Tự Đức - một ông Vua vì quá rối trí mà trở nên nhu nhược - Phần một.
Phát súng đầu tiên của chiến hạm Pháp nổ súng tại Việt Nam không phải ở trận chiến Đà Nẵng 1858, thực tế đã có những phát súng khác, của những chiến hạm khác, cũng tại Đà Nẵng, nhưng cách đó nhiều năm trước.
Những con tàu chiến đã nổ súng tấn công Đà Nẵng đầu tiên là hai chiến hạm Gloire và Victorieuse năm 1847, bắn chìm 05 tàu chiến của An Nam, làm chết chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, còn 104 người không biết trôi dạt đi đâu; súng và khí giới chìm mất rất nhiều. Lần pháo kích thứ hai là của chiến hạm Catinat, cũng tại Đà Nẵng năm 1856. Trong lần thứ hai pháo kích Đà Nẵng, lính Pháp đã trực tiếp lên bờ đốt phá một số vũ khí của quân nhà Nguyễn rồi bỏ đi. Như vậy lần pháo kích của liên quân Pháp - Tây Ban Nha năm 1858 là lần pháo kích thứ ba (không phải là "phát súng đầu tiên" như sử kách mệnh ghi nhận).
Ở lần pháo kích Đà Nẵng lần thứ nhất (15/4/1847) Vua Thiệu Trị vẫn trị vì, tất nhiên Tự Đức không có ý kiến gì/hoặc không có sách sử nào ghi lại ý kiến (nếu có) của Tự Đức. Ở lần pháo kích thứ hai (26/9/1856) Tự Đức đã làm Vua được 09 năm, và tất nhiên Tự Đức đã chỉ đạo nhiều ý kiến (nói theo ngôn ngữ ngày này là chỉ đạo quyết liệt). Hãy cùng xem Tự Đức chỉ đạo những gì năm 1856.
"Thuyền của "Tây dương" chỉ có một chiếc, ít súng đạn, bắn từ dưới lên mà lại thắng, còn quân ta từ trên cao bắn xuống và có thành lũy bảo vệ mà lại thua. Hẳn lính tráng nhút nhát sợ hãi để giữ lấy mình đấy thôi" (Đại Nam Thực lục, trang nào đó). Tự Đức sai Tổng đốc Đà Nẵng là Trần Tri đưa súng lớn ra các đồn bốt và binh lính khi đánh giặc phải can đảm tiến lên "Nếu không được công trạng gì, tất phải lấy quân pháp xử trị, chớ hối" (Đại Nam Thực lục, trang nào đó). Tự Đức cho tăng cường quân lính, súng đạn, cho các đơn vị đóng tại Đà Nẵng, đèo Hải Vân và thành Trấn Hải (cửa Thuận An). Như vậy có thể thấy Tự Đức thời kỳ này là theo tư tưởng Chủ chiến.
Phát súng đầu tiên của chiến hạm Pháp nổ súng tại Việt Nam không phải ở trận chiến Đà Nẵng 1858, thực tế đã có những phát súng khác, của những chiến hạm khác, cũng tại Đà Nẵng, nhưng cách đó nhiều năm trước.
Những con tàu chiến đã nổ súng tấn công Đà Nẵng đầu tiên là hai chiến hạm Gloire và Victorieuse năm 1847, bắn chìm 05 tàu chiến của An Nam, làm chết chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, còn 104 người không biết trôi dạt đi đâu; súng và khí giới chìm mất rất nhiều. Lần pháo kích thứ hai là của chiến hạm Catinat, cũng tại Đà Nẵng năm 1856. Trong lần thứ hai pháo kích Đà Nẵng, lính Pháp đã trực tiếp lên bờ đốt phá một số vũ khí của quân nhà Nguyễn rồi bỏ đi. Như vậy lần pháo kích của liên quân Pháp - Tây Ban Nha năm 1858 là lần pháo kích thứ ba (không phải là "phát súng đầu tiên" như sử kách mệnh ghi nhận).
Ở lần pháo kích Đà Nẵng lần thứ nhất (15/4/1847) Vua Thiệu Trị vẫn trị vì, tất nhiên Tự Đức không có ý kiến gì/hoặc không có sách sử nào ghi lại ý kiến (nếu có) của Tự Đức. Ở lần pháo kích thứ hai (26/9/1856) Tự Đức đã làm Vua được 09 năm, và tất nhiên Tự Đức đã chỉ đạo nhiều ý kiến (nói theo ngôn ngữ ngày này là chỉ đạo quyết liệt). Hãy cùng xem Tự Đức chỉ đạo những gì năm 1856.
"Thuyền của "Tây dương" chỉ có một chiếc, ít súng đạn, bắn từ dưới lên mà lại thắng, còn quân ta từ trên cao bắn xuống và có thành lũy bảo vệ mà lại thua. Hẳn lính tráng nhút nhát sợ hãi để giữ lấy mình đấy thôi" (Đại Nam Thực lục, trang nào đó). Tự Đức sai Tổng đốc Đà Nẵng là Trần Tri đưa súng lớn ra các đồn bốt và binh lính khi đánh giặc phải can đảm tiến lên "Nếu không được công trạng gì, tất phải lấy quân pháp xử trị, chớ hối" (Đại Nam Thực lục, trang nào đó). Tự Đức cho tăng cường quân lính, súng đạn, cho các đơn vị đóng tại Đà Nẵng, đèo Hải Vân và thành Trấn Hải (cửa Thuận An). Như vậy có thể thấy Tự Đức thời kỳ này là theo tư tưởng Chủ chiến.