- Biển số
- OF-336409
- Ngày cấp bằng
- 27/9/14
- Số km
- 595
- Động cơ
- 271,642 Mã lực
Vận tốc lữ hành, vận tốc tối đa còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các ga. Khoảng cách giữa các ga đường sắt đô thị trong nội đô Hà Nội khoảng trên 1km, do đó vận tốc tốc tối đa 80km/h là hợp lý. Nếu khoảng cách giữa các ga kéo dài ra 2, 3 hay 4km thì vận tốc tối đa có thể kéo lên 120 thậm chí 160km/h. Nhưng khi khoảng cách các ga lớn lại kéo dài khoảng cách hành khách đi đến ga nên sẽ không thu hút người dân sử dụng phương tiện này (các cụ bên chuyên ngành giao thông đường sắt thường dùng thuật ngữ/biểu đồ đường cong chạy tàu để diễn giải).Em cần nói thêm về vận tốc tuyến này thế này vì thấy rất nhiều cụ thắc mắc.
- Vận tốc 35km/h theo lều báo nói đó là vận tốc lữ hành, tức là vận tốc trung bình sau khi đã trừ đi các thời gian dừng đỗ tại các ga.
- Vận tốc thực tế đi từ ga này đến ga kia của tuyến này được thiết kế là 80km/h, vận tốc này cũng là chậm do đây là tiêu chuẩn tàu đô thị loại nhẹ nên chỉ chạy được thế thôi, (các tàu đô thị trên thế giới phổ biến chạy 120 - 140Km/h)
- Vận tốc khi chạy test mà mấy video quay mấy hôm vừa rồi chỉ khoảng 15 - 25km/h thôi, mục đích là để căn chỉnh và đánh giá hệ thống.
Ngoài ra, vận tốc tối đa lớn thì khi vào đường cong sẽ phải dùng đường cong bằng bán kính lớn, độ dốc đường sẽ phải giảm đi. Ở trung tâm Hà Nội điều này là khó khả thi vì nếu như vậy sẽ phải giải phóng mặt bằng với khối lượng lớn hơn nhiều, thậm chí không thể làm nổi vì di tích, chùa chiền, công trình quốc phòng an ninh dày đặc.
Cũng có cụ nói phải ép (dù là sẽ đi chăng nữa) theo em là không nên. Trước hết cứ phải tiện dụng và giá vé hợp lý (nhà nước bù lỗ tối đa trong khả năng) để thu hút , tạo thói quen, dần dà là tạo nếp sống công nghiệp hay nếp sống đô thị hiện đại đã.
Nếu nói về sự hợp lý, em thấy tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và Nam Thăng Long (Ciputra) - Thượng Đình có hướng tuyến tót hơn nhiều, sẽ đầy tải ngay sau khi vận hành.