sư đoàn chính quy (308,320, 329, 386 và 431) và bốn lữ đoàn (45-pháo binh, 329-công binh, 202-thiết giáp và 241-phòng không). Nhưng ở khu vực biên giới Việt-Trung, có 150.000 quân địa phương và dân quân, bao gồm sáu sư đoàn quân khu (325, 332, 334, 330, 338 và 386) và một trung đoàn (241). Hai sư đoàn chính quy (3 và 346)

Tổng quân số của TQ là khoảng 4,3 triệu người trong lục quân, hải quân và không quân. 20 quân đoàn lục quân, vẫn là lực lượng chính, có 3,6 triệu người trong 175 sư đoàn (121 bộ binh, 11 thiết giáp, 3 sư đoàn phòng không và 40 pháo binh).
 
Chỉnh sửa cuối:

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
7,084
Động cơ
375,742 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
View attachment 8979730
Câu này cũng ác phết đấy nhỉ. Như một sự khẳng định rằng bọn xâm lược tàu thời nào cũng tàn bạo cả.
Vừa nhắc nhở chuyện 17/2. Vừa nhắc nhở cả một lịch sử dài trước đó. Đúng là ghi lòng tạc dạ.
Dù giờ có bắc nhịp cầu hưu nghị, mồm nói xếp lại quá khứ. Nhưng lòng vẫn ghi tạc hận thù.
Mà như câu này là vẫn nói ra quá khứ đấy thôi, chứ có xếp lại quá khứ tẹo nào đâu nhì.
Cụ nào còn nhớ bài “Bình Ngô đại cáo” viết năm 1428. Đó là, “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
4,584
Động cơ
231,788 Mã lực
Theo số liệu của Hoa Kỳ:
Về phía Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam vào đầu năm 1979 có quân số khoảng 600.000 người. Khi chiến tranh nổ ra, Hà Nội đã bố trí khoảng 150.000-200.000 người ở Campuchia, 100.000 người ở Lào, 100.000 ở miền Nam và 200.000-250.000 ở miền Bắc.
Xung quanh khu vực Hà Nội, chỉ có năm sư đoàn chính quy (308,320, 329, 386 và 431) và bốn lữ đoàn (45-pháo binh, 329-công binh, 202-thiết giáp và 241-phòng không). Nhưng ở khu vực biên giới Việt-Trung, có 150.000 quân địa phương và dân quân, bao gồm sáu sư đoàn quân khu (325, 332, 334, 330, 338 và 386) và một trung đoàn (241). Hai sư đoàn chính quy (3 và 346)
1979 quân đội VN thiện chiến hơn quân Tàu; Liên xô hỗ trợ không vận, bốc quân từ nam, campuchia về phía bắc; thấy khó nuốt dc lên sang tháng 3 tàu phải rút quân; nhưng sau vẫn thường xuyên bắn phá, nhất là VỊ xuyên - Hà giang,
 

benq

Xe điện
Biển số
OF-40087
Ngày cấp bằng
7/7/09
Số km
4,305
Động cơ
534,820 Mã lực
E vào xem có gì mới, năm 79 e ở TT Nước 2 CB chạy đc nên còn ngồi đây gõ phím
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
4,177
Động cơ
95,906 Mã lực
Tuổi
49
1979 quân đội VN thiện chiến hơn quân Tàu; Liên xô hỗ trợ không vận, bốc quân từ nam, campuchia về phía bắc; thấy khó nuốt dc lên sang tháng 3 tàu phải rút quân; nhưng sau vẫn thường xuyên bắn phá, nhất là VỊ xuyên - Hà giang,
Sau này em cũng thấy các chú, các anh nói quân chính quy của mình đánh rất giỏi vì kinh qua các cuộc chiến tranh liên tục rồi.
Sau khi cuộc chiến kết thúc thì vẫn xảy ra xung đột lẻ tẻ ở khắp các nơi, lúc này quân ta lại phải kiềm chế, ko mắc mưu gây hấn từ phía bên kia.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,995
Động cơ
400,196 Mã lực
Công tác tuyên truyền của ta rất tốt. Chị gái em đi xem TV công cộng...nghe lời hiệu triệu thế nào mà về nhà mặt đỏ phừng phừng tuyên bố với ba mẹ....Ngày mai con đăng tên lên biên giới...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,887
Động cơ
1,415,109 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
E nhớ đến bài hát này trên Đài tiếng nói Việt Nam :


Những ngày ấy nhà em cũng như nhiều nhà khác sơ tán 1/2, ở lại chủ yếu là người lớn, khỏe mạnh cho dễ cơ động nếu có biến cố. Đâu đâu cũng thấy dân quân, những xe chuyển quân lên biên giới...
Buối sáng thức dậy, chuẩn bị nấu cơm ăn đi học, nghe đài truyền thanh mà bàng hoàng cả người, đất nước mới ngưng tiếng súng chưa lâu
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,887
Động cơ
1,415,109 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công tác tuyên truyền của ta rất tốt. Chị gái em đi xem TV công cộng...nghe lời hiệu triệu thế nào mà về nhà mặt đỏ phừng phừng tuyên bố với ba mẹ....Ngày mai con đăng tên lên biên giới...
Em nhớ giai đoạn đó có 2 lần thanh niên nô nức tình nguyện tòng quân

Tháng 2/1979
Tháng 8/1988
 

phongnguyenhung

Xe máy
Biển số
OF-875333
Ngày cấp bằng
5/2/25
Số km
91
Động cơ
16,228 Mã lực
Khi Trung Quốc đề cập đến các cuộc chiến tranh biên giới khác nhau của mình trong các bối cảnh khác họ luôn nhận họ chỉ phản công tự vệ - bao gồm cả cuộc chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, được gọi bằng tiếng Trung là "cuộc phản công biên giới tự vệ chống lại Ấn Độ" (中印边境自卫反击); cuộc chiến tranh Trung-Nga năm 1969, được gọi là "cuộc phản công tự vệ tại đảo Bao Zhen" (珍宝岛自卫反击战), và đến cái gọi là "cuộc phản công tự vệ chống lại Việt Nam" (对越自卫反击战), tên gọi của Trung Quốc dành cho Chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979.

Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc luôn tự mô tả mình là bất khả chiến bại trong các trận chiến nhưng cũng dễ bị tấn công từ bên ngoài. Việc mô tả Trung Quốc là bên phát động chiến tranh sẽ trái ngược với tuyên truyền của họ về sự lãnh đạo tập trung vào hòa bình của các nhà lãnh đạo. Là một nhà lãnh đạo thực dụng, Đặng ủng hộ hòa bình và phát triển, không giống như Mao, người ủng hộ chiến tranh và cách mạng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn mô tả Trung Quốc là người ủng hộ nhân từ của chủ nghĩa không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi, hòa hợp và công lý. Việc cho phép minh bạch về cuộc chiến sẽ là một mất mát lớn về mặt thể diện đối với Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh không chỉ là kẻ thua cuộc lớn mà còn là kẻ nói dối lớn. Đó là một cuộc tấn công quân sự được tính toán kỹ lưỡng và dàn dựng tốt, với Đặng là tổng tư lệnh, thay vì chỉ là một cuộc chiến phản ứng tự vệ, như Trung Quốc đã đóng khung trong tuyên truyền.

ĐCSTQ cũng tự mô tả mình là người chiến thắng trong một cuộc chiến chớp nhoáng. Thực tế ảm đạm, bao gồm cả thương vong lớn, đã bị che giấu để vẽ nên một bức tranh chiến thắng tươi sáng. Ngoài ra, Trung Quốc đã rao giảng với người dân của mình rằng cuộc phản công tự vệ không chỉ nhằm bảo vệ chủ quyền của đất nước mà còn hoàn thành sứ mệnh quốc tế của mình: bảo vệ những người bạn Campuchia trong cuộc chiến chống Việt Nam, chống lại bá quyền toàn cầu của Liên Xô và tham vọng bá quyền khu vực của Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc chiến sư phạm đã không thể đẩy nhanh việc Việt Nam rút khỏi Campuchia. Ngoài Hiệp ước hữu nghị với Liên Xô, ĐCSVN đã đưa ra mối quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,887
Động cơ
1,415,109 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển

hungbeolt

Xe điện
Biển số
OF-183927
Ngày cấp bằng
7/3/13
Số km
2,363
Động cơ
351,425 Mã lực
Thị xã trong tầm tay - phim về đề tài chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979 của đạo diễn Đặng Nhật Minh. Phim đã tận dụng bối cảnh đổ nát của Lạng Sơn sau trận tấn công năm 1979 và biến thành một trường quay tự nhiên, do đó, những thước phim ghi hình Lạng Sơn chẳng khác gì phim tài liệu, khiến bộ phim trở nên vô cùng chân thực.

View attachment 8979768

View attachment 8979774
Phim này ngày đó em đã dc xem , còn 1 phim nữa nói về cuộc chiến này có 2 anh em bị thằng giặc Tàu nó lừa cõng nhau rồi đâm xuyên lưỡi lê, lâu lắm rồi ko nhớ tên phim
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
31,887
Động cơ
1,415,109 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bài này đăng từ hồi 2019 nhưng em thấy rất đúng và rất trúng:


Có lẽ bài học đầu tiên và lớn nhất có thể rút ra từ cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của tổ quốc tháng 2/1979 là không được phép đánh giá thấp nỗi lo sợ của một cường quốc. Các cường quốc vẫn có những mối lo ngại về an ninh và một khi lo sợ, rất có thể họ sẽ chủ động dùng vũ lực để trấn an bản thân.

Ở thời điểm Trung Quốc tấn công bành trướng chúng ta, tuy không mạnh như Mỹ hay Liên Xô nhưng nước này vẫn có thể được coi là một nước lớn ở khu vực Châu Á. Hơn nữa, Trung Quốc khi đó đã phát triển thành công vũ khí hạt nhân, đồng nghĩa với việc họ có thể răn đe mọi đối thủ có ý định tấn công lãnh thổ của mình.
Với lãnh thổ rộng lớn, Trung Quốc gần như là một “pháo đài bất khả xâm phạm” trước kẻ địch. Vì vậy trên lý thuyết, Trung Quốc có ít lý do để lo sợ trước Liên Xô, bất chấp căng thẳng giữa hai nước.
Thế nhưng từ góc nhìn của các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khi đó thì mọi chuyện hoàn toàn khác. Điều duy nhất họ thấy là Liên Xô đang tìm cách vây hãm mình từ tứ phía và Việt Nam sẽ là cái chốt cuối cùng giúp Liên Xô hoàn thành “vòng kim cô” siết chặt Trung Quốc.
Ngày 17/2 đúng 40 năm trước, Trung Quốc đã tràn quân sang tấn công Việt Nam.
Lịch sử cho thấy người Trung Quốc đã không ít lần phải đối mặt với kẻ địch hùng mạnh nhưng không bị khuất phục. Dưới triều đại nhà Thanh, Trung Quốc thậm chí còn bị các cường quốc phương Tây đô hộ và chia năm xẻ bảy song dân tộc này vẫn tìm được lối thoát.



Nhưng đối với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, bản thân việc bị bao vây chiến lược như vậy đã là một mối đe doạ an ninh nghiêm trọng. Đó là một mối lo sợ vô hình, vốn chỉ tồn tại trong tâm trí các nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc tháng 2/1979 cho thấy Trung Quốc không chỉ dùng đến vũ lực khi họ muốn bành trướng lãnh thổ, mà họ còn phát động vũ lực để trấn an bản thân trước các mối đe doạ. Có ý kiến hiện nay cho rằng Trung Quốc nhiều khả năng sẽ không sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp Biển Đông bởi dùng vũ lực để chiếm đảo vô cùng rủi ro mà lại có thể “lợi bất cập hại”.
Điều này tuy có thể đúng nhưng rút kinh nghiệm từ quá khứ, để duy trì được hoà bình, Việt Nam cần tính đến cả trường hợp Trung Quốc tiến hành xung đột vũ trang chớp nhoáng ở quy mô hạn chế để “dạy các nước khác một bài học” hay giành lợi thế trên bàn đàm phán ở các thời điểm nhạy cảm.

Bài học thứ hai rất đơn giản: một nước nhỏ như Việt Nam cần làm mọi cách để không bị coi là quân cờ trên bàn cờ nước lớn.
Năm 1965, quân đội Mỹ vượt Thái Bình Dương để đến Việt Nam với niềm tin rằng Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Xô và Trung Quốc. Dưới ảnh hưởng của “học thuyết domino”, người Mỹ cho rằng Việt Nam là đạo quân tiên phong của khối xã hội chủ nghĩa và rằng nếu không đánh chặn chủ nghĩa cs ở Việt Nam, toàn bộ Đông Nam Á sẽ ngả theo Liên Xô.
Trong khi, thực chất Việt Nam là một nước độc lập và chúng ta nhận viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa đơn thuần để phục vụ mục tiêu thống nhất đất nước chứ không phải để giúp cho Liên Xô giành lợi thế trong Chiến tranh Lạnh ở Châu Á.
Năm 1979, Trung Quốc sử dụng vũ lực bành trướng sang biên giới chúng ta cũng vì họ nghĩ rằng Việt Nam đưa quân sang Campuchia để lật đổ chế độ Khơ Me đỏ diệt chủng chỉ để giúp Liên Xô kiểm soát Đông Dương. Trong khi thực chất đây hoàn toàn là hành động tự vệ chứ không nhằm bao vây họ.
Hết lần này đến lần khác, chúng ta đều chịu thiệt bởi các nước không nhận ra rằng người Việt Nam chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Việt Nam chứ không phải bất kỳ thế lực nào khác.

Nhìn vào vấn đề Biển Đông hiện nay, Việt Nam có lợi ích trong việc thắt chặt quan hệ quốc phòng với Mỹ và tất cả các nước muốn duy trì hoà bình cũng như tự do hàng hải trong khu vực. Nhưng cần tránh để bị hiểu lầm rằng Việt Nam đang ngầm phối hợp với nước này để kiềm chế nước kia. Để làm được điều này, chúng ta cần những sự hợp tác thực chất nhưng không khoa trương và đặc biệt tránh những tuyên bố dễ gây hiểu lầm về lập trường đối ngoại – quốc phòng của ta.
Cuối cùng, cách Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc bành trướng biên giới cho thấy họ tuy sẵn sàng sử dụng vũ lực nhưng vẫn hết sức cẩn trọng. Trước khi đưa quân sang Việt Nam, lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc đã đích thân sang Mỹ, Nhật Bản và các nước láng giềng chủ chốt để vận động ngoại giao và cô lập Việt Nam. Bắc Kinh đã chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho cuộc chiến này và họ chỉ tấn công chúng ta khi đã chắc rằng cộng đồng quốc tế sẽ không lên án hay phản ứng một cách mạnh mẽ. Nói cách khác, việc cô lập chúng ta về mặt ngoại giao có thể xem như một trong những điều kiện cần để họ phát động cuộc bành trướng vào năm 1979.

Người Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới dư luận quốc tế nên có lý do để tin rằng ngày nào Việt Nam còn được sự ủng hộ ngoại giao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ và các nước phương Tây, ngày đó Trung Quốc còn động lực để hành xử kiềm chế. Để tránh rơi vào tình trạng cô lập, Việt Nam cần chứng minh rằng mình là một thành viên tích cực của cộng động quốc tế trong nhiều vấn đề dù không trực tiếp ảnh hưởng tới lợi ích của ta, đồng thời hành xử kiềm chế trong các cuộc khủng hoảng như sự kiện giàn khoan HD-981 năm 2014.

Những bài học trên có thể giúp Việt Nam tránh một cuộc đụng độ với Trung Quốc trong tương lai nhưng nó không thể giúp ta có được một môi trường thực sự hoà bình. Một dạng “hoà bình nóng” vốn chưa bao giờ là một trạng thái ổn định. Là nước nhỏ cạnh một nước lớn, chìa khoá để chúng ta có thể đảm bảo an ninh về lâu dài vẫn là quan hệ hữu hảo với láng giềng phương Bắc. Điều này chỉ đạt được khi hai bên có thể cùng nhau xây dựng lòng tin chiến lược, trước hết qua việc dám nhìn thẳng vào lịch sử, chấp nhận quá khứ nhưng bàn về tương lai.
Cụ quên sự kiện Gạc Ma 1988, để thấy nước lớn họ làm gì sau lưng chúng ta
 

Xperia ZZ

Xe tăng
Biển số
OF-337232
Ngày cấp bằng
3/10/14
Số km
1,543
Động cơ
295,841 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top