[Funland] 16-7-1945 - thử bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Khi bom nguyên tử nổ tức phản ứng phân hạch xảy ra, nhưng chỉ trong khoảnh khắc chưa tới một phần nghìn giây, bức xạ chứa tia X, Alpha, Beta, Gamma.... vung ra, trúng ai nấy chịu, nhưng cũng không quá 1/1000 giây, song vì lượng bức xạ mạnh, nên cơ thể nạn nhân hấp thu nhiều
Bụi từ 6,4 kg Plutonium phân huỷ, tạo ra những đồng vị phóng xạ khác trộn cùng bụi đá mặt đất tung lên và hoà trộn với nhau bay cao và xa. Nhưng không phải tất cả đám bụi đó là đồng vị phóng xạ
Khi bom nguyên tử nổ, các tia chứa tia X, Alpha, Beta, Gamma.... vung ra, tác động đến vật chất mà chúng ta đang sống: đồng, chì, sát, nhôm, kẽm, nhựa, gạch, ngói, si lic (trong silicat).... khiến các nguyên tử của những nguyên tố nói trên bị kích thích ở những lớp điện tử (mà không phá vỡ nổi cấu trúc vật chất hoặc biến nó thành một đồng vị phóng xạ thứ cấp)
Những nguyên tố nói trên bị kích thích ở những những lớp điện tử sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường sau vài trăm nano giây (vài trăm phần triệu của giây) và phát ra tia X, chỉ có từng đó thôi và chấm dứt
Nhờ hiệu ứng này, trong khoa học người ra chế tạo phổ kế tia X. giống như máy thử vàng hoặc máy phân tích kim loại....
nguyên tắc: dùng tia Gamma (giống như bức xạ từ bom nguyên tử) bắn vào khối hợp kim. Các nguyên tố kim loại bị tia Gamma kích thích sẽ phát ra tia X với những bước sóng khác nhau đặc trưng cho từng nguyên tố. Căn cứ vào đó, máy sẽ phân tích và "nhận dạng" từng kim loại để cho kết quả định tính (kim loại nào) và định lượng (hàm lượng)
Sau khi thử, bạn có thể đeo nhẫn vừa thử hoặc sờ vào mẫu vật mà không ngại bị "nhiễm" phóng xạ
Bạn có thể đến Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam ở đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội để tìm hiểu hoặc mua máy này, giá chừng 10-12.000 USD
 
Chỉnh sửa cuối:

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
463
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
E mới xem một bộ phim kể về tuần dương hạm Indianapolis làm nhiệm vụ bí mật chở 2 quả bom nguyên tử. Vì là nhiệm vụ tối mật nên tàu phải thực hiện hành trình mà không có tàu theo bảo vệ, lịch trình cũng không được công khai. Trên đường về đã bị tàu Nhật bắn ngư lôi đánh chìm, hàng trăm thuỷ thủ đã chết... thuyền trưởng tàu Indianapolis phải ra toà án binh sau đó và chính thuyền trưởng tàu Nhật đã tới làm chứng bào chữa cho thuyền trưởng tàu Indianapolis.
Cụ ơi
Tàu tuần dương hạm . nhất là hạng nặng nhé .. nó đã là tàu chiến rất mạnh rồi , bản thán nó còn làm nhiệm vụ hộ tống . chiến đấu theo đội hình hoặc độc lập nhé ( hồi đó chưa có tên lửa hạm thôi chứ so với mấy em tàu hộ vệ của vn ta thì nó mạnh hơn nhiều làn đó cụ ) chả qua là nó làm nhiệm vụ bí mật thôi. Với lại hồi đó về phần chống tàu ngầm thì còn sơ khai chưa hiện đại như bi giờ . lên tàu chiến độc lập dễ bị tàu ngầm đối phương bắn chìm cũng là điều dễ hiểu thôi cụ. Chứ còn chống tàu nổi và hỗ trợ bắn phá cho quân đổ bộ nó khá mạnh
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Tuy nhiên vụ nổ nhà máy điện hạt nhân ở Chernobyl lại khác
Trong lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân, xảy ra quá trình giống hệt như nổ bom nguyên tử. Chỉ khác ở chỗ, hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki được thiết kế "đốt" hết 6,4 kg Plutonium (hoặc 64 kg Uranium 235) để tạo ra swsxc nổ mạnh nhất trong thời khắc chừng mili giây
Trong lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân thì họ cho phản ứng xảy ra từ từ, để khống chế nhiệt độ lò vừa đủ an toàn tạo ra sức nóng đun nước chạy những turbin khí
Trong lò có nhiều thanh Uranium 235 đạt song song với những thanh graphite (than chì) dùng làm vật liệu kìm hãm
Những thanh than chì nhậc lên cao, các thanh Uranium phản ứng mạnh và ngược lại. Nếu hạ xuống hết mức, thì phản ứng hạt nhân dừng lại, giống như ta phanh gấp xe
Nững thanh than chì giống như chân ga của ô tô. Chân ga mà điên thì hết đỡ
Trong vụ nhà máy điện Chernobyl, lò phản ứng bị nóng bất thường, người ta bớt "chân ga" để giảm tốc độ. Mọi hôm không msao, nhưng hôm 25-4-1986, "chân ga" lúc đó chẳng may nóng bất thường và bất tuân lệnh, xe rú lên và lao như điên. Lò phản ứng tăng nhiệt độ lên quá cao, không kiểm soát được, khiến plutonium trong lò nóng chảy và phản ứng hạt nhân xảy ra ngoài kiểm soát quá mạnh, làm nổ tan lò
Vụ nổ xảy ra hôm 25-4-1986, nhưng chính quyền giấu nhẹm, đến hai hôm sau mới thông báo, người dân gần đó lãnh đủ hai ngày chiếu xạ, rồi mới được đi sơ tán
Lò phản ứng (bị nạn) của nhà máy hạt nhân trở thành một quả bom nguyên tử rất mạnh, chỉ khác là "nổ" liên tục hàng tháng trời chứ không phải 1/1000 giây như trên bầu trời Hiroshima và Nagasaki trước khi được chôn vùi tạm bằng bê tông để... thế hệ sau xử lý
Nguy hiểm hơn, đám bụi tung lên trời lại là Plutonium đậm đặc khối lượng hàng chục tấn bay xa hàng trăm km tới những vùng đất nông nghiệp của Belorussia
Khác hẳn với 6,4 kg plutonium trộn đất đá phân tán trong vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản
 
Chỉnh sửa cuối:

Mon 29V

Xe điện
Biển số
OF-36133
Ngày cấp bằng
27/5/09
Số km
2,285
Động cơ
495,633 Mã lực
Khi bom nguyên tử nổ tức phản ứng nhiệt hạch xảy ra, nhưng chỉ trong khoảnh khắc chưa tới một phần nghìn giây, bức xạ chứa tia X, Alpha, Beta, Gamma.... vung ra, trúng ai nấy chịu, nhưng cũng không quá 1/1000 giây, song vì lượng bức xạ mạnh, nên cơ thể nạn nhân hấp thu nhiều
Bụi từ 6,4 kg Plutonium phân huỷ, tạo ra những đồng vị phóng xạ khác trộn cùng bụi đá mặt đất tung lên và hoà trộn với nhau bay cao và xa. Nhưng không phải tất cả đám bụi đó là đồng vị phóng xạ
Khi bom nguyên tử nổ, các tia chứa tia X, Alpha, Beta, Gamma.... vung ra, tác động đến vật chất mà chúng ta đang sống: đồng, chì, sát, nhôm, kẽm, nhựa, gạch, ngói, si lic (trong silicat).... khiến các nguyên tử của những nguyên tố nói trên bị kích thích ở những lớp điện tử (mà không phá vỡ nổi cấu trúc vật chất hoặc biến nó thành một đồng vị phóng xạ thứ cấp)
Những nguyên tố nói trên bị kích thích ở những những lớp điện tử sẽ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường sau vài trăm nano giây (vài trăm phần triệu của giây) và phát ra tia X, chỉ có từng đó thôi và chấm dứt
Nhờ hiệu ứng này, trong khoa học người ra chế tạo phổ kế tia X. giống như máy thử vàng hoặc máy phân tích kim loại....
nguyên tắc: dùng tia Gamma (giống như bức xạ từ bom nguyên tử) bắn vào khối hợp kim. Các nguyên tố kim loại bị tia Gamma kích thích sẽ phát ra tia X với những bước sóng khác nhau đặc trưng cho từng nguyên tố. Căn cứ vào đó, máy sẽ phân tích và "nhận dạng" từng kim loại để cho kết quả định tính (kim loại nào) và định lượng (hàm lượng)
Sau khi thử, bạn có thể đeo nhẫn vừa thử hoặc sờ vào mẫu vật mà không ngại bị "nhiễm" phóng xạ
Bạn có thể đến Viện Hàn Lâm khoa học Việt Nam ở đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội để tìm hiểu hoặc mua máy này, giá chừng 10-12.000 USD
Cho em bắt lỗi cụ chủ một phát: khi nổ bom A là phản ứng phân hạch, chứ không phải nhiệt hạch ạ. Phân hạch là khi Uranium hoặc Plutonium hay các loại nguyên tố nặng khác phân chia nguyên tử, tạo ra các nguyên tố nhẹ hơn và giải phóng năng lượng cực lớn. Phẩn ứng nhiệt hạch là phản ứng tổng hợp nguyên tử, khi hydro H2 hay H3 tổng hợp thành nguyên tử Heli, giải phóng năng lượng còn mạnh hơn phân hạch và đây mới chsinh là nguyên lý của bom H.

Em góp ý tí thôi, còn lại là hóng và rất cảm ơn và bái phục công phu sưu tầm tư liệu của cụ chủ!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Không phải ngẫu nhiên cụ Albert Einstein được coi nhà khoa học xuất sắc thế kỷ 20
Ông là nhà vật lý lý thuyết thuần tuý, không phải là nhà thực nghiệm



Những công trình của ông đã mở ra chân trời mới vượt khỏi cơ họ cổ điển gắn liền với bán dẫn, hạt nhân....
Cụ làm việc ở Viện Vật lý Princeton (tiểu bang New Jersey) dưới quyền của Viện trưởng Oppenheimer cho tới lúc qua đời

Nói như vậy không có nghĩa là Oppenheimer giỏi hơn cụ và ngược lại. Mỗi người đều có vị trí xứng đáng của mình







 

Hooligan

Xe máy
Biển số
OF-430021
Ngày cấp bằng
15/6/16
Số km
70
Động cơ
215,800 Mã lực
Không phải ngẫu nhiên cụ Albert Einstein được coi nhà khoa học xuất sắc thế kỷ 20
Ông là nhà vật lý lý thuyết thuần tuý, không phải là nhà thực nghiệm



Những công trình của ông đã mở ra chân trời mới vượt khỏi cơ họ cổ điển gắn liền với bán dẫn, hạt nhân....
Cụ làm việc ở Viện Vật lý Princeton (tiểu bang New Jersey) dưới quyền của Viện trưởng Oppenheimer cho tới lúc qua đời

Nói như vậy không có nghĩa là Oppenheimer giỏi hơn cụ và ngược lại. Mỗi người đều có vị trí xứng đáng của mình
Đội hình này theo giá chuyển nhượng bây giờ không biết bao nhiêu tiền ^:)^
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Chế tạo được quả bom nguyên tử đầu tiên của thế giới là một thành quả nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học Hoa Kỳ và nền công nghiệp Hoa Kỳ
Hai người có công chế tạo quả bom là Groves và Oppenheimer
Họ thừa hưởng những kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học trứ danh như Fermi, Lawrence....
Ngày 2-11-1963 – Oppenheimer được chính phủ Hoa Kỳ tặng giải thưởng khoa học mang tên Fermi
Nói như thế, không phải là Oppenheimer thua kém Fermi
Fermi là nhà vật lý cực tài năng cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, nhân vật then chốt trong thành công bom nguyên tử
Song Fermi không thể chế tạo bom, và ngược lại Oppenheimer không thể làm những việc mà Fermi đã làm












 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Em xin chém câu chuyện Đức, Mỹ làm bom nguyên tử mà em thu thập được khi còn ở Liên Xô
Adolf Hitler và ngành công nghiệp chiến tranh Đức thường đặt mục tiêu và làm nhanh gọn, sau một năm, không tiến triển thì gạt bỏ
Lúc đó "năng lượng cao" vẫn nằm trong lĩnh vực lý thuyết, chưa ai hình dung nó ra sao và sử dụng làm gì, như thế nào
Khoa học đức lúc đó rất phát triển, nhiều nhà khoa học Đức gốc Do Thái đã đi đầu trong lĩnh vực "năng lượng cao" và 1938-1939 đã chuẩn bị những bước đi đầu tiên cho việc nghiên cứu sâu hơn (sau này mới hiểu là bom nguyên tử). Adolf Hitler thấy lâu quá không ra kết quả, nên không đầu tư thêm, tuy nhiên không cản
Đến 1942, những nhà khoa học Đức cần mẫn đã có một số kết quả nhất định, song Adolf Hitler, vốn tính suốt ruột, không mặn mà đầu tư tiếp, mà ông chú trọng phát triển tên lửa V-2 và máy bay phản lực, radar....
Tin này bay đến Mỹ, Anh. Hai nước này bào năm 1943 mới triển khai máy bay ném bom ở Anh và họ cố gắng tiêu diệt những cơ sở nghi dính líu đến vũ khí "năng lượng cao", lúc đó hiểu cũng lờ mờ
Trở lại Hoa Kỳ
Năm 1938-1939, các nhà khoa học Hoa Kỳ dĩ nhiên cũng chẳng hiểu gì về "năng lượng cao", nhưng thấy Đức có làm thì xin tiền nghiên cứu.
Chính phủ hoa kỳ cũng chẳng hiểu mô tê ất giáp gì về cái gọi là "năng lượng cao", thôi thì bỏ ra 6.000 USD (một món tiền khá nhỏ) để các cụ đọc sách và hội thảo.... 6.000 USD để nói rằng ban đầu Mỹ chẳng mặn mà gì và cũng chẳng tin gì "năng lượng cao"
Bốn năm sau, 1942, khi Einstein và một nhà khoa học khác gửi thư cảnh báo thì chính phủ Hoa Kỳ mới quan tâm đến vấn đề này
khái niệm "bom nguyên tử" lúc đó vẫn xa vời trong đầu người Mỹ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Enrico Fermi là người đầu tiên xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên thế giới tháng 12-1942
Ông là người lý thuyết và thực nghiệm song toàn
Về tài tính nhẩm thì khó ai vượt qua Enrico Fermi. Ông có thói quen vừa nghĩ vừa quay chiếc bút chì trên tay và khi đã hạ bút thì kết quả chẳng sai là mấy so với dự đoán
Nhờ có ông (và tập thể những ngôi sao khoa học khác), người Mỹ đã tiến bước dài trong việc nghiên cứu "năng lượng cao" dẫn tới hướng quyết định phải tạo ra được Uranium 235 để làm bom nguyên tử
Chỉ có nền công nghiệp mạnh mẽ của Mỹ mới kham nổi nhiệm vụ nặng nề khi xây dựng nhà máy làm giầu Uranium 235 với 100.000 người làm việc, ngốn điện năng khổng lồ (như nói ở trên)











 

catking113

Xe điện
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
4,993
Động cơ
946,773 Mã lực
Sức làm việc kinh khủng thật, trong vòng mấy năm mà xd cả 1 khu sx khổng lồ.
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
463
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
Phải nói là các nhà khoa học mỹ giỏi thật.. dám nghĩ dám làm và họ đã thành công
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,789 Mã lực
Trong vụ nhà máy điện Chernobyl, lò phản ứng bị nóng bất thường, người ta bớt "chân ga" để giảm tốc độ. Mọi hôm không msao, nhưng hôm 25-4-1986, "chân ga" lúc đó chẳng may nóng bất thường và bất tuân lệnh, xe rú lên và lao như điên. Lò phản ứng tăng nhiệt độ lên quá cao, không kiểm soát được, khiến plutonium trong lò nóng chảy và phản ứng hạt nhân xảy ra ngoài kiểm soát quá mạnh, làm nổ tan lò
Cái này không phải chân ga bị điên, mà con người bị điên cụ ợ. Điều khiển lò không theo nguyên tắc vật lý mà theo mệnh lệnh hành chính. Em có đọc đâu đó là thời điểm đó lò được "giảm ga" để thực hiện thí nghiệm. Khi lò đang hoạt động ở chế độ công suất nhỏ thì có lệnh tăng nhanh công suất lò của lãnh đạo :|.
Nhiều nhà khoa học đã phản đối, tuy nhiên lệnh là lệnh :(. Khi tăng công suất quá nhanh, các hệ thống bảo vệ không phản ứng kịp.....do đó gây bùm :(
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Cho tới khi hai quả bom nguyên tử nổ trên đất Nhật Bản, công việc nghiên cứu "năng lượng cao" ở Liên Xô vẫn chỉ trên lý thuyết sách vở
Khác với xuất phát điểm của Mỹ và Đức, lúc nghiên cứu "năng lượng cao" họ chưa hình dung ra cái ngày có bom nguyên tử
Việc Mỹ cho nổ thành công bom nguyên tử là một lợi thế cho Liên Xô thấy được cái đích chắc chắn, các nhà khoa học Liên Xô không còn đang bâng khuâng giữa đại dương mà chưa biết đâu là bến bờ. Từ nay chỉ là làm thế nào chế tạo được bom mà thôi
Liên Xô có những ưu thế khi bắt tay làm bom nguyên tử
1. Là một chính quyền "chuyên chính vô sản", Stalin toàn quyền dành mọi nguồn tài lực cho công cuộc làm bom nguyên tử bất kể giá nào, dù Liên Xô vừa trải qua chiến tranh đói kém, mà không vấp phải sự phản đối nào
2. Liên Xô thu thập được nhiều nhà khoa học Đức, và bắt họ lao vào làm bom nguyên tử
Quả bom nguyên tử đầu tiên của Liên Xô do những nhà khoa học Đức chế tạo đã thử thành công hôm 29-8-1949
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,194
Động cơ
408,308 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trời ơi, cụ đọc mà không hiểu sao, người Ireland nổi tiếng hài hước đấy. Trong nhiều chuyện tiếu lâm người thường gán cho người Ireland tính keo kiệt
Vâng việc này bây h e mới biết ạ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

Edward Teller cha đẻ bom khinh khí (bom hạt nhân), hôm nhận giải Enrico Fermi
Edward Teller là người đoạt giải Nobel



Edward Teller đến Chelyabinsk đứng cạnh mô hình bom Tsar công suất 57 MT


2-11-1963 – Edward Teller (cha đẻ bom hạt nhân) chúc mừng Oppenheimer (cha đẻ bom nguyên tử) nhận giải thưởng Enrico Fermi

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
THẢM HOẠ CHERNOBYL, UKRAINA NGÀY 26-4-1986
Ngày 26-4-1986, nổ lò № 4, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl


Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ lò phản ứng số 4 hôm 26-4-1986. Chỉ có 3 nhà báo hãng TASS được phép vào: Volodymyr Repik, Igor Kostin và Valery Zufarov. Igor Kostin và Valery Zufarov đã chết vì bệnh liên quan đến phóng xạ. Kostin cũng bị bệnh tật hàng thập kỷ và qua đời 2015. Ảnh: Volodymyr Repik (TASS/AP)

 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau vụ nổ lò phản ứng số 4 hôm 26-4-1986




 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực
Không ai huỷ bỏ buổi lễ này khi hàng vạn người diễu hành trên đường phố bị bao phủ bởi đám mây bụi phóng xạ phát tán

1-5-1986 tại Kiev, người dân vui vẻ kỷ niệm Ngày Quốc tế Lao động, 5 ngày sau khi nổ lò № 4, nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Không ai huỷ bỏ buổi lễ này khi hàng vạn người diễu hành trên đường phố bị bao phủ bởi đám mây bụi phóng xạ phát tán
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

trực thăng phun chất tẩy rửa xuống nhà máy điện hạt nhân Chernobyl


kiểm tra sức khoẻ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,969
Động cơ
1,127,704 Mã lực

Mười một năm sau, hàng trăm tấn nhiên liệu phóng xạ nóng chảy, dù được chôn bằng vỏ thép, hàng ngày vẫn thấm vào lòng đất và bay lên không khí


Bãi xác 1.350 máy bay và xe cộ nhiễm xạ

Bãi xác máy bay và xe cộ nhiễm xạ

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top