[Funland] Offline đọc/đàm đạo sách "Khuyến học" - Fukuzawa Yukichi

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện, cái ác không phân biệt nổi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách pháp luật, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.

Những kẻ ngu dốt đó không biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rồi mà thôi. Đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 2, dòng 132~139 : https://gacsach.com/doc-online/64199/khuyen-hoc-phan-02.html

Những câu này của Fukuzawa Yukichi mang ý nghĩa : người dân Nhật phải thực hiện đúng luật pháp, dù có thể không hài lòng nhưng phải kiên nhẫn đấu tranh để luật pháp được sửa đổi, không được manh động, tùy tiện để cho chính quyền có cớ mà đàn áp.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Nước Nhật chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở phần 1, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.

Nhưng, còn tình trạng giàu, nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 3, dòng 20~28 : https://gacsach.com/doc-online/64200/khuyen-hoc-phan-03.html

Lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm.
Thanh danh của tổ quốc (Nhật Bản) quyết không để bị ô nhục.
Dù khi đó (1876) Nhật Bản rất nghèo nàn và lạc hậu so với phương Tây, nhưng nếu nỗ lực Nhật Bản sẽ vươn lên (và đã vươn lên).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, còn nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không có một ai chìa tay ra giúp đỡ" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 3, dòng 45 : https://gacsach.com/doc-online/64200/khuyen-hoc-phan-03.html

Câu nói này nằm trong mục : Thường xuyên tôi luyện "chí khí tinh thần" là rất quan trọng.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết”. Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phai tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.

Đây là lời răn của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.

Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có 1.000 người có tri thức. 990.000 người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng 1.000 người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và 990.000 người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 3, dòng 49~59 : https://gacsach.com/doc-online/64200/khuyen-hoc-phan-03.html

Đoạn này để bổ sung rõ nghĩa hơn cho đoạn viết bên trên, mà cháu đã trích dẫn ở còm #43
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
35 trích dẫn của bác trungthuy thực sự làm người đọc (là cháu) khá vất vả để theo dõi. Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, thực ra là tập hợp các bài viết của ông trong khoảng thời gian 06 năm (1871~1876). Trong khoảng thời gian sáu năm này, nước Nhật biến động không ngừng, nên tư duy của Fukuzawa Yukichi vận động theo.

Để có thể hiểu được những bài viết của Fukuzawa Yukichi thì phải đặt được tâm trí trong dòng chảy lịch sử đầy biến động của Nhật Bản thời kỳ đó. Còn 35 trích dẫn của bác trungthuy là ở trạng thái tĩnh và (có thể) được trích dẫn để định hướng người đọc, nên có lúc rơi vào tình huống "tầm chương trích cú".

Cháu sẽ cố gắng hoàn thành đầy đủ chú giải cho 35 trích dẫn, sau đó sẽ trình bày lại Khuyến học của Fukuzawa Yukichi một cách hệ thống, có sự vận động của tư duy gắn liền với biến động của dòng chảy lịch sử Nhật Bản giai đoạn Minh Trị cuối thế kỷ 19.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Cuốn sách hay không chỉ bởi nội dung của nó mà bởi cảm nhận khác nhau của người đọc về nó. Bởi chính những đàm đạo đó giúp cuốn sách sống , và phản ánh nhân sinh quan của mỗi người. Riêng tôi trân trọng mọi chia sẻ, người đọc sách nên tránh những còm phê phán chia sẻ cuả ng khác, như thế hơi cứng nhắc, dễ rơi vào thế bó buộc mình và mọi người vào một góc nhìn.
35 trích dẫn của bác trungthuy thực sự làm người đọc (là cháu) khá vất vả để theo dõi. Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, thực ra là tập hợp các bài viết của ông trong khoảng thời gian 06 năm (1871~1876). Trong khoảng thời gian sáu năm này, nước Nhật biến động không ngừng, nên tư duy của Fukuzawa Yukichi vận động theo.

Để có thể hiểu được những bài viết của Fukuzawa Yukichi thì phải đặt được tâm trí trong dòng chảy lịch sử đầy biến động của Nhật Bản thời kỳ đó. Còn 35 trích dẫn của bác trungthuy là ở trạng thái tĩnh và (có thể) được trích dẫn để định hướng người đọc, nên có lúc rơi vào tình huống "tầm chương trích cú".

Cháu sẽ cố gắng hoàn thành đầy đủ chú giải cho 35 trích dẫn, sau đó sẽ trình bày lại Khuyến học của Fukuzawa Yukichi một cách hệ thống, có sự vận động của tư duy gắn liền với biến động của dòng chảy lịch sử Nhật Bản giai đoạn Minh Trị cuối thế kỷ 19.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cuốn sách hay không chỉ bởi nội dung của nó mà bởi cảm nhận khác nhau của người đọc về nó. Bởi chính những đàm đạo đó giúp cuốn sách sống , và phản ánh nhân sinh quan của mỗi người. Riêng tôi trân trọng mọi chia sẻ, người đọc sách nên tránh những còm phê phán chia sẻ cuả ng khác, như thế hơi cứng nhắc, dễ rơi vào thế bó buộc mình và mọi người vào một góc nhìn.
Cái hay của đàm đạo về sách là học hỏi đc ko chỉ từ quyển sách mà là cởi mở trong tiếp nhận, từ đó học hỏi được từ kinh nghiệm sống của người khác. Cùng một quyển sách tôi năm 20 tuổi sẽ cảm nhận khác khi tôi 35 tuổi.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi là viết cho quần chúng Nhật Bản cuối thế kỷ 19 học vấn rất thấp nếu không muốn nói là gần như mù chữ, Fukuzawa Yukichi đã cố gắng viết thật dễ hiểu, không đa nghĩa, không suy diễn và chỉ có một cách hiểu thôi ạ.

Bó buộc chỉ một góc nhìn mới là đúng tinh thần của Fukuzawa Yukichi, mang tư duy hiện đại để đọc Khuyến học là làm hỏng tác phẩm ngay ạ. Đó là lý do vì sao Khuyến học thành công với người Nhật (tất cả sẵn sàng cùng nhìn dưới một góc nhìn), người nước khác thích nhìn ngang, nhìn ngửa, suy diễn đa chiều, đọc Khuyến học không vào đâu.
 

Loe_hờ lú

Xe điện
Biển số
OF-144824
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
4,458
Động cơ
422,895 Mã lực
Dân ngu tự chuốc lấy chính sách bạo tàn
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Còm của bạn là chủ quan duy ý chí, và giả dụ bạn đúng, tự nó lại đi ngược với còm #44 và #35.
Xã hội muốn phát triển phải có phản biện.
Ý hiểu của bạn có thể dẫn tới quan điểm cực đoan kiểu như ông còm #49 kia.
Tôi chỉ xin trích câu" tôi có thể ko đồng ý với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói".
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Còm của bạn là chủ quan duy ý chí, và giả dụ bạn đúng, tự nó lại đi ngược với còm #44 và #35.
Xã hội muốn phát triển phải có phản biện.
Xã hội Nhật Bản phát triển nhờ có Duy Tân trên nền tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, nhưng đến hiện nay, sau 142 năm (1876~2018) thì hết đà và suy thoái, bởi vì xã hội Nhật Bản về cơ bản là một xã hội không phản biện ạ.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Bó buộc chỉ một góc nhìn mới là đúng tinh thần của Fukuzawa Yukichi, mang tư duy hiện đại để đọc Khuyến học là làm hỏng tác phẩm ngay ạ. Ví dụ nhé :

"Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền và cản trở người khác. Ví dụ như có người nói "Tiền tôi, thích uống rượu tôi uống, thích mua "hoa" tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ động chạm gì tới ai". Suy nghĩ như vậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục xã hội. Cứ cho là tiền tôi tôi xài. Nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua những hành vi tội lỗi gây ra cho xã hội" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 1, dòng 60 : https://gacsach.com/doc-online/64198/khuyen-hoc-phan-01.html

Khi Fukuzawa Yukichi viết những câu này để nói rằng tự do nhưng phải giới hạn (giới hạn của Nhật là không làm phiền người khác), người Nhật hoàn toàn tán thành và tuân theo.

Thử mang tư tưởng này của Fukuzawa Yukichi áp dụng vào ngày nay xem, bị ném đá sml :D.
Tư tưởng hiện đại thì giới hạn của tự do là pháp luật, nếu không vi phạm pháp luật thì cứ tự do thoải mái, sao phải giới hạn tự do của mình (không vi phạm pháp luật) vì người khác cho rằng họ bị làm phiền ?
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Ngày nay, nhiều người đọc Khuyến học của Fukuzawa Yukichi rất kỳ quặc.
Trong hàng trăm trang của Khuyến học, đúng là có vài chục câu rất tiến bộ, vượt tầm thời đại (thế kỷ 19) cả trăm năm.
Nhưng phần còn lại của tác phẩm thì chỉ dừng lại ở tư duy thế kỷ 19 và chỉ thích hợp với người Nhật, và nói thật là đến bây giờ đã lạc hậu.
Ấy thế mà nhiều người đọc toàn trích dẫn nhưng câu tiến bộ đó, lờ tịt đi những phần lạc hậu, gây ra cảm giác Khuyến học như "sách thánh", chỉ cần áp dụng thành công Khuyến học là sẽ được như Nhật Bản.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Còm của bạn là chủ quan duy ý chí, và giả dụ bạn đúng, tự nó lại đi ngược với còm #44 và #35.
Xã hội muốn phát triển phải có phản biện.
Ý hiểu của bạn có thể dẫn tới quan điểm cực đoan kiểu như ông còm #49 kia.
Tôi chỉ xin trích câu" tôi có thể ko đồng ý với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói".
Bác trích dẫn câu " tôi có thể ko đồng ý với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói" lại càng hỏng bét :D.
Câu này rất nhiều người cho rằng của Voltaire, thực ra câu đó là của Evelyn Beatrice Hall khi viết tác phẩm Những người bạn của Voltaire năm 1906.

Những học giả bây giờ không có ai trích câu đó nữa đâu ạ :)).
Chỉ có những người vẫn nhầm tưởng đó là Voltaire nói mới hay trích dẫn thôi.
 

atlas09

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-527718
Ngày cấp bằng
20/8/17
Số km
2,835
Động cơ
191,650 Mã lực
Tuổi
40
Xã hội Nhật Bản phát triển nhờ có Duy Tân trên nền tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, nhưng đến hiện nay, sau 142 năm (1876~2018) thì hết đà và suy thoái, bởi vì xã hội Nhật Bản về cơ bản là một xã hội không phản biện ạ.
Tư duy độc lập của nhật bản về văn hoá nó có từ cả nghìn năm trước. Học theo nhưng chỉ tiếp thu tinh hoa và những gì phù hợp của đạo Khổng
Truyện genji thơ haiku và kịch nô là nét văn hoá đặc biệt của Nhật
Trước khi có Minh Trị và Fukuzawa thì Nhật đã là cường quốc văn minh đứng đầu châu á và sớm tiếp xúc cùng phương Tây
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Hình như mình chưa từng trích dẫn tác giả là ai? Bản thân chuyện ai nói ra câu nói đó ko quan trọng bằng ý nghĩa của nó. Tôi đã tránh trích tên tác giả để phòng có những tranh luận về ai là tác giả. Bạn ko thấy hồn của tác phẩm ta đang trích dẫn chính là vậy sao? Như còm #52 thì ban đầu bạn đã đồng ý rằng hiện xh Nhật tụt hậu vì kém phản biện xh. Bạn vừa edit còm của mình :) . Tự bạn đã tự phản biện và thay đổi trong vài phút, thế nên phản biện là rất cần thiết. Một nhóm người tự cho là mình khôn hơn và có toàn quyền lực là đi ngược với tư tưởng của quyển sách này


TE="Jochi Daigaku, post: 41541937, member: 456402"]Bác trích dẫn câu " tôi có thể ko đồng ý với quan điểm của anh, nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền anh được nói" lại càng hỏng bét :D.
Câu này rất nhiều người cho rằng của Voltaire, thực ra câu đó là của Evelyn Beatrice Hall khi viết tác phẩm Những người bạn của Voltaire năm 1906.

Những học giả bây giờ không có ai trích câu đó nữa đâu ạ :)).
Chỉ có những người vẫn nhầm tưởng đó là Voltaire nói mới hay trích dẫn thôi.[/QUOTE]
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Hình như mình chưa từng trích dẫn tác giả là ai? Bản thân chuyện ai nói ra câu nói đó ko quan trọng bằng ý nghĩa của nó. Tôi đã tránh trích tên tác giả để phòng có những tranh luận về ai là tác giả. Bạn ko thấy hồn của tác phẩm ta đang trích dẫn chính là vậy sao? Như còm #52 thì ban đầu bạn đã đồng ý rằng hiện xh Nhật tụt hậu vì kém phản biện xh. Bạn vừa edit còm của mình :) . Tự bạn đã tự phản biện và thay đổi trong vài phút, thế nên phản biện là rất cần thiết. Một nhóm người tự cho là mình khôn hơn và có toàn quyền lực là đi ngược với tư tưởng của quyển sách này
Dạ, cháu xin phép ngừng tranh luận với bác ạ.
Ai mà trích dẫn câu nói của Evelyn Beatrice Hall là cháu ngừng tranh luận ngay ạ.
Thực sự cháu không có nhiều thời gian nên không muốn lãng phí với những người đó ạ.

P/S : Trong thời gian bà Evelyn Beatrice Hall còn sống, chưa bao giờ bà nói rõ câu ấy là của bà, kiểu như bà ấy mượn Voltaire để đưa ra tư tưởng của mình (cáo mượn oai hùm).
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
"Nước Nhật chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở phần 1, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.

Nhưng, còn tình trạng giàu, nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này" - Hết trích.
Khuyến học của Fukuzawa Yukichi, phần 3, dòng 20~28 : https://gacsach.com/doc-online/64200/khuyen-hoc-phan-03.html

Lãnh thổ, chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm.
Thanh danh của tổ quốc (Nhật Bản) quyết không để bị ô nhục.
Dù khi đó (1876) Nhật Bản rất nghèo nàn và lạc hậu so với phương Tây, nhưng nếu nỗ lực Nhật Bản sẽ vươn lên (và đã vươn lên).
vì sao Nhật ban nó tư duy thế? vì Nhật nó là cường quốc châu Á tâm lý của nó là chinh phục. nó từng đánh Minh đánh Triều Tiên để xâm lược. Nhật chưa từng bị xâm chiếm nên nó luôn tự hào và yêu nước tinh thần độc lập tự cường
nền tảng xã hội Nhật dựa trên tinh thần võ sĩ đạo nghĩa là trọng danh dự, yêu nước, trung thành và tận tuỵ. Nhật bản khí hậu khắc nghiệt. đồng bằng ít,động đất, sóng thần núi lửa mùa đông tuyết rơi dày nên lương thực thiếu buộc dân nó phải chăm chỉ nỗ lực và tinh thần khắc nghiệt với tư duy lý tính không dùng cãm xúc chi phối.
Việt Nam thì khác tư duy của sự nô dịch với Đạo Khổng. tầng lớp sĩ phu luôn hướng về thiên triều buộc vua phải nhận làm chư hầu để danh chính ngôn thuận. Khi bị xâm lược sĩ phu và dân chạy theo Trung Quốc rất nhiều. người dân trí trá và tham lam ít trọng danh dự và trung thành. Luôn nghĩ đến chuyện phản trắc lật đổ đấu tranh khởi nghĩa
cho nên buộc vua phải nhận chư hầu Trung Hoa để trấn áp kẻ dưới từ đó xuất hiện tâm lý đề phòng
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Thực ra, nếu nói Nhật chưa từng lùi bước là sai, Nhật hoàng đã đầu hàng Mỹ, và không thể phủ nhận thành công của Nhật ngày nay là nhờ sự quyền biến ngày ấy, mở cửa với Phương Tây, cả nước đồng lòng theo con đường mà vị thống Soái người Mỹ ngày ấy tư vấn và đặt ra cho Nhật. Năm đó, khi vị thống soái người Mỹ đó rời Nhật, nhân dân Nhật bản đã xếp hàng dài hàng nhiều km khóc và tiễn đưa.
@bạn du học sinh bên Nhật: bạn có thể từ chối reply, còn tôi có quyền tự do ngôn luận để đóng góp góc nhìn của mình :). Vì thế, tôi xin lỗi bạn trước nếu bạn có cảm thấy khó chịu khi đọc còm của tôi (thực ra thì.. cảm xúc của bạn là do bạn quyết định, ko nên đổ lỗi sự cáu giận của mình cho người khác, xin lỗi của tôi mang ý nghĩa hình thức vì lý do lịch sự mà thôi (mang tinh thần văn hoá Nhật mà bạn vẫn nói đó)).
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
vì sao Nhật ban nó tư duy thế? vì Nhật nó là cường quốc châu Á tâm lý của nó là chinh phục. nó từng đánh Minh đánh Triều Tiên để xâm lược. Nhật chưa từng bị xâm chiếm nên nó luôn tự hào và yêu nước tinh thần độc lập tự cường
nền tảng xã hội Nhật dựa trên tinh thần võ sĩ đạo nghĩa là trọng danh dự, yêu nước, trung thành và tận tuỵ. Nhật bản khí hậu khắc nghiệt. đồng bằng ít,động đất, sóng thần núi lửa mùa đông tuyết rơi dày nên lương thực thiếu buộc dân nó phải chăm chỉ nỗ lực và tinh thần khắc nghiệt với tư duy lý tính không dùng cãm xúc chi phối.
Việt Nam thì khác tư duy của sự nô dịch với Đạo Khổng. tầng lớp sĩ phu luôn hướng về thiên triều buộc vua phải nhận làm chư hầu để danh chính ngôn thuận. Khi bị xâm lược sĩ phu và dân chạy theo Trung Quốc rất nhiều. người dân trí trá và tham lam ít trọng danh dự và trung thành. Luôn nghĩ đến chuyện phản trắc lật đổ đấu tranh khởi nghĩa
cho nên buộc vua phải nhận chư hầu Trung Hoa để trấn áp kẻ dưới từ đó xuất hiện tâm lý đề phòng
1. Tính dân tộc của Việt Nam khác Nhật Bản.
2. Hoàn cảnh xã hội thế kỷ 21 của Việt Nam khác với hoàn cảnh xã hội Nhật Bản thế kỷ 19.
3. Tư tưởng của Fukuzawa Yukichi sau 142 năm trở nên trì trệ và suy thoái.

Vậy có nên học tư tưởng của Fukuzawa Yukichi khi mà kết quả sẽ không được như Nhật Bản và rồi sau trăm năm sẽ trì trệ và suy thoái ?
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Thực ra, nếu nói Nhật chưa từng lùi bước là sai, Nhật hoàng đã đầu hàng Mỹ, và không thể phủ nhận thành công của Nhật ngày nay là nhờ sự quyền biến ngày ấy, mở cửa với Phương Tây, cả nước đồng lòng theo con đường mà vị thống Soái người Mỹ ngày ấy tư vấn và đặt ra cho Nhật. Năm đó, khi vị thống soái người Mỹ đó rời Nhật, nhân dân Nhật bản đã xếp hàng dài hàng nhiều km khóc và tiễn đưa.
không đúng! Nhật Hoàng đầu hàng Mỹ là năm 1945 và vị thống soái ấy là tuớng Mc arthur. Nhật khóc tiễn ông này vì ông ta cấp lương thực cho Nhật sau chiến tranh thế giới và không xử tội Thiên Hoàng
chẳng liên can gì chuyện Nhật mơ cửa theo Phương Tây thời Minh Trị
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top