[Funland] 16-7-1945 - thử bom nguyên tử đầu tiên của nhân loại

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực





Đến 15 giờ, nhẹ nhàng như một máy bay kiểu Piper Cub, chiếc Enola Gay đáp xuống phi đạo Tinian.
Một cuộc biểu dương đặc biệt của rất nhiều sao và lá sồi đang chờ nó trên phi trường.
Tướng Spaatz tiến tới trước đại tá Tibbets lúc đó đang bình tĩnh bước xuống máy bay sau lưng kéo lê các dây nịt được tháo lỏng.
Ông ta gắn lên bộ áo phi hành chiếc huy chương “Distinguished Service Cross”, trong khi một ban nhạc hoan nghênh đứng thành hàng dài, chào các nhân viên phi hành đoàn đang bước xuống từng người một, mang theo bản đồ và tài liệu. Tất cả rượu Whisky dự trữ của vị tư lệnh không lực chiến lược tại Thái Bình Dương đều được hy sinh trong những giờ tiếp theo đó cho cổ họng cháy khát của những con người đã tạo nên chiến thắng khó tin này.



6-8-1945 – Tướng Spaatz (Tư lệnh Không quân chiến lược) tặng huân chương Quân công (Distinguished Service Cross) cho Đại tá Paul Tibbets sau khi hạ cánh trở căn cứ hoàn thành phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Tướng Davies (giữa)


6-8-1945 – Tướng Spaatz (Tư lệnh Không quân chiến lược) tặng huân chương Quân công (Distinguished Service Cross) cho Đại tá Paul Tibbets sau khi hạ cánh trở căn cứ hoàn thành phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Tướng Davies (trái)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Tin bom nổ đến Washington vào lúc gần 12 giờ đêm 5 tháng 8 (giờ Washington). Người nhận được là tướng Groves. Lúc 4 giờ sáng ngày 6 tháng 8, ông nhận được một bức điện thứ hai, xác nhận điều trên. Ông thông báo cho tướng Marshall, Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Stimson biết. Stimson ra lệnh cho phát thanh thông điệp đã soạn sẵn của Tổng thống Hoa Kỳ (lúc ấy còn đang lênh đênh ở Đại Tây Dương, trên đường về nước sau Hội nghị Potsdam). Thông điệp có đoạn viết:
“Đây là trái bom “A”, sức mạnh của nó được lấy ra từ sức mạnh của vũ trụ. Mặt trời cũng lấy sức mạnh từ đó mà ra.
Vì muốn tránh cho Nhật Bản khỏi bị một cuộc tàn phá chưa hề thấy trong lịch sử loài người mà các nước Đồng Minh đã cho bản Tuyên cáo Potsdam ngày 26-7-1945 nhưng người Nhật đã từ chối đề nghị này. Giờ đây, nếu họ không đầu hàng vô điều kiện, họ có thể trông chờ nhũng tai hoạ tương tự như Hiroshima từ trên trời rơi xuống”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Phản ứng ở Tokyo
Sáng hôm ấy, thông tấn xã Domei báo tin cho Đổng lí văn phòng Thủ tướng 8akomizu về lời tuyên bố của Tổng thống Truman. Và lần đầu tiên, ông ta nghe được hai tiếng “bom A”. Xúc động lớn nhung ông ta thấy ngay đây là cơ hội bằng vàng để “hoà” mà không ai phải mất mặt. Giờ thì khỏi đổ lỗi cho phe quân nhân đánh giặc dở, cũng không thể đổ lỗi cho Bộ trưởng quân giới vì không sản xuất đầy đủ vũ khí, đạn dược, chỉ cần đổ cho bom “A”. Sau đó ông ta điện thoại cho Thủ tướng .
Trong buổi họp Hội đồng nội các ngay sau đó, Bộ trưởng ngoại giao Togo đề nghị Nhật Bản nên chấp nhận ngay các điều kiện của Tuyên cáo Potsdam, hầu tránh cho nhân dân những thảm hoạ khác. Như muốn nhắn gởi cho phe quân nhân, ông ta nói:
“Trong tình huống hiện nay, không ai trách chúng ta được. Với sự xuất hiện của bom “A”, chiến lược chiến thuật trong chiến tranh đã thay đổi căn bản”.
Nhưng phe quân phiệt vẫn còn ngoan cố. Tướng Anami, Bộ trưởng quốc phòng nói:
“Làm sao biết chắc chắn đó là bom “A”. Ta chỉ nghe Truman nói như thế nhưng đó cũng có thể là một lối hù doạ mà thôi”.
Lúc này phe quân phiệt không còn đầy đủ sáng suốt để nhận định thế cuộc nữa.
Có người trong Hội đồng bộ tướng nói: “Vậy nếu xảy ra một Hiroshima thứ hai thì trách nhiệm hoàn toàn đè lên lương tâm phe quân nhân vậy”.
Đến khi ấy, tướng Anami mới chịu đi đến một thoả hiệp. Mời giáo sư Nishima, nhà vật lý ưu tú nhất nước Nhật cùng với Trưởng cục quân báo, tướng Seizo Arisue đến Hiroshima điều tra.
Đến nơi, giáo sư Nishima quan sát thành phố, hỏi một số người cuối cùng nói với tướng Arisue: “Đó là một loại bom lấy từ nguyên tử của chất uranium, tương tự như vũ khí mà tôi đang nghiên cứu”.
 

Han Riverside

Xe buýt
Biển số
OF-450799
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
835
Động cơ
215,954 Mã lực
Kho tàng tư liệu của cụ Ngao lấy ở đâu và dịch ra lắm thế :D
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Bước vào văn phòng làm việc của Nhật hoàng tại hoàng cung lúc 13 giờ 30 ngày 7-8, Hoàng thân Chưởng ấn Koichi Kido gập mình vái ba lần và tâu trình:
- Tâu Hoàng thượng, thần được tin thành phố Hiroshima bị tàn phá ngày hôm qua. Địch quân chỉ dùng một trái bom mà thôi.
Nhật hoàng hỏi:
- Báo cáo mới nhất như thế nào?
Kido đáp:
– Trình tâu, cả thành phố bị tiêu diệt, 130.000 người chết và bị thương. Điều quan trọng nhất là sáng nay Tổng thống Hoa Kỳ Truman đã ra tuyên cáo. Qua đó chúng ta biết quả bom rơi xuống Hiroshima là bom nguyên tử.
Nhật hoàng nhìn vào chốn xa xăm, suy nghĩ, thở dài và nói:
– Trong tình huống mới này chúng ta phải cúi đầu trước định mệnh. Dù có việc gì xảy ra cho Trẫm cũng chẳng sao. Nhật Bản phải mưu tìm hoà bình càng sớm càng tốt, để cho một thảm hoạ tương tự không xảy ra nữa.
Sáng ngày 8-8, tướng Anami bước vào văn phòng của ông tại Bộ Quốc phòng, thấy tờ báo đã để sẵn trên bàn. Ông ta mở ra xem qua, tin tức toàn là xấu:
- Sở thuốc lá quy định hạn chế số thuốc bán ra cho mỗi người 3 điếu một ngày.
Sau đó ông ta nhận được bản tin của Tướng Arisue từ Hiroshima gửi về:
“Hiroshima bị huỷ diệt hoàn toàn bởi một trái bom duy nhất một loại bom mới xuất hiện. Qua phỏng vấn các người còn sống sót, chúng tôi biết được những ai trực tiếp hứng nhận đều bị chết hoặc cháy cả. Những ai không bị ảnh hưởng trực tiếp thì không thấy có những dấu hiệu thương tích. Những phần nào của cơ thể có áo quần che đều tránh khỏi sự cháy nám. Đề nghị thông báo cho dân chúng biết để trú ẩn nơi có bóng tối”.
Các tướng tá đọc xong bản điện văn của Arisue, vài người nói: “Cái gã Arisue này thế nào ấy. Một trái bom huỷ diệt được cả thành phố! Không tin được”.
Tướng Anami phát biểu:
– Điều tốt trong bức điện này là nó chỉ cách cho chúng ta đề phòng. Chúng ta thông báo cho dân cách tránh tác hại của ánh sáng của loại bom quái ác kia. Như vậy quân đội vẫn không phải là bất lực.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Quả là điên rồ. Không ngăn được Mỹ bỏ bom, bất lực trước bom nguyên tử, nhưng bọn quân phiệt vẫn còn nghĩ đến “sĩ diện”: ra điều chỉ dẫn cho dân cách phòng chống tác hại của loại bom mới này và họ lấy làm thoả mãn với mẹo vặt ấy, trong lúc sự ngoan cố của họ làm cho hàng trăm ngàn người chết và bị thương, cả một thành phố bị huỷ diệt.
Trưa ngày 8-8, Bộ trưởng ngoại giao Togo vào Hoàng cung xin bệ kiến Thiên Hoàng:
– Tâu Hoàng thượng, chắc đức Kim thượng đã nhận được thông báo đầy đủ về tai hoạ từ trên trời giáng xuống cho một thành phố thân yêu của chúng ta hôm qua.
Tâu Hoàng thượng: Hiroshima không còn nữa. Chúng ta phải đi đến kết luận là Mỹ đã dội một trái bom rồi thì nhiều trái khác sẽ nối tiếp huỷ diệt các thành phố Nhật Bản. Hoàng thượng là một nhà khoa học. Trong lúc đó, phe quân nhân vẫn không hiểu rằng đó là bom “A”. Theo ý của thần, thì dù là bom A, B hay C gì đi nữa, tác hại của nó cũng đủ cho ta suy ngẫm.
Thần cúi xin Hoàng thường dùng ảnh hưởng của người, bảo phe quân nhân nên đầu hàng. Chúng ta không thể chờ lâu nữa được”.
Sau vài phút suy nghĩ, Nhật hoàng phán:
– Trẫm đã được thông báo về thảm hoạ Hiroshima. Cũng như khanh, trẫm chia sẻ nỗi đau khổ. Chúng ta không thể tiếp tục cuộc chiến đấu nữa khi mà kẻ địch có một vũ khí với sức tàn phá khốc liệt như vậy trong tay. Hiroshima là một cơ hội để ta tranh thủ hoà bình với phe quân nhân. Những gì trẫm nói với khanh, khanh hãy nói lại cho Thủ tướng biết.
Trên xe ra về, Togo tự hỏi: không biết phe quân phiệt có chịu nghe theo lời Thiên Hoàng hay không. Họ sẵn sàng chết vì Thiên Hoàng, nhưng trong lịch sử cũng đã có nhiều lần họ không làm theo ý muốn của Thiên Hoàng. Ví dụ sự kiện Mãn Châu, vụ Lư Câu Kiều khai chiến với Trung Quốc (*)

(*) Chiến tranh với Trung Quốc không hề được Nhật hoàng chuẩn phê bằng một chỉ dụ nào cả.
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,305
Động cơ
74,796 Mã lực
Mỹ đã mang đến Nhật 3 quả bom: little boy,fat man và 1 quả vận chuyển bằng tàu ngầm,định bắn tokyo nhưng chưa kịp đến nhật đã bị tàu ngầm của đô đôc yama shita bắn thuỷ lôi và chìm!chính đô đốc sau khi bắn xong cũng ko biết mình vừa cứu đc thủ đô tokyo! Sau này mới biết!
Ko biết chở bằng tàu ngầm thì bắn kiểu gì hở cụ?
Chả nhẽ hồi đó đã có tên lửa đạn đạo, mà có rồi thì chắc chưa có công nghệ để thu nhỏ đầu đạn và gắn vào tên lửa?
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,305
Động cơ
74,796 Mã lực
Ngày 16-10-1964 hai sự kiện lớn xảy ra trên thế giới
16-10-1964, từ Sochi trở về Moscow sau kỳ nghỉ, vừa xuống sân bay, Khrushev đã bị bắt và nghe tuyên bố bị cách hết mọi chức vụ
Cũng hôm đó, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử đầu tiên tại sa mạc Tân Cương
Híc! Trung Quốc từ năm 64 vẫn còn đói kém mà nó đã có bom nguyên tử :(
 

trai_lang

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384410
Ngày cấp bằng
26/9/15
Số km
460
Động cơ
245,962 Mã lực
Tuổi
56
Ko biết chở bằng tàu ngầm thì bắn kiểu gì hở cụ?
Chả nhẽ hồi đó đã có tên lửa đạn đạo, mà có rồi thì chắc chưa có công nghệ để thu nhỏ đầu đạn và gắn vào tên lửa?
tàu ngầm chỉ chở quả boom thôi chứ hồi đó chưa có tên lửa ( duy nhất chỉ đức quốc xã mới có tên lửa V2 thôi thủy tổ của các loại tên lửa đạn đạo đúng nghĩa như bi giờ cụ ạ . lúc đó mỹ và liên xô làm gì đã kịp nghiên cứu và sản xuất ra được tên lửa đạn đạo hả cụ .) còn vụ tàu ngầm chở thêm 1 quả bom nữa theo tôi thông tin này chưa chính xác lắm đâu . vì chỉ có 2 quả thôi 1 quả tặng cho hirosima còn quả kia biếu nốt nagaski . mẽo hồi đó mới chỉ làm ra 3 quả thôi ( 1 quả thử nghiệm rồi . còn dư 2 qủa thì làm quà cho nhật bủn thôi ..... còn vụ tàu ngầm chở thêm quả nữa theo tôi thông tin này cũng tào lao thôi vì chưa được chính phủ mỹ xác nhận ... vì hơn 70 năm rồi mọi thông tin cũng hết thời gian bảo mật rồi cụ à
 

IP man

Xe lăn
Biển số
OF-209780
Ngày cấp bằng
11/9/13
Số km
10,305
Động cơ
74,796 Mã lực
tàu ngầm chỉ chở quả boom thôi chứ hồi đó chưa có tên lửa ( duy nhất chỉ đức quốc xã mới có tên lửa V2 thôi thủy tổ của các loại tên lửa đạn đạo đúng nghĩa như bi giờ cụ ạ . lúc đó mỹ và liên xô làm gì đã kịp nghiên cứu và sản xuất ra được tên lửa đạn đạo hả cụ .) còn vụ tàu ngầm chở thêm 1 quả bom nữa theo tôi thông tin này chưa chính xác lắm đâu . vì chỉ có 2 quả thôi 1 quả tặng cho hirosima còn quả kia biếu nốt nagaski . mẽo hồi đó mới chỉ làm ra 3 quả thôi ( 1 quả thử nghiệm rồi . còn dư 2 qủa thì làm quà cho nhật bủn thôi ..... còn vụ tàu ngầm chở thêm quả nữa theo tôi thông tin này cũng tào lao thôi vì chưa được chính phủ mỹ xác nhận ... vì hơn 70 năm rồi mọi thông tin cũng hết thời gian bảo mật rồi cụ à
Vâng, thì đó là thông tin mà em đang thắc mắc vì thấy chưa hợp lý.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực

Đại tá Paul Tibbets và hoa tiêu Dutch Van Kirk sau phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima. Ảnh: Joseph Papalia



6-8-1945 – Tướng Spaatz (Tư lệnh Không quân chiến lược) tặng huân chương Quân công (Distinguished Service Cross) cho Đại tá Paul Tibbets sau khi hạ cánh trở căn cứ hoàn thành phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Tướng Davies (giữa)


6-8-1945 – Tướng Spaatz (Tư lệnh Không quân chiến lược) tặng huân chương Quân công (Distinguished Service Cross) cho Đại tá Paul Tibbets sau khi hạ cánh trở căn cứ hoàn thành phi vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima, Tướng Davies (trái)
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Sau khi thử thành công bom nguyên tử đầu tiên, hai quả bom nguyên tử vừa được chế tạo được tuần dương hạm Indianapolis chở sang đảo TINIAN để chuẩn bị ném xuống Nhật Bản
Hai quả bom nguyên tử mang tên "Little Boy" và "Fat Man" có cấu tạo khác nhau.
Tuần dương hạm Indianapolis chở thân vỏ "Little Boy" và 64 kg Uranium 235 (để rời) và thân vỏ quả "Fat Man", nhưng không chở 6,4 kg Plutonium 239 vì chưa chuẩn bị kịp
Nước Mỹ lúc đó cũng mới chỉ sản xuất được 3 quả bom nguyên tử: một quả (kiểu "Fat Man" dùng Plutonium 239) đã thử hôm 16-7-1945, còn lại hai quả, không hơn, không kém

Ngày 26-7-1945, tuần dương hạm Indianapolis cập bến cảng TINIAN (Quần đảo Marianas) và hai quả bom nguyên tử được đưa lên bờ (một quả còn thiếu lõi)

Ba hôm sau, 30-7-1945, Tuần dương hạm Indianapolis trên đường từ Tinian trở về căn cứ ở Philippines đã bị tàu ngầm Nhật Bản bắn chìm.
Hú vía, nếu tàu ngầm Nhật Bản bắn chìm tuần dương hạm Indianapolis này sớm hơn thì Mỹ chẳng còn cơ hội ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Do chở bom nguyên tử, chuyến đi của tuần dương hạm Indianapolis được giữ bí mật hoàn toàn. Chỉ có Tư lệnh Hải quân Mỹ biết, thành ra việc hộ tống và theo dõi hành trình của tuần dương hạm Indianapolis không mấy ai biết, thành thử khi tuần dương hạm Indianapolis bị đánh chìm. hàng trăm thuỷ thủ tuần dương hạm Indianapolis phải lênh đếnh trên biển 3 ngày liền. Tới lúc đó, người ta mới chợt nhớ tới Indianapolis và cho máy bay đi tìm.
321 thuỷ thủ đã không còn cơ hội sống sót cho tới khi những tàu chiến tới cứu họ
Những người sống sót được tàu bệnh viện chở tới Guam hôm 8-8-1945




Những người sống sót được tàu bệnh viện chở tới Guam hôm 8-8-1945





McVay - Hạm trưởng tuần dương hạm Indianapolis kể về vụ tàu này bị bắn chìm hôm 30-7-1945 ở Guam
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Quả bom nguyên tử thứ hai ném xuống Nhật Bản như thế nào?
6,4 kg Plutonium 239 được đóng trong thùng đặc biệt để chờ đưa sang Tinian cho quả bom nguyên tử thứ hai
Viên phi công lái chiếc máy bay Douglas C-54E Skymaster càu nhàu tưởng mifng nghe nhầm khi nhận lệnh chở một chiếc hòm nhỏ bé chưa tới 50 kg bằng chiếc máy bay vận tải quân sự lớn nhất lúc đó trọng tải 10 tấn.
Lúc sau ông hạ hoả, vì mệnh lệnh đặc biệt có chữ ký của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ.
Chiếc Douglas C-54E Skymaster trọng tải 10 tấn, được trang bị đặc biệt, do hai máy bay B-29 hộ tống, rốt cuộc đã chở đến Tinian những thành phần cấu tạo chót của quả bom Fat Man chứa đầy Plutonium cần thiết.
Tại Tinian, những bộ phận khác nhau của quả bom thứ hai được ráp vội vàng vì khí tượng còn rất tốt. Mục tiêu chọn lựa là hải cảng lớn Kokura; nếu thời tiết tại đó tồi, chiếc Great Artiste sẽ cố ném quả Fat Man xuống Nagasaki.
Do tuần dương hạm Indianapolis, sau khi khởi hành khỏi Tinian, đã gặp phải số phận bi thảm hôm 30-7-1945, trong lúc chạy về Philippines một mình không hộ tống, nó bị trúng ngư lôi ngay trong đêm tối từ tàu ngầm Nhật Bản. Biết bao nhiêu là lầm lỗi và sơ xuất đã làm cho tướng Groves (Chủ nhiệm chương trình chế tạo bom nguyên tử) phải rùng mình vì một sự ghê rợn phản hồi…
Mối nguy hiểm do sự chuyển vận bằng máy bay đã được Groves chấp nhận, không những chỉ vì để tranh thủ thời gian, nhưng còn vì ông thấy ít nguy hiểm hơn là sự chuyển vạn bằng đường biển để chở quả bom Little Boy.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Theo kế hoạch, chiếc B-29 Great Artiste sẽ chở quả bom nguyên tử thứ hai
Tối ngày 7 tháng 8, khi kiểm tra, thợ máy phát hiện một trong 4 động cơ của chiếc Great Artiste trục trặc. Thế là người ta quyết định đưa quả bom “Fat Man” vào khoang bom chiếc B-29 Box’s Car vẫn được dùng làm trừ bị cho đến lúc đó. Tất cả phi hành đoàn của Thiếu tá Sweeney chuyển qua chiếc Box’s Car.
Đêm 8 tháng 8, trong lúc tưởng đâu mọi chuyện êm đẹp cả, thì thợ máy báo hiệu chiếc bơm xăng bị hư hỏng. Thiếu tá Ashowrth và Cơ trưởng Sweeney đến gặp Đô đốc Purnell là người có trách nhiệm về an ninh. Sự hư hỏng chiếc bơm xăng làm giảm bớt 1/4 số xăng dự trữ. Sau những cuộc bàn cãi rất lâu và sau những ước tính chặt chẽ, Purnell tính rằng phải chấp nhận mạo hiểm bởi vì giai đoạn thời tiết tốt đẹp sắp chấm dứt. Hơn nữa Stimson đã nhấn mạnh qua một công điện rằng cần phải ném hai quả bom liên tiếp nhau để gia tăng xúc động tâm lý và để làm cho đối phương tin rằng có cả một kho dự trữ bom vô hạn. Lúc đó ở Hoa Kỳ, người ta đang cố gắng lắp ráp thêm hai quả bom nguyên tử nữa.
Phi hành đoàn của ba pháo đài bay được tập hợp để nghe “Briefing” một lần chót vào lúc 3 giờ sáng. Vì lý do có một số lớn máy bay Nhật trên đảo Kiou-Siou, cho nên điểm hẹn được ấn định cho các máy bay cường kích che chở tại Yakoshima. Nhiều khu trục hạm và tuần dương hạm cũng phải tuần tiễu theo đoạn đường bay qua của đoàn máy bay.
Lúc 3 giờ 45 ngày 9 tháng 8, chiếc máy bay quan sát thời tiết báo hiệu độ trông rõ tại Kokura “chấp nhận được”, chiếc Box’s Car, chở nặng, được Thiếu tá đưa lên không vừa đúng, theo sau là hai chiếc B-29 quan sát, cùng lên đường tiến về phía Yakoshima.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Ngay khi khởi hành, đoàn máy bay đã bay vào mây, trở nên khó khăn và các máy bay thường bay khuất tầm mắt của nhau. Nhiều tia chớp đáng lo ngại vạch lên bầu trời ở phía xa. Tuy vậy, đến rạng sáng, thời tiết khá hơn và các tin tức nhận được lúc 8 giờ báo hiệu rằng độ trông rõ tại Kokura là “thoả đáng”. Nhưng khi bay đến bên trên Yakoshima, cơ trưởng Sweenney thấy đằng sau mình chỉ có một B-29, chiếc thứ ba không thấy đâu cả. Sau 25 phút chờ đợi đầy lo âu, Thiếu tá Sweeney quyết định tiếp tục hành trình. Đồng hồ trên máy bay chỉ 9 giờ và phải còn bay qua 400 cây số nữa. Từ đây chiếc Box’s Car đã bị trễ mất 400 km so với thời biểu ấn định trong chương trình.
Than ôi, những thất vọng ấy mới chỉ là bắt đầu.
Khi đến Kokura, một cơn mưa phùn nhẹ làm trời tối sầm lại, Đại uý Beahan, chuyên viên thả bom không thể phân biệt rõ các điểm chuẩn. Chiếc Box’s Car bay qua bay lại trên thành phố, nắp hầm bom mở rộng, bom sẵn sàng và đã ba lần, Beahan không thể ra lệnh ném bom. Đến lần bay thứ ba ngang qua thành phố, Trung tá hải quân Ashworth, chuyên viên gắn ngòi bom báo hiệu thấy máy bay cường kích Nhật, rồi những cụm khói đen của đạn cao xạ phòng không D.C.A xuất hiện… Yếu tố bất ngờ đã mất, phải bỏ đi!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Thiếu tá Sweeney đổi hướng máy bay và nhắm về phía Nagasaki. Nhưng mức dầu xăng hạ dần và độ trông rõ chỉ khá hơn trên Kokuru một chút. Sweeney, Ashworth và Beahan chỉ có vài phút để quyết định. Mặc dầu các mệnh lệnh giao cho họ không có tiên liệu kỹ thuật nhắm bằng radar, nhưng họ đồng ý với nhau rằng đấy là đường lối độc nhất còn lại phải áp dụng. Sau khi lấy một điểm chuẩn trên một đại lộ của thành phố, Sweeney nhìn vào các chỉ dẫn của radar để bay dọc theo thung lũng Urakani trên đó có điểm chuẩn được tiên liệu. Nhà cửa xây từng bậc trên các sườn đồi bắt đầu xuất hiện trong các khoảng không trống mấy. Hình ảnh lờ mờ của hải cảng vạch lên trên mặt kính radar và quả bom đã được ném đi… Có lẽ hơi quá sớm, nhưng còn hơn là không ném được khi máy bay bay hết chiều ngang thành phố. Cùng với tia chớp dữ dội giống như tại Hiroshima, cùng cây nấm như thế bốc lên cao và, trong khi chiếc Box’s Car vừa đổi hướng vừa đâm chúi xuống hết tốc độ, nó bị chấn động năm lần như bị một quả đấm khổng lồ giáng xuống. Làn sóng chấn động lần này bị dội lại và phóng đại thêm bởi các ngọn đồi.
Khi yên tĩnh đã trở lại, phi hành đoàn quá kiệt sức đến nỗi không thể quan sát diễn tiến của quang cảnh. Thành phố và hải cảng Nagasaki hoàn toàn bị bao phủ bởi một thảm khói điểm những ánh lửa của các đám cháy. Chiếc pháo đài bay thứ hai bay vòng chung quanh cây nấm khổng lồ mà một khi bị phân tán liền mở lối cho một cột khói mới bốc thẳng lên trời và phản chiếu ánh sáng muôn màu. Sweeney không có thì giờ trì hoãn để ngắm nhìn quang cảnh ảo mộng ấy. Đồng hồ xăng chỉ rõ mức hạ thấp báo động. Không còn có thể có vấn đề trở về Tinian được nữa.
Chính Okinawa là nơi phải cố gắng đáp chiếc Box’s Car xuống.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Lúc ấy là 12 giờ 15, máy vô tuyến trên máy bay gửi về Tinian điện văn qui ước: “Fat Man đã chu toàn nhiệm vụ”. Một giờ sau, hòn đảo Okinawa dài ngoằng với những bờ biển uốn cong gồ ghề xuất hiện trong bầu trời xám ngắt. Nhân viên vô tuyến gọi đài kiểm soát phi trường Yontan. Không nhận được hồi âm, anh lập lại lời kêu hai phút một lần, nhưng than ôi, vẫn không có kết quả gì. Độ trông rõ vừa đủ để trông thấy những ngọn núi cao và pháo đài Shuri vốn là chiến trường trong cuộc chiến tranh trên Thái Bình Dương. Sweeney bắt đầu hạ xuống và thấy phi đạo ngay. Dường như nó quá bừa bộn với một số máy bay ấy mà không có phép của đài kiểm soát là cả một sự nguy hiểm lớn lao, vì thế ông vẫn phải bay vòng trên Yontan và lập lại dấu hiệu báo nguy: “May Day! May Day!”. Trước 14 giờ một chút, đồng hồ xăng chỉ số không, Sweeney ra lệnh bắn tên lửa báo nguy và tiến vào vị trí đáp. Sau cùng một ánh đèn bật lên trên đài kiểm soát và phi đạo có vẻ được dẹp trống. Chiếc Box’s Car đáp xuống ngay. Máy bay chạm mặt đất dữ dội. Sweeney phải đảo ngược chong chóng để thắng máy bay và nó dừng lại đúng lúc ngay đầu đường băng. Trong sự im lặng trở về, người ta nghe có ai thì thầm: “Tạ ơn chúa!”. Thần kinh căng thẳng đến mức độ không ai nhúc nhích gì được.
Một lát sau, cửa máy bay mở và một đại uý nhô đầu vào khung máy bay la lớn:
– Trong đó bình yên không? Không có bị gãy tay chân gì chứ?
Rồi khi mọi sự đều tốt đẹp, ông ta nói một tràng:
– Các anh có nghe đài phát thanh không? Người Nga đã tuyên chiến với Nhật và một máy bay Mỹ đã ném một quả bom nguyên tử xuống Nagasaki!
Viên phi công của chiếc Box’s Car vốn là dân Ireland chính cống, làm như là giật mình trên ghế và trả lời viên đại uý:
– Xuống Nagasaki? Ông không đùa đấy chứ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,223
Động cơ
1,131,874 Mã lực
Chiếc B-29 Box's Car










 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top