[Funland] Ông Tôn Thất Thuyết - nhân vật có ảnh hưởng rất lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ 19.

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
866,711 Mã lực
Nơi ở
Da nang
thật ra trình cụ PHƯƠNG cũng phình phường thôi chả qua có quả cụ cụ ấy tiến đoán trước ..thua phát này kg tự xử thì cũng bị bay não..lên cụ ý tự xử lên cũng được tý gọi là tuẫn tiết ...cũng có tý anh hùng lên được đặt tên dường
Cụ Phương mà đánh với quân ngang cơ thì cũng kinh đấy, gặp quân đội của tương lai thì mới bó tay thôi. Chả trách được cụ. Trước đọc đâu đó, kỵ binh bay Balan còn xông lên đánh nhau với xe tăng Đức, chắc chuyện bịa.
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
389
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
45
Sức mạnh của pháo binh bác ạ.

Trận Hà Thành (1873), 02 chiến hạm nã pháo trong 30 phút.
Trận Hà Thành (1882), 04 chiến hạm nã pháo trong 2h30 phút.

Lần thứ hai phải pháo kích nhiều hơn và lâu hơn vì ông Hoàng Diệu không chủ quan, phòng thủ kỹ càng. Lần đầu ông Nguyễn Tri Phương chủ quan nên pháo kích một lúc là tan tành.
Chính xác thì là hải quân và pháo binh, với người Nhật đến tận bây giờ, người Nhật bảo vẫn còn tâm lý sợ Tây vì khiếp sợ sức mạnh quân sự của tàu chiến Mỹ nã pháo vào Nhật.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
866,711 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Chả hiểu làm sao mà 2 lần Pháp đánh thành Hà Nội,chết đúng 1 lính Vân Nam,mà lại do sỹ quan Pháp bắn nhầm?!
Cụ vào wiki xem lịch sử phát triển vũ khí của nó. Nhanh lắm, do ở châu Âu nó bem nhau liên tục, nên công nghệ thay đổi liên tục. Tầm súng, sức công phá ngày càng xa và mạnh. Mình thì không những không phát triển mà còn thiếu hụt dần.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
866,711 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Thành Điện Hải mà to như thành Hà Nội, đủ sức chứa 3000 lính liên quân Pháp - Tây Ban Nha trú ngụ an toàn và lâu dài, thì có thể lịch sử đã rất khác (có thể Kinh thành Huế sẽ thất thủ sớm hơn 20 năm).
Cũng chưa chắc ăn nhanh được thế đâu. Đánh thì dễ nhưng để chiếm đóng thì vẫn cần lực lượng bà con ********* hỗ trợ, cung ứng nhu yếu phẩm. Để bà con ********* cắm rễ và phát triển cũng mất vài chục năm.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cũng chưa chắc ăn nhanh được thế đâu. Đánh thì dễ nhưng để chiếm đóng thì vẫn cần lực lượng bà con ********* hỗ trợ, cung ứng nhu yếu phẩm. Để bà con ********* cắm rễ và phát triển cũng mất vài chục năm.
Kinh thành Huế thất thủ 1885, cháu trừ lùi 20 năm là 1865.
Chẳng lẽ trong 07 năm (1858 - 1865) lính liên quân Pháp - Tây Ban Nha không tiến nổi từ Đà Nẵng ra Huế (100km), xây dựng lực lượng bà con ********* bản địa.

Cháu lấy thời gian tương đương của việc chiếm đóng Nam Kỳ mà (1862 -1870)
Về cơ bản đến năm 1870 là Pháp đã cắm rễ xong ở Nam Kỳ.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
866,711 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Kinh thành Huế thất thủ 1885, cháu trừ lùi 20 năm là 1865.
Chẳng lẽ trong 07 năm (1858 - 1865) lính liên quân Pháp - Tây Ban Nha không tiến nổi từ Đà Nẵng ra Huế (100km), xây dựng lực lượng bà con ********* bản địa.
Lực lượng bà con ********* phát triển ở Bắc, Nam thì dễ chứ loanh quanh chỗ vua ở là không đơn giản đâu. Nhất là khi Pháp nó vừa đánh mình xong, lực lượng này sẽ là mục tiêu đầu tiên bị triều đình soi xét. Lý do Pháp nổ súng đánh ĐN là bênh ai thì cháu biết rồi.
 

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
628
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Một yếu tố của thời cận đại ở VN, hay các nc thuộc địa, là người ta né đi những người hợp tác với giặc. Triều Lê, hay cụ Hồ cũng không nhắc nhiều lắm, do là cần phải đoàn kết dân tộc, không khơi gợi ra nữa làm gì. Nên lịch sử bị lủng phần này. Ko có thế lực xâm lược nào thành công nếu ko có sự hỗ trợ của các thế lực bản địa.
Công việc của các tay khởi nghĩa là vừa đánh giặc, vừa đánh với các thành phần này.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Tôn Thọ Tường, Nguyễn Văn Phương, Hoàng Cao Khải, toàn tay sai khét tiếng của Pháp.
 

Of.NguyenLinh

Xe lừa
Biển số
OF-291212
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
35,143
Động cơ
1,476,526 Mã lực
Nơi ở
Sản phẩm chăm sóc xe nextzett
Website
1z-vietnam.com
Một yếu tố của thời cận đại ở VN, hay các nc thuộc địa, là người ta né đi những người hợp tác với giặc. Triều Lê, hay cụ Hồ cũng không nhắc nhiều lắm, do là cần phải đoàn kết dân tộc, không khơi gợi ra nữa làm gì. Nên lịch sử bị lủng phần này. Ko có thế lực xâm lược nào thành công nếu ko có sự hỗ trợ của các thế lực bản địa.
Công việc của các tay khởi nghĩa là vừa đánh giặc, vừa đánh với các thành phần này.
Nhiều chứ, cụ Can nhà em chánh tổng, che giấu người tham gia phong trào Xô Viết, bị mật báo, suýt mất mạng. Mất một đống tiền.
 

Ghebango123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744333
Ngày cấp bằng
27/9/20
Số km
628
Động cơ
65,329 Mã lực
Tuổi
35
Cụ Tôn phất Cần Vương, gián tiếp làm cho nhiều cuộc kn nổ ra, trong đó lớn nhất là kn PD Phùng, H Khê gần với Năm Đàn Thành Chương,...sau này là cái nôi của nhiều người đi theo cm.
Nên nói cụ Tôn rất đáng khen ngợi, sau đó là cụ Phan sau nữa là cụ P B Châu hay N Thái Học
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Mục tiêu của Phớp đâu phải chiếm giữ Đà Nẵng hay tìm diệt quân Ng, mà là sẽ đánh thốc ra Huế!

Lý do liên quân Pháp - Tây Ban Nha không chiếm được Đà Nẵng là mấy cái thành ở Đà Nẵng bé quá, nghe rất buồn cười đúng không ạ. Nhưng thực tế là như vậy, vì bé nên chẳng chứa được bao nhiêu lính triều đình. Và vì chứa không nhiều lính nên thiệt hại nhân mạng phía lính triều đình không nhiều. Về phía liên quân Pháp - Tây Ban Nha, chiếm mấy cái thành ở Đà Nẵng là vô dụng vì không đủ chỗ trú quân cho binh lính. Một phần lính Pháp - Tây Ban Nha vẫn phải ở trên chiến hạm, hoặc dựng lán trại để ở.

Thành chính của Đà Nẵng là thành Điện Hải, hai đồn nhỏ liên kết là đồn Đông và đồn An Hải. Cả cụm này liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh có một buổi sáng là xong. Quân triều đình bỏ chạy hết. Và trận chiến sau đó từ kịch bản công thành, trở thành kịch bản chiến tranh du kích. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha cứ phải chơi trò đuổi bắt với quân triều đình, và gặp đúng mấy ông tướng thông thạo địa hình nên chạy lòng vòng rất giỏi (Lê Đình Lý, Đào Trí ...).

Khi ông Nguyễn Tri Phương đến thay Chu Phúc Minh thì liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã rất oải khi không thể chộp được quân triều đình. Ông Phương tiếp tục con bài chạy lòng vòng, đánh du kích, không phải ông Phương sáng tạo, mưu trí, mà tình huống nó bắt buộc phải thế. Cuối cùng liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút vì chịu không nổi cái đám quân triều đình lẩn như trạch.

Trận Đà Nẵng ông Phương ăn may vì không có thành để giữ, và không có thành để giữ nên không bị tội làm mất thành. Trận sau (Gia Định 1861) ông ấy bắt buộc phải giữ thành Gia Định, thế là thua thôi.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tôn Thọ Tường, Nguyễn Văn Phương, Hoàng Cao Khải, toàn tay sai khét tiếng của Pháp.
Ba ông trên chỉ gọi là tay sai thôi, chưa đạt mức "khét tiếng". Tội của mấy ông này chỉ là viết mấy lá thư dụ hàng (ông Hoàng Cao Khải thì có thêm tội đàn áp nghĩa quân Bãi Sậy, nhưng cũng chẳng là gì nếu so với ông Tôn Thất Thuyết đàn áp cả chục cuộc khởi nghĩa nông dân).

Nếu đúng nghĩa "khét tiếng", tức là bàn tay nhuốm đẫm máu nhân dân, thì phải là Trần Bá Lộc: https://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Bá_Lộc
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Mục tiêu của Phớp đâu phải chiếm giữ Đà Nẵng hay tìm diệt quân Ng, mà là sẽ đánh thốc ra Huế!
Thứ nhất: Đà Nẵng và Huế ngăn cách bởi đèo Hải Vân, muốn vượt được cũng không dễ dàng.
Thứ hai: Kéo quân ra Huế, bỏ qua quân triều đình ở Đà Nẵng và (nếu) bị quân triều đình tập kích đốt chiến hạm thì toi cả đám (đấy là quân Pháp sợ thế, vì lần đầu tiên đánh nhau với quân triều đình, nên vẫn phải e dè).

Vì hai lý do trên, nên liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải diệt xong hết quân triều đình ở Đà Nẵng, rồi mới dám tiến ra Huế.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Diệt hết cơ à? Bem ngỏm hết à? chắc phải dùng cuốc thuổng giống Polpot chứ đạn nào cho xuể nhỉ.

Thứ nhất: Đà Nẵng và Huế ngăn cách bởi đèo Hải Vân, muốn vượt được cũng không dễ dàng.
Thứ hai: Kéo quân ra Huế, bỏ qua quân triều đình ở Đà Nẵng và (nếu) bị quân triều đình tập kích đốt chiến hạm thì toi cả đám (đấy là quân Pháp sợ thế, vì lần đầu tiên đánh nhau với quân triều đình, nên vẫn phải e dè).

Vì hai lý do trên, nên liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải diệt xong hết quân triều đình ở Đà Nẵng, rồi mới dám tiến ra Huế.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Diệt hết cơ à? Bem ngỏm hết à? chắc phải dùng cuốc thuổng giống Polpot chứ đạn nào cho xuể nhỉ.
Đuổi nhau chạy loanh quanh hơn 05 tháng trời mà bác.
Cuối cùng liên quân Pháp - Tây Ban Nha chuyển mục tiêu sang thành Gia Định, và đây là một nước cờ chính xác.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đọc sách nói về 05 tháng đuổi nhau chạy loanh quanh của liên quân Pháp - Tây Ban Nha và quân triều đình rất thú vị. Đứng trước tình hình khó nhằn, các chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha có các lựa chọn:

1. Cố gắng tiêu diệt hết quân triều đình ở Đà Nẵng và vượt đèo Hải Vân vào Huế.
2. Bỏ Đà Nẵng, đi vòng đường biển sang tấn công cửa Thuận An để vào Huế.

Các chỉ huy liên quân cho rằng: Phương án (1) chỉ có khó khăn là phải tiêu diệt quân triều đình ở Đà Nẵng, còn trên đường bộ tiến quân đến Huế, không có trở ngại nào đáng kể. Phương án (2) có trở ngại là phải đánh chiếm được cửa Thuận An với cả vạn quân tinh nhuệ của triều đình trấn thủ. Và cuối cùng các chỉ huy liên quân chọn phương án số (3): bỏ Đà Nẵng, tiến đánh Gia Định.

----------------

Nếu lúc đó các chỉ huy liên quân biết rằng: quân triều đình (ở đâu cũng thế) sẽ chạy như vịt, thì họ đã đánh thốc luôn vào cửa Thuận An rồi. Nói chung mấy trận đánh đầu tiên với nhà Nguyễn, quân Pháp cũng e dè.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tâm lý đánh trận đầu với đối thủ chưa từng đụng độ bao giờ cũng vậy: luôn là e dè.
Giống như quân mình ngày xưa chưa đụng Mỹ bao giờ, cũng hơi ngại, nhưng sau trận Núi Thành, thì hóa ra lính Mỹ cũng thường thôi.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Đọc sách nói về 05 tháng đuổi nhau chạy loanh quanh của liên quân Pháp - Tây Ban Nha và quân triều đình rất thú vị. Đứng trước tình hình khó nhằn, các chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha có các lựa chọn:

1. Cố gắng tiêu diệt hết quân triều đình ở Đà Nẵng và vượt đèo Hải Vân vào Huế.
2. Bỏ Đà Nẵng, đi vòng đường biển sang tấn công cửa Thuận An để vào Huế.

Các chỉ huy liên quân cho rằng: Phương án (1) chỉ có khó khăn là phải tiêu diệt quân triều đình ở Đà Nẵng, còn trên đường bộ tiến quân đến Huế, không có trở ngại nào đáng kể. Phương án (2) có trở ngại là phải đánh chiếm được cửa Thuận An với cả vạn quân tinh nhuệ của triều đình trấn thủ. Và cuối cùng các chỉ huy liên quân chọn phương án số (3): bỏ Đà Nẵng, tiến đánh Gia Định.

----------------

Nếu lúc đó các chỉ huy liên quân biết rằng: quân triều đình (ở đâu cũng thế) sẽ chạy như vịt, thì họ đã đánh thốc luôn vào cửa Thuận An rồi. Nói chung mấy trận đánh đầu tiên với nhà Nguyễn, quân Pháp cũng e dè.
Đi đường bộ ra Huế là một vấn đề cực lớn.
Cháu nên xem hồi ký của Doumer khi ông vượt qua đèo Hải Vân.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Đi đường bộ ra Huế là một vấn đề cực lớn.
Cháu nên xem hồi ký của Doumer khi ông vượt qua đèo Hải Vân.
Ý của cháu muốn nói là trở ngại về lực lượng quân sự đánh trả.
Còn tất nhiên trở ngại về địa lý là khó khăn rồi ạ.
 

belo

Xe điện
Biển số
OF-76592
Ngày cấp bằng
29/10/10
Số km
3,221
Động cơ
866,711 Mã lực
Nơi ở
Da nang
Đọc sách nói về 05 tháng đuổi nhau chạy loanh quanh của liên quân Pháp - Tây Ban Nha và quân triều đình rất thú vị. Đứng trước tình hình khó nhằn, các chỉ huy liên quân Pháp - Tây Ban Nha có các lựa chọn:

1. Cố gắng tiêu diệt hết quân triều đình ở Đà Nẵng và vượt đèo Hải Vân vào Huế.
2. Bỏ Đà Nẵng, đi vòng đường biển sang tấn công cửa Thuận An để vào Huế.

Các chỉ huy liên quân cho rằng: Phương án (1) chỉ có khó khăn là phải tiêu diệt quân triều đình ở Đà Nẵng, còn trên đường bộ tiến quân đến Huế, không có trở ngại nào đáng kể. Phương án (2) có trở ngại là phải đánh chiếm được cửa Thuận An với cả vạn quân tinh nhuệ của triều đình trấn thủ. Và cuối cùng các chỉ huy liên quân chọn phương án số (3): bỏ Đà Nẵng, tiến đánh Gia Định.

----------------

Nếu lúc đó các chỉ huy liên quân biết rằng: quân triều đình (ở đâu cũng thế) sẽ chạy như vịt, thì họ đã đánh thốc luôn vào cửa Thuận An rồi. Nói chung mấy trận đánh đầu tiên với nhà Nguyễn, quân Pháp cũng e dè.
Theo mình biết, mục tiêu ban đầu của Nã phá luân III là đánh Nam kỳ để giải phóng bà con bị áp bức. Tuy nhiên, Pháp chưa gom đủ quân để gửi đi đánh, nên hạm đội tàu của Pháp vừa đánh Tàu xong đã xuống Đà nẵng neo đậu, vì đây là nơi chúng có thông tin đầy đủ nhất. Genouilly nổ súng vào ĐN để gây sức ép lên vua Tự Đức, hy vọng có chính sách ngoại giao cởi mở hơn. ( bon nó chua thêm rằng, nếu Tự Đức có phẩm chất như Gia long, thì Pháp đã có thể giúp VN chuyển đổi như Nhật, tốt thế không biết). Gây sức ép không được, nên cuối cùng Pháp lại thực hiện tiếp kế hoạch đánh Nam kỳ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top