[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
50 năm nữa con cháu có hỏi, cháu sẽ trả lời là: cha ông có đủ bàn tay khối óc, nhưng địch quân phương tiện kỹ thuật quá mạnh. Trong khi chúng ta vẫn chạy bằng nhiên liệu hóa thạch, thì quân địch đã chạy bằng năng lượng tái tạo, làm sao mà thắng được.
Em không có tư duy đổ lỗi, em rất băn khoăn về việc dạy dỗ lịch sử ở trong nhà trường. Đổ lỗi và chỉ trích. Đó ko phải là dạy học.
Nói như hai cụ hoàn toàn chả giúp gì cho con cháu cả. Mà 50 năm nữa mà con cháu chúng ta vẫn hỏi những câu như thế thì chỉ có thể thở dài; cái công nghệ máy chém gió thế mà bền .
 

Mentor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726923
Ngày cấp bằng
24/4/20
Số km
208
Động cơ
76,380 Mã lực
Số người bị thiệt hại bên ta cũng không lớn, quãng độ 1500 quân và dân ta bị chết trong Trận Kinh thành Huế (chủ yếu do dẫm đạp nhau chạy). Bên địch thiệt hại nặng nề: chết 16, bị thương 80.

Quân ta bỏ lại 812 khẩu thần công, 16.000 súng hỏa mai. Đặc biệt quân ta bỏ lại 2,6 tấn vàng và 30 tấn bạc để cho quân Pháp xông vào cướp phá, nhờ kế nghi binh bỏ lại vàng, bạc này, quân ta đã rút lui an toàn khỏi Kinh thành Huế.
Sao cách viết sử như SGK VN thế này?!

Quân dân ta chết 1500...không bình luận.
Bên địch chết 16, bị thương 80..."thiệt hại nặng nề"

Bỏ lại vàng bạc, thần công, súng hỏa mai.... "kế nghi binh"

Cứ địch là phải xấu, thất bại nặng nề. Còn ta phải tốt, chứ còn thương vong, tổn thất, thất bại đến bao nhiêu cũng là nghi binh, ẩn thân chờ cơ hội...

Thảo nào học sinh VN ghét học môn Sử.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Trận thành Hưng Hoá Pháp cũng không ăn nổi.
Trận thành Hưng Hóa, quân Pháp đã áp dụng chiến thuật mới nhất là dùng khinh khí cầu bay lên cao, đánh tín hiệu Morse từ trên xuống để chỉ điểm cho pháo binh bắn vào thành, nhưng vẫn không hạ được thành.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,802
Động cơ
377,605 Mã lực
Nơi ở
Da nang
50 năm nữa con cháu cụ hỏi cụ thế lúc Vinashin sập, Cát Linh Hà Đông tịt chạy cụ đang ở đâu? Có đủ khối óc bàn tay không thì cụ nói sao.
Hỏi thế thà làm củ tỏi còn đước tý thơm, cụ nhỉ.
Chả liên uan. Lúc đấy bọn nó lên mặt trăng, lên sao hoả ở rồi.
 

Ngân Hà

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70436
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
785
Động cơ
436,475 Mã lực
Vua Hiệp Hòa lên ngôi năm 36 tuổi là bị ép phải lên.
Hiệp Hòa nhìn tấm gương Dục Đức (bị bỏ đói đến chết) sợ quá, không dám làm Vua, bị ông Thuyết cho quân đến tận nhà bắt ra làm Vua.
giai đoạn đen tối của lịch sử

Nhất giang lưỡng quốc nan phân Thuyết

Nhị nguyệt( thực ra là tứ nguyệt ) tam vương triệu bất Tường
 

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
629
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Giờ cũng thế thôi, ko nô lệ dạng này thì dạng khác, khác quái gì nhau, nô lệ về tinh thần, nô lệ vật chất phương Tây. Chẳng phải các cụ cũng loay hoay vì coi quan điểm p Tây là kim chỉ nam sao ? từ cái ăn, cái mặc, con cái ăn học,...sắm sửa cái nhà, cái xe theo tiêu chuẩn p Tây. Chả nằm vắt tay lên trán, làm sao áp cho gd mình cái quái gì cũng phải giống Tây. Cái tinh thần còn như thế rồi, huống hồ chuyện bắn nhau, Chúng ta thua là thua, vì cả dân tộc ta còn dốt, kém, yếu ớt chứ không phải dòng họ nào, ai, nhà nào cả.
Đơn giản và rõ ràng vì kém hơn. Đừng có đổ lỗi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,887
Động cơ
203,499 Mã lực
Toàn nói nhảm, Pháp đánh ra Bắc quân Cờ Đen hai lần diệt tướng Pháp có cả pháo đi kèm.
Trận thành Hưng Hoá Pháp cũng không ăn nổi.
Thời trước thế chiến 2 độ vài năm, một ông giáo làng chỉ với ngựa và súng trường đánh cả quân Ý có tăng ở Libya.
Ngay ở ta cũng có Hoàng Hoa Thám.
Nói thế để thấy Thuyết đánh nhau kém và những gì cụ nói toàn nhảm nhí.
Mấy trận lẻ tẻ chả ăn thua, không có ảnh hưởng gì tới đại cục thất bại của chế độ phong kiến, bằng chứng là tất cả các cuộc khởi nghĩa phong kiến cuối cùng đều thất bại hết. Các cụ ofer hay chế nhạo mấy cái "lý luận" ấy, nhưng thực ra nó quan trọng lắm. Muốn thắng cả cuộc chiến đòi hỏi lý luận ưu việt có khả năng hiệu triệu đông đảo quần chúng, huy động tối đa nguồn lực cả nước cho chiến tranh, tích luỹ ưu thế từ ưu thế nhỏ thành ưu thế to, chuyển thành ưu thế quyết định thì mới có khả năng khoả lấp chênh lệch về khoa học kỹ thuật giữa hai bên được.
 

vitngoc

Xe điện
Biển số
OF-450042
Ngày cấp bằng
1/9/16
Số km
2,418
Động cơ
2,116,942 Mã lực
Lạy hồn! Mấy cụ này oánh đấm kém xa đội quân nông dân Yên Thế ^:)^
 

Ngân Hà

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70436
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
785
Động cơ
436,475 Mã lực
Ở đây nhiều người chê ông Thuyết, cũng đúng thôi. Nhưng thực ra ông Thuyết hay ông nào cũng vậy thôi. Bản chất nền phong kiến VN đã hết thời không còn đủ năng lực lãnh đạo đất nước chống giặc phục quốc nữa. Ông Thuyết mắc nhược điểm này, sai lầm kia thì ông khác sẽ mắc sai lầm khác, nhược điểm nọ. Rốt cục 100% là sẽ thất bại. Nhưng thất bại đó là cần thiết vì nó tạo nên bài học lịch sử. Cần đánh giá cao ông ấy về mặt tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc, ý chí dân tộc. Giá trị của ông Thuyết là ở những điều ấy chứ ko phải mấy nhược điểm với sai lầm.
cụ này nói chuẩn này

cụ Thuyết tại thời điểm đó nghĩ dc như vạy là anh hùng rồi, h mấy cụ ngồi lap, gõ gúc gồ xong chê các bậc tiền nhân thì nói cái mẹ gì chả dc, lượng thông tin các cụ nạp qua Gúc 1 ngày bằng các bậc trí gỉa ngày xưa học cả đời

nên chê trách thì phải chê là nước Nam ta ko có ngừoi tài để có thể Canh Tân dc như Nhật hoàng
 

Ngân Hà

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70436
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
785
Động cơ
436,475 Mã lực
Từ khi Pháp đánh Đà nẵng (1858) đến Hiệp ước bảo hộ 1883 là đúng 25 năm.

25 năm là quãng thời gian đủ dài, nếu là một triều đình quyết tâm và có tí đầu óc thì đã có thể nhìn ra căn nguyên và cách để đánh lại Pháp. Nhưng không, cả triều đình cứ mũ ni che tai và mặc kệ cho Pháp lấn hết tỉnh này đến tỉnh khác mà hầu như không làm gì cả. Và Tự Đức vẫn có thời gian làm thơ.

Đây là sự thua bởi ý chí và đầu óc chứ không phải súng ống và công nghệ quân sự. Nhà Nguyễn từ Tự Đức trở đi đã quá cổ hủ, dốt nát và bạc nhược, và đã kéo cả nước xuống theo.
phán cứ như thánh ý

cho 20 lính như chú cầm K54 có dám chiến với 1 thằng cầm AK47 với 6 băng đạn xung quanh ngừoi ở khoảng cách 100m ko
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
So sánh Trận Kinh Thành (Tôn Thất Thuyết chỉ huy) và Trận Ba Đình (Đinh Công Tráng chỉ huy).

Quân số Trận Kinh Thành: Quân ta 20.000 - Quân địch 1400.
Quân số Trận Ba Đình: Quân ta 20.000 - Quân địch 3500.

Vũ khí Trận Kinh Thành: Quân ta 1100 pháo - Quân địch 17 pháo.
Vũ khí Trận Ba Đình: Quân ta 50 pháo - Quân địch 100 pháo.

Thời gian Trận Kinh Thành: quân ta thua trong 02 ngày.
Thời gian Trận Ba Đình: quân ta thua trong 32 ngày.
-----------------
Các bác tự nhận định "tài năng" quân sự của ông Thuyết ạ.

Ghi chú: Trận Kinh Thành quân ta 20.000 là quân chính quy.
Còn Trận Ba Đình quân ta 20.000 là nghĩa quân (già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ)
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
598
Động cơ
350,954 Mã lực
Đây bài viết của Phan Khôi năm 1935 sau khi cụ Thuyết mất độ 20 năm.

Phan Khôi
Người nào bảo tôi mạt sát Tôn Thất Thuyết là mạt sát một nhà ái quốc, thế là người ấy đã nhận cho Tôn Thất Thuyết là nhà ái quốc. Nhưng tôi thì tôi không nhận như thế. Tôi không cho Tôn Thất Thuyết là nhà ái quốc. Vậy cái chỗ cốt yếu của việc chúng ta đương biện luận đây chỉ ở đó mà thôi.
Việc ngày 23 tháng năm, tôi đã nói rằng chỉ bởi một mình Tôn Thất Thuyết gây nên. Trong chữ “một mình Tôn Thất Thuyết” ấy hàm có cái nhân cách của con người ấy nữa. Cũng tiện cho tôi, hôm nay nhân có sự biện luận này mà tôi mới được nói rõ thêm hơn.
Tôi không có thể nói rằng việc thất thủ thành Gia Định là bởi một mình Nguyễn Tri Phương, tôi không có thể nói rằng việc thất thủ thành Hà Nội là bởi một mình Hoàng Diệu, nhưng việc thất thủ Kinh đô tôi lại nói được rằng bởi một mình Tôn Thất Thuyết; như thế, bạn đọc cũng nên nhìn cho tôi là có lý lắm rồi: chính bởi cái nhân cách của Tôn Thất Thuyết không bằng cái nhân cách của Hoàng Diệu và của Nguyễn Tri Phương làm cho tôi nói được như thế.
Nói rõ hơn nữa, tức là Tôn Thất Thuyết không phải là người ái quốc như hai ông kia. Thuyết không ái quốc mà lại “ái thân”, chỉ biết có một mình mình, nên tôi mới nói được rằng “một mình Tôn Thất Thuyết”.
ton-that-thuyet-300x230

Tôn Thất Thuyết(1839 – 1913)
Thuyết có ái quốc hay không, là do ở trong lòng ông ấy, tôi làm sao biết được? Vậy tôi phải căn cứ ở việc làm của ông ta mà đoán là ái quốc cùng chăng.
Giá như cái thân thế ông ấy chỉ thỏn lỏn có ngày 23 mà thôi, ông Thuyết chỉ làm một việc trong ngày ấy mà thôi, thì hoặc giả tôi còn nhắm mắt mà nhận ông ấy là ái quốc được. Nhưng cái lịch sử của ông còn dài, còn có trước và sau nữa, những việc ông làm trước và sau đó đều tỏ ra rằng ông chỉ vị một mình ông, cho nên cái việc ông làm ngày 23 ấy cũng chỉ vị một mình ông.
Như thế thì bao nhiêu quan lính dự vào cuộc tập công quân Pháp ngày 23 tháng năm đều như là bị hiếp mà phải theo cả; vai chủ động là ông Thuyết mà ông Thuyết lại cốt vì một mình ông, thì cả dân tộc Việt Nam có trách nhiệm gì vào ngày ấy đâu?
Tôn Thất Thuyết là người chỉ có cái oai danh hão. Mà sở dĩ lập được cái oai danh ấy lại chỉ tại ông hay giết người. Đánh giặc Bắc bao nhiêu năm, kể chiến công của ông còn thua các tướng, nhưng chỉ được cái đến đâu gà chó không yên đó mà làm cho người Bắc tới nay còn nhắc đến tên.
Đã có cái oai danh hão, lại thêm cái khiếu gàn, không chịu hòa Tây, làm cho đức Dực Tôn tưởng là người tin cậy được, lúc lâm băng, ngài phó cho cái trọng trách “bình Tây trấn Bắc, nhất dĩ ủy chi”, sự ngộ dụng ấy thật là đáng tiếc!
Sau khi Bắc Kỳ giảng hòa rồi, ông Thuyết về ở Thanh Hóa, cạo đầu đi tu. Năm Tự Đức 35, vua đòi về Huế, cho làm Thượng thơ bộ Binh. Ông liền mộ riêng hai đội binh “Phấn dõng” và “Phấn nghĩa”. Người ta nói rằng ông Thuyết có chí đánh Tây từ buổi ấy.
Đức Dực Tôn băng tháng sáu thì tháng bảy tàu chiến Pháp đến Thuận An. Bấy giờ ông Nguyễn Văn Tường chủ hòa nhưng ông Thuyết thì chủ chiến. Theo tôi, ông Thuyết chủ chiến cũng phải, nhưng đã chiến thì chiến cho đến nơi đi, thua thì chạy, thì chết đi.
Phải biết rằng cái chức Thượng thơ bộ Binh kiêm Điện tiền đại tướng quân là cầm cả binh quyền lúc bấy giờ, cái trách nhiệm chiến thắng hay chiến bại không còn đổ cho ai nữa. Mà thắng, đành là công của mình; bại cũng phải nhận tội của mình.
Nhưng sau khi hai viên đại tướng Lê Sĩ và Lâm Hoành cùng sứ thần Trần Thúc Nhẫn tử tiết tại cửa Thuận, bảy tám ngàn quân chết sạch hết, triều đình phải kéo cờ trắng xin hàng, bấy giờ ông Thượng thơ bộ Binh kiêm Điện tiền đại tướng quân Tôn Thất Thuyết làm gì? đi đâu?
Ông chẳng đi đâu hết! chẳng làm gì hết! Ông vẫn làm Điện tiền đại tướng quân! Ông vẫn làm Thượng thơ bộ Binh vậy! Nghĩa là ông không biết nhục, vẫn còn ăn lương vua, vẫn còn xưng quan lớn!
Bạn đọc nên biết cái sử liệu này nữa. Trước khi đánh ở cửa Thuận, ông Thuyết lấy cớ điều binh về hộ tang, tư vào Sơn phòng Quảng Nghĩa rút ra Kinh bốn ngàn lính. Bốn ngàn người ấy vừa đến, ông bắt kéo xuống cửa Thuận giữ hai cái đồn lớn Hòa Duân và Cáp Châu. Những lính này quen đường núi chứ không quen đường nước, bảo đánh sao được mà không chạy chết dồn đống với nhau? Trong khi ấy thì hai đội Phấn dõng và Phấn nghĩa vẫn gươm bén súng tường phòng vệ riêng một mình quan Điện tiền đại tướng quân, Thượng thơ bộ Binh, Tôn Thất Thuyết!
Cái sử liệu ấy chỉ cho chúng ta thấy ông Thuyết chẳng biết dụng binh lại còn lo giữ mình hơn giữ nước.
Mạt lắm, ông tướng bại tận rồi mà không dám thắt cổ, không dám uống thuốc độc, là cách tự tử hèn nhát của người An-nam; lại còn không dám từ chức, khư khư giữ lấy phú quý để hãnh diện với đám dân vong quốc!
Giá phải người Pháp đại xá cho ông đi thì ông cũng cứ vậy mà làm quan cho tới già tới chết. Hiểm thay vì cái khiếu gàn của ông không dung với người Pháp được thì họ phải căm ông. Ông biết thế nào mình cũng không thoát nên mới làm liều để tháo thân.
Vì đó mới có việc tập công ngày 23 tháng năm vậy. Và vì đó tôi mới nói ông Thuyết làm việc ấy chỉ vì một mình ông mà thôi vậy.
Nếu ông Tôn Thất Thuyết đánh Tây là để giữ giang sơn của tổ quốc, cùng không nữa cũng giữ danh dự cho dân tộc thì ông nên đánh nốt lúc Tây còn ở cửa Thuận kia. Sao để đến kéo cờ trắng lên, Tây vào chiếm Trấn Bình Đài rồi mới đánh? Vả để Tây đồn binh ở Mang Cá rồi, hơn hai trăm khẩu đại bác trên thành bị đóng nõ rồi mới đánh thì còn đánh cái mốc xì!
Việc làm như thế rõ là quá trẻ con chớ không những trẻ con! Mà sở dĩ ông Thuyết làm được cái việc trẻ con như thế là tại ông quá vì cái thân ông, ông không có lòng ái quốc.
Phải chi ông Thuyết khi bỏ thành chạy trốn rồi ở thủy chung với đức Hàm Nghi, có lo phục thù được càng hay, không cũng trước sau cho trọn tiết, thì tôi còn dung thứ cho mà chẳng nỡ nói nào! Cái này, ông Thuyết đểu quá! ông Thuyết hèn mạt quá!
Theo sự thế lúc bấy giờ, việc ở nhà một người cần vương, điều binh khiển tướng, trong thì bảo hộ đức Hàm Nghi, ngoài thì kháng cự với quân Pháp, là việc cần nhất cho ông Thuyết. Còn việc chạy qua nước khác, lạy lục mà cầu cứu, chỉ là việc nên phó cho một viên sứ thần bặt thiệp cũng đủ xong, đã là con người chủ trương đại cục, có ai lại cất thân ra mà đi việc ấy bao giờ? Vậy mà ông Thuyết đã từ chối việc trên, lãnh làm việc dưới, đủ biết ông chỉ vì cái thân ông, chỉ cầu đi đi cho khỏi chết.
Quả nhiên ông qua Tàu ông còn cầm đậu cái thân nhục nhã của ông đến vài ba mươi năm nữa mới chịu vùi giập ở Long Châu.
Thế mà cho là ái quốc thì khối người ái quốc. Tôi không muốn trong lịch sử Việt Nam có người ái quốc nào như ông Thuyết.
Trong đám dấn thân ra làm việc nước, hoặc cần vương ngày trước, hoặc cách mạng ngày nay, cũng có nhiều hạng người, người có thực tâm, người không có thực tâm, ta nên chọn người mà sùng bái, thì sự sùng bái của ta mới có giá trị. Tôi mạt sát Tôn Thất Thuyết cũng như tôi mạt sát mấy tay cách mạng giả dối cận thời…
Căn cứ ở câu ca dao truyền tụng hồi cuối trào Tự Đức: “Nước Nam có bốn anh hùng: Tường gian, Viêm láo, Khiêm khùng, Thuyết ngu”.
Tôi cho câu ấy thật là đúng. Ông Thuyết chỉ vì ngu mới làm được những việc ông đã làm.
Tôi chưa hề nghe một người ngu mà biết ái quốc. Tôi mạt sát ông Thuyết chỉ là mạt sát một người ngu vậy.
(Tràng An, Huế, s. 46 (6 Aout 1935), tr. 1.)
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,395
Động cơ
407,325 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
phán cứ như thánh ý

cho 20 lính như chú cầm K54 có dám chiến với 1 thằng cầm AK47 với 6 băng đạn xung quanh ngừoi ở khoảng cách 100m ko
Nếu chỉ đánh 1 trận thì thua là đúng

Nhưng nếu chú vẫn còn sống, có thời gian và đủ tiền để mua AK47 mà vẫn tình nguyện chết dấp với K54 thì bị chửi là đúng.
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
598
Động cơ
350,954 Mã lực
Các cụ chú ý câu này : "Giá phải người Pháp đại xá cho ông đi thì ông cũng cứ vậy mà làm quan cho tới già tới chết. Hiểm thay vì cái khiếu gàn của ông không dung với người Pháp được thì họ phải căm ông. Ông biết thế nào mình cũng không thoát nên mới làm liều để tháo thân. " nó là hàm ý nguyên do trận Mang Cá đấy.
 

pthk

Xe tăng
Biển số
OF-110173
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,076
Động cơ
401,541 Mã lực
Vua Hiệp Hòa lên ngôi năm 36 tuổi là bị ép phải lên.
Hiệp Hòa nhìn tấm gương Dục Đức (bị bỏ đói đến chết) sợ quá, không dám làm Vua, bị ông Thuyết cho quân đến tận nhà bắt ra làm Vua.
Hoá ra ông Thuyết còn To Hơn Cả Bố Vua ah ???
Hạng đại thần kiểu này thì xứng chém bao nhiêu họ ???
 
  • Vodka
Reactions: XPQ

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,824
Động cơ
237,118 Mã lực
Tuổi
37
So sánh Trận Kinh Thành (Tôn Thất Thuyết chỉ huy) và Trận Ba Đình (Đinh Công Tráng chỉ huy).

Quân số Trận Kinh Thành: Quân ta 20.000 - Quân địch 1400.
Quân số Trận Ba Đình: Quân ta 20.000 - Quân địch 3500.

Vũ khí Trận Kinh Thành: Quân ta 1100 pháo - Quân địch 17 pháo.
Vũ khí Trận Ba Đình: Quân ta 50 pháo - Quân địch 100 pháo.

Thời gian Trận Kinh Thành: quân ta thua trong 02 ngày.
Thời gian Trận Ba Đình: quân ta thua trong 32 ngày.
-----------------
Các bác tự nhận định "tài năng" quân sự của ông Thuyết ạ.

Ghi chú: Trận Kinh Thành quân ta 20.000 là quân chính quy.
Còn Trận Ba Đình quân ta 20.000 là nghĩa quân (già, trẻ, lớn, bé, nam, nữ)
Chỉ nên chém cái gì hiểu thôi mợ.
Trận Mang Cá là tấn công. Trận Ba Đình là phòng thủ. Tỷ lệ tấn công phòng thủ nếu 2 bên vũ khí ngang nhau là 3 oánh 1. Đấy.là lý thuyết. Còn thực tế.muốn chắc thắng phải 5 lần. Đây lại chênh lệch nhau nhiều về trang bị thì 10 công chưa ăn được 1 thủ.
Đó cũng chỉ mới là lý thuyết. Còn thực tế quân triều đình là quân nghĩa vụ, bii ép buộc nên k máu chiến, sợ chết, ít kinh trận mạc nên dễ bị vỡ trận. Quân khởi nghĩa lại là tự nguyện, theo 1 lý tưởng nên độ liều cao, những ông non kinh nghiệm lại đã chết rồi, còn lại toàn các ông cao số.
Nó cũng như 1 sư đoàn tân binh và 1 sư oánh nhau hết chiến dịch này sang chiến dịch khác. So quân thì ngang nhưng chất khác hẳn.
 

Chaien Nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-505758
Ngày cấp bằng
19/4/17
Số km
1,484
Động cơ
1,046,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Giờ em mới hiểu chút về Thuyết buôn vua hê hê
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Chỉ nên chém cái gì hiểu thôi mợ.
Trận Mang Cá là tấn công. Trận Ba Đình là phòng thủ. Tỷ lệ tấn công phòng thủ nếu 2 bên vũ khí ngang nhau là 3 oánh 1. Đấy.là lý thuyết. Còn thực tế.muốn chắc thắng phải 5 lần. Đây lại chênh lệch nhau nhiều về trang bị thì 10 công chưa ăn được 1 thủ.
Đó cũng chỉ mới là lý thuyết.
1. Quân Pháp đóng ở Mang Cá, bắt đầu Trận Kinh Thành là ta tấn công - địch phòng thủ (đêm 4/7/1885)
2. Nhưng khi địch phản công (sáng 5/7/1885), đã trở thành địch tấn công - ta phòng thủ (trong Hoàng Thành), nghĩa là trở thành giống tình huống trận Ba Đình.

Còn thực tế quân triều đình là quân nghĩa vụ, bị ép buộc nên k máu chiến, sợ chết, ít kinh trận mạc nên dễ bị vỡ trận.
Hóa ra là thua do lính chứ không phải thua do tướng ?
Ông Thuyết là Thượng thư bộ Binh kiêm Điện tiền đại tướng quân, nắm toàn quyền điều động binh lính trên khắp cõi Việt Nam, Vua ông ấy còn giết được, quân thì ông Thuyết còn tuyển chọn những người giỏi nhất để lập "Phấn dõng" và "Phấn nghĩa".

Quân khởi nghĩa lại là tự nguyện, theo 1 lý tưởng nên độ liều cao, những ông non kinh nghiệm lại đã chết rồi, còn lại toàn các ông cao số.
Nó cũng như 1 sư đoàn tân binh và 1 sư oánh nhau hết chiến dịch này sang chiến dịch khác. So quân thì ngang nhưng chất khác hẳn.
Bác lại đoán mò rồi, xin mời bác đọc lại khởi nghĩa Ba Đình. Nói là gần hai vạn quân khởi nghĩa, nhưng chủ yếu là đào hào đắp lũy. Có đi đánh nhau thì cũng chỉ mấy trăm ông, quấy rối mấy trận nhỏ. Lấy đâu ra "hết chiến dịch này đến chiến dịch khác" như bác tưởng tượng. Và lập luận của bác buồn cười ở chỗ nào bác biết không ? Chính quân Pháp điều đến đàn áp khởi nghĩa, mới là bên đánh nhau hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, chứ không phải là nghĩa quân Ba Đình.
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
2,494
Động cơ
563,508 Mã lực
Thời nào rồi mà các cụ kể chuyện sử cứ phào phào như hát văn vậy nhỉ.
Kho số hóa thư viện Quốc gia Pháp public sách chuyện thời nhà Nguyễn chả sót chữ nào. Đọc tiếng Việt đã nhiều, đọc được tiếng Tây thì càng sẵn.

Nếu không cần nghiên cứu, chỉ cần đọc cụ Ngô Tất Tố viết khoảng năm 1929 cũng đã thấy sát sử hơn wiki với truyền miệng giờ nhiều.

Thư viện QG Pháp ở đây: www.gallica.bnf.fr cụ Tố thì em chụp vội 9 tập mỏng và một trang kết luận ở tập 1 như này ạ
Screenshot_20200930-054048-1.jpg
Screenshot_20200930-054132-1.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top