[Funland] 15 phút đoàn tàu đường sắt trên cao lao vun vút từ ga Cát Linh tới Yên Nghĩa

Hoàng Gia Thành

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-432048
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
7,311
Động cơ
281,459 Mã lực
Tuổi
41
Vận tốc lữ hành, vận tốc tối đa còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa các ga. Khoảng cách giữa các ga đường sắt đô thị trong nội đô Hà Nội khoảng trên 1km, do đó vận tốc tốc tối đa 80km/h là hợp lý. Nếu khoảng cách giữa các ga kéo dài ra 2, 3 hay 4km thì vận tốc tối đa có thể kéo lên 120 thậm chí 160km/h. Nhưng khi khoảng cách các ga lớn lại kéo dài khoảng cách hành khách đi đến ga nên sẽ không thu hút người dân sử dụng phương tiện này (các cụ bên chuyên ngành giao thông đường sắt thường dùng thuật ngữ/biểu đồ đường cong chạy tàu để diễn giải).

Ngoài ra, vận tốc tối đa lớn thì khi vào đường cong sẽ phải dùng đường cong bằng bán kính lớn, độ dốc đường sẽ phải giảm đi. Ở trung tâm Hà Nội điều này là khó khả thi vì nếu như vậy sẽ phải giải phóng mặt bằng với khối lượng lớn hơn nhiều, thậm chí không thể làm nổi vì di tích, chùa chiền, công trình quốc phòng an ninh dày đặc.

Cũng có cụ nói phải ép (dù là sẽ đi chăng nữa) theo em là không nên. Trước hết cứ phải tiện dụng và giá vé hợp lý (nhà nước bù lỗ tối đa trong khả năng) để thu hút , tạo thói quen, dần dà là tạo nếp sống công nghiệp hay nếp sống đô thị hiện đại đã.

Nếu nói về sự hợp lý, em thấy tuyến Nhổn - Ga Hà Nội và Nam Thăng Long (Ciputra) - Thượng Đình có hướng tuyến tót hơn nhiều, sẽ đầy tải ngay sau khi vận hành.
Cụ nói đúng, tuyến Hà đông Cát linh này mới trong giai đoạn xây dựng đã bị chửi tơi bời về đội vốn thi công chậm. Mai kia đi vào vận hành sẽ còn thấy lãng phí hơn nữa vì lượng người dùng ít, sử dụng bất tiện:
- Vạch tuyến sai, điểm đầu điểm cuối không hợp lý. Cát linh không phải trung tâm lớn, số lượng người từ Hà Đông có nhu cầu đi ra Cát linh rất ít. Dọc trục đường Nguyễn Trãi cũng không phải là điểm đến nhiều, hầu hết là người đi qua, mà đích đến lại không hướng tới Cát Linh.
- Nhà ga bố trí sai vị trí quá bất tiện: Chỗ rộng rãi đông dân cư thì không bố trí, toàn bố trí vào những chỗ bất tiện, không có không gian hỗ trợ. Tiếp cận nhà ga hầu hết đi trên vỉa hè chật chội, không có nơi gửi xe ......

Nói tóm lại là khai trương xong sẽ có người đi cho biết, rồi sẽ lưa thưa vài người, họa may đến lúc kết nối được với tuyến Nhổn Ga Hà nội thì may ra mới có nhiều nhu cầu.

Món hàng đắt giá đã mua hớ của anh hàng xóm, mang về lại không làm được gì!

Các cụ Hà Nội đừng có vội mừng khi Hà Nội có tuyến đường sắt đô thị trước Sài gòn, khi đi vào hoạt động sẽ thấy sự vô dụng của nó. Trong khi, tuyến Bến Thành Suối Tiên ở SG có thể hoàn thành sau, nhưng hướng tuyến rất hợp lý. Tổ hợp ga ngầm hoành tráng ngay trung tâm thành phố sẽ thay đổi hẳn hoạt động của trung tâm đô thị. Nhu cầu hành khách cực lớn từ khu vực phát triển năng động phía đông vào trung tâm đô thị sẽ được tuyến Metro này san sẻ.
 

nhanviettuyen

Xe tăng
Biển số
OF-72238
Ngày cấp bằng
7/9/10
Số km
1,325
Động cơ
436,322 Mã lực
Mừng cho đất nuóc phát triển
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,760
Động cơ
554,365 Mã lực
Trợ giá các kiểu mà giá vẫn cao ... Như này cùng brt mỗi năm lại đục ngân sách cả mớ
Em hôm vừa rồi có việc đi cùng brt 1 đoạn lúc 7h30 sáng, thấy trên xe đông vãi chưởng, như xe 32, xe 22 luôn. Có điều ý thức của 1 số khách vẫn kém. Xuống bến BRT là trèo rào sang đường luôn mà không đi ngược lại ra chỗ đèn xanh đèn đỏ để qua đường.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Em hôm vừa rồi có việc đi cùng brt 1 đoạn lúc 7h30 sáng, thấy trên xe đông vãi chưởng, như xe 32, xe 22 luôn. Có điều ý thức của 1 số khách vẫn kém. Xuống bến BRT là trèo rào sang đường luôn mà không đi ngược lại ra chỗ đèn xanh đèn đỏ để qua đường.
Chả biết mai kia có khách nhảy từ tàu điện xuống đường rail hay xuống mặt đất không qua việc xếp hàng đi xuống qua thang để cho nó nhanh hôn nhề ???
:)):)):)):)):))
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,905 Mã lực
Cụ nói đúng, tuyến Hà đông Cát linh này mới trong giai đoạn xây dựng đã bị chửi tơi bời về đội vốn thi công chậm. Mai kia đi vào vận hành sẽ còn thấy lãng phí hơn nữa vì lượng người dùng ít, sử dụng bất tiện:
- Vạch tuyến sai, điểm đầu điểm cuối không hợp lý. Cát linh không phải trung tâm lớn, số lượng người từ Hà Đông có nhu cầu đi ra Cát linh rất ít. Dọc trục đường Nguyễn Trãi cũng không phải là điểm đến nhiều, hầu hết là người đi qua, mà đích đến lại không hướng tới Cát Linh.
- Nhà ga bố trí sai vị trí quá bất tiện: Chỗ rộng rãi đông dân cư thì không bố trí, toàn bố trí vào những chỗ bất tiện, không có không gian hỗ trợ. Tiếp cận nhà ga hầu hết đi trên vỉa hè chật chội, không có nơi gửi xe ......

Nói tóm lại là khai trương xong sẽ có người đi cho biết, rồi sẽ lưa thưa vài người, họa may đến lúc kết nối được với tuyến Nhổn Ga Hà nội thì may ra mới có nhiều nhu cầu.

Món hàng đắt giá đã mua hớ của anh hàng xóm, mang về lại không làm được gì!

Các cụ Hà Nội đừng có vội mừng khi Hà Nội có tuyến đường sắt đô thị trước Sài gòn, khi đi vào hoạt động sẽ thấy sự vô dụng của nó. Trong khi, tuyến Bến Thành Suối Tiên ở SG có thể hoàn thành sau, nhưng hướng tuyến rất hợp lý. Tổ hợp ga ngầm hoành tráng ngay trung tâm thành phố sẽ thay đổi hẳn hoạt động của trung tâm đô thị. Nhu cầu hành khách cực lớn từ khu vực phát triển năng động phía đông vào trung tâm đô thị sẽ được tuyến Metro này san sẻ.
Hướng tuyến do người Việt mình vạch cụ à. Chọn đối tác ODA, tính toán suất đầu tư cũng là mình. Nếu nói đội vốn so với suất đầu tư ban đầu là đúng, nhưng so với giá trị thật công trình thì theo hiểu biết của em cũng không đắt. Cụ cứ hình dung, quy hoạch lập cách đây hơn 2 chục năm, lập dự án cách giờ cũng gần 2 chục năm nó ngu ngơ như thế nào. Đổ hết cho anh Tàu em thấy không chuẩn lắm. Mấy dự án đường sắt đô thị do Nhật, Pháp và Châu Âu cho vay ODA còn đội vốn khủng khiếp hơn nhiều, nguyên nhân chủ yếu cũng tại mình cả. Hai anh Nhật, Pháp tiếp theo xúc lâu một chút em thấy ẩn sau cách ứng xử văn minh, lịch sự cũng toan tính lợi hại như anh Tàu thôi. Tử tế với mình em thấy có Cu Ba, Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Em nghĩ chuyện này cũng bình thường, thời nào cũng thế, lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết.

Về hướng tuyến, em đồng ý với cụ, tuyến này phải chờ kết nối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai mới chắc chắn đủ khách để vận hành hiệu quả. Và sẽ hiệu quả hơn khi trung tâm Hà Nội có 3-4 tuyến, đủ tạo thành mạng lưới có mật độ và kết nối tốt.

Về kết nối nhà ga, Hà Nội chẳng có ga nào kết nối tốt giữa các tuyến đường sắt với nhau và với tầng hầm các công trình cao tầng khối tích lớn như ga Bến Thành ở TP HCM. Đi sau một chút thôi nhiều khi lại là lợi thế.

Em không nghĩ tuyến Cát Linh - Hà Đông khi đưa vào vận hành sẽ lưa thưa khách, hay vô dụng như cụ còm, sẽ có người đi nhưng có lẽ ban đầu chưa đông như kỳ vọng. Thôi cứ để xem thực tế thế nào vì còn cần tính đến chuyện kết nối các ga với các tuyến xe buýt nữa.
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,460
Động cơ
490,086 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Em hôm vừa rồi có việc đi cùng brt 1 đoạn lúc 7h30 sáng, thấy trên xe đông vãi chưởng, như xe 32, xe 22 luôn. Có điều ý thức của 1 số khách vẫn kém. Xuống bến BRT là trèo rào sang đường luôn mà không đi ngược lại ra chỗ đèn xanh đèn đỏ để qua đường.
Nó chỉ đông khách giờ cao điểm thôi cụ , còn lại lưa thưa , mà đi món này lúc xuống sang đường kinh phết :))
 

bagac_fun

Xe điện
Biển số
OF-407384
Ngày cấp bằng
29/2/16
Số km
2,383
Động cơ
242,872 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Khả năng HN sẽ có dv mới cho trẻ con chơi rồi. Đi tàu lượn quanh thủ đô :))
 

MV Minh

Xe máy
Biển số
OF-580043
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
67
Động cơ
139,240 Mã lực
Tuổi
48
Tuyệt vời đất nước đang đà đi lên rồi các cụ ạ.
 

Binvatho

Xe hơi
Biển số
OF-345941
Ngày cấp bằng
8/12/14
Số km
167
Động cơ
271,590 Mã lực
Hoàn thành là ok rồi,ít nhất là ko bị đội thêm vốn và mắc thêm nợ người AE 16 chữ vàng nhưng chất lượng thì phải đợi thời gian và ai sẽ là người chịu trách nhiệm khi không thành công.
 

chim-ưng

Xe tăng
Biển số
OF-364998
Ngày cấp bằng
30/4/15
Số km
1,668
Động cơ
285,641 Mã lực
Hướng tuyến do người Việt mình vạch cụ à. Chọn đối tác ODA, tính toán suất đầu tư cũng là mình. Nếu nói đội vốn so với suất đầu tư ban đầu là đúng, nhưng so với giá trị thật công trình thì theo hiểu biết của em cũng không đắt. Cụ cứ hình dung, quy hoạch lập cách đây hơn 2 chục năm, lập dự án cách giờ cũng gần 2 chục năm nó ngu ngơ như thế nào. Đổ hết cho anh Tàu em thấy không chuẩn lắm. Mấy dự án đường sắt đô thị do Nhật, Pháp và Châu Âu cho vay ODA còn đội vốn khủng khiếp hơn nhiều, nguyên nhân chủ yếu cũng tại mình cả. Hai anh Nhật, Pháp tiếp theo xúc lâu một chút em thấy ẩn sau cách ứng xử văn minh, lịch sự cũng toan tính lợi hại như anh Tàu thôi. Tử tế với mình em thấy có Cu Ba, Liên Xô cũ và các nước Bắc Âu. Em nghĩ chuyện này cũng bình thường, thời nào cũng thế, lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết.

Về hướng tuyến, em đồng ý với cụ, tuyến này phải chờ kết nối với tuyến Nhổn - ga Hà Nội - Hoàng Mai mới chắc chắn đủ khách để vận hành hiệu quả. Và sẽ hiệu quả hơn khi trung tâm Hà Nội có 3-4 tuyến, đủ tạo thành mạng lưới có mật độ và kết nối tốt.

Về kết nối nhà ga, Hà Nội chẳng có ga nào kết nối tốt giữa các tuyến đường sắt với nhau và với tầng hầm các công trình cao tầng khối tích lớn như ga Bến Thành ở TP HCM. Đi sau một chút thôi nhiều khi lại là lợi thế.

Em không nghĩ tuyến Cát Linh - Hà Đông khi đưa vào vận hành sẽ lưa thưa khách, hay vô dụng như cụ còm, sẽ có người đi nhưng có lẽ ban đầu chưa đông như kỳ vọng. Thôi cứ để xem thực tế thế nào vì còn cần tính đến chuyện kết nối các ga với các tuyến xe buýt nữa.

cụ đã đi xe lửa bắc nam bao giờ chưa ? , thiết kế xây dựng từ những năm 30 tại sao đến giờ vẫn không lỗi thời , kể cả nhà ga ở Lê Duẩn ? .
 

namvqh

Xe buýt
Biển số
OF-336409
Ngày cấp bằng
27/9/14
Số km
595
Động cơ
271,905 Mã lực
cụ đã đi xe lửa bắc nam bao giờ chưa ? , thiết kế xây dựng từ những năm 30 tại sao đến giờ vẫn không lỗi thời , kể cả nhà ga ở Lê Duẩn ? .
Đã đi và đã lỗi thời lâu rồi cụ.
 

tranhien1979

Xe tăng
Biển số
OF-4478
Ngày cấp bằng
30/4/07
Số km
1,760
Động cơ
554,365 Mã lực
cụ đã đi xe lửa bắc nam bao giờ chưa ? , thiết kế xây dựng từ những năm 30 tại sao đến giờ vẫn không lỗi thời , kể cả nhà ga ở Lê Duẩn ? .
Cụ lôi ga Lê Duẩn vào làm giề, anh Vô Va đã chỉ đạo cho mấy thằng cu qhkt với picachu lòe dân là lạc hậu, chả còn nơi nào như vùng này để ga giữa TT, giờ chuyển đi để xây khu điểm nhấn đô thị....
 

chlmsun

Xe tăng
Biển số
OF-305597
Ngày cấp bằng
19/1/14
Số km
1,628
Động cơ
313,570 Mã lực
Nói gở, 1 ngày đẹp trời, con tàu này đang chạy mất phanh thì ko biết điềm dừng sẽ ở đâu nhỉ (mấy phim Mỹ đã mô phỏng).
Chưa kể đồ Tàu đi 2-3 năm đầu thì ngon nhưng sau đó thì xem chừng đáng là lo ngại
Đồ tàu cũng tùy hàng chứ cụ. Như mấy con Cửu Long ben bọn e mang đi leo đồi 6-7 năm cũng chỉ thay lốp vs dầu là chính.
 

thanhxuan21

Xe buýt
Biển số
OF-94624
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
834
Động cơ
409,037 Mã lực
Như mấy con Cửu Long ben bọn e mang đi leo đồi.
Xe của bác toàn là những con xe cải tiến bao thế hệ để phù hợp với khí hậu, địa hình vn rồi, cũng như xe Howo vậy.
Còn ở đây là thế hệ hàng bãi của Tàu mông má, sắt thép phế liệu (như mấy cái nhà máy xi măng ống đứng, nhiệt điện công nghệ cũ tháo từ các nhá máy tq sang vn), mấy ông vn thì phê duyệt liền.
Mà tàu thì chạy cường độ cực cao, xác định 5h sáng đến 23h đêm là ít, mật độ 10-15'/chuyến thì 1 ngày bao nhiêu chuyến (như các xe bus tuyến số 1,2,3 Hn) mà cái này thì đồ Tàu chưa chịu nổi đâu.
Ngay như cuộc đua chung kết xe tăng bên Nga ngày hôm qua, hàng thửa của Tàu vẫn rụng bánh như thường (mặc dù đã đúc rút mấy năm thi đấu rồi), quan ngại sâu sắc
 

truongcan

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-489668
Ngày cấp bằng
18/2/17
Số km
288
Động cơ
193,230 Mã lực
Cụ nói đúng, tuyến Hà đông Cát linh này mới trong giai đoạn xây dựng đã bị chửi tơi bời về đội vốn thi công chậm. Mai kia đi vào vận hành sẽ còn thấy lãng phí hơn nữa vì lượng người dùng ít, sử dụng bất tiện:
- Vạch tuyến sai, điểm đầu điểm cuối không hợp lý. Cát linh không phải trung tâm lớn, số lượng người từ Hà Đông có nhu cầu đi ra Cát linh rất ít. Dọc trục đường Nguyễn Trãi cũng không phải là điểm đến nhiều, hầu hết là người đi qua, mà đích đến lại không hướng tới Cát Linh.
- Nhà ga bố trí sai vị trí quá bất tiện: Chỗ rộng rãi đông dân cư thì không bố trí, toàn bố trí vào những chỗ bất tiện, không có không gian hỗ trợ. Tiếp cận nhà ga hầu hết đi trên vỉa hè chật chội, không có nơi gửi xe ......

Nói tóm lại là khai trương xong sẽ có người đi cho biết, rồi sẽ lưa thưa vài người, họa may đến lúc kết nối được với tuyến Nhổn Ga Hà nội thì may ra mới có nhiều nhu cầu.

Món hàng đắt giá đã mua hớ của anh hàng xóm, mang về lại không làm được gì!

Các cụ Hà Nội đừng có vội mừng khi Hà Nội có tuyến đường sắt đô thị trước Sài gòn, khi đi vào hoạt động sẽ thấy sự vô dụng của nó. Trong khi, tuyến Bến Thành Suối Tiên ở SG có thể hoàn thành sau, nhưng hướng tuyến rất hợp lý. Tổ hợp ga ngầm hoành tráng ngay trung tâm thành phố sẽ thay đổi hẳn hoạt động của trung tâm đô thị. Nhu cầu hành khách cực lớn từ khu vực phát triển năng động phía đông vào trung tâm đô thị sẽ được tuyến Metro này san sẻ.
Tuyến đó phục vụ sinh viên, học sinh là nhiều. Cả tuyến nhổn - ga hà nội cũng thế. Có thể sau này xong tuyến Nhổn thì tuyến bus 32 chỉ đi đến Kim Mã rồi rẽ sang đi hướng khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top