[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cháu cũng cho rằng ông Khải là tay sai khét tiếng của Pháp.
Nhưng khi chưa tìm được bằng chứng xác thực, cháu vẫn chưa ghi nhận ông Khải là tay sai khét tiếng của Pháp.
Điều đó gọi là khách quan. Não của cháu không bị định kiến chi phối ạ.
 

mitdac1819

Xe điện
Biển số
OF-477090
Ngày cấp bằng
15/12/16
Số km
2,200
Động cơ
198,826 Mã lực
Cụ làm em hết hồn, kiểu như ngày xưa làm thơ, rồi từ câu thơ phân tích ra là khi quân, rồi đem ra chém.
Lại chơi bài lẩn rồi, cụ nói VM tàn ác, e hỏi cụ Diệm có ác ko, thì cụ lẩn sang chuyện khác. Thôi kính cụ, cụ còm ko phải vì mục đích hiểu biết, tri thức, mà muốn lèo lái sang chuyện chính trị, chính em
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
2,796
Động cơ
378,156 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Ông Hoàng Cao Khải nhận Bắc đẩu bội tinh.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến nhận Bắc đẩu bội tinh.

Cùng là nhận Bắc đẩu bội tinh, ta lại có kết luận ông Khải làm việc xấu, bà Tiến làm việc tốt.
Sao lạ vậy ? Bởi vì não của ta bị định kiến.
Cho nên muốn chứng minh ông Khải là tay sai khét tiếng, ta nên chứng minh bằng cách khác, không nên sử dụng Bắc đẩu bội tinh.
Cháu bình tĩnh. Có thể cả hai đều làm được việc tốt cho nước Pháp. Và làm việc tốt cho nước Pháp, không có nghĩa là tốt cho nước Việt
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Hoàng Cao Khải tự nguyện theo giúp quân xâm lược, rất được Pháp tin dùng. Ông được cử làm tiễu phủ sứ, phụ trách “dẹp loạn” ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau đó, ông được thăng chức tổng đốc Hải Yên (liên tỉnh Hải Dương – Quảng Yên); đến năm 1889, ông leo lên địa vị cao nhất xứ Bắc Kỳ: kinh lược sứ, được Pháp gọi là “phó vương Bắc Kỳ” (vice–roi du Tonkin), một chức quan không hề có trong sử sách Việt Nam. Việc này được De Lanessan (làm toàn quyền Đông Dương từ 21-4-1891 đến 29-12-1894) nhắc tới trong cuốn “Công cuộc thuộc địa hoá ở Đông Dương” (La colonisation française en Indochine): “Thấy tuyệt vọng không thể bình định được vùng đồng bằng [Bắc Kỳ] bằng những đội quân chính quy và những đội dân vệ mà lúc đó quân số cũng đã lên 8 000 người, viên toàn quyền tạm quyền [François Bideau] và viên thống sứ [Eusèbe Parreau] đã tổ chức, với những dân vệ và những lính cơ dưới quyền của vị kinh lược [Hoàng Cao Khải] và vài vị quan, những “đội quân cảnh sát” hành động trong các tỉnh bị rối loạn nhất, đặc biệt là ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...”.

Trong báo cáo ngày 27-3-1889, thống sứ Bắc Kỳ Eusèbe Parreau cũng viết : “Cần có biện pháp mới, nghĩa là phải làm sao cho dân bản xứ chống lại nhau.Tôi đã giao nhiệm vụ này cho tổng đốc Hoàng Cao Khải, viên quan rất có nghị lực và đầy tham vọng” 5 . Theo nhà sử học Pháp Philippe Devillers, thi hành chủ trương của Pháp, “Hoàng Cao Khải thành lập một lực lượng [gồm] 400 lính tình nguyện lấy trong số những lính khố đỏ cũ và 500 vệ binh dân sự do các công sứ cung cấp. Lực lượng này đi ngang dọc khắp nơi ở Bãi Sậy, có khi đụng độ với những nhóm kháng chiến chính yếu, nhưng thường là hành động theo chiều sâu, trên cơ sở những tin tức tình báo, do đó bắt được nhiều người và thường là hành quyết ngay...” 6. Phối hợp với quân viễn chinh Pháp, “đội quân cảnh sát” của Khải mở các cuộc hành quân càn quét vào những khu căn cứ của nghĩa quân (Bãi Sậy ở Hưng Yên, Hai Sông ở Hải Dương...), bao vây dài ngày để cắt đứt việc tiếp tế lương thực, chém giết bừa bãi nhằm khủng bố dân chúng để họ không dám giúp đỡ nghĩa quân. Nghĩa quân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Ở Trung Kỳ, Pháp đánh mãi mà không đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nên tháng 11-1894 toàn quyền De Lanessan sai Hoàng Cao Khải lấy danh nghĩa đồng hương và có quan hệ thông gia để viết thư dụ Phan Đình Phùng. Trong thư, Khải khẳng định việc Pháp cướp nước ta là điều không thể xoay đổi (“Sự thế gần đây đã xoay đổi ra thế nào, thử hỏi việc đời có thể làm được nữa không, dầu kẻ ít học thức kém trí khôn cũng đều trả lời không được”), do đó kháng chiến giành lại độc lập chỉ làm cho “quê hương điêu đứng xiêu tàn” (“Nếu như ngài cứ khăng khăng làm tràn tới mãi thì e rằng khắp cả sông Lam núi Hồng đều biến thành hồ cá hết thảy”) và như thế có lỗi với dân (“Dân ta có tội gì mà vướng phải nông nỗi lầm than thế này, là lỗi tại ai?”). Khải ca ngợi “nhà nước Bảo hộ khoan dung biết dường nào!”, khoe “với quan toàn quyền vốn có tình quen biết nhau lâu; lại có quan khâm sứ ở kinh [đô] và quan công sứ Nghệ Tĩnh cùng tôi quen thân, hiệp ý nhau lắm” nên đã từng “bảo toàn” cho người “ra thú” được “yên ổn vô sự” 7

Phan Đình Phùng viết thư khước từ, đồng thời nói với người đưa thư: “Tôi thề quyết làm việc tôi làm đây tới cùng, dầu sấm sét búa rìu cũng không làm sao cho tôi thay lòng đổi chí được. Anh về nói dùm cho Hoàng Cao [Khải] biết như thế” 8. Khải cho dịch thư của Phan Đình Phùng ra chữ Pháp, gửi kèm theo báo cáo lên toàn quyền De Lanessan: “Bổn chức đã lấy hết sự thế lợi hại để tỏ bày khuyên nhủ Phan Đình Phùng ra hàng thú, nhưng y vẫn tỏ ý hôn mê bất ngộ (mê mẩn tối tăm, không tỉnh). Giờ xin Chánh phủ Bảo hộ vì dân [!]mà dùng binh lực tiễu trừ cho hết văn thân loạn phỉ” 9. Hành động của Khải bị người dân Nghệ - Tĩnh - Bình phê phán trong bài vè “Vè quan Đình” (tức đình nguyên Phan Đình Phùng):

Thua cơ, Tây phải cầu hoà
Sai Hoàng Cao Khải tiến thơ thuyết hàng
Quan Đình sắt đá bền gan
Lòng trung bạch nhật minh quang chẳng dời
Hoàng Cao nói chẳng đắt lời
Lại xui Tây tặc phải thời tiến binh
Sao không biết hổ với mình?
10

Ngày 27-12-1896, Paul Doumer được cử làm toàn quyền mới của Đông Dương. Hơn nửa năm sau, để thực hiện chủ trương trực trị đối với Bắc Kỳ, Pháp bãi bỏ chức kinh lược, chuyển toàn bộ quyền hành vào tay viên thống sứ Pháp. Khải được điều động vào Huế, làm phụ chính đại thần, cố vấn đặc biệt cho vua Thành Thái (lúc đó mới 18 tuổi), có chân trong Viện Cơ mật, thượng thư Bộ Binh. Năm 1903, Khải về hưu với hàm thái tử thái phó, Văn Minh Điện đại học sĩ, tước Duyên Mậu quận công.
Giáo sư Hà Văn Tấn
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Cháu bình tĩnh. Có thể cả hai đều làm được việc tốt cho nước Pháp. Và làm việc tốt cho nước Pháp, không có nghĩa là tốt cho nước Việt
Chưa kể nước Pháp khi đó cũng khác bây h
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
NGƯỜI CÙNG THỜI NGHĨ GÌ?

Hoàng Cao Khải và Nguyễn Thân là một cặp bài trùng đặc biệt: cả hai đều ra làm tay sai cho xâm lược Pháp khá sớm, cùng được cử làm Tiễu phủ sứ (Khải ở Bắc Kỳ, Thân ở Trung Kỳ), cùng về Huế làm phụ chính đại thần, cố vấn cho vua, thượng thư (Khải giữ Bộ Binh, Thân giữ Bộ Lại), cùng nổi tiếng tàn bạo... và cùng về hưu năm 1903. Vì vậy, người cùng thời thường có nhận định chung về cả hai ông. Chẳng hạn, có câu ca dao :
Hỏi ai bán nươc buôn dân,
Ấy Hoàng Cao Khải – Nguyễn Thân một phường
11
hay bài “Vè quan Đình”:

Hoàng Cao nhục nhã đã xong
Nguyễn Thân đâu cũng vào vòng khuyển nô
Lại cùng Tây tặc mưu mô
Người Nam lại phá cơ đồ người Nam
12

Trong một bài báo viết năm 1913 (hai mươi năm trước khi Khải chết), phó bảng Phan Châu Trinh nhận xét: “Phàm người Việt mà đi làm tôi tớ cho người Pháp đều là bọn tham bỉ mất lương tâm, quỳ lạy giống khác, xẻo thịt đồng bào, không bằng cầm thú... Hai người ấy [Khải và Thân] đành bỏ tất cả liêm sỉ danh tiết một người đời, đem hết tâm huyết tài lực giết hại đồng bào để cầu được công với người Pháp, chẳng qua là chỉ thèm thuồng ba chữ “có quyền thế” đó thôi...” 13

Tám năm trước đó, giải nguyên Phan Bội Châu trong cuốn Việt Nam vong sử quốc gọi Khải và Thân là những “người Việt làm chó săn” cho xâm lược Pháp, đó là “những tên côn đồ vô nghĩa vô hạnh, mặt khỉ ruột lợn (...) mà người Việt bình nhật rất ghét”. “Hoàng Cao Khải, Nguyễn Thân hết sức vì người Pháp giết hại người Việt, đi giúp dị chủng để tàn hại đồng chủng”, “hai tên này đàn áp cách mạng rất đắc lực”14

Năm 1913, từ Quảng Đông, Phan Bội Châu cử một số hội viên Việt Nam Quang phục hội về nước tìm cách tiêu diệt một số quan chức thực dân chóp bu và ********* đầu sỏ. Theo giáo sư sử học người Mỹ David Marr, trong số đó có Hoàng Cao Khải 15.

Ngay khi Khải còn sống, con cháu đang làm quan lớn 16, nắm nhiều quyền lực trong tay, người cùng thời vẫn không ngại đả kích ông.

Chẳng hạn, khi Khải mở tiệc mừng thọ, có người làm thơ đăng báo, trong đó có hai câu:

Con cái một nhà hai tổng đốc
Pháp Nam hai nước một công thần
17

Một lần khác, có người vịnh Thái Hà ấp của vị phó vương Bắc Kỳ:

Thái ấp mây mờ, cỏ lẫn rêu
Pháp Nam trung tín cả hai triều
18

Giữa lúc Pháp đang xâm lược và thống trị nước Nam, còn gì mỉa mai bằng khen Khải là “công thần” “trung tín” cho cả hai bên!

Một nhà nho đả kích thói ăn của đút lót của Khải:

Nay hạt Hà Đông còn biếu lợn
Mai dân Nam Định lại dâng bò

(Vịnh Hoàng Cao Khải) 1

Có kẻ nịnh bợ dựng bia “ghi công” Khải, liền bị một nhà thơ phê phán:

Hai chữ “vong quân” bia tạc chửa?
Sao không biết thẹn với non sông!
20

Ngoài ra còn nhiều giai thoại kể chuyện tam nguyên Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tản Đà... làm thơ, câu đối châm biếm Khải
Giáo sư Hà Văn Tấn
 

katenguyen

Xe điện
Biển số
OF-27200
Ngày cấp bằng
10/1/09
Số km
2,077
Động cơ
499,872 Mã lực
Chưa kể nước Pháp khi đó cũng khác bây h
Hoàng Cao Khải tự nguyện theo giúp quân xâm lược, rất được Pháp tin dùng. Ông được cử làm tiễu phủ sứ, phụ trách “dẹp loạn” ở các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Sau đó, ông được thăng chức tổng đốc Hải Yên (liên tỉnh Hải Dương – Quảng Yên); đến năm 1889, ông leo lên địa vị cao nhất xứ Bắc Kỳ: kinh lược sứ, được Pháp gọi là “phó vương Bắc Kỳ” (vice–roi du Tonkin), một chức quan không hề có trong sử sách Việt Nam. Việc này được De Lanessan (làm toàn quyền Đông Dương từ 21-4-1891 đến 29-12-1894) nhắc tới trong cuốn “Công cuộc thuộc địa hoá ở Đông Dương” (La colonisation française en Indochine): “Thấy tuyệt vọng không thể bình định được vùng đồng bằng [Bắc Kỳ] bằng những đội quân chính quy và những đội dân vệ mà lúc đó quân số cũng đã lên 8 000 người, viên toàn quyền tạm quyền [François Bideau] và viên thống sứ [Eusèbe Parreau] đã tổ chức, với những dân vệ và những lính cơ dưới quyền của vị kinh lược [Hoàng Cao Khải] và vài vị quan, những “đội quân cảnh sát” hành động trong các tỉnh bị rối loạn nhất, đặc biệt là ở Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội...”.

Trong báo cáo ngày 27-3-1889, thống sứ Bắc Kỳ Eusèbe Parreau cũng viết : “Cần có biện pháp mới, nghĩa là phải làm sao cho dân bản xứ chống lại nhau.Tôi đã giao nhiệm vụ này cho tổng đốc Hoàng Cao Khải, viên quan rất có nghị lực và đầy tham vọng” 5 . Theo nhà sử học Pháp Philippe Devillers, thi hành chủ trương của Pháp, “Hoàng Cao Khải thành lập một lực lượng [gồm] 400 lính tình nguyện lấy trong số những lính khố đỏ cũ và 500 vệ binh dân sự do các công sứ cung cấp. Lực lượng này đi ngang dọc khắp nơi ở Bãi Sậy, có khi đụng độ với những nhóm kháng chiến chính yếu, nhưng thường là hành động theo chiều sâu, trên cơ sở những tin tức tình báo, do đó bắt được nhiều người và thường là hành quyết ngay...” 6. Phối hợp với quân viễn chinh Pháp, “đội quân cảnh sát” của Khải mở các cuộc hành quân càn quét vào những khu căn cứ của nghĩa quân (Bãi Sậy ở Hưng Yên, Hai Sông ở Hải Dương...), bao vây dài ngày để cắt đứt việc tiếp tế lương thực, chém giết bừa bãi nhằm khủng bố dân chúng để họ không dám giúp đỡ nghĩa quân. Nghĩa quân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Ở Trung Kỳ, Pháp đánh mãi mà không đàn áp được cuộc khởi nghĩa Hương Khê, nên tháng 11-1894 toàn quyền De Lanessan sai Hoàng Cao Khải lấy danh nghĩa đồng hương và có quan hệ thông gia để viết thư dụ Phan Đình Phùng. Trong thư, Khải khẳng định việc Pháp cướp nước ta là điều không thể xoay đổi (“Sự thế gần đây đã xoay đổi ra thế nào, thử hỏi việc đời có thể làm được nữa không, dầu kẻ ít học thức kém trí khôn cũng đều trả lời không được”), do đó kháng chiến giành lại độc lập chỉ làm cho “quê hương điêu đứng xiêu tàn” (“Nếu như ngài cứ khăng khăng làm tràn tới mãi thì e rằng khắp cả sông Lam núi Hồng đều biến thành hồ cá hết thảy”) và như thế có lỗi với dân (“Dân ta có tội gì mà vướng phải nông nỗi lầm than thế này, là lỗi tại ai?”). Khải ca ngợi “nhà nước Bảo hộ khoan dung biết dường nào!”, khoe “với quan toàn quyền vốn có tình quen biết nhau lâu; lại có quan khâm sứ ở kinh [đô] và quan công sứ Nghệ Tĩnh cùng tôi quen thân, hiệp ý nhau lắm” nên đã từng “bảo toàn” cho người “ra thú” được “yên ổn vô sự” 7

Phan Đình Phùng viết thư khước từ, đồng thời nói với người đưa thư: “Tôi thề quyết làm việc tôi làm đây tới cùng, dầu sấm sét búa rìu cũng không làm sao cho tôi thay lòng đổi chí được. Anh về nói dùm cho Hoàng Cao [Khải] biết như thế” 8. Khải cho dịch thư của Phan Đình Phùng ra chữ Pháp, gửi kèm theo báo cáo lên toàn quyền De Lanessan: “Bổn chức đã lấy hết sự thế lợi hại để tỏ bày khuyên nhủ Phan Đình Phùng ra hàng thú, nhưng y vẫn tỏ ý hôn mê bất ngộ (mê mẩn tối tăm, không tỉnh). Giờ xin Chánh phủ Bảo hộ vì dân [!]mà dùng binh lực tiễu trừ cho hết văn thân loạn phỉ” 9. Hành động của Khải bị người dân Nghệ - Tĩnh - Bình phê phán trong bài vè “Vè quan Đình” (tức đình nguyên Phan Đình Phùng):

Thua cơ, Tây phải cầu hoà
Sai Hoàng Cao Khải tiến thơ thuyết hàng
Quan Đình sắt đá bền gan
Lòng trung bạch nhật minh quang chẳng dời
Hoàng Cao nói chẳng đắt lời
Lại xui Tây tặc phải thời tiến binh
Sao không biết hổ với mình?
10

Ngày 27-12-1896, Paul Doumer được cử làm toàn quyền mới của Đông Dương. Hơn nửa năm sau, để thực hiện chủ trương trực trị đối với Bắc Kỳ, Pháp bãi bỏ chức kinh lược, chuyển toàn bộ quyền hành vào tay viên thống sứ Pháp. Khải được điều động vào Huế, làm phụ chính đại thần, cố vấn đặc biệt cho vua Thành Thái (lúc đó mới 18 tuổi), có chân trong Viện Cơ mật, thượng thư Bộ Binh. Năm 1903, Khải về hưu với hàm thái tử thái phó, Văn Minh Điện đại học sĩ, tước Duyên Mậu quận công.
Giáo sư Hà Văn Tấn
Em lại thấy quan điểm của Hoàng Cao Khải tiến bộ đấy chứ, rất hợp ý với nhiều cụ ở đây: Pháp thắng là tất lẽ dĩ ngẫu
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Em lại thấy quan điểm của Hoàng Cao Khải tiến bộ đấy chứ, rất hợp ý với nhiều cụ ở đây: Pháp thắng là tất lẽ dĩ ngẫu
Pháp thắng không có nghĩa là làm tay sai cho giặc, có thể ở ẩn nếu cảm thấy dẫn ngoại bang đi diệt “đồng bào” là “nhơ bẩn”
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Nước Pháp bây giờ trao bắc đẩu vì nhiều mục đích, nhưng nó khác mục đích xâm lược kiểu thực dân với thuộc địa, cho nên cái Bắc đẩu bội tinh giờ nó khác cái xưa lắm.
 

katenguyen

Xe điện
Biển số
OF-27200
Ngày cấp bằng
10/1/09
Số km
2,077
Động cơ
499,872 Mã lực
Pháp thắng không có nghĩa là làm tay sai cho giặc, có thể ở ẩn nếu cảm thấy dẫn ngoại bang đi diệt “đồng bào” là “nhơ bẩn”
Ơ cụ ơi, em thấy cha con Hoàng Cao Khải có công lớn đấy chứ, mở mang chỉnh đốn lại các ngành thủ công mỹ nghệ, tổ chức khai khẩn ...
Thực ra cái này nó giống quan điểm chính trị chúng ta và ông ấy k giống nhau thôi, ông ấy quan điểm là Pháp mạnh thế đánh nhau chỉ có thua, chi bằng phục tùng nó rồi tự chấn hưng mình, lợi dụng sự phát triển về kỹ thuật của Pháp mà làm giàu mạnh cho ta. Em thấy cũng là 1 quan điểm có ý đúng
 

Ngủ đi con

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738653
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
591
Động cơ
69,645 Mã lực
Tuổi
42
Thớt đang hay thế này lại đi mở thớt mới Hoàng cao Khải , chán![-X
 

Thieudl

Xe tải
Biển số
OF-564384
Ngày cấp bằng
15/4/18
Số km
399
Động cơ
143,110 Mã lực
Tuổi
40
Ơ cụ ơi, em thấy cha con Hoàng Cao Khải có công lớn đấy chứ, mở mang chỉnh đốn lại các ngành thủ công mỹ nghệ, tổ chức khai khẩn ...
Thực ra cái này nó giống quan điểm chính trị chúng ta và ông ấy k giống nhau thôi, ông ấy quan điểm là Pháp mạnh thế đánh nhau chỉ có thua, chi bằng phục tùng nó rồi tự chấn hưng mình, lợi dụng sự phát triển về kỹ thuật của Pháp mà làm giàu mạnh cho ta. Em thấy cũng là 1 quan điểm có ý đúng
Nếu vậy thì những người bị khép tội "theo giặc","phản bội đất nước" chắc nên xem xét lại hết!
 

Of.NguyenLinh

Xe ngựa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
28,665
Động cơ
1,476,463 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Ơ cụ ơi, em thấy cha con Hoàng Cao Khải có công lớn đấy chứ, mở mang chỉnh đốn lại các ngành thủ công mỹ nghệ, tổ chức khai khẩn ...
Thực ra cái này nó giống quan điểm chính trị chúng ta và ông ấy k giống nhau thôi, ông ấy quan điểm là Pháp mạnh thế đánh nhau chỉ có thua, chi bằng phục tùng nó rồi tự chấn hưng mình, lợi dụng sự phát triển về kỹ thuật của Pháp mà làm giàu mạnh cho ta. Em thấy cũng là 1 quan điểm có ý đúng
Vâng, công lớn lắm, tắm máu đồng bào để theo quan điểm đấy rồi tới năm 1945 có cái gì ngoài phần lớn dân chúng mù chữ, đói nghèo, cụ vẫn nhớ nạn đói năm ấy chứ?
Nguyễn Trường Tộ cũng có tư tưởng đấy sao giờ người ta không oán trách?
Hành động dẫn mấy thằng mũi lọ đi diệt đồng bào thì có công tới mấy cũng muôn đời bị nguyền rủa.
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
390
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
44
1200 là con số lớn. Cháu có nguồn nào ghi không?
Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: “Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng 3. Quân thuyền của người Tây dương sinh sự ở cửa biển Đà Nẵng. Vua ngự điện Vũ Hiển, sai ngay Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú đem biền binh 3 vệ Vũ Lâm, Hổ Oai, Hùng Nhuệ đều đến ngay chỗ cửa biển. Lại sai thự Chưởng vệ Thủy sư Phạm Xích, thự Lang trung bộ Binh Vũ Duy Ninh quản lĩnh 4 chiếc thuyền đồng chạy đến ngay phận bể Trà Sơn, để xa làm thanh ứng.
Gặp ngay thuyền ở Kinh chạy đến ngoài biển, người Tây dương đến ngay chỗ quân Đào Trí Phú, giả cách xin hòa, Trí Phú cũng tin, đóng quân không hành động gì. Đến ngày hôm sau, giờ Ngọ, bọn Tây Dương tự nhiên nổ súng ầm ĩ, dồn bắn cả vào thuyền quan. Quan quân giở tay không kịp, 5 chiếc thuyền đồng chốc lát đều bị đắm mà vỡ cả. Lãnh binh Nguyễn Đức Chung, Hiệp quản Lý Điển đều chết ở trận, biền binh chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, còn 104 người không biết trôi dạt đi đâu; súng và khí giới chìm mất rất nhiều (10 cỗ súng Chu Y bằng gang, 3 cỗ súng Chấn Hải bằng gang, 15 cỗ súng Quá Sơn bằng đồng, các khí giới chìm mất rất nhiều). Hôm sau thuyền Tây dương giương buồm chạy đi”


Tự Đức - một ông Vua vì quá rối trí mà trở nên nhu nhược,

Phát súng đầu tiên của chiến hạm Pháp nổ súng tại Việt Nam không phải ở trận chiến Đà Nẵng 1858, thực tế đã có những phát súng khác, của những chiến hạm khác, cũng tại Đà Nẵng, nhưng cách đó nhiều năm trước.

Những con tàu chiến đã nổ súng tấn công Đà Nẵng đầu tiên là hai chiến hạm Gloire và Victorieuse năm 1847, bắn chìm 04 tàu chiến của An Nam, làm chết khoảng 1200 lính triều đình. Lần pháo kích thứ hai là của chiến hạm Catinat, cũng tại Đà Nẵng năm 1856. Trong lần thứ hai pháo kích Đà Nẵng, lính Pháp đã trực tiếp lên bờ đốt phá một số vũ khí của quân nhà Nguyễn rồi bỏ đi. Như vậy lần pháo kích của liên quân Pháp - Tây Ban Nha năm 1858 là lần pháo kích thứ ba (không phải là "phát súng đầu tiên" như sử kách mệnh ghi nhận).

Ở lần pháo kích Đà Nẵng lần thứ nhất (15/4/1847) Vua Thiệu Trị vẫn trị vì, tất nhiên Tự Đức không có ý kiến gì/hoặc không có sách sử nào ghi lại ý kiến (nếu có) của Tự Đức. Ở lần pháo kích thứ hai (26/9/1856) Tự Đức đã làm Vua được 09 năm, và tất nhiên Tự Đức đã chỉ đạo nhiều ý kiến (nói theo ngôn ngữ ngày này là chỉ đạo quyết liệt). Hãy cùng xem Tự Đức chỉ đạo những gì năm 1856.

(Còn tiếp)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
1200 là con số lớn. Cháu có nguồn nào ghi không?
Sách Đại Nam thực lục chính biên chép: “Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 (1847), mùa xuân, tháng 3. Quân thuyền của người Tây dương sinh sự ở cửa biển Đà Nẵng. Vua ngự điện Vũ Hiển, sai ngay Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú đem biền binh 3 vệ Vũ Lâm, Hổ Oai, Hùng Nhuệ đều đến ngay chỗ cửa biển. Lại sai thự Chưởng vệ Thủy sư Phạm Xích, thự Lang trung bộ Binh Vũ Duy Ninh quản lĩnh 4 chiếc thuyền đồng chạy đến ngay phận bể Trà Sơn, để xa làm thanh ứng.
Gặp ngay thuyền ở Kinh chạy đến ngoài biển, người Tây dương đến ngay chỗ quân Đào Trí Phú, giả cách xin hòa, Trí Phú cũng tin, đóng quân không hành động gì. Đến ngày hôm sau, giờ Ngọ, bọn Tây Dương tự nhiên nổ súng ầm ĩ, dồn bắn cả vào thuyền quan. Quan quân giở tay không kịp, 5 chiếc thuyền đồng chốc lát đều bị đắm mà vỡ cả. Lãnh binh Nguyễn Đức Chung, Hiệp quản Lý Điển đều chết ở trận, biền binh chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, còn 104 người không biết trôi dạt đi đâu; súng và khí giới chìm mất rất nhiều (10 cỗ súng Chu Y bằng gang, 3 cỗ súng Chấn Hải bằng gang, 15 cỗ súng Quá Sơn bằng đồng, các khí giới chìm mất rất nhiều). Hôm sau thuyền Tây dương giương buồm chạy đi”
Cảm ơn bác, cháu sẽ sửa lại theo số liệu của bác ạ.
 

katenguyen

Xe điện
Biển số
OF-27200
Ngày cấp bằng
10/1/09
Số km
2,077
Động cơ
499,872 Mã lực
Vâng, công lớn lắm, tắm máu đồng bào để theo quan điểm đấy rồi tới năm 1945 có cái gì ngoài phần lớn dân chúng mù chữ, đói nghèo, cụ vẫn nhớ nạn đói năm ấy chứ?
Nguyễn Trường Tộ cũng có tư tưởng đấy sao giờ người ta không oán trách?
Hành động dẫn mấy thằng mũi lọ đi diệt đồng bào thì có công tới mấy cũng muôn đời bị nguyền rủa.
Ơ kìa, em có bênh cụ Khải đâu, em nói là có ý đúng chứ em ko nói ông ta đúng.
Cụ Nguyễn Trường Tộ thì giống như nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, ông Khải là tướng và là người làm quan võ, hai vị thế khác nhau ko so được cụ ạ
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
52,465
Động cơ
577,611 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ơ kìa, em có bênh cụ Khải đâu, em nói là có ý đúng chứ em ko nói ông ta đúng.
Cụ Nguyễn Trường Tộ thì giống như nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi, ông Khải là tướng và là người làm quan võ, hai vị thế khác nhau ko so được cụ ạ
Một con người xấu, không có nghĩa là quan điểm nào của con người đó cũng xấu.
Tư duy phủ định tất cả (đã xấu là cái gì cũng xấu), thường có ở những năm 60 ~ 70 của thế kỷ trước tại Miền Bắc.
 

katenguyen

Xe điện
Biển số
OF-27200
Ngày cấp bằng
10/1/09
Số km
2,077
Động cơ
499,872 Mã lực
Một con người xấu, không có nghĩa là quan điểm nào của con người đó cũng xấu.
Tư duy phủ định tất cả (đã xấu là cái gì cũng xấu), thường có ở những năm 60 ~ 70 của thế kỷ trước tại Miền Bắc.
Chuẩn rồi cháu gái
Chả biết gọi là em hay là cháu hehe thôi cứ gọi là cháu cho oách.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top