[Funland] 16/04/1972 - Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu!

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Dura quý lắm hả cụ gấu :D. Ngày trước hoc hóa, giới thiệu về hợp kim nhôm em cứ ra rả dura là hợp kim của nhôm với..., giờ thì quên chả nhớ ... là magie, đồng hay cái gì nữa, còn hợp kim chắc chưa thấy bao giờ :))
Dura là một trong các hợp kim của nhôm. Thành phần hóa học chủ yếu của đura là nhôm, đồng, mangan và magiê. Thông thường người ta sử dụng hợp kim với mã số AA2024 có thành phần (trên tổng khối lượng) ngoài nhôm, còn: 4,4%Cu, 1,5%Mg, 0,6%Mn.
Thời chiến tranh, có 3 thứ rất quý là mảnh máy bay rơi, vỏ bom xuyên mẹ và..... vỏ trạm rada bị trúng bom. 3 thứ này đều làm bằng dura .
Tại sao nó quý vì đơn giản là lúc đó nồi niêu soong chảo chỉ có mấy thứ:
- Nồi nhôm LX hoặc nhôm Hải phòng (bán theo chế độ phân phối).
- Nồi gang (từ các lò đúc thủ công)
- Nồi đồng (thực ra là đồng pha với thứ gì gì đó) từ xưa để lại
Vì thế nếu có được duyra để tự đúc nồi niêu soong chảo thì còn gì bằng. Ác cái là vỏ bom và xác máy bay nhặt được sẽ bị sung công. Thấy ở đâu có máy bay rơi hay Mẽo thả bom xuyên là Huyện đội sẽ về lấy mang đi. Vì thế nhặt được là phải dấu biến. Khi mọi việc đã bị quên lãng lúc đó mới dám thuê người lập bễ, nổi lửa đúc nồi. Mà vẫn phải đúc trộm chứ bị bắt thì vẫn xôi hỏng, bỏng không! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenvinapco

Xe hơi
Biển số
OF-120566
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
120
Động cơ
383,670 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Quận
Hóng tiếp bài cụ Gấu, sắp đến đoạn gay cấn rồi, mà đúng là trẻ con thì ko sợ j nhỉ (ko bít nên ko sợ) bọn em ngày trước đá bóng ở bãi cát gần nhà, cát được múc từ sông Hồng lên, có hôm mấy thằng ở xóm nhà em nhặt được 3, 4 quả bom bi, chả bít là j đem ra ném xuống mặt đường nhựa:((, thế là có mấy chú người chi chít như than tổ ong:D vào viện cấp cứu, may mà ko có chú nào #. EM may hôm đấy không tham gia, nếu ko h này chắc ko ngồi đây đọc bài củ cụ Gấu nữa.
P/s: Bọn em thế hệ 8x đời đầu nên chẳng bít hình thù bom bi nó dư lào, vì đã nhìn thấy bao h đâu.
 

nguyenvinapco

Xe hơi
Biển số
OF-120566
Ngày cấp bằng
14/11/11
Số km
120
Động cơ
383,670 Mã lực
Nơi ở
Long Biên Quận
Đây rồi, mấy quả tụi nó nhặt được y hệt dư lày, chúng nó ném xuống đường nổ lõm cả mặt đường nhựa. Mà bọn Mẽo nó làm bom hình thù cũng đẹp nhẩy các cụ nhẩyb-(. Ko bít nhìn cứ tưởng đồ chơi j:((
P/s: Em mời cụ Pin chén riệu ạ
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
rất tiếc là trẻ con VN tưởng đấy là đồ chơi chết không ít mà chúng nó lại toàn thả khu dân cư
loại dragon tooth trẻ con Lào cũng bay đầu khá nhiều
loại sơn mầu ngụy trang thì hàng hà vô số
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
1 lý do để đánh phá HP là dư lài
Trong 10 năm từ 1962 đến 1972, tại bến Đồ Sơn (Hải Phòng) đã có gần một trăm lượt con tàu bí mật của Đoàn 125 xuất phát, vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí, phương tiện và hàng trăm cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần làm nên nhiều chiến công vang dội. Bến Đồ Sơn còn được gọi mật danh là “K.15”.



Nơi xuất phát những con tàu bí mật vào Nam

Ngày 18/8/1960, một con tàu gỗ gắn máy thủy động cơ xuất phát từ Cồn Tra (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre) mở đường đầu tiên (thời kỳ chống Mỹ) ra Bắc để xin chi viện vũ khí. Trên tàu này gồm có 8 đồng chí, do ông Lê Công là Bí thư chi bộ kiêm thuyền trưởng. Mật khẩu vượt biển vào lãnh hải miền Bắc xã hội chủ nghĩa là: “Đơn vị 106B đi tìm anh 3D”. Sau 4 ngày đêm vượt trùng dương, tàu của ông Lê Công đến miền Bắc an toàn, cuộc hải hành trên được hoàn toàn giữ kín. Sau khi ở lại Bắc gần hai năm để học đường lối, chủ trương của **** các thành viên trên tàu Lê Công được đưa đến bến Đồ Sơn (K.15) chờ bố trí tàu vận chuyển vũ khí vào Nam.
Vàm Khâu Băng - Thạnh Phong (Thạnh Phú, Bến Tre) - nơi bà Nguyễn Thị Định xuống tàu, xuất phát đầu tiên ra miền Bắc (năm 1946) xin chi viện vũ khí

bây giờ

Tại Cà Mau, ngày 20/7/1961, ông Bông Văn Dĩa (người Cà Mau) được Khu ủy Khu 8 và Tỉnh ủy Cà Mau cử ra Bắc cũng bằng con đường biển trên để liên hệ Trung ương chở vũ khí vào Cà Mau. Cũng giống như tàu của ông Lê Công, số chiến sĩ trên tàu của nhà cách mạng Bông Văn Dĩa được bố trí đến bến Đồ Sơn, chờ lệnh xuất phát về Nam.
Tại bến Đồ Sơn, đêm 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy mang tên “Phương Đông 1” chở 30 tấn vũ khí do thuyền trưởng Lê Văn Một và Chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy, xuất phát lên đường vào Nam. Trước khi xuất phát, đích thân các nhà lãnh đạo Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Trần Văn Trà đến bến cảng Đồ Sơn động viên cán bộ, chiến sĩ trên tàu. Đồng chí Phạm Hùng nói: “Các đồng chí là những người đầu tiên mở ra con đường biển Bắc - Nam này. Nó cũng giống như trên Trường Sơn kia, các đồng chí là những người tiên phong đi khai sơn phá thạch”. Sau 5 ngày vượt biển Đông, ngày 16/10/1962, tàu đến cửa Bồ Đề và cặp bến Vàm Lũng (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) an toàn. Đây là chuyến chở vũ khí đầu tiên vào Nam bằng đường biển và con đường vận tải chiến lược trên biển Đông chính thức ra đời. Sau này, ông Bông Văn Dĩa được tuyên dương Anh hùng các LLVT Nhân dân.

Kế đến, ngày 11/11/1962, tàu của ông Lê Công được lệnh trở vào Nam, chở theo 75 tấn vũ khí. Ngày 18/11/1962, tàu cặp bến an toàn tại Vàm Lũng (Cà Mau). Đây là chuyến thứ hai chở vũ khí vào Nam thành công sau chuyến đầu tiên “Phương Đông 1” của ông BôngVăn Dĩa. Tàu trên còn có mật danh là "Phương Đông 2”.

Sau những chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên do chính các chiến sĩ từ miền Nam xin chi viện, từ cuối năm 1962 đến 1972, tại Đồ Sơn (Hải Phòng) đã có gần 100 lượt tàu của Đoàn 125 HQ xuất phát “chở hàng” chi viện cho chiến trường miền Nam. Điểm đến là các bến: Tân Ân (Cà Mau), Thạnh Phong (Bến Tre), Vũng Rô (Phú Yên), Lộc An (Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu), Đức Phổ, Sa Kỳ, Ba Làng An (Quảng Ngãi). Tất cả đã vận chuyển hàng ngàn tấn vũ khí và hàng trăm cán bộ cốt cán; góp phần làm nên nhiều chiến thắng vang dội. Hiện nay, di tích còn lại của bến Đồ Sơn (K.15) là 15 trụ bê-tông cầu cảng, cách mép bờ khoảng 30m. Còn trên bờ còn lại là một số nền móng kho hàng, bể nước.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
đưa vụ tàu không số làm lý do để mẽo oánh HP thì hơi quá đà pín á.
Đánh HP vì:
- Là cảng biển duy nhất ở miền Bắc có thể đón tàu nước ngoài cỡ 5000 tấn trở lên => Là đầu mối tiếp nhận hàng hóa (tất nhiên cả dân sự và quân sự) lớn nhất miền Bắc.
- Là trạm trung chuyển xăng dầu lớn nhất miền Bắc (2 kho dầu lớn nhất miền Bắc lúc đó là Quán toan HP và Đức Giang - HN).
- Có nhà máy xi măng lớn nhất (và có thể nói là duy nhất) miền Bắc lúc đó. Mà xi măng là vật liệu xây dựng tối quan trọng lúc đó.
- Là nơi có khả năng đóng tàu (sông/biển) duy nhất miền Bắc.

4 cái nhất hay duy nhất đó đủ để Mẽo quyết tẩn cho HP đến nơi đến chốn.

P/s Nói thêm là theo luật hàng hải quốc tế thì tàu biển của nước nào là "Lãnh thổ của nước đó" như kiểu đất Đại sứ quán ấy. Cho nên Mẽo kg được đánh thẳng vào tàu nước ngoài vào ra cảng HP. Vì thế, Mẽo chỉ đánh vào các kho trên cảng, cầu tàu khi kg có tàu và đành chơi bài phong tỏa đường vào ra bằng thủy lôi kiểu "tao thả ở cửa sông VN, mày chạy vào nổ banh xác thì ráng chịu". Ở đây cũng phải thấy kỳ tích của Quân dân HP là dù bị phong tỏa bằng thủy lôi dữ dội như vậy nhưng tàu nước ngoài vẫn vào ra an toàn, kg một chiếc nào bị vướng thủy lôi. Trong khi sau Hiệp định Paris, Mẽo cử trực thăng kéo theo tàu từ trường ở dưới để rà phá thủy lôi thì bị nổ banh ta lông, rơi cả trực thăng. Kg biết có phải bị mấy ông Đặc công nước đoàn 126 chơi lại kg nữa?! :))
Hồi đó, em được biết ngoài tàu của LX, TQ, Cuba, Ba Lan còn có tàu của Hy lạp vào tận cảng (có thể còn tàu nước khác nhưng em kg rõ). Trong số đó thì có lần tàu LX, TQ bị "đánh nhầm" - trúng tên lửa nên chỉ cháy chứ kg chìm, vẫn tự đi về nước được. Chắc là tàu chở vũ khí gì quý hiếm lắm nên nó mới phải phang liều vào ngay khi chưa đưa hàng lên bờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Đánh HP vì:
- Là cảng biển duy nhất ở miền Bắc có thể đón tàu nước ngoài cỡ 5000 tấn trở lên => Là đầu mối tiếp nhận hàng hóa (tất nhiên cả dân sự và quân sự) lớn nhất miền Bắc.
- Là trạm trung chuyển xăng dầu lớn nhất miền Bắc (2 kho dầu lớn nhất miền Bắc lúc đó là Quán toan HP và Bắc Giang - HN).
- Có nhà máy xi măng lớn nhất (và có thể nói là duy nhất) miền Bắc lúc đó. Mà xi măng là vật liệu xây dựng tối quan trọng lúc đó.
- Là nơi có khả năng đóng tàu (sông/biển) duy nhất miền Bắc.

4 cái nhất hay duy nhất đó đủ để Mẽo quyết tẩn cho HP đến nơi đến chốn.
Cái cụ này đúng người Phòng. Nói cứ như sách.
Em mới 1/2 người Phòng nên chỉ biết tí tí. Chẳng dám múa rìu qua mắt thợ. Hồi bé, em lê la mạn quanh cái cầu sắt Hạ lý chán vạn.
Về vụ Mỹ ném bom HP thì có lẽ quanh quanh cái chỗ em lẻ la là ăn bom nhiều nhất
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
từ hạm đội bảy bay vào thì HP có gần nhất không cụ
Em nghĩ, tàu sân bay của nó luôn nằm ngoài hải phận quốc tế nhưng vẫn là căn cứ nổi gần HP nhất. Nó chẳng cần và cũng chẳng dại vào sâu trong hải phận của mình vì dù sao lúc đó nó cũng đang chiến tranh lạnh với TQ-LX, vào sâu quá lỡ bị tàu ngầm của LX,TQ thịt thì chẳng kêu ai được. Tuy nhiên lũ khu trục hạm thì vào gần lắm. Pháo tàu của Mẽo bắn được vào tới Cầu Rào. Vì vậy, sân bay Cát bi thời đó mất tác dụng. Nó không vào gần hơn được để nã thẳng vào HP là do lũ pháo đất đối hạm của mình nằm trong hầm cao lưng chừng ở mấy quả núi ngoài khu 1 Đồ Sơn. Pháo ở đây hình như đào hầm xuyên qua núi từ phía sau ra phía trước nên phía biển chỉ thấy nòng thò ra khỏi hầm mà kg thấy đường kéo lên. Thời đấy mấy khẩu pháo này là "tuyệt mật" nhưng bọn em quyết khám phá nên rủ nhau trèo núi giả vờ hái sim để xem nó to nhỏ thế nào. Lên gần tới thì bị bộ đội phát hiện, đứng từ trên ném cho mấy hòn đá làm bọn em chạy tụt cả dép.
Chỉ một lần duy nhất, biệt kích đi xuồng cao su bí mật đổ bộ vào ban đêm để phá pháo nhưng mình biết được. Đợi tụi đấy vừa lên bãi cát thì xuồng cao su của chúng bị ăn mấy quả DKZ. Cả bọn chỉ còn cách đầu hàng. (cái này là tin vỉa hè vì hồi đó em nhỏ lắm, cũng chỉ hóng hớt chuyện người lớn thôi).
 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Em nghĩ, tàu sân bay của nó luôn nằm ngoài hải phận quốc tế nhưng vẫn là căn cứ nổi gần HP nhất. Nó chẳng cần và cũng chẳng dại vào sâu trong hải phận của mình vì dù sao lúc đó nó cũng đang chiến tranh lạnh với TQ-LX, vào sâu quá lỡ bị tàu ngầm của LX,TQ thịt thì chẳng kêu ai được. Tuy nhiên lũ khu trục hạm thì vào gần lắm. Pháo tàu của Mẽo bắn được vào tới Cầu Rào. Vì vậy, sân bay Cát bi thời đó mất tác dụng. Nó không vào gần hơn được để nã thẳng vào HP là do lũ pháo đất đối hạm của mình nằm trong hầm cao lưng chừng ở mấy quả núi ngoài khu 1 Đồ Sơn. Pháo ở đây hình như đào hầm xuyên qua núi từ phía sau ra phía trước nên phía biển chỉ thấy nòng thò ra khỏi hầm mà kg thấy đường kéo lên. Thời đấy mấy khẩu pháo này là "tuyệt mật" nhưng bọn em quyết khám phá nên rủ nhau trèo núi giả vờ hái sim để xem nó to nhỏ thế nào. Lên gần tới thì bị bộ đội phát hiện, đứng từ trên ném cho mấy hòn đá làm bọn em chạy tụt cả dép.
Chỉ một lần duy nhất, biệt kích đi xuồng cao su bí mật đổ bộ vào ban đêm để phá pháo nhưng mình biết được. Đợi tụi đấy vừa lên bãi cát thì xuồng cao su của chúng bị ăn mấy quả DKZ. Cả bọn chỉ còn cách đầu hàng. (cái này là tin vỉa hè vì hồi đó em nhỏ lắm, cũng chỉ hóng hớt chuyện người lớn thôi).
Khoảng 72 thì em không có rõ nhưng đọc sử KQNDVN nhưng trước đấy nhà ta vẫn dùng Cát bi làm sân bay tạm cho MIG 17. Thường thì 1 phi đội MIG 17 4 chiếc sẽ cất cánh sớm từ Nội bài, bay rất thấp tránh radar địch, hạ cánh đỗ Cát bi phục. Khi địch vào, theo lệnh của BCH quân chủng mới cất cánh nghênh chiến.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Khoảng 72 thì em không có rõ nhưng đọc sử KQNDVN nhưng trước đấy nhà ta vẫn dùng Cát bi làm sân bay tạm cho MIG 17. Thường thì 1 phi đội MIG 17 4 chiếc sẽ cất cánh sớm từ Nội bài, bay rất thấp tránh radar địch, hạ cánh đỗ Cát bi phục. Khi địch vào, theo lệnh của BCH quân chủng mới cất cánh nghênh chiến.
Cụ nhầm với sân bay Kiến An rồi. Thời đó, có chăng Cát bi chỉ làm bãi đáp khẩn cấp nhưng em chưa nghe chiếc nào phải hạ xuống đấy. Những lúc ngưng chiến (68-72), Cát Bi nửa bỏ hoang, một số khu có bộ đội gác nhưng bọn em vẫn chui vào hoài... Riêng Kiến An thì bọn em lại sơ tán ở nơi đầu đường băng hạ cánh nên lại biết rất rõ, chiếc nào muốn hạ cũng phải bay ngang qua đầu nhà em và bắt đầu bung càng. Kiến An toàn MIG17, 19 ; một lần em thấy MIG21 về (có nói trong thớt này), 1 lần thấy con AN-2 bay về luồn lách tránh được tên lửa của cả hội F4 (đã kể ở thớt nào đó lâu lắm rồi). Phần nhiều, MIG17 xuất kích từ Kiến An, cũng nhiều lần bay từ sân bay nào đó khi về thì xuống Kiến An (đang yên thì thấy nó bay về, còn từ Kiến An lên thì dù kg thấy cũng nghe tiếng gầm của máy bay xuất kích)
 
Chỉnh sửa cuối:

xengheo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91335
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
642
Động cơ
410,730 Mã lực
Iem théc méc mãi là hồi ấy Mẽo câu toàn pháo cỡ 8 inches (203mm) với 6 inches (152mm) vào còn VN thì phang lại bằng pháo còi như 85mm. Thế nó cứ đứng ngoài tầm câu vào thì khóc à? Chắc chỉ để rình bắn mấy chú tàu nhỏ lỡ đà chạy vào sâu trong nội thủy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top