[Funland] 16-7-1945 - thử bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Chiếc B-29 Box's Car trong bụng chứa bom nguyên tử Fat Man trên đường tới mục tiêu (chụp từ một trong 2 B-29 đi kèm đo đạc và chụp ảnh)




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Do phức tạp, ngòi nổ bom nguyên tử Fat Man phải lắp dưới mặt đất














JANCFU là viết tắt của "Joint Army Navy Combined F.uck Up"
Cụ nào thạo tiếng Anh dịch hộ, nghe cho nó hay cái lỗ tai
Có cụ dịch là "Đống c.ứt chung của Hải - Lục quân Hoa Kỳ"


 
Chỉnh sửa cuối:

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
10,941
Động cơ
868,056 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Do phức tạp, ngòi nổ bom nguyên tử Fat Man phải lắp dưới mặt đất
Trình độ gia công của bạn hồi đó cũng chọc lỗ tra hạt hầy, không khác mấy với các bác gò hàn sơn xì cửa sắt nhà mình các Lão nhệ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực

Harold Agnew mang hộp chứa 6,4 kg Plutonium 239, nhân của quả bom nguyên tử Fat Man
Chiếc hộp này được chiếc máy bay vận tải quân sự C-54 chở đến Tinian

Ráp bom FAT MAN trong hầm ở phi trường Tinian




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Đưa bom FAT MAN xuống hầm











Phi hành đoàn Box's Car


Những người lắp ráp ký tên trên đuôi quả bom sẽ ném xuống Nagasaki














 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Liên Xô tuyên chiến với Nhật
Bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima làm cho chính giới Nhật Bản cuống quýt lên. Chính phủ điện sang Moscow cho Đại sứ Sato, ra lệnh cho viên Đại sứ này tranh thủ bằng mọi giá để được Ngoại trưởng Liên Xô Molotov tiếp kiến, nhằm tiếp tục dàn xếp chuyến viếng thăm Moscow của Hoàng thân Fumimaro Konoye.
Sau nhiều tuần lễ không gặp được Ngoại trưởng Molotov, Sato có phần phấn chấn khi được Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo mời Đại sứ Nhật đến điện Kreml vào lúc 5 giờ chiều ngày 8-8.
Sato bổ nhào vào văn phòng Ngoại trưởng Molotov. Theo thông lệ, ngươi Nhật thường dừng bước từ cửa phòng chờ chủ nhân xuất hiện, gập mình xuống ba lần và sau đó có những lời xã giao. Hôm nay, Sato chưa nói được lời nào thì Ngoại trưởng Molotov đã nói:
“Tôi nắm ở đây một văn kiện chính thức của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Nhật Bản”.
Sato được mời đến ngồi bên cạnh một cái bàn dài, Molotov kéo ghế ngồi phía đối diện, cách nhau 3m. Ngoại trưởng Liên Xô đọc văn kiện:

“Sau cuộc đầu hàng vô điều kiện của chế độ Hitler, Nhật Bản là nước duy nhất còn tiếp tục chiến tranh.
Ba cường quốc Anh - Mỹ - Trung Hoa, vào ngày 26 tháng 7 có ra tuyên cáo yêu cầu Nhật nên sớm đầu hàng. Lời đề nghị ấy đã bị giới cầm quyền Nhật bác bỏ. Do đó đề nghị của Nhật nhờ chính phủ Liên Xô đứng làm trung gian hoà giải chiến sự ở Viễn Đông coi như không còn cơ sở.
Xét vì nước Nhật bác bỏ đề nghị của Tam cường;
Xét vì các nước Đồng Minh có yêu cầu Liên Xô tham gia chiến đấu chống sự xâm lược của Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương để rút ngắn chiến cuộc, tránh những nỗi khổ đau cho nhân dân các nước và sớm thúc đẩy tiến đến hoà bình;
Vì nghĩa vụ đồng minh của mình đối với bạn bè, chính phủ Liên Xô đã chấp nhận lời yêu cầu của Đồng Minh và đã tham gia bản Tuyên cáo ngày 26-7-1945 của các cường quốc Đồng Minh.
Chính phủ Liên Xô nghĩ rằng, chỉ có con đường đúng đắn ấy mới làm cho hoà bình sớm được lập lại để giải phóng nhân dân các nước khỏi những nỗi khổ đau do binh đao khói lửa gây ra và giúp cho nhân dân Nhật tránh khỏi thảm hoạ bị tiêu diệt như nước Đúc, do sự ngoan cố của bọn phát xít gây ra.
Với bản văn này, chính phủ Liên Xô tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật kể từ ngày mai, 9-8-1945"


Choáng váng vì tuyệt vọng và bất ngờ nhưng vẫn cố trấn tĩnh, Đại sứ Sato nói:
– Tôi lấy làm tiếc rằng hai nước chúng ta phải đi đến đoạn giao và chiến tranh!
Ngoại trưởng Molotov:
– Tôi rất hoan nghênh những sự đóng góp của ngài Đại sứ trong mấy năm vừa qua. Chúng ta đã góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa hai nước chúng ta và giữ quan hệ tốt đẹp cho đến ngày hôm nay.
Sato đáp:
– Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài Bộ trưởng lòng biết ơn của tôi về sự hiếu khách của người Nga. Nhờ đó mà tôi đã sống những ngày êm ấm ở Moscow trong lúc cả trăm triệu dân Nga thiếu thốn đủ điều vì chiến tranh tàn phá. Thật là đáng buồn khi chúng ta phải từ giã nhau như là hai đối thủ. Dù sao chúng ta hãy bắt tay nhau giã từ. Có lẽ đây là lần bắt tay cuối cùng của tôi và ngài Bộ trưởng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Bom nguyên tử tác động mạnh đến chính phủ Nhật Bản
Tokyo đêm 8 và ngày 9-8
Tin về sự tuyên chiến của Liên Xô đến Tokyo rất sớm không phải qua đường lối ngoại giao chính thức mà là qua đài phát thanh Moskva nghe được ở Tokyo. Tối ngày 8 tháng 8, tại phòng làm việc của mình, Đồng lý văn phòng dinh Thủ tướng Sakomizu tiếp kiến nhà vật lí Nishima vừa từ Hiroshima trở về. Đổng lí văn phòng hỏi:
– Có phải Hiroshima hoàn toàn biến mất không, thưa giáo sư!
– Hoàn toàn! Không còn một cái gì gọi là của cải vật chất và con người.
– Vậy theo giáo sư, họ sử dụng loại bom gì?
– Tôi lấy làm buồn phải trình bày sự thật. Hẳn Ngài Đổng lí còn nhớ, cách đây gần một năm, chúng ta đã nói chuyện với nhau về bom nguyên tử. Khi ấy tôi có nói với Ngài là Hoa Kỳ không thể chế ra nó trước nhiều năm được. Nay tôi thấy tôi đã lầm. Tôi phải báo cáo với Ngài rằng, cái được gọi là bom kiểu mới ở đây chính là bom nguyên tử. Chúng ta đều biết rằng nền khoa học và kĩ thuật sản xuất của Hoa Kỳ rất cao, nhưng không ngờ nó lại cao đến thế.
– Giáo sư có chắc chắn đó là bom “A” không?
– Thưa ngài Đồng lý, trước khi rời Tokyo đi Hiroshima, tôi còn bán tín bán nghi. Giờ đây, tôi chắc chắn đó là bom A mà người Nhật mình chưa kịp sản xuất.
Khi tiến sĩ Nishima ra về, Sakomizu vội vã đến gặp Thủ tướng Suzuki, báo cáo những tin tức mà nhà vật lí vừa cung cấp, nhận các chỉ thị của Thủ tướng rồi trở về văn phòng của mình để thực hiện các chỉ thị ấy ngay trong đêm. Quả là một đêm căng thẳng chưa từng thấy vì những tin dữ nhất từ trước đến nay. Ông ta không ngờ rằng mình sắp được nghe thêm một tin sét đánh.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Rạng ngày 9-8, khoảng hơn 3 giờ, chuông điện thoại reo. Sakomizu thộp lấy ống nghe. Người gọi điện cho ông là một nhận vật quen biết của thông tấn xã Domei:
– Thưa ngài Đổng lí, máy thu thanh của chúng tôi vừa bắt được bản tin của Đài phát thanh Moskva: nước Nga tuyên chiến với chúng ta…
Rồi anh ta đọc toàn văn bản tuyên bố của Ngoại trưởng Molotov đã được dịch sang tiếng Nhật. Sakomizu vẫn cảm thấy khó tin:
– Anh chắc là không phải có một sự nhầm lẫn nào chứ?
– Thưa Ngài, bản tiếng Nga viết bằng lời văn bình thường, không có gì khó hiểu để nhầm lẫn cả!
Sakomizu lại hộc tốc phóng xe đến tư dinh Thủ tướng, nơi ấy đã có mặt cả Ngoại trưởng Togo. Nghe Sakomizu báo cáo xong, Thủ tướng ra lệnh gọi điện thoại cho Trung tướng Sumihisa Ikeda, Giám đốc Cục kế hoạch của Bộ Quốc phòng, người mới từ Mãn Châu về sau một vòng đi thanh tra.
Thủ tướng Suzuki cầm máy nói, thông báo cho tướng Ikeda việc nước Nga tuyên chiến, rồi hỏi:
– Tướng quân cho biết xem, đạo quân Quan Đông có khả năng đẩy lui người Nga không?
Ikeda trả lời không do dự
– Thưa Thủ tướng, tôi xin thành thật thú nhận rằng, đó là một tình thế vô vọng. Chỉ hai tuần là quân Nga sẽ đến tận Trường Xuân.
Tiếp đó, ông ta phân tích tương quan lực lượng, những sai lầm của quân đội Nhật Bản đã đưa đến tình thế tuyệt vọng, theo quan điểm riêng của mình.
Thủ tướng hỏi:
– Theo ý kiến tướng quân, chúng ta phải làm gì?
– Nếu chúng ta chần chừ, tôi e rằng Nhật Bản sẽ không còn gì nữa
Thủ tướng thở dài:
– Phải chi mà các tướng lãnh khác cũng có được cái đầu như ông
Lúc đó Bộ trưởng Ngoại giao đề nghị:
– Xin Thủ tướng cho triệu tập ngay Hội đồng quốc phòng tối cao. – Rồi ông ta xin cáo từ để đi gặp Bộ trưởng Hải quân Yonai.
Thủ tướng già nua nhìn người Đổng lí văn phòng còn trẻ của mình và nói:
– Những điều đáng sợ, tệ hại nhất đối với chúng ta đã đến?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
7 giờ 30 sáng, Nhật hoàng không lấy gì làm lạ về việc Thủ tướng Suzuki xin bệ kiến. Sau khi bái chào, Thủ tướng đi ngay vào vấn đề Liên Xô đã tuyên chiến, đồng thời cũng báo lên rằng đạo quân Quan Đông, chỗ dựa tưởng như vững chắc, nay tỏ ra rệu rạo. Xong, ông ta nói:
– Trình tâu Hoàng thượng, chúng ta không thể chần chừ nữa. Phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam thôi.
Nhật hoàng đáp:
– Trẫm hoàn toàn nhất trí với khanh.
Suzuki tiếp:
– Tâu Hoàng thượng, thần già rồi, không biết có đủ khả năng thuyết phục mọi người, mọi phe hay không. Chắc Hoàng thượng cũng hiểu, phe quân nhân không khoan nhượng. Vậy sáng hôm nay, nếu thần không đủ tài đức thuyết phục họ, thần cúi xin bệ hạ ban ân giúp đỡ đặc biệt cho thần. Thần cũng hiểu lời thỉnh cầu này vượt ra ngoài mọi tập quán và cả hiến pháp mà các vị tiên đế đã gây dựng lâu nay. Nhưng tình thế hôm nay quá đặc biệt.
Nhật hoàng nhìn vị Đô đốc già hơn 78 tuổi mà cuộc đời hoàn toàn dâng hiến cho Hoàng gia. Năm 1936, ông ta bị phe quân phiệt ám sát gần chết. Trên giường bệnh, hàng ngày Nhật hoàng gởi hoa đến tặng. Khi bình phục, được bổ nhiệm vào Hội đồng cơ mật hoàng cung, phong tặng tước “Bá” và nay đang cúi gặp mình xuống. Nhật hoàng nói:
– Dĩ nhiên, Trẫm sẽ luôn luôn hỗ trợ cho khanh.

Hội đồng quốc phòng tối cao họp lúc 10 giờ 30. Đúng như dự kiến của Thủ tướng, sáu thành viên của Hội đồng đã chia thành hai phe. Đứng về phía ông có Ngoại trưởng Togo và Đô đốc Yonai, Bộ trưởng Hải quân cùng theo chủ trương tiếp nhận “Tuyên cáo Potsdam” ngay lập tức. Phe bên kia là Đại tướng Anami, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng với tướng Umezu, Tham mưu trưởng Lục quân và Đô đốc Toyoda, Tham mưu trưởng Hải quân, chủ trương tiến hành chiến tranh đến cùng. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt và không đi đến kết luận.
Tại cuộc họp Nội các kéo dài từ 14 giờ 30 chiều đến 21 giờ 30 tối, mười lăm thành viên dự họp (trong đó có bốn người thuộc Hội đồng Quốc phòng tối cao là Thủ tướng Suzuki và các Bộ trưởng Anami, Togo và Yonai) cũng chia thành hai phái với hai chủ trương như trên, và cũng không đi đến thoả thuận.
Không còn cách nào hơn, Suzuki lựa chọn giải pháp cuối cùng mà ông cùng một số thuộc cấp đã trù tính: tổ chức Hội nghị Đế chế của Hội đồng Quốc phòng tối cao với sự hiện diện của Hoàng đế để dành quyền quyết định cho Nhật hoàng - một điều vượt ra ngoài Hiến pháp Nhật Bản.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Chính trường Tokyo đêm 9 rạng 10-8
Theo lời thỉnh cầu của Thủ tướng Suzuki, cuộc Hội nghị Đế chế được triệu tập lúc 23 giờ 30 phút.
Tham dự Hội nghị có 11 thành viên chính thức, trong đó bao gồm 6 thành viên của Hội đồng Quốc phòng tối cao, thêm Chủ tịch Hội đồng cơ mật, bá tước Kichiro Hiranuma (mới được bổ nhiệm thay cho Yoshimichi Hara về hưu năm 1945), Đổng lí văn phòng Phủ Thủ tướng Sakomizu và một số tướng lãnh cao cấp.
Tham dự không chính thức còn có tướng Ikeda, giám đốc Cục kế hoạch, để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi liên quan đến tình hình tổ chức quân đội. Cuộc họp diễn ra trong hệ thống hầm ngầm của Nhật hoàng, nằm sâu 20m dưới một ngọn đồi.
Trong căn phòng không rộng lắm, cử toạ ngồi thành hai hàng đối diện nhau qua một chiếc bàn hẹp. Chiếc ghế dành cho Hoàng đế đặt ở đầu bàn, trên một bục cao. Trước mặt mọi người là một bản dịch Tuyên cáo Potsdam của phe Đồng Minh, một bản tổng lược về lập trường của Suzuki Togo và Yonai liên quan đến tuyên cáo ấy, cùng với một bản tổng lược lập trường đối lập của phe quân sự Anami- Umezu Toyoda.
Đúng 23 giờ 50, Nhật hoàng Hiro Hito vào phòng họp, theo sau là tướng Shigeru Hasunuma, Tuỳ viên quân sự. Mọi người đứng dậy, gập mình bái kính.
Bá tước Đô đốc Suzuki, Thủ tướng chính phủ khai mạc buổi họp và ra lệnh cho Đổng lí văn phòng đọc Tuyên cáo Potsdam. Sau đó Suzuki nói:
– Kính bẩm Hoàng thượng, hôm nay chúng thần đã họp hai lần để bàn về tuyên cáo của Đồng Minh. Chúng thần đã nhìn thấy đầy đủ các khía cạnh của vấn đề, nhưng bầy tôi của Hoàng thượng không đi đến một kết luận dứt khoát. Vấn đề không thể trì hoãn được, cho nên thần xin phép được tiếp tục cuộc thảo luận nơi đây, trước sự hiện diện của Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng cho phép các bầy tôi của Hoàng thượng được trình bày ý kiến.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Đoạn Thủ tướng mời Togo, Bộ trưởng Ngoại giao nói trước. Ông này nói:
– Thực là nhục nhã và đau đớn vô cùng cho Nhật Bản phải chấp nhận các điều khoản của Potsdam. Nhưng tình hình bắt buộc ta phải làm như thế.
Ông ta kể ra những khó khăn của Nhật đang gặp phải, mà yếu tố nặng nề nhất là việc Liên Xô tuyên chiến và tiến quân vào Mãn Châu.
Ông ta tiếp:
– Vì những sự kiện nêu trên, thần xin đề nghị chúng ta hãy chấp nhận Tuyên cáo Potsdam. Nếu chúng ta đặt thêm nhiều điều kiện, phe Đồng Minh sẽ bác tất cả và dân chúng phải chịu thêm bao đau khổ nữa. Vì vậy, theo ý thần, chỉ thêm một đòi hỏi, đó là “sự an toàn của Hoàng gia và sự giữ vững đế chế”.
Đến phiên Đô đốc Yonai. Ông này không nói dài dòng:
– Thần đồng ý với phát biểu của Bộ trưởng ngoại giao.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Khi Yonai ngồi xuống thì Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Anami đứng bật dậy:
– Thần hoàn toàn chống lại ý kiến của Bộ trưởng Ngoại giao. Quân đội không chấp nhận đầu hàng. Thần tin rằng chúng ta có thể đẩy lùi quân địch, giáng cho chúng những đòn chí tử. Và bất cứ người Nhật nào cũng muốn bảo vệ Tổ quốc, mái nhà của họ, đến cùng. Vạn bất đắc dĩ, nếu địch quân đổ bộ thêm nhiều lần nữa và chúng ta không còn khả năng đẩy lùi chúng, thì chúng ta, tất cả, sẽ chết như một bông hoa đẹp đến thời tàn héo, để lại cho thế giới một hình ảnh hào hùng, đầy thi vị của một nước Nhật anh hùng, cao đẹp. Thế giới sẽ thấy tấm gương của một dân tộc không bao giờ chịu khuất phục.
Ý kiến của Tướng Anami được lấy ra từ quan niệm sống của võ sĩ đạo. Cái sống và cái chết chỉ là hai mặt của một vấn đề dựa trên thuyết luân hồi, cái này là sự tiếp nối cái kia.
Đoạn ông ta tiếp:
– Còn nếu chúng ta muốn “hoà”, thì hãy tìm một hoà bình trong danh dự. Thần đồng ý rằng chúng ta phải nhấn mạnh điều kiện về sự bảo toàn Hoàng gia. Nhưng cũng cần phải đòi cho quân đội ta được tự giải giới, không có sự chiếm đóng của quân đội địch ở Nhật Bản, và tất cả các phạm nhân chiến tranh sẽ do chính phủ Nhật xét xử. Đó là những điều cốt yếu trước hết đối với chúng ta trong việc tìm kiếm hoà bình.
Tổng Tham mưu trưởng, tướng Umezu tiếp lời thượng cấp của mình:
– Quân đội hoàn toàn tin tưởng ở khả năng của họ để đẩy lùi mọi cuộc đổ bộ. Nếu chúng ta chấp nhận đầu hàng, tức là chúng ta phỉ nhổ lên hương hồn hàng triệu chiến sĩ đã xả thân vì Tổ quốc. Bản thân thần không chống lại sự mưu hoà nhưng đề nghị nên theo 4 điều kiện của Bộ trưởng Quốc phòng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Đến phiên chủ tịch Hội đồng Cơ mật Hiranuma, một ông già khó tính. Ông ta nói:
– Trình tâu Hoàng thượng, thần xin phép được hỏi một vài câu: Thưa Ngoại trưởng, có phải Liên Xô tuyên chiến với chúng ta rồi không?
– Phải.
– Họ viện lí do gì?
– Họ nói rằng chúng ta hiếu chiến, đã bác bỏ Tuyên cáo Potsdam.
– Vậy chính phủ có bác bỏ không?
– Đâu có Chính phủ chưa trả lời với các cường quốc. Chỉ có báo chí viết bài xã luận, thế thôi.
Đoạn ông ta quay về phía quân sự:
– Hải quân và Lục quân có hoàn toàn tin tưởng rằng mình có đủ khả năng đẩy lùi địch không?
Umezu đáp:
– Bộ Tổng tham mưu quân lực Hoàng gia sẽ có mọi cố gắng để làm việc này.
– Quý vị có thể làm hơn những gì quý vị đang làm không?
– Thưa ngài, chúng tôi đã và đang cố gắng hết sức mình.
– Thôi đủ rồi, cái tốt nhất của các ông vẫn không đủ để xoay ngược tình thế.
Phía quân nhân yên lặng, nặng nề.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Thủ tướng Suzuki, sau hai giờ tranh luận, đứng dậy tiến về hướng Nhật hoàng:
– Tâu Hoàng thượng, chúng thần dã nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh và không đi đến một sự nhất trí nào cả. Đây là một trường hợp chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nước Nhật. Vả lại, chúng ta đứng trước một tình huống quá đặc biệt. Vậy thần xin được phép thỉnh ý của Hoàng thượng: nước Nhật có chấp nhận Tuyên cáo Potsdam hay đòi hỏi những điều kiện mà vị Bộ trưởng Quốc phòng đã đưa ra?
Nhật hoàng Hiro Hito mời Thủ tướng ngồi xuống và đứng dậy nói:
– Trẫm đã suy nghĩ rất nhiều về tình hình hiện tại, trước ánh sáng của các sự kiện xảy ra ngay trong nước và ở nước ngoài. Từ đó, Trẫm đã đi đến một kết luận: Tiếp tục chiến tranh chỉ làm tăng thêm nỗi khổ đau và có thể là sự huỷ diệt của dân tộc Nhật.
Trẫm không chịu nổi khi thấy thêm đau khổ kéo dài. Vậy chấm dứt chiến tranh ngay là đường lối duy nhất để chấm dứt khổ đau cho thần dân Nhật và vãn hồi hoà bình trên thế giới.
Ngưng một lát, ông lột kính ra, lấy găng tay trắng lau mắt kính cận thị, mắt nhìn thẳng về phía xa. Mọi người trong phòng đều khóc, nhiều tiếng nấc được nghe thấy. Đoạn ông nói tiếp:
– Trẫm cũng rất khổ tâm khi thấy hàng trăm ngàn quân nhân lục quân và hải quân đã vì Trẫm mà bỏ thây nơi chiến địa xa xôi không ai chôn cất. Trẫm cũng khổ tâm khi thấy hàng triệu thần dân trắng tay vì bom và hoả hoạn. Tâm hồn trẫm không yên khi thấy những binh sĩ can đảm và trung thành lại bị tước vũ khí. Trẫm cũng đau khổ vô cùng khi nghĩ rằng nhiều thần dân đã từng tận tâm phục vụ cho trẫm rồi bị cáo buộc là tội phạm chiến tranh. Nhung, đã đến lúc Chúng ta hãy chấp nhận những gì khó chấp nhận được.
Trẫm đã lấy được sức mạnh để quyết định theo đường của tiên đế Minh Trị vào thời Ba cường quốc can thiệp vào xứ ta khi ta đang yếu (*)
Vậy nay Trẫm ứa lệ mà đề nghị các khanh hãy chấp nhận kế hoạch của Bộ trưởng Ngoại giao.
Sau khi Nhật hoàng rời phòng họp, Thủ tướng Suzuki nói: “Thiên Hoàng đã quyết định”.
Đó là lời kết thúc hội nghị.
3 giờ sáng ngày 10-8, Nội các lại nhóm họp để thảo luận về quyết định của Hội đồng Quốc phòng tối cao tại hội nghị Đế chế.
Kết quả là Nội các đã chấp nhận quyết định đó, tức là chấp nhận đầu hàng chỉ với một điều kiện là giữ nguyên chính thể và địa vị của Hoàng đế Nhật. Theo tinh thần đó, Ngoại trưởng Togo lập tức gửi tới các cường quốc Đồng Minh bức công hàm.

Chú thích (*): Ba cường quốc can thiệp: Pháp-Nga Sa hoàng-Đức vào năm 1895 đã ép Nhật phải chịu một số điều kiện của họ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Ba giờ sau, lúc 6 giờ sáng ngày 10-8 (giờ Tokyo), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Togo gửi công hàm cho các chính phủ Mỹ, Anh, Trung Hoa và Liên Xô, tuyên bố chính phủ Nhật sẵn sàng tiếp nhận các điều kiện của Tuyên cáo Potsdam “với nhận thức rằng lời lẽ của tuyên cáo đó không bao hàm những yêu cầu làm tổn hại tới đặc quyền của Hoàng đế như là người cai trị tối cao”.
Nhưng chiều hôm đó, đài phát thanh Tokyo và báo chí Nhật lại công bố “Huấn lệnh gửi toàn quân” của Bộ trưởng Quốc phòng Anami, ra lệnh cho quân đội khắp nơi phải “chiến đấu ngoan cường”.
 

caooc

Xe đạp
Biển số
OF-78532
Ngày cấp bằng
22/11/10
Số km
28
Động cơ
418,610 Mã lực
hay quá bác ơi. Hóng bài của bác như hóng phim dài tập
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
2,916
Động cơ
509,017 Mã lực
Chính trường Tokyo đêm 9 rạng 10-8
Theo lời thỉnh cầu của Thủ tướng Suzuki, cuộc Hội nghị Đế chế được triệu tập lúc 23 giờ 30 phút.
Tham dự Hội nghị có 11 thành viên chính thức, trong đó bao gồm 6 thành viên của Hội đồng Quốc phòng tối cao, thêm Chủ tịch Hội đồng cơ mật, bá tước Kichiro Hiranuma (mới được bổ nhiệm thay cho Yoshimichi Hara về hưu năm 1945), Đổng lí văn phòng Phủ Thủ tướng Sakomizu và một số tướng lãnh cao cấp.
Tham dự không chính thức còn có tướng Ikeda, giám đốc Cục kế hoạch, để sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi liên quan đến tình hình tổ chức quân đội. Cuộc họp diễn ra trong hệ thống hầm ngầm của Nhật hoàng, nằm sâu 20m dưới một ngọn đồi.
Trong căn phòng không rộng lắm, cử toạ ngồi thành hai hàng đối diện nhau qua một chiếc bàn hẹp. Chiếc ghế dành cho Hoàng đế đặt ở đầu bàn, trên một bục cao. Trước mặt mọi người là một bản dịch Tuyên cáo Potsdam của phe Đồng Minh, một bản tổng lược về lập trường của Suzuki Togo và Yonai liên quan đến tuyên cáo ấy, cùng với một bản tổng lược lập trường đối lập của phe quân sự Anami- Umezu Toyoda.
Đúng 23 giờ 50, Nhật hoàng Hiro Hito vào phòng họp, theo sau là tướng Shigeru Hasunuma, Tuỳ viên quân sự. Mọi người đứng dậy, gập mình bái kính.
Bá tước Đô đốc Suzuki, Thủ tướng chính phủ khai mạc buổi họp và ra lệnh cho Đổng lí văn phòng đọc Tuyên cáo Potsdam. Sau đó Suzuki nói:
– Kính bẩm Hoàng thượng, hôm nay chúng thần đã họp hai lần để bàn về tuyên cáo của Đồng Minh. Chúng thần đã nhìn thấy đầy đủ các khía cạnh của vấn đề, nhưng bầy tôi của Hoàng thượng không đi đến một kết luận dứt khoát. Vấn đề không thể trì hoãn được, cho nên thần xin phép được tiếp tục cuộc thảo luận nơi đây, trước sự hiện diện của Hoàng thượng. Xin Hoàng thượng cho phép các bầy tôi của Hoàng thượng được trình bày ý kiến.
Quá hay, cháu xin phép quote lại của chú
 

hiepsituxedo

Xe tải
Biển số
OF-81927
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
390
Động cơ
417,772 Mã lực
Nơi ở
457 Bạch Mai - Hà Nội
thật mở mang đầu óc. Cám ơn cụ và e chờ hóng tiếp
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Tại Washington, D.C.
Washington cứng rắn
Lúc 7 giờ 30 sáng (giờ Washington) ngày 10-8 trung tâm nghe - bắt sóng điện của Hoa kỳ đã nhận được bức điện của Togo.
Tổng thống Mỹ Truman cho mời Chủ tịch hội đồng Tham mưu trưởng liên quân là Đô đốc Leahy, các vị Bộ trưởng Byrnes, Stimson, và Forrestal đến Nhà Trắng xem xét.
Vì cố vấn Harry Hopkins, ông Mac Leish và Dean Acheson nhiều lần khuyến cáo ông nên phế bỏ Nhật hoàng, nên câu đầu tiên mà ông hỏi họ là:
– Có nên duy trì Nhật hoàng và đế chế hay không?
Nhưng hôm nay 3 trong 4 vị có mặt tại phòng họp cho ý kiến là nên duy trì vua Nhật.
Theo Stimson: việc duy trì ông này là một vấn đề thực dụng. Ông ta sẽ giúp Đồng Minh bằng cách ra lệnh cho quân Nhật đóng khắp nơi ở Á Châu và Thái Bình Dương ra đầu hàng, tránh cho Đồng Minh những thảm cảnh như đã xảy ra ở Iwo Jima và Okinawa.
Đô đốc Leahy nói ông không có tí gì cảm tình với ông vua này nhưng cũng đồng ý với Stimson. Vua Nhật cần cho Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Forrestal cho rằng Mỹ nên trả lời như thế nào đó để làm yên lòng người Nhật, tránh để họ làm bậy bạ khi cùng đường. Đồng thời cũng đề nghị bãi bỏ những cuộc oanh tạc (*).
(*) tổng thống Truman kiên quyết khước từ điểm này và máy bay Hoa Kì vẫn tiếp tục thả bom.
Tổng thống ra lệnh cho Bộ trưởng ngoại giao Byrnes thảo một công điện trả lời, đợi khi nào nhận được thư chính thức của chính phủ Nhật, sẽ cho công bố.
12 giờ trưa hôm ấy, sứ quán Thuỵ Sĩ làm trung gian trao cho Mỹ bức công hàm chính thức của Nhật.
Truman ra lệnh gửi bản trả lời cho Nhật đến các nước Đồng Minh: Anh, Trung Hoa và Liên Xô.
Bản trả lời được đài phát thanh San Francisco truyền đi và phía Nhật bắt được ngay sau đó. Bản văn của người Mỹ có đoạn viết:
“… Kể từ lúc quân Nhật hạ vũ khí đầu hàng, quyền hành của Nhật hoàng và chính phủ Nhật được đặt dưới quyền giám sát của Bộ tư lệnh tối cao quân đội Đồng Minh.
Nhật hoàng được yêu cầu chuẩn y cho chính phủ và Bộ tổng tham mưu quân đội Nhật Bản thi hành mọi biện pháp để cho các điều khoản của Tuyên cáo Potsdam trở thành hiện thực, đồng thời Nhật hoàng cũng kêu gọi các lực lượng vũ trang Nhật ở khắp mọi chiến trường chấm dứt các hành động chiến sự và nộp vũ khí.

Chế độ chính trị sau này của nước Nhật sẽ do nhân dân Nhật tự do lựa chọn.
Quân đội Đồng Minh chiếm đóng nước Nhật cho đến khi nào những mục tiêu nêu trong Tuyên cáo Potsdam được hoàn tất”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
NGÀY TÀN CỦA QUÂN PHIỆT NHẬT
Hoàn tất các văn bản cuối cùng
Tại dinh Thủ tướng, từ 13 giờ đến 23 giờ đêm 14-8, dưới sự chủ toạ của Thủ tướng Suzuki, cuộc họp Nội các để giải quyết các vấn đề cuối cùng của việc đầu hàng diễn ra buồn tẻ, chậm chạp và kéo dài.
Mãi đến khi bước vào thảo luận văn kiện quan trọng nhất của hội nghị là bản thảo chỉ dụ của Hoàng đế, không khí cuộc họp mới có phần thay đổi. Văn bản này được Đổng lí văn phòng Sakomizu và một nhóm thuyên gia xuất sắc soạn thảo trong 3 ngày liền, nhưng không phải vì thế mà nó thoả mãn được tất cả các Bộ trưởng trong Nội các. Lắng nghe Đổng lí văn phòng trình bày tùng phần một, các Bộ trưởng nêu yêu cầu sửa đổi hoặc thêm bớt một vài từ ở một số chỗ. Đột nhiên tướng Anami phát biểu:
– Tôi đồng ý về đại thể bản dự thảo, nhưng ở giữa phần 2 có một câu mà tôi không chấp nhận được. Đó là: “Mặc dù có sự hi sinh lớn lao của mọi người, sự dũng cảm của hải quân và lục quân, sự mẫn cán của cán bộ, công chức, sự quyết tâm của 100 triệu thần dân, cuộc chiến ngày càng bất lợi cho ta”.
Câu này không chấp nhận được, vì trong các bản thông cáo chiến sự, chúng ta chỉ có thắng, không có thua. Viết như vậy tức là khẳng định các thông cáo trước đây của Tổng hành dinh quân lục Hoàng gia toàn là nói láo.
Đô đốc Yonai đứng dậy bác bỏ lập luận của Tướng Anami và khẳng định:
– Việc Nhật Bản đến bên bờ của sự huỷ diệt, thì tất cả chúng ta ai cũng biết. Chúng ta đã thất bại. Chúng ta rõ ràng đã thất bại! Câu ấy cứ giữ nguyên, vì nó phản ánh đúng tình hình.
Tướng Anami cãi:
– Các ngài phải viết sao cho người ta thấy Nhật không chiến bại, chỉ vì tình hình chiến tranh đã phát triển không cần thiết nữa, nên ta phải chấm dứt, vậy thôi. Chúng ta đã thua những trận đánh, nhung không thất bại cả cuộc chiến tranh.
Rõ ràng tướng Anami vẫn cố vớt vát sĩ diện cho quân đội. Âu cũng là tâm lý chung của giới quân phiệt Nhật.
Hai người tranh cãi mỗi lúc một thêm gay gắt mà không có khả năng dung hoà, khiến Thủ tướng Suzuki phải tạm ngưng phiên họp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top