Đời sau là S-75-M Dvina, ra đời 1961, chỉ thay đổi một chút phần điều khiển và động cơ thôi, còn đầu đạn y chang
Người Mỹ mua một số SAM-2 này trưng bày tại Bảo tàng không quân và vũ trụ Mỹ ở Washington (tôi có hình ảnh), họ cân lên thì đầu đạn nặng 349 pounds = 158 kg (gồm vỏ bọc ngoài+ngòi nổ+thuốc nổ+mảnh đạn)
Tên lửa phòng không khác với tên lửa đạn đạo đấy, người Nga năm 1961 đã có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, chứ không dùng tên lửa phòng không Dvina mang đầu đạn hạt nhân 15kt đâu. Mang đầu đạn hạt nhân phải rất cẩn thận
dạ đạn SAM-2 có nhìu lắm ạ
SA-2A; SAM-2 Dvina (Двина - Sông Dvina) với radar dẫn đường Fan Song-A và tên lửa V-750 hay V-750V. Việc triển khai đầu tiên bắt đầu năm 1957. Cả tên lửa và bộ phận phóng dài 10.6 m (34.8 ft), với bộ phận phóng có đường kính 0.65 m (25.5 in), và đường kính tên lửa 0.5 m (19.7 in). Trọng lượng phóng là 2287 kg (5,041 lb). Tên lửa có tầm hoạt động hiệu quả 30 km (19 dặm), với tầm hoạt động tối thiểu 8 km (5 dặm) và cao độ đánh chặn trong khoảng 450 và 25,000 m (1,500-82,000 ft).
SA-N-2A; SAM-2M-2 Volkhov-M (Tiếng Nga Волхов - Sông Volkhov): Phiên bản hải quân của model A và được trang bị cho tàu tuần dương lớp Sverdlov Dzerzhinski. Biến thể này nói chung bị coi là không thành công và không được trang bị cho bất kỳ một tàu nào khác.
SA-2B; SAM-2 Desna (Tiếng Nga Десна - Sông Desna). Phiên bản này có các radar Fan Song-B cải tiến với các tên lửa V-750VK và V-750VN, đi vào phục vụ năm 1959. Các tên lửa hơi dài hơn các phiên bản A, dài 10.8 m (35.4 ft), vì có bộ phận phóng mạnh hơn. SA-2B có thể chiến đấu với các mục tiêu ở cao độ từ 500 m đến 30 km (1,640-98,450 ft) và tầm hoạt động lên tới 34 km (21 dặm).
SA-2C; SAM-2M Volkhov. Một lần nữa, model mới có một radar cải tiến, Fan Song-C, đi cùng với tên lửa V-750M đã được nâng cấp, được triển khai năm 1961. Tên lửa V-750M có vẻ ngoài giống với V-750VK/V-750VN, nhưng có tính năng tốt hơn với tầm hoạt động lên tới 43 km (27 dặm) và giới hạn độ cao giảm còn 400 m (1,312 ft).
SA-2D; radar Fan Song-E và tên lửa V-750SM. Tên lửa V-750SM khác biệt khá nhiều so với các phiên bản A/B/C vì có các ăng ten mới với một máy dò khí áp mũi dài hơn. Nhiều khác biệt khác ở hộp motor duy trì. Tên lửa dài 10.8 m (35.4 ft), có cùng đường kính thân và đầu đạn như SA-2C, nhưng trọng lượng tăng lên tới 2450 kg (5,400 lb). Tầm hoạt động hiệu quả là 43 km (27 dặm), tầm hoạt động tối thiểu 6 km (4 dặm) và độ cao đánh chặn trong khoảng 250 và 25000 m (820-82,000 ft). Các biện pháp phản công máy bay được cải tiến dẫn tới sự phát triển Fan Song-E với các ăng ten tốt hơn có thể cắt xuyên qua dải nhiễu mạnh.
SA-2E: radar Fan Song-E và tên lửa V-750AK. Tương tự như model D, nhưng với một đầu đạn hình củ hành và không có các cánh thăng bằng phía trước. SA-2E dài 11.2 m (36.7 ft), có đường kính thân 0.5 m (19.7 in) và trọng lượng khi phóng 2450 kg (5,400 lb). Tên lửa có thể được trang bị hoặc đầu nổ hạt nhân chỉ huy 15 kt hoặc một đầu đạn HE quy ước 295 kg (650 lb).
SA-2F: radar Fan Song-F và tên lửa V-750SM. Sau khi quan sát việc gây nhiễu ở Việt Nam và sự đối phó trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày khiến loại SA-2 hoàn toàn không hiệu quả, các hệ thống hiện hữu nhanh chóng được nâng cấp với một hệ thống radar mới được thiết kế để bỏ qua các nhiễu nhấp nháy (scintillation) băng rộng. Hệ thống chỉ huy cũng gồm một phương thức điều khiển trên nhiễu (home-on-jam) để tấn công máy bay mang theo thiết bị làm nhiễu, cũng như một hệ thống hoàn toàn quang (sử dụng hạn chế) khi chúng không thể hoạt động. Công việc phát triển model F được bắt đầu năm 1968 và được triển khai tại Liên Xô cuối năm đó, trong khi các chuyến tàu chở tên lửa tới Việt Nam bắt đầu cuối năm 1970.
SA-2 FC: Phiên bản mới nhất của Trung Quốc. Có thể thám sát sáu mục tiêu đồng thời và có khả năng điều khiển đồng thời 3 tên lửa.
SAM-2M Volga (Tiếng Nga С-75М Волга - Sông Volga). Phiên bản từ năm 1995.