[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi đâu nói Hàn không mạnh, nhưng toi nghĩ về động cơ Diesel thì Đức là nhất
Cái lớp tàu khu trục Admiral Grigorovic bọn Nga thiết kế dùng đuợc cả động cơ CODAG của hãng Kolomma với gas turbine của Saturn (M90FR, Agregat-DKVP hoạc M70FRU-R). Ấn đã chọn M90FR.
Vụ Gas turbine tôi có nói ở trên rồi, bọn Đức đã có 1 bài phân tích dài về ngành động cơ gas turbine ở Nga khi Nga quyết định làm gas turbine cỡ lớn.
Dĩ nhiên lời nói của Đức không thể hoàn toàn khách quan, nhưng cũng cho thấy 1 chút về bức tranh toàn cảnh
Bác hơi nhầm một tẹo.
Hàn mạnh động cơ Điezel cỡ lớn cho tầu thủy dân sự. Căn bản nó là trung tâm đóng tầu dân sự của thế giới rồi.
Với tầu chiến. Cỡ nhỏ đến trung bình 4000 T đổ lại. Người ta thường sử dụng động cơ kết hợp Diezel + turbin khí Codag.
Cỡ lớn hơn 7000T trở lên phương Tây chơi Turbin khí không. Nga thêm động cơ hơi nước cổ lỗ.
Nga đang tự làm động cơ turbin khí cỡ lớn cho tầu. Mới làm được vài mẫu thời LX xưa do U cà làm.
Các tầu to hẳn của Nga dùng động cơ hơi nước chạy dầu hoặc hơi nước chạy nguyên tử. Dù sao hiện nay Nga cũng chưa đóng tầu chiến cỡ lớn.
Đang xem lớp tầu 7000T của Nga có từ trên giấy thành hiện thực ko. Tầu này chắc chạy động cơ turbin khí mới phát triển.
Em quan tâm tới liệu Nga có hiện thực hóa công nghệ động lực điện xì tin vào hay ko thôi.
 

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Tạm quyền thì cũng là ngồi lên ghế tổng thống rồi, một khi kẻ độc tài đã nắm giữ được chức vụ cao nhất thì đạo diễn bầu cử không khó, như đã thấy qua các cuộc bầu cử tổng thống tại Nga, trò hề đúng nghĩa đen

Công bằng mà nói thời kỳ ban đầu Putin nắm được quyền là do nhu cầu của người dân Nga trước một Yeltsin nát rượu, hậu cách mạng dân chủ bộc lộ sai lầm nghiêm trọng. Người dân Nga thèm khát dân chủ nhưng chưa có kinh nghiệm thực hành dân chủ, cách mạng dân chủ Nga tồn tại trong thời gian quá ngắn trước khi bị Lê nin đảo chính. Đến thời Yeltsin thì lại thực hiện tư nhân hóa bát nháo và quá vội vã, thiểu số cơ hội kiếm được những khoản lợi kếch xù trong khi phần lớn còn lại dân Nga chưa kịp thích nghi với kinh tế thị trường bị gạt ra rìa, tình hình đặc biệt bi đát với tầng lớp người cao tuổi đã quá quen với lối sống bao cấp nay phải tự kiếm ăn và không biết xoay sở thế nào, nhóm cộng sản cũ từng nắm nhiều đặc quyền đặc lợi nay mất trắng trở nên bất mãn hình thành các băng đảng cướp bóc thanh toán nhau suốt ngày đêm. Kinh tế quốc gia chưa kịp phục hồi, đã thế Yeltsin còn đưa quân vào Chechnya và thất bại bẽ bàng khiến tinh thần dân Nga ngày càng suy sụp

Đang trên đà cơn hứng khi được ngồi vào ngai vàng, cựu điệp viên KGB bí mật và lạnh lùng nổ tung tòa nhà chung cư làm 300 người Nga chết và đổ lỗi cho phiến quân Chechnya để tạo dư luận đồng thuận với kế hoạch tái đưa quân vào Chechnya. Chiến thuật của Putin rất đơn giản, tận dụng luôn kho vũ khí sẵn có khổng lồ của Liên Xô, ném bom trải thảm cùng vũ khí hóa học san bằng mặt đất Chechnya, khủng bố chết và... con tin cũng chết, chết sạch. Quan điểm dựa trên các giá trị phổ quát cho rằng hành vi tàn sát dân thường là phạm tội ác chiến tranh và diệt chủng, nhưng dân Nga từ lâu đã không còn khái niệm này, đối với họ dư chấn cú sốc Liên xô sụp đổ vẫn quá lớn trong tâm trí thì chiến thắng của Pu đã đánh thức cái gọi là niềm tự hào Nga

Lợi dụng pháp luật dân chủ sơ khai chưa hoàn thiện, thậm chí dẫm đạp lên pháp luật, Pu tổ chức tịch thu những tài sản giá trị nhất của Nga bằng cách bắt ép tư nhân phải bán rẻ như cho không và chuyển tài sản sang tay các công ty nhà nước, thực chất cũng chỉ là công ty tư nhân nhưng có cổ phần nhà nước... Và như một logic tự nhiên của bộ máy độc tài, cái gì thuộc về nhà nước thì kẻ giữ quyền lực cao nhất của nhà nước sẽ có cổ phần lớn nhất dưới nhiều hình thức ngụy trang. Cách thức chiếm đoạt kín đáo của Pu lấy lòng được đa số nghèo khổ vì giống với quốc hữu hóa thời cộng sản, giúp nhà nước có được nguồn lực thực hiện phần nào bao cấp dàn trải cho người dân Nga đang cơn đói khát chưa kịp thích nghi với thị trường. Không như Chavez của Venezuela sau này, hành động tịch thu tài sản tuy cực đoan nhưng Pu không xóa bỏ kinh tế thị trường, nó chỉ giống như cái phanh làm giảm tốc độ tư nhân hóa. Tay chơi nào hợp tác thì Pu đòi chia cổ phần và cho phép tiếp tục làm giàu, không hợp tác Pu chiếm luôn tài sản và tống vào tù, thay vì một nhóm thiểu số nhanh chóng hưởng lợi như thời Yeltsin thì thời Pu một nhóm thiểu số lớn hơn sẽ được hưởng lợi từ từ, chiếc bánh được chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn và được nhai chậm rãi hơn

Dấu hiệu tái lập một nhà nước độc tài tại Nga mở màn với chiến dịch tấn công vào hệ thống báo chí và truyền hình, bịt mồm bịt mắt dân Nga là việc đầu tiên Pu làm ngay sau khi ngồi yên vị trên ngai. Các hãng thông tấn lớn đều bị Pu tung tiền ra ép mua bằng được để trở thành hãng thông tấn có cổ phần nhà nước, nếu hãng nào cứng đầu thì với ngón nghề của tay ám sát chuyên nghiệp, Pu cài cắm hoặc ép hãng phải nhận người của mình vào làm việc để phá hoại từ bên trong, với chiến thuật cây gậy và củ cà rốt, ngay trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21 thì báo chí và truyền hình tư nhân Nga đều đã bị Pu thao túng. Đến thời internet bùng nổ, bức tường lửa được dựng lên và mọi thông tin ra thế giới bên ngoài đều phải chạy qua bộ lọc của Pu, lực lượng mật vụ và sát thủ chuyên lần theo dấu vết các phần tử đối lập để nhanh chóng vô hiệu hóa. Những nhà báo độc lập điều tra các tội ác của Pu đều lần lượt bị ám sát hoặc biến mất không để lại dấu vết, các đối thủ chính trị bị bắn chết ngay tại nơi công cộng, ngã từ ban công... hay chết vì phóng xạ, vũ khí hóa học, những cái chết đều có mẫu số chung là đang nắm giữ các bằng chứng giá trị tố cáo Pu

Với kẻ độc tài chỉ có nhà nước cai trị, nhà nước pháp quyền là kẻ thù và không được tồn tại. Luật pháp là mục tiêu quan trọng nhất của mọi lãnh đạo độc tài, phá hoại luật pháp và không tuân thủ nó, hoặc thao túng bóp méo, biến hóa luật pháp thành công cụ riêng để duy trì lợi ích cá nhân, con đường tại vị của Pu không nằm ngoài quy luật đó. Bầu cử không còn giá trị và ý nghĩa, sự thay đổi và tiến bộ của luật pháp không đến từ nhóm cai trị đặc quyền đặc lợi, mà đến từ các cuộc cách mạng. Pu hiểu rất rõ nguy cơ ngày, Maidan thành công ở Ukraine khiến Pu hoảng sợ và phải triệu tập gấp thuộc hạ, chỉ để... tái cam kết sự trung thành, luôn sử dụng lực lượng vũ trang hùng hậu đàn áp mọi cuộc biểu tình và đối lập, dù quy mô nhỏ và ôn hòa

Nước Nga không thiếu nhân tài, lịch sử đã minh chứng những Pushkin, Mendeleev, Lomonosov, Tolstoy... không chỉ là vĩ nhân phạm vi riêng nước Nga, mà còn là của toàn nhân loại nhờ những đóng góp to lớn của họ. Nga là nước rộng nhất thế giới với nhiều tài nguyên, diện tích lớn hơn cả Châu âu, thừa đủ thành lập một Châu riêng, khoa học kỹ thuật, công nghệ cũng có nền tảng rất phát triển... Với tiềm lực như vậy, người dân Nga xứng đáng hưởng mức sống cao nhất thế giới, nước Nga xứng đáng dẫn đầu thế giới trong vai trò lãnh đạo đưa loài người ngày càng tiến bộ văn minh... Nhưng mức sống người dân Nga ngày nay ra sao, nước Nga đứng thứ mấy trong bảng xếp hạng kinh tế thế giới? À thì vẫn có công nghệ nước Nga đang xếp thứ hạng cao mà các Pu ti nô rất hay đem ra khoe, công nghệ gì vậy?... Công nghệ giết người, tất nhiên luôn là câu chuyện về vũ khí rồi, độc tài chỉ sáng tạo có mỗi thế thôi. Sự tiến bộ của Nga nghèo nàn đến độ các Pu ti nô phải lấy số liệu chế biến xuất khẩu bột mỳ đứng đầu thế giới, thành thực mà nói chúng không đem lại nhiều ngoại tệ đâu, khác gì thành tích nếu Đông Lào chế biến xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhưng so giá trị với các ngành nghề khác chẳng thấm gì

Đào, xúc, hút, mút... vẫn là nguồn thu chủ yếu, kinh tế Nga vẫn kiểu chụp giật ngắn hạn và làm giàu cho tham nhũng, tội phạm. Hậu quả cuối cùng là cả thế giới phải hứng chịu ô nhiễm môi trường do các chế độ độc tài gây ra, hủy hoại môi trường, hủy hoại loài người, bởi đây là cách thức tồn tại và duy trì quyền lực của mọi kẻ độc tài. Elon Musk sẽ phóng hàng ngàn vệ tinh phục vụ internet, các nhà khoa học đã hoảng hốt vì chúng gây khó khăn cho nghiên cứu thiên văn, sẽ nguy hiểm khi du hành vào vũ trụ vì nguy cơ va chạm với vệ tinh... ô nhiễm vũ trụ quá! Nhưng không, Pu và những bạn bè độc tài mới chính là nhân tố tạo ra rác ô nhiễm vũ trụ vì anh ấy sẽ bắn tan tác các vệ tinh của Musk, hoặc những hành vi gây ô nhiễm tương đương, chắc chắn đấy
Vấn nạn chung của các xã hội hậu toàn trị/độc tài. Người dân sau nhiều năm không có tự do tư tưởng nên khả năng suy nghĩ độc lập hạn chế, thêm vào đó, sự sụp đổ của các chế độ trên thường tạo ra khoảng trống quyền lực do trước đó, các xã hội độc tài không tồn tại các tổ chức dân sự. Vì vậy nên tội phạm có tổ chức và tham nhũng là đặc thù của xã hội hậu độc tài. Sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thế hệ trước khi xã hội hoàn toàn chuyển đổi.
Trong kinh thánh có ví dụ về người Israel và con quỷ, là giống tình huống này cụ ạ.
 

Sailor

Xe tăng
Biển số
OF-198790
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
1,385
Động cơ
343,061 Mã lực
Vì công nghệ luyện thép của Pháp quá tốt và nó đã đi vào lịch sử, phù hợp hiện tại là thép của Nga, Tàu... rẻ mà
Nhìn cái cầu Long Biên là biết rồi cụ nhỉ. À, nhân đây cám ơn cụ về bài viết dài phía trên. E có chung ý kiến với cụ nhưng khó trình bày ra được vậy. Ngày xưa cũng thần tượng Liên Xô mà giờ xa lắm lắm rồi.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,459
Động cơ
22,725 Mã lực
Nhìn cái cầu Long Biên là biết rồi cụ nhỉ. À, nhân đây cám ơn cụ về bài viết dài phía trên. E có chung ý kiến với cụ nhưng khó trình bày ra được vậy. Ngày xưa cũng thần tượng Liên Xô mà giờ xa lắm lắm rồi.
hồi làm cầu long biên đúng là pháp hơn Nga về luyện thép thật. Nhưng hiện tại thì lại là chuyện khác...:P:P:P:P
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Động cơ diesel được cái rẻ, nhưng bên Tây bây giờ tư tưởng môi trường phát triển, nên chê bai động cơ này.
Các tàu Tây bây giờ chuộng cái turbine khí hoặc hỗn hợp khí diesel CODAG.
Cho nên bọn Saturn mới đầu tư phát triển turbine khí. Thậm chí có mấy cái tàu tuần tra bé tí cũng điệu đua đòi gắn turbine khí hoặc CODAG.
Nhưng nó vẫn duy trì cái turbine diesel, nhất là CODAD (diesel và diesel).
Thị trường động cơ turbine khí cho tàu bè của Nga chủ yếu do Saturn của Nga, Motor Sich của Ukraine, MTU của Đức cung cấp.
Vấn đề ở chỗ thằng Motor Sich chỉ có thị trường Nga (gồm cả nội địa Nga hoặc các nước mua vũ khí Nga).
Bây giờ ông Ukraine tự nhiên bày trò không cung cấp cho Nga, khác gì tự chặt tay mình, vì các nước phương Tây thì dùng động cơ của chính họ, chứ hơi đâu nhập động cơ Liên Xô (mà Motor Sich thừa hưởng) làm quái gì?
Mà thiết kế của họ cũng chả chạy được với động cơ này.
Ý của Ukraine là muốn dựa vào việc này để gây áp lực với Nga, để Nga nhượng bộ chính trị, ai dè Nga nó tự phát triển động cơ của riêng mình.
Ukraine đúng là mơ hão, ngay cả phương tây với bao áp lực đặt lên mà Nga còn không chịu thì Ukraine ép sao được

Một hướng đi khác của Ukraine, có thể cứu được ngành động cơ turbine khí của mình, là làm ăn với những nước mà đang chưa có công nghệ này hoặc có nhưng ở trình độ thấp, và cần mua động cơ này.
Nghĩa là nước đó làm tàu hay sản phẩm gì đó cần động cơ khí, hoặc mua tàu bè của Nga, và Ukraine có thể bán động cơ cho họ.
Nhưng cái này cũng xảy ra chuyện, đó là nước đó muốn nhân cơ hội Ukraine yếu, muốn Ukraine chuyển giao công nghệ, đổi lại cho Ukraine lượng tiền lớn, điển hình là TQ, nhưng Mỹ đã can thiệp không để cho TQ nắm được công nghệ động cơ khí của Liên Xô từ Ukraine.
Một số nước như Ba Lan thì lại vẽ ra chuyện hợp tác hàng không với Ukraine, với mục đích học lén công nghệ, nhưng Ukraine đã phát hiện được.

Một số nước khác thì đúng là mua tàu Nga, nhưng chưa chắc cần phải mua động cơ Ukraine, như VN hình như đã mua động cơ Đức rồi giao cho Nga lắp.
2 cái tàu khu trục lớp Admiral Grigorovich mà Ấn sẽ nhận của Nga năm 2024 sẽ dùng động cơ Nga, còn 2 tàu lớp này mà Ấn đã nhận của Nga năm 2016 chả rõ dùng động cơ nào.
Nhưng dù dùng động cơ nào thì căn bản bây giờ Ukraine hết thị trường, mà nội địa của Ukraine chả rõ có nhu cầu lắm không.?

Ukraine ra chiêu ngừng cung cấp cho Nga, nhiều khả năng là do phương Tây xui. Vì thực tế phương tây cũng không thích những ngành kiểu này của Ukraine tồn tại. Đây cũng là đặc điểm của phương Tây, khi vào nước nào thì họ tìm cách triệt phá những ngành sản xuất, nhất là những ngành có tính chiến lược. Triệt phá đây hiểu theo nghĩa là xóa sổ, hoặc tồn tại dưới dạng rỗng ruột, chỉ có cái vỏ, ruột là của họ.
 

thangmh

Xe tăng
Biển số
OF-83424
Ngày cấp bằng
21/1/11
Số km
1,350
Động cơ
283,362 Mã lực
Còn có 1 nghệ sĩ piano là Vladimir Horowitz sinh ra ở Kiev (lúc đó thuộc đế quốc Nga Russian Empire), học tập, biểu diễn ở Nga, ròi sag Mỹ, đuợc coi là 1 trong những nghệ sĩ piano xuat sắc nhất mọi thời dại
Cụ kể về cụ Horowitz mà quên kể về nhà soạn nhạc Rachmaninoff cũng di cư sang Mỹ từ trước ww2. Bản prelude 23 của Rach do Gilel (người Ukraina) chơi được phát trong bản tổng động viên cuộc chiến vệ quốc. Lúc đó cụ Ra-khơ-ma-nhi-nốp đương ở Mỹ :D . Nga còn cụ Shostakovich là một trong mấy nhà soạn nhạc lớn nhất tk 20 .
 

Voi đi bộ

Xe buýt
Biển số
OF-735317
Ngày cấp bằng
8/7/20
Số km
776
Động cơ
75,023 Mã lực
Tuổi
36
Em chỉ thắc mắc là động cơ hơi nước thì làm sao nó đủ công suất gánh cho cái tầu hàng chục nghìn tấn thôi.
Động cơ hơi nước ở đây là dùng nhiệt năng toả ra của phản ứng phân hạch để đun sôi nước rồi hơi nước chạy qua turbine làm cho tàu chạy hoặc dùng để phát điện.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Hãy để mafia Nga đánh giá ô tô nào công nghệ cao nhé, trong clip có cả hình ảnh xe Nga sản xuất... tất nhiên chúng là công nghệ thấp
Xem clip mà không hiểu à, xe ma phơ toàn xe phương Tây, lao đi trên con đường theo chiều của mình.
Ở chiều ngược lại là những xe nội địa thông thường.
Nghĩa là công nghệ cao phương Tây chỉ để bảo vệ ma phơ khỏi dính mìn, dính đạn khi đi cướp.
Công nghệ Soviet đủ cho người thường ở Nga.
Thật là não trạng nú Tây.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Động cơ hơi nước ở đây là dùng nhiệt năng toả ra của phản ứng phân hạch để đun sôi nước rồi hơi nước chạy qua turbine làm cho tàu chạy hoặc dùng để phát điện.
Động cơ hơi nước khắp nơi, các nhà máy nhiệt điện (hạt nhân, than, dầu, khí chu trình hỗn hợp) là động cơ hơi nước. Nhiệt năng thành cơ năng (quay máy phát điện) qua trung gian hơi nước. Nhiều máy quay khác nhờ hơi nước (boilers).

Iron Man e còn phải bái phục James Watt dài dài :P
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Động cơ diesel được cái rẻ, nhưng bên Tây bây giờ tư tưởng môi trường phát triển, nên chê bai động cơ này.
Các tàu Tây bây giờ chuộng cái turbine khí hoặc hỗn hợp khí diesel CODAG.
Cho nên bọn Saturn mới đầu tư phát triển turbine khí. Thậm chí có mấy cái tàu tuần tra bé tí cũng điệu đua đòi gắn turbine khí hoặc CODAG.
Nhưng nó vẫn duy trì cái turbine diesel, nhất là CODAD (diesel và diesel).
Thị trường động cơ turbine khí cho tàu bè của Nga chủ yếu do Saturn của Nga, Motor Sich của Ukraine, MTU của Đức cung cấp.
Vấn đề ở chỗ thằng Motor Sich chỉ có thị trường Nga (gồm cả nội địa Nga hoặc các nước mua vũ khí Nga).
Bây giờ ông Ukraine tự nhiên bày trò không cung cấp cho Nga, khác gì tự chặt tay mình, vì các nước phương Tây thì dùng động cơ của chính họ, chứ hơi đâu nhập động cơ Liên Xô (mà Motor Sich thừa hưởng) làm quái gì?
Mà thiết kế của họ cũng chả chạy được với động cơ này.
Ý của Ukraine là muốn dựa vào việc này để gây áp lực với Nga, để Nga nhượng bộ chính trị, ai dè Nga nó tự phát triển động cơ của riêng mình.
Ukraine đúng là mơ hão, ngay cả phương tây với bao áp lực đặt lên mà Nga còn không chịu thì Ukraine ép sao được

Một hướng đi khác của Ukraine, có thể cứu được ngành động cơ turbine khí của mình, là làm ăn với những nước mà đang chưa có công nghệ này hoặc có nhưng ở trình độ thấp, và cần mua động cơ này.
Nghĩa là nước đó làm tàu hay sản phẩm gì đó cần động cơ khí, hoặc mua tàu bè của Nga, và Ukraine có thể bán động cơ cho họ.
Nhưng cái này cũng xảy ra chuyện, đó là nước đó muốn nhân cơ hội Ukraine yếu, muốn Ukraine chuyển giao công nghệ, đổi lại cho Ukraine lượng tiền lớn, điển hình là TQ, nhưng Mỹ đã can thiệp không để cho TQ nắm được công nghệ động cơ khí của Liên Xô từ Ukraine.
Một số nước như Ba Lan thì lại vẽ ra chuyện hợp tác hàng không với Ukraine, với mục đích học lén công nghệ, nhưng Ukraine đã phát hiện được.

Một số nước khác thì đúng là mua tàu Nga, nhưng chưa chắc cần phải mua động cơ Ukraine, như VN hình như đã mua động cơ Đức rồi giao cho Nga lắp.
2 cái tàu khu trục lớp Admiral Grigorovich mà Ấn sẽ nhận của Nga năm 2024 sẽ dùng động cơ Nga, còn 2 tàu lớp này mà Ấn đã nhận của Nga năm 2016 chả rõ dùng động cơ nào.
Nhưng dù dùng động cơ nào thì căn bản bây giờ Ukraine hết thị trường, mà nội địa của Ukraine chả rõ có nhu cầu lắm không.?

Ukraine ra chiêu ngừng cung cấp cho Nga, nhiều khả năng là do phương Tây xui. Vì thực tế phương tây cũng không thích những ngành kiểu này của Ukraine tồn tại. Đây cũng là đặc điểm của phương Tây, khi vào nước nào thì họ tìm cách triệt phá những ngành sản xuất, nhất là những ngành có tính chiến lược. Triệt phá đây hiểu theo nghĩa là xóa sổ, hoặc tồn tại dưới dạng rỗng ruột, chỉ có cái vỏ, ruột là của họ.
Tuần tra dùng khí hoặc CODAG để tăng tốc đuổi, chặn. À Cụ chắc đang ở Ukraina, rất chi tiết về ngành động cơ của họ
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Tôi đã nói về mình từ nhiều trang trước rồi đó, tôi sinh ra và lớn lên là dân Tây học, sống ở Tây lâu lắm lắm rồi, không biết 1 chữ tiếng Nga hay Ukraine nào, và hôm trước có chú nào đưa lên chủ đề về những bộ phim Nga kinh điển, được cả giải liên hoan phim Cannes hay Oscar cho phim tiếng nước ngoài, tôi lướt qua danh sách thì hình như mình chưa xem phim nào trong đó cả, nhiều phim còn chưa nghe bao giờ.
Tuần tra dùng khí hoặc CODAG để tăng tốc đuổi, chặn. À Cụ chắc đang ở Ukraina, rất chi tiết về ngành động cơ của họ
Tầu sân bay Mẽo 100.000 T vẫn dùng động cơ hơi nước đấy thôi.
Mỹ thì tàu sân bay, tàu ngầm giờ toàn là động cơ hạt nhân hết. Chỉ có Nga thì dùng động cơ hạt nhân cho tàu phá băng và 1 số tàu ngầm, còn lại là động cơ diesel cho tàu ngầm.
Cũng vì động cơ CODAG hoặc khí (gas turbine) lợi ở khoản tăng tốc nhanh, nên 1 số tàu nào cần cơ động cao thì nên dùng, lại được cớ bảo vệ môi trường.

Theo đúng mốt thời đại, Nga hạ thủy tàu thủy chở khách dùng động cơ LNG (khí hóa lỏng) nhé.

Nga hạ thủy tàu chở khách chạy bằng LNG đầu tiên
Nhà máy đóng tàu Zelenodolsk mang tên A.M Gorky (Tatarstan) vừa hạ thủy tàu chở khách chạy bằng nhiên liệu khí hóa lỏng (LNG) đầu tiên tại Nga mang tên "Chaika-LNG".
"Chaika-LNG" được thiết kế và chế tạo theo đơn đặt hàng vào tháng 2/2020. Tàu có chiều dài 58,8 m, rộng 10,8 m, mức giãn nước 1,2 m; tốc độ tàu khoảng 18 km/h; phạm vi hoạt động 400 km; sức chứa tối đa 176 hành khách. Tàu được trang bị hai bể nhiên liệu LNG với dung tích 6,7 m3/bể. Nguồn LNG được cung cấp bởi Công ty khí động cơ Gazprom (Gazprom Gas Vehicle Fuel).

Theo kế hoạch, "Chaika LNG" sẽ thực hiện các chuyến chở khách tham quan trên các tuyến đường thủy nội địa. Tổng giám đốc nhà máy Zelenodolsk cho biết, Chính phủ Tatarstan có kế hoạch đóng ít nhất 20 tàu chở khách chạy bằng LNG và xây dựng một nhà máy sản xuất LNG tại địa phương. Gazprom cũng đang lên kế hoạch xây dựng 2 nhà máy hóa lỏng khí và các trạm tiếp nhiên liệu cho các phương tiện sử dụng động cơ khí (GMT) ngày càng tăng tại Tatarstan.



Đây là các tin cũ hơn


 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Đúng rồi, Nga cũng mạnh trong AI, do thế mạnh về toán, computer science. AI có nhiều chuyên ngành, mà Nga rất nổi ở khoản nhận diện mặt, thậm chí nhân ra kể cả đeo khăn che mặt. Công nghệ FindFace của bọn Ntech Lab Ltd được sử dụng ở Nga tại WC 2018 cho vấn đề an ninh, và ngày nay đang lắp ở thành phố Moscow phục vụ cho an ninh và giám sát dịch. Thuật toán của bọn này đã giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế cao nhất ở Mỹ.
Ntech Lap về nhận diện khuôn mặt nó đang đi đầu, công nghệ cũng không rẻ. Ngoài ra đến nay có thằng Rosatom của Nga và GE của Mỹ là những công ty cung cấp nhà máy điện hạt nhân kiểu chìa khoá trao tay, một mảng khó nhằn mà Siemens đã rút lui.
Quên mất, lần trước không kịp nói kỹ hơn về ngành AI. Chính sách của nước Nga, thời Putin lên nắm quyền từ những năm 2000, đó là lấy tiền lãi từ ngành dầu mỏ, khí đốt, thời đó giá dầu rất cao, để đầu tư vào các ngành công nghệ cao, thông qua việc giảm thuế cho những ngành công nghệ này và tăng thuế ngành dầu mỏ. Nhược điểm của biện pháp này là làm cho ngân sách của Nga bị lệ thuộc nặng vào dầu (thời đó là 50%, bây giờ là 38% theo báo tài chính Nhật Nikkei), nhưng cũng nhờ đó mà ngành công nghệ cao nói chung, và ngành AI nói riêng của Nga phát triển nhanh.
Ngoài trợ giúp đầu vào, còn trợ giúp đầu ra cho các ngành công nghệ này.

Một sắc lệnh của chính phủ vào tháng 6/2013, đã đưa ra 1 roadmap tạo thuận lợi cho các hãng Tin học Nga cung cấp phần mềm cho các chương trình nhà nước và các công ty của nhà nước như Gazprom, Rosneft, Russian Railways, Rosatom, và Transneft. Những công ty này tăng cường và sử dụng các giải pháp công nghê Tin học nội địa trong các hoạt động của mình. Sau những thành tựu ban đầu, thì sắc lệnh mới năm 2015 tiếp tục nhân mạnh vào việc này và các công ty chính phủ tăng cường gấp đôi việc sử dụng các sản phẩm nội địa, và đến năm 2018 thì tăng gấp 4.

Đây chính là 1 biện pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes. Bạn nào học kinh tế chắc chắn không thể không biết đến quy luật "bàn tay vô hình" của Adam Smith và "Hai bàn tay" của Keynes. Sau khủng hoảng kinh tế đầu thế kỷ 20, thì hầu như các nước đều dùng biện pháp của Keynes. Với những nước như Mỹ hiện nay thì biện pháp này không được áp dụng lộ liễu, mà được áp dụng kín kẽ hơn, thông qua các chương trình mua sắm quốc gia, qua các đơn hàng cho các hãng quốc phòng, etc. Nhưng các nước phương tây luôn không thích các nước khác dùng biện pháp Keynes, dĩ nhiên, vì các hãng của họ cần thâm nhập thị trường nước đó. Nhược điểm của biện pháp Keynes là dễ gây tham nhũng. Vì thế đã áp dụng biện pháp Keynes, là phải chấp nhận cả nhược điểm của nó, nhưng hiệu quả đem lại phải làm sao nhiều hơn nhược điểm.

Công ty NTech Lab cũng là 1 trong những công ty được hưởng lợi từ các chính sách này của Nga. Thuật toán nhận dạng khuôn mặt không chỉ giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế, mà còn được chính phủ Nga mở cửa thị trường, áp dụng vào công tác an ninh tại World Cup 2018 và nước Nga ngày nay.
Ngoài NTech Lab ra, còn nhiều công ty Tin học tên tuổi khác như Yandex (bọn này k chỉ là tin học mà còn tham gia vào cả xe tự lái như mấy post trước đã đăng), Kaspersky Lab, Acronis (chuyên về sao lưu hệ thống) Mail.Ru (hình như bọn này cũng làm search engine chứ k chỉ Yandex), mạng xã hội VK, Odnoklassniki, etc.
nhưng ở đây tôi muốn nói nhiều đến AI.
Trong lĩnh vực AI, ngoài NTech Lab ra, còn có ABBYY, chuyên về nhận dạng text quang học, hệ thống FineReader OCR của họ rất nổi tiếng, ngoài ra còn có từ điển Lingvo, các phần mềm dịch thuật thông minh. Khách hàng của họ có những tên tuổi lớn như Fujitsu, Panasonic, Xerox, Samsung. Phiên bản 12 của phần mềm OCR của họ đã nhận được "Excellent" rating của PC Magazine.

Một công ty AI khác cũng rất nổi tiếng của Nga ngố là Cognitive Technologies, chuyên về các công nghệ Cognitive, ví dụ nhận dạng text, nhận dạng tài liệu thông minh, các công nghệ về Computer Vision. Hiện công nghệ này đang dùng cho dự án xe tự lái của KAMAZ, khác với xe tự lái của Yandex đã được đăng nhằm vào thị trường Taxi, nhưng như các bạn thấy, công nghệ của Nga hướng đến việc xây dựng thuật toán để chiếc xe tự nhận diện được tình huống phố phường đi lại thực tế, giống như con người khi đi lại, chứ không chỉ chăm chăm vào việc xây dựng lại cả thành phô với cơ sở hạ tầng phù hợp như phương tây.
Hãng này cũng phát triển công nghệ Advanced driver-assistance systems trợ giúp cho các lái xe, và đặc biệt đang phát triển máy cày và máy gặt tự động không người lái trong nông nghiệp (lần trước tôi đã đăng video, các máy này đang được đẩy mạnh sử dụng thử nghiệm trong thực tế).
Thị trường, khách hàng, đối tác của hãng này chủ yếu ở Đông Âu và những tên tuổi lớn của Tin học như HP, Oracle, NVIDIA

Acronis, hãng này có nhiều khách hàng tên tuổi như Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer. Nhưng hãng này chuyên về sao lưu hệ thống hơn là AI, dù có sử dụng AI.

Còn có nhiều các công ty Tin học chuyên về AI ở Nga. Đặc điểm của các công ty này là không quá lớn (rất giống nhiều nước Tây Âu) nhưng hàm lượng chất xám và sản phẩm có chất lượng rất cao, khách hàng và đối tác phần lớn là các công ty tên tuổi trên thế giới, có điều nó không phải dạng sản phẩm bán trực tiếp cho người dùng cuối, nên không phải ai cũng biết.
Ngay cả Kaspersky thì sản phẩm bán cho user cuối cũng chỉ là 1 trong những hoạt động của họ

Nga là 1 trong số rất ít nước có đầy đủ các thứ cần thiết trong software stack của mình, ít lệ thuộc vào Mỹ như Tây Âu. Báo Financial Times hay Wall Street Journal (k nhớ rõ) hồi cách đây 2 năm đã có viết về hiện tượng này, đặc biệt viết về gã khổng lồ công nghệ Yandex của Nga, vai trò như Google của Mỹ.
Nga không làm giống TQ là cấm các mạng xã hội, chia sẻ video trực tuyến, search engine, etc. của Mỹ, mà chấp nhận họ vào để cạnh tranh. Đối với tôi, đây là 1 điều mà nhà nước Nga yếu hơn TQ. Nếu đủ mạnh thì nên làm như TQ
 
Chỉnh sửa cuối:

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
519
Động cơ
368,611 Mã lực
Quên mất, lần trước không kịp nói kỹ hơn về ngành AI. Chính sách của nước Nga, thời Putin lên nắm quyền từ những năm 2000, đó là lấy tiền lãi từ ngành dầu mỏ, khí đốt, thời đó giá dầu rất cao, để đầu tư vào các ngành công nghệ cao, thông qua việc giảm thuế cho những ngành công nghệ này và tăng thuế ngành dầu mỏ. Nhược điểm của biện pháp này là làm cho ngân sách của Nga bị lệ thuộc nặng vào dầu (thời đó là 50%, bây giờ là 38% theo báo tài chính Nhật Nikkei), nhưng cũng nhờ đó mà ngành công nghệ cao nói chung, và ngành AI nói riêng của Nga phát triển nhanh.
Ngoài trợ giúp đầu vào, còn trợ giúp đầu ra cho các ngành công nghệ này.

Một sắc lệnh của chính phủ vào tháng 6/2013, đã đưa ra 1 roadmap tạo thuận lợi cho các hãng Tin học Nga cung cấp phần mềm cho các chương trình nhà nước và các công ty của nhà nước như Gazprom, Rosneft, Russian Railways, Rosatom, và Transneft. Những công ty này tăng cường và sử dụng các giải pháp công nghê Tin học nội địa trong các hoạt động của mình. Sau những thành tựu ban đầu, thì sắc lệnh mới năm 2015 tiếp tục nhân mạnh vào việc này và các công ty chính phủ tăng cường gấp đôi việc sử dụng các sản phẩm nội địa, và đến năm 2018 thì tăng gấp 4.

Đây chính là 1 biện pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes. Bạn nào học kinh tế chắc chắn không thể không biết đến quy luật "bàn tay vô hình" của Adam Smith và "Hai bàn tay" của Keynes. Sau khủng hoảng kinh tế đầu thế kỷ 20, thì hầu như các nước đều dùng biện pháp của Keynes. Với những nước như Mỹ hiện nay thì biện pháp này không được áp dụng lộ liễu, mà được áp dụng kín kẽ hơn, thông qua các chương trình mua sắm quốc gia, qua các đơn hàng cho các hãng quốc phòng, etc. Nhưng các nước phương tây luôn không thích các nước khác dùng biện pháp Keynes, dĩ nhiên, vì các hãng của họ cần thâm nhập thị trường nước đó. Nhược điểm của biện pháp Keynes là dễ gây tham nhũng. Vì thế đã áp dụng biện pháp Keynes, là phải chấp nhận cả nhược điểm của nó, nhưng hiệu quả đem lại phải làm sao nhiều hơn nhược điểm.

Công ty NTech Lab cũng là 1 trong những công ty được hưởng lợi từ các chính sách này của Nga. Thuật toán nhận dạng khuôn mặt không chỉ giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế, mà còn được chính phủ Nga mở cửa thị trường, áp dụng vào công tác an ninh tại World Cup 2018 và nước Nga ngày nay.
Ngoài NTech Lab ra, còn nhiều công ty Tin học tên tuổi khác như Yandex (bọn này k chỉ là tin học mà còn tham gia vào cả xe tự lái như mấy post trước đã đăng), Kaspersky Lab, Acronis (chuyên về sao lưu hệ thống) Mail.Ru (hình như bọn này cũng làm search engine chứ k chỉ Yandex), mạng xã hội VK, Odnoklassniki, etc.
nhưng ở đây tôi muốn nói nhiều đến AI.
Trong lĩnh vực AI, ngoài NTech Lab ra, còn có ABBYY, chuyên về nhận dạng text quang học, hệ thống FineReader OCR của họ rất nổi tiếng, ngoài ra còn có từ điển Lingvo, các phần mềm dịch thuật thông minh. Khách hàng của họ có những tên tuổi lớn như Fujitsu, Panasonic, Xerox, Samsung. Phiên bản 12 của phần mềm OCR của họ đã nhận được "Excellent" rating của PC Magazine.

Một công ty AI khác cũng rất nổi tiếng của Nga ngố là Cognitive Technologies, chuyên về các công nghệ Cognitive, ví dụ nhận dạng text, nhận dạng tài liệu thông minh, các công nghệ về Computer Vision. Hiện công nghệ này đang dùng cho dự án xe tự lái của KAMAZ, khác với xe tự lái của Yandex đã được đăng nhằm vào thị trường Taxi, nhưng như các bạn thấy, công nghệ của Nga hướng đến việc xây dựng thuật toán để chiếc xe tự nhận diện được tình huống phố phường đi lại thực tế, giống như con người khi đi lại, chứ không chỉ chăm chăm vào việc xây dựng lại cả thành phô với cơ sở hạ tầng phù hợp như phương tây.
Hãng này cũng phát triển công nghệ Advanced driver-assistance systems trợ giúp cho các lái xe, và đặc biệt đang phát triển máy cày và máy gặt tự động không người lái trong nông nghiệp (lần trước tôi đã đăng video, các máy này đang được đẩy mạnh sử dụng thử nghiệm trong thực tế).
Thị trường, khách hàng, đối tác của hãng này chủ yếu ở Đông Âu và những tên tuổi lớn của Tin học như HP, Oracle, NVIDIA

Acronis, hãng này có nhiều khách hàng tên tuổi như Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer. Nhưng hãng này chuyên về sao lưu hệ thống hơn là AI, dù có sử dụng AI.

Còn có nhiều các công ty Tin học chuyên về AI ở Nga. Đặc điểm của các công ty này là không quá lớn (rất giống nhiều nước Tây Âu) nhưng hàm lượng chất xám và sản phẩm có chất lượng rất cao, khách hàng và đối tác phần lớn là các công ty tên tuổi trên thế giới, có điều nó không phải dạng sản phẩm bán trực tiếp cho người dùng cuối, nên không phải ai cũng biết.
Ngay cả Kaspersky thì sản phẩm bán cho user cuối cũng chỉ là 1 trong những hoạt động của họ

Nga là 1 trong số rất ít nước có đầy đủ các thứ cần thiết trong software stack của mình, ít lệ thuộc vào Mỹ như Tây Âu. Báo Financial Times hay Wall Street Journal (k nhớ rõ) hồi cách đây 2 năm đã có viết về hiện tượng này, đặc biệt viết về gã khổng lồ công nghệ Yandex của Nga, vai trò như Google của Mỹ.
Nga không làm giống TQ là cấm các mạng xã hội, chia sẻ video trực tuyến, search engine, etc. của Mỹ, mà chấp nhận họ vào để cạnh tranh. Đối với tôi, đây là 1 điều mà nhà nước Nga yếu hơn TQ. Nếu đủ mạnh thì nên làm như TQ
Nói đến Yandex thì nó là bao gồm cả một hệ sinh thái đi kèm, rất nhiều cái tiện dụng: taxi, bản đồ, thương mại điện tử, ví điện tử, giao đồ ăn nhanh v.v...
Đây là ví dụ một trong những cái tiện dụng ở bản đồ, có thể xem trực tiếp lộ trình của các phương tiện công cộng theo giời gian thực xung quanh mình. Để căn thời gian ra bến đỗ chính xác, không phải mất công đứng chờ.
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Để thư giãn, post cái video robot chơi cờ của Nga và Đức đấu nhau. Hình như tôi đã post cái này vào 1 topic nào khác rồi, không rõ ở diễn đàn này hay diễn đàn nào khác. Thôi cứ post đã, bác nào xem rồi thì cứ ignore, he he
Đây là ván cờ giữa 2 robot của Nga và Đức. Hai nưóc Nga Đức hay tổ chức các cuộc chơi cờ giữa robot của 2 nước, và tham gia giải thế giới Robot Chess. Cả Nga và Đức cũng là những cường quốc cờ vua thế giới, nhất là Nga.
Hai con robot Chesska (Nga) và Kuka (Đức) cũng là kỳ phùng địch thủ của nhau ở giải cờ robot thế giới. Con Chesska đã giành chức vô địch

Germany (Red Robot) - Russia (White Robot)


ROBOT (Germany) - ROBOT (Russia) Game 3

ROBOT (Russia) - ROBOT (Germany) Game 4

Quả này ấn tượng, con robot Nga đánh cờ cùng lúc với 3 kiện tướng
ROBOT (Russia) - GM Antipov GM Oparin and IM Gurvich
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngo Rung

Xe cút kít
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
16,982
Động cơ
473,915 Mã lực
Em chỉ thắc mắc là động cơ hơi nước thì làm sao nó đủ công suất gánh cho cái tầu hàng chục nghìn tấn thôi.
Lão hiểu đơn giản là hột le chỉ là cái lò sinh nhiệt thôi. Như lò củi ấy, thay vì củi thì người ta dung Uranium, Plutonium...... Vậy thôi. Còn sinh động lực là hơi nước :D
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,881
Động cơ
493,353 Mã lực
Lão hiểu đơn giản là hột le chỉ là cái lò sinh nhiệt thôi. Như lò củi ấy, thay vì củi thì người ta dung Uranium, Plutonium...... Vậy thôi. Còn sinh động lực là hơi nước :D
Sao Nga đưa được lò hạt nhân vào tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu phá băng mà nó không đưa vào tàu sân bay cụ nhỉ? Hay nó vướng thỏa thuận với Thổ để tàu đó được vào Địa Trung Hải?
Về công nghệ cháu nghĩ kể cả động cơ hơi nước công suất lớn họ cũng nắm được từ thời LX về mặt lý thuyết hết, có điều không có hạ tầng sản xuất nên đi mua vẫn rẻ hơn, chừng nào không mua được thì sẽ tự làm vậy. Tương tự như với máy bay vận tải cỡ lớn. Vấn đề của Nga là không (chưa) làm được tuốc bin khí công suất lớn cho nhà máy điện thì nay đã được Siemens chuyển giao công nghệ rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top