- Biển số
- OF-384410
- Ngày cấp bằng
- 26/9/15
- Số km
- 460
- Động cơ
- 245,962 Mã lực
- Tuổi
- 56
kính thưa cụLiên Xô tuyên chiến với Nhật
Bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima làm cho chính giới Nhật Bản cuống quýt lên. Chính phủ điện sang Moscow cho Đại sứ Sato, ra lệnh cho viên Đại sứ này tranh thủ bằng mọi giá để được Ngoại trưởng Liên Xô Molotov tiếp kiến, nhằm tiếp tục dàn xếp chuyến viếng thăm Moscow của Hoàng thân Fumimaro Konoye.
Sau nhiều tuần lễ không gặp được Ngoại trưởng Molotov, Sato có phần phấn chấn khi được Bộ Ngoại giao Liên Xô thông báo mời Đại sứ Nhật đến điện Kreml vào lúc 5 giờ chiều ngày 8-8.
Sato bổ nhào vào văn phòng Ngoại trưởng Molotov. Theo thông lệ, ngươi Nhật thường dừng bước từ cửa phòng chờ chủ nhân xuất hiện, gập mình xuống ba lần và sau đó có những lời xã giao. Hôm nay, Sato chưa nói được lời nào thì Ngoại trưởng Molotov đã nói:
“Tôi nắm ở đây một văn kiện chính thức của chính phủ Liên Xô gửi cho chính phủ Nhật Bản”.
Sato được mời đến ngồi bên cạnh một cái bàn dài, Molotov kéo ghế ngồi phía đối diện, cách nhau 3m. Ngoại trưởng Liên Xô đọc văn kiện:
“Sau cuộc đầu hàng vô điều kiện của chế độ Hitler, Nhật Bản là nước duy nhất còn tiếp tục chiến tranh.
Ba cường quốc Anh - Mỹ - Trung Hoa, vào ngày 26 tháng 7 có ra tuyên cáo yêu cầu Nhật nên sớm đầu hàng. Lời đề nghị ấy đã bị giới cầm quyền Nhật bác bỏ. Do đó đề nghị của Nhật nhờ chính phủ Liên Xô đứng làm trung gian hoà giải chiến sự ở Viễn Đông coi như không còn cơ sở.
Xét vì nước Nhật bác bỏ đề nghị của Tam cường;
Xét vì các nước Đồng Minh có yêu cầu Liên Xô tham gia chiến đấu chống sự xâm lược của Nhật Bản ở châu Á – Thái Bình Dương để rút ngắn chiến cuộc, tránh những nỗi khổ đau cho nhân dân các nước và sớm thúc đẩy tiến đến hoà bình;
Vì nghĩa vụ đồng minh của mình đối với bạn bè, chính phủ Liên Xô đã chấp nhận lời yêu cầu của Đồng Minh và đã tham gia bản Tuyên cáo ngày 26-7-1945 của các cường quốc Đồng Minh.
Chính phủ Liên Xô nghĩ rằng, chỉ có con đường đúng đắn ấy mới làm cho hoà bình sớm được lập lại để giải phóng nhân dân các nước khỏi những nỗi khổ đau do binh đao khói lửa gây ra và giúp cho nhân dân Nhật tránh khỏi thảm hoạ bị tiêu diệt như nước Đúc, do sự ngoan cố của bọn phát xít gây ra.
Với bản văn này, chính phủ Liên Xô tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật kể từ ngày mai, 9-8-1945"
Choáng váng vì tuyệt vọng và bất ngờ nhưng vẫn cố trấn tĩnh, Đại sứ Sato nói:
– Tôi lấy làm tiếc rằng hai nước chúng ta phải đi đến đoạn giao và chiến tranh!
Ngoại trưởng Molotov:
– Tôi rất hoan nghênh những sự đóng góp của ngài Đại sứ trong mấy năm vừa qua. Chúng ta đã góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa hai nước chúng ta và giữ quan hệ tốt đẹp cho đến ngày hôm nay.
Sato đáp:
– Cuối cùng tôi xin gởi đến ngài Bộ trưởng lòng biết ơn của tôi về sự hiếu khách của người Nga. Nhờ đó mà tôi đã sống những ngày êm ấm ở Moscow trong lúc cả trăm triệu dân Nga thiếu thốn đủ điều vì chiến tranh tàn phá. Thật là đáng buồn khi chúng ta phải từ giã nhau như là hai đối thủ. Dù sao chúng ta hãy bắt tay nhau giã từ. Có lẽ đây là lần bắt tay cuối cùng của tôi và ngài Bộ trưởng.
thế mà sach giáo khoa về lịch sử và báo chí nước ta từ trước tới nay vẫn ra rả như ve sầu là.. hồi nớ liên xô đã tự tuyên chiến với phát xít nhật và chả cần gì người mỹ và 2 quả ổi bo kia thì liên xô đã đập tan nước nhật.. hóa ra sử sách chúng ta lại có vấn đề à??? đó cụ vừa chứng minh xong là .. liên xo cũng bị phe đồng minh ép buộc phải tuyên chiến với nhật chứ đâu phải liên xô tự ý tuyên bố đâu . ( hoặc có thể cuối giai đoạn cuộc chiến liên xô muốn giây máu ăn phần thì tuyên chiến ? nhưng luận điểm này có vẻ không thuyết phụ lắm .. vì sau cuộc chiến châu á thái bình dương vùng ảnh hưởng của liên xô của khu vực đông á và nam á cũng chả có gì cả .. trừ mãn châu quốc ra )
sách báo lịch sử ta ghi vậy thì thảo nào dân chúng ta ít thích học lịch sử là vậy
cảm ơn cụ nhiều
Chỉnh sửa cuối: