[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,711
Động cơ
473,646 Mã lực
Sao Nga đưa được lò hạt nhân vào tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu phá băng mà nó không đưa vào tàu sân bay cụ nhỉ? Hay nó vướng thỏa thuận với Thổ để tàu đó được vào Địa Trung Hải?
Về công nghệ cháu nghĩ kể cả động cơ hơi nước công suất lớn họ cũng nắm được từ thời LX về mặt lý thuyết hết, có điều không có hạ tầng sản xuất nên đi mua vẫn rẻ hơn, chừng nào không mua được thì sẽ tự làm vậy. Tương tự như với máy bay vận tải cỡ lớn. Vấn đề của Nga là không (chưa) làm được tuốc bin khí công suất lớn cho nhà máy điện thì nay đã được Siemens chuyển giao công nghệ rồi.
Nó là do học thuyết QS của LX từ xưa thôi cụ. Quan điểm là cái TSB là mục tiêu nhớn, dễ bị hạ nên chơi hột le không an toàn :D
 

dvhung243

Xe điện
Biển số
OF-12117
Ngày cấp bằng
15/12/07
Số km
2,530
Động cơ
766,899 Mã lực
Nơi ở
Ba đình - Hà nội
Quên mất, lần trước không kịp nói kỹ hơn về ngành AI. Chính sách của nước Nga, thời Putin lên nắm quyền từ những năm 2000, đó là lấy tiền lãi từ ngành dầu mỏ, khí đốt, thời đó giá dầu rất cao, để đầu tư vào các ngành công nghệ cao, thông qua việc giảm thuế cho những ngành công nghệ này và tăng thuế ngành dầu mỏ. Nhược điểm của biện pháp này là làm cho ngân sách của Nga bị lệ thuộc nặng vào dầu (thời đó là 50%, bây giờ là 38% theo báo tài chính Nhật Nikkei), nhưng cũng nhờ đó mà ngành công nghệ cao nói chung, và ngành AI nói riêng của Nga phát triển nhanh.
Ngoài trợ giúp đầu vào, còn trợ giúp đầu ra cho các ngành công nghệ này.

Một sắc lệnh của chính phủ vào tháng 6/2013, đã đưa ra 1 roadmap tạo thuận lợi cho các hãng Tin học Nga cung cấp phần mềm cho các chương trình nhà nước và các công ty của nhà nước như Gazprom, Rosneft, Russian Railways, Rosatom, và Transneft. Những công ty này tăng cường và sử dụng các giải pháp công nghê Tin học nội địa trong các hoạt động của mình. Sau những thành tựu ban đầu, thì sắc lệnh mới năm 2015 tiếp tục nhân mạnh vào việc này và các công ty chính phủ tăng cường gấp đôi việc sử dụng các sản phẩm nội địa, và đến năm 2018 thì tăng gấp 4.

Đây chính là 1 biện pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes. Bạn nào học kinh tế chắc chắn không thể không biết đến quy luật "bàn tay vô hình" của Adam Smith và "Hai bàn tay" của Keynes. Sau khủng hoảng kinh tế đầu thế kỷ 20, thì hầu như các nước đều dùng biện pháp của Keynes. Với những nước như Mỹ hiện nay thì biện pháp này không được áp dụng lộ liễu, mà được áp dụng kín kẽ hơn, thông qua các chương trình mua sắm quốc gia, qua các đơn hàng cho các hãng quốc phòng, etc. Nhưng các nước phương tây luôn không thích các nước khác dùng biện pháp Keynes, dĩ nhiên, vì các hãng của họ cần thâm nhập thị trường nước đó. Nhược điểm của biện pháp Keynes là dễ gây tham nhũng. Vì thế đã áp dụng biện pháp Keynes, là phải chấp nhận cả nhược điểm của nó, nhưng hiệu quả đem lại phải làm sao nhiều hơn nhược điểm.

Công ty NTech Lab cũng là 1 trong những công ty được hưởng lợi từ các chính sách này của Nga. Thuật toán nhận dạng khuôn mặt không chỉ giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế, mà còn được chính phủ Nga mở cửa thị trường, áp dụng vào công tác an ninh tại World Cup 2018 và nước Nga ngày nay.
Ngoài NTech Lab ra, còn nhiều công ty Tin học tên tuổi khác như Yandex (bọn này k chỉ là tin học mà còn tham gia vào cả xe tự lái như mấy post trước đã đăng), Kaspersky Lab, Acronis (chuyên về sao lưu hệ thống) Mail.Ru (hình như bọn này cũng làm search engine chứ k chỉ Yandex), mạng xã hội VK, Odnoklassniki, etc.
nhưng ở đây tôi muốn nói nhiều đến AI.
Trong lĩnh vực AI, ngoài NTech Lab ra, còn có ABBYY, chuyên về nhận dạng text quang học, hệ thống FineReader OCR của họ rất nổi tiếng, ngoài ra còn có từ điển Lingvo, các phần mềm dịch thuật thông minh. Khách hàng của họ có những tên tuổi lớn như Fujitsu, Panasonic, Xerox, Samsung. Phiên bản 12 của phần mềm OCR của họ đã nhận được "Excellent" rating của PC Magazine.

Một công ty AI khác cũng rất nổi tiếng của Nga ngố là Cognitive Technologies, chuyên về các công nghệ Cognitive, ví dụ nhận dạng text, nhận dạng tài liệu thông minh, các công nghệ về Computer Vision. Hiện công nghệ này đang dùng cho dự án xe tự lái của KAMAZ, khác với xe tự lái của Yandex đã được đăng nhằm vào thị trường Taxi, nhưng như các bạn thấy, công nghệ của Nga hướng đến việc xây dựng thuật toán để chiếc xe tự nhận diện được tình huống phố phường đi lại thực tế, giống như con người khi đi lại, chứ không chỉ chăm chăm vào việc xây dựng lại cả thành phô với cơ sở hạ tầng phù hợp như phương tây.
Hãng này cũng phát triển công nghệ Advanced driver-assistance systems trợ giúp cho các lái xe, và đặc biệt đang phát triển máy cày và máy gặt tự động không người lái trong nông nghiệp (lần trước tôi đã đăng video, các máy này đang được đẩy mạnh sử dụng thử nghiệm trong thực tế).
Thị trường, khách hàng, đối tác của hãng này chủ yếu ở Đông Âu và những tên tuổi lớn của Tin học như HP, Oracle, NVIDIA

Acronis, hãng này có nhiều khách hàng tên tuổi như Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer. Nhưng hãng này chuyên về sao lưu hệ thống hơn là AI, dù có sử dụng AI.

Còn có nhiều các công ty Tin học chuyên về AI ở Nga. Đặc điểm của các công ty này là không quá lớn (rất giống nhiều nước Tây Âu) nhưng hàm lượng chất xám và sản phẩm có chất lượng rất cao, khách hàng và đối tác phần lớn là các công ty tên tuổi trên thế giới, có điều nó không phải dạng sản phẩm bán trực tiếp cho người dùng cuối, nên không phải ai cũng biết.
Ngay cả Kaspersky thì sản phẩm bán cho user cuối cũng chỉ là 1 trong những hoạt động của họ

Nga là 1 trong số rất ít nước có đầy đủ các thứ cần thiết trong software stack của mình, ít lệ thuộc vào Mỹ như Tây Âu. Báo Financial Times hay Wall Street Journal (k nhớ rõ) hồi cách đây 2 năm đã có viết về hiện tượng này, đặc biệt viết về gã khổng lồ công nghệ Yandex của Nga, vai trò như Google của Mỹ.
Nga không làm giống TQ là cấm các mạng xã hội, chia sẻ video trực tuyến, search engine, etc. của Mỹ, mà chấp nhận họ vào để cạnh tranh. Đối với tôi, đây là 1 điều mà nhà nước Nga yếu hơn TQ. Nếu đủ mạnh thì nên làm như TQ
Cảm ơn bác đã cung cấp những thông tin bổ ích trên

Chắc Bác chuyên về kỹ thuật nên phân tích có cơ sở , lập luận rõ ràng , đâu ra đấy . Em 9 điểm 3 môn nên chỉ biết há mồm ra nghe thôi
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,513
Động cơ
493,387 Mã lực
Nó là do học thuyết QS của LX từ xưa thôi cụ. Quan điểm là cái TSB là mục tiêu nhớn, dễ bị hạ nên chơi hột le không an toàn :D
Cảm ơn cụ đã khai sáng, đúng là Nga có tư duy tác chiến độc lập, trong khi một cụm tác chiến TSB Mỹ có chiều sâu phòng thủ lên tới 1500km với nhiều lớp, nhưng bán kính tác chiến cường kích hiệu quả chỉ 600-800km nên TSB không có khả năng răn đe với các cường quốc vì nó phải mò vào gần bờ biển khoảng 600km, làm mồi ngon cho các tổ hợp phòng thủ bờ biển mạnh
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Bác hơi nhầm một tẹo.
Hàn mạnh động cơ Điezel cỡ lớn cho tầu thủy dân sự. Căn bản nó là trung tâm đóng tầu dân sự của thế giới rồi.
Với tầu chiến. Cỡ nhỏ đến trung bình 4000 T đổ lại. Người ta thường sử dụng động cơ kết hợp Diezel + turbin khí Codag.
Cỡ lớn hơn 7000T trở lên phương Tây chơi Turbin khí không. Nga thêm động cơ hơi nước cổ lỗ.
Nga đang tự làm động cơ turbin khí cỡ lớn cho tầu. Mới làm được vài mẫu thời LX xưa do U cà làm.
Các tầu to hẳn của Nga dùng động cơ hơi nước chạy dầu hoặc hơi nước chạy nguyên tử. Dù sao hiện nay Nga cũng chưa đóng tầu chiến cỡ lớn.
Đang xem lớp tầu 7000T của Nga có từ trên giấy thành hiện thực ko. Tầu này chắc chạy động cơ turbin khí mới phát triển.
Em quan tâm tới liệu Nga có hiện thực hóa công nghệ động lực điện xì tin vào hay ko thôi.
Đông cơ turbin hơi nước có ưu điểm nhỏ gọn, êm nên vẫn dùng nhiều.
Phương Tây dùng turbin ga vì nó êm và đảm bảo bắt kịp tàu sân bay.
Động cơ kết hợp diesel + gas chỉ dùng cho nước nghèo hoặc mấy loại quanh ven bờ vì nó tuy tiết kiệm nhiên liệu nhưng ầm ĩ.
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
986
Động cơ
83,407 Mã lực
Tuổi
63
Sao Nga đưa được lò hạt nhân vào tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu phá băng mà nó không đưa vào tàu sân bay cụ nhỉ? Hay nó vướng thỏa thuận với Thổ để tàu đó được vào Địa Trung Hải?
Về công nghệ cháu nghĩ kể cả động cơ hơi nước công suất lớn họ cũng nắm được từ thời LX về mặt lý thuyết hết, có điều không có hạ tầng sản xuất nên đi mua vẫn rẻ hơn, chừng nào không mua được thì sẽ tự làm vậy. Tương tự như với máy bay vận tải cỡ lớn. Vấn đề của Nga là không (chưa) làm được tuốc bin khí công suất lớn cho nhà máy điện thì nay đã được Siemens chuyển giao công nghệ rồi.
Công nghệ động cơ hơi nước cổ lỗ Nga vẫn chủ động. Các tầu cỡ lớn từ 7000 T trở lên của Nga (từ thời LX) vẫn dùng loại này.
Được cái ưu điểm đốt dầu thải rẻ tiền, nói chung đốt xăng dầu gì cũng được. Nhược điểm nhiều khói đen. Bị Tây chê.
TQ nhập lò hơi nước của Nga chạy tầu sân bay và 4 tầu khu trục mua của Nga.
Tây thì dùng turbin khí chạy tầu to. Uống xăng như nước lã đúng nghĩa đen luôn.
 

ngolong1966

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-726724
Ngày cấp bằng
23/4/20
Số km
129
Động cơ
75,490 Mã lực
Tuổi
58
Cụ kể về cụ Horowitz mà quên kể về nhà soạn nhạc Rachmaninoff cũng di cư sang Mỹ từ trước ww2. Bản prelude 23 của Rach do Gilel (người Ukraina) chơi được phát trong bản tổng động viên cuộc chiến vệ quốc. Lúc đó cụ Ra-khơ-ma-nhi-nốp đương ở Mỹ :D . Nga còn cụ Shostakovich là một trong mấy nhà soạn nhạc lớn nhất tk 20 .
2 thiên tài này không có số 2 , nếu ở Nga chắc đi đánh giày, thế giới đúng thật may mắn có nước Mỹ, mới có những thiên tài sáng chói của mọi thời đại, càm ơn nước Mỹ
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
986
Động cơ
83,407 Mã lực
Tuổi
63
Đông cơ turbin hơi nước có ưu điểm nhỏ gọn, êm nên vẫn dùng nhiều.
Phương Tây dùng turbin ga vì nó êm và đảm bảo bắt kịp tàu sân bay.
Động cơ kết hợp diesel + gas chỉ dùng cho nước nghèo hoặc mấy loại quanh ven bờ vì nó tuy tiết kiệm nhiên liệu nhưng ầm ĩ.
Ko phải.
Động cơ kết hợp Điezel + turbin khí (vẫn chạy dầu) kết hợp chạy tiết kiệm ở tốc độ chậm của động cơ Đ và chạy tốc độ cao do công suất lớn, nhỏ gọn của động cơ Turbin khí.
Nhưng với tầu to. Cần công suất lớn nên phương Tây chơi động cơ turbin khí cả.
Với tầu nhỏ. Dùng nhiều động cơ Đ (thường là 3) để chạy thì tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhược điểm đắt hơn và công nghệ chế động cơ xịn hiệu suất cao do Đức nắm. Nga hiện nay chưa tự làm được.
Với tầu to đùng Nga cũng chưa làm được động cơ turbin khí. Lại ko muốn dùng động cơ hơi nước cồng kềnh ko xì tin. Nên nó chưa đóng tầu to.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Ko phải.
Động cơ kết hợp Điezel + turbin khí (vẫn chạy dầu) kết hợp chạy tiết kiệm ở tốc độ chậm của động cơ Đ và chạy tốc độ cao do công suất lớn, nhỏ gọn của động cơ Turbin khí.
Nhưng với tầu to. Cần công suất lớn nên phương Tây chơi động cơ turbin khí cả.
Với tầu nhỏ. Dùng nhiều động cơ Đ (thường là 3) để chạy thì tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhược điểm đắt hơn và công nghệ chế động cơ xịn hiệu suất cao do Đức nắm. Nga hiện nay chưa tự làm được.
Với tầu to đùng Nga cũng chưa làm được động cơ turbin khí. Lại ko muốn dùng động cơ hơi nước cồng kềnh ko xì tin. Nên nó chưa đóng tầu to.
Vì diesel nó ầm ĩ nên bị lộ ngay từ trong cảng cơ.
Động cơ hơi nước nhỏ hơn diesel nhiều. Nó chỉ thua turbin khí thôi.
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Em chỉ thắc mắc là động cơ hơi nước thì làm sao nó đủ công suất gánh cho cái tầu hàng chục nghìn tấn thôi.
Cứ làm cái động cơ to bằng cái nhà là giải quyết được hết. Hình như ý cụ là hơi nước nó không nổ nên không nhanh? Có lẽ dùng hệ thống bánh răng để biến chuyển động chậm thành chuyển động nhanh.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,821
Động cơ
606,590 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cứ làm cái động cơ to bằng cái nhà là giải quyết được hết. Hình như ý cụ là hơi nước nó không nổ nên không nhanh? Có lẽ dùng hệ thống bánh răng để biến chuyển động chậm thành chuyển động nhanh.
Ngược lại, vận tốc turbin hơi nước vài ngàn v/p trong khi vận tốc chân vịt tối đa 300v/p nên phải có hộp giảm tốc hoặc turbin kéo máy phát điện và động cơ điện quay chân vịt.
 

vuronaldo101

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738685
Ngày cấp bằng
8/8/20
Số km
298
Động cơ
66,600 Mã lực
Tuổi
23
Sao Nga đưa được lò hạt nhân vào tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu phá băng mà nó không đưa vào tàu sân bay cụ nhỉ? Hay nó vướng thỏa thuận với Thổ để tàu đó được vào Địa Trung Hải?
Về công nghệ cháu nghĩ kể cả động cơ hơi nước công suất lớn họ cũng nắm được từ thời LX về mặt lý thuyết hết, có điều không có hạ tầng sản xuất nên đi mua vẫn rẻ hơn, chừng nào không mua được thì sẽ tự làm vậy. Tương tự như với máy bay vận tải cỡ lớn. Vấn đề của Nga là không (chưa) làm được tuốc bin khí công suất lớn cho nhà máy điện thì nay đã được Siemens chuyển giao công nghệ rồi.
Làm được Tàu sân bay hạt nhân là niềm mơ ước của tất cả các nước, Nga cũng vậy

Công nghệ là vấn đề chủ yếu, Tàu ngầm hạt nhân (nhỏ) rất khác với Tàu sân bay hạt nhân (lớn)

Nga hiện giờ vẫn chưa làm đươc, TQ có tiền vẫn chưa làm được

"Bắc Kinh dường như gặp nhiều trở ngại không thể khắc phục trong chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như khó khăn về vốn cho những dự án đắt đỏ như vậy.
Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.

"Các kỹ sư đã phát hiện một số vấn đề kỹ thuật khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn. Trung Quốc không có công nghệ hạt nhân cần thiết, dù đã sở hữu nhiều tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Việc phát triển một lò phản ứng cho chiến hạm cỡ lớn đặt ra nhiều thử thách hơn so với tàu ngầm", nguồn tin nói thêm."
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
986
Động cơ
83,407 Mã lực
Tuổi
63
Làm được Tàu sân bay hạt nhân là niềm mơ ước của tất cả các nước, Nga cũng vậy

Công nghệ là vấn đề chủ yếu, Tàu ngầm hạt nhân (nhỏ) rất khác với Tàu sân bay hạt nhân (lớn)

Nga hiện giờ vẫn chưa làm đươc, TQ có tiền vẫn chưa làm được

"Bắc Kinh dường như gặp nhiều trở ngại không thể khắc phục trong chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như khó khăn về vốn cho những dự án đắt đỏ như vậy.

Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
"Các kỹ sư đã phát hiện một số vấn đề kỹ thuật khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn. Trung Quốc không có công nghệ hạt nhân cần thiết, dù đã sở hữu nhiều tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Việc phát triển một lò phản ứng cho chiến hạm cỡ lớn đặt ra nhiều thử thách hơn so với tàu ngầm", nguồn tin nói thêm."

Linh tinh.
Nga làm được tầu phá băng, tầu ngầm động cơ hạt nhân có trọng tải bằng nửa tầu sân bay Mỹ.
Nếu thích nó chỉ cần tăng gấp đôi số lò phản ứng là xong.
Mỹ cũng ko chỉ 1 lò trên tầu.
Quan trọng là giá thành. Lò hạt nhân ko rẻ. LX đóng TSB nhảy lầu ko thích dùng lò hột le thôi.
Nó cũng đã có công nghệ đóng TSB hột le, tầu Lê nin. Nhưng hết tiền tan rã LX phải hủy.
Muốn đóng lại có sẵn công nghệ rồi.
Vấn đề nó đóng làm gì. Lấy gì nuôi.
Nga bi giờ đi lên từ tầu nhỏ. Ko biết in tiền nhục thế đấy.
 

Multivitamin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733408
Ngày cấp bằng
20/6/20
Số km
165
Động cơ
70,050 Mã lực
Tuổi
35
Công nghệ động cơ hơi nước cổ lỗ Nga vẫn chủ động. Các tầu cỡ lớn từ 7000 T trở lên của Nga (từ thời LX) vẫn dùng loại này.
Được cái ưu điểm đốt dầu thải rẻ tiền, nói chung đốt xăng dầu gì cũng được. Nhược điểm nhiều khói đen. Bị Tây chê.
TQ nhập lò hơi nước của Nga chạy tầu sân bay và 4 tầu khu trục mua của Nga.
Tây thì dùng turbin khí chạy tầu to. Uống xăng như nước lã đúng nghĩa đen luôn.
Chả hiểu gì về động cơ lại cứ thích bi bô!
- Động cơ hơi nước (dùng than, dầu, hay nhiệt hạt nhân... để đun nước sôi, tạo hơi quay tua bin) vẫn và sẽ là loại động cơ cho công suất mạnh nhất. Không một loại động cơ đốt trong nào có thể đạt được công suất lớn như khả năng động cơ hơi nước có thể đạt được, vì thể tích buồng đốt (xi lanh) sớm tới hạn vì khó chế tạo và đốt nhiên liệu sẽ không hiệu quả nữa khi thể tích buồng đốt quá lớn. Để khắc phục yếu điểm này, họ có thể ghép nhiều xi lanh đốt trong để kéo cùng một trục động cơ, nhưng việc ghép nhiều xi lanh cũng sớm đến giới hạn vì cái trục đc không thể quá dài được.
- Động cơ hơi nước, là động cơ đốt ngoài. Nên xét về hiệu suất nhiệt có ích, luôn nhỏ hơn động cơ đốt trong. Nên cái đoạn bôi đậm chắc chắn sai bét. Để ra được cùng công suất hữu ích, động cơ tua bin khí luôn tốn ít xăng hơn cái động cơ hơi nước đốt bằng than hay dầu nặng (quy đổi nhiệt lượng ra lượng xăng tương đương)...
 

vuronaldo101

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738685
Ngày cấp bằng
8/8/20
Số km
298
Động cơ
66,600 Mã lực
Tuổi
23
Linh tinh.
Nga làm được tầu phá băng, tầu ngầm động cơ hạt nhân có trọng tải bằng nửa tầu sân bay Mỹ.
Nếu thích nó chỉ cần tăng gấp đôi số lò phản ứng là xong.
Mỹ cũng ko chỉ 1 lò trên tầu.
Quan trọng là giá thành. Lò hạt nhân ko rẻ. LX đóng TSB nhảy lầu ko thích dùng lò hột le thôi.
Nó cũng đã có công nghệ đóng TSB hột le, tầu Lê nin. Nhưng hết tiền tan rã LX phải hủy.
Muốn đóng lại có sẵn công nghệ rồi.
Vấn đề nó đóng làm gì. Lấy gì nuôi.
Nga bi giờ đi lên từ tầu nhỏ. Ko biết in tiền nhục thế đấy.
Làm được thì hãy nói

Còn mọi sự biện hộ đều là chống chế hehe
 
Chỉnh sửa cuối:

Phường Bát Âm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-738048
Ngày cấp bằng
2/8/20
Số km
87
Động cơ
64,970 Mã lực
Tuổi
51
Làm được Tàu sân bay hạt nhân là niềm mơ ước của tất cả các nước, Nga cũng vậy

Công nghệ là vấn đề chủ yếu, Tàu ngầm hạt nhân (nhỏ) rất khác với Tàu sân bay hạt nhân (lớn)

Nga hiện giờ vẫn chưa làm đươc, TQ có tiền vẫn chưa làm được

"Bắc Kinh dường như gặp nhiều trở ngại không thể khắc phục trong chế tạo tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, cũng như khó khăn về vốn cho những dự án đắt đỏ như vậy.

Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
Chiếc Type-001A trong quá trình hoàn thiện cuối năm 2018. Ảnh: SCMP.
"Các kỹ sư đã phát hiện một số vấn đề kỹ thuật khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn. Trung Quốc không có công nghệ hạt nhân cần thiết, dù đã sở hữu nhiều tàu ngầm chạy bằng năng lượng nguyên tử. Việc phát triển một lò phản ứng cho chiến hạm cỡ lớn đặt ra nhiều thử thách hơn so với tàu ngầm", nguồn tin nói thêm."

Này lớp tàu Kirov của Liên xô/Nga nó chạy bằng động cơ đốt than ah ???
Vãi =))=))=))=))=))=))=))
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
986
Động cơ
83,407 Mã lực
Tuổi
63
Chả hiểu gì về động cơ lại cứ thích bi bô!
- Động cơ hơi nước (dùng than, dầu, hay nhiệt hạt nhân... để đun nước sôi, tạo hơi quay tua bin) vẫn và sẽ là loại động cơ cho công suất mạnh nhất. Không một loại động cơ đốt trong nào có thể đạt được công suất lớn như khả năng động cơ hơi nước có thể đạt được, vì thể tích buồng đốt (xi lanh) sớm tới hạn vì khó chế tạo và đốt nhiên liệu sẽ không hiệu quả nữa khi thể tích buồng đốt quá lớn. Để khắc phục yếu điểm này, họ có thể ghép nhiều xi lanh đốt trong để kéo cùng một trục động cơ, nhưng việc ghép nhiều xi lanh cũng sớm đến giới hạn vì cái trục đc không thể quá dài được.
- Động cơ hơi nước, là động cơ đốt ngoài. Nên xét về hiệu suất nhiệt có ích, luôn nhỏ hơn động cơ đốt trong. Nên cái đoạn bôi đậm chắc chắn sai bét. Để ra được cùng công suất hữu ích, động cơ tua bin khí luôn tốn ít xăng hơn cái động cơ hơi nước đốt bằng than hay dầu nặng (quy đổi nhiệt lượng ra lượng xăng tương đương)...
Ông đếch biết gì lại lắm chuyện.
Động cơ turbin khí nhỏ gọn xì tin, công suất lớn.
Về hiệu suất đương nhiên tốn dầu hơn động cơ Đ rồi. Ko phải uống xăng như nước lã sao. Nên nhớ nhiên liệu chạy turbin khí là hàng cao cấp.
Còn động cơ hơi nước. Nó chạy dầu cặn rẻ bèo. Nhược điểm cồng kềnh và xả khói đen ( nếu dùng dầu Đ thì ít khói)
Có vậy thôi mà cũng lằng nhằng.
Có tiền đổ xăng chạy tầu to như Tây ko.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,573
Động cơ
328,251 Mã lực
Sao Nga đưa được lò hạt nhân vào tàu ngầm, tuần dương hạm, tàu phá băng mà nó không đưa vào tàu sân bay cụ nhỉ? Hay nó vướng thỏa thuận với Thổ để tàu đó được vào Địa Trung Hải?
Về công nghệ cháu nghĩ kể cả động cơ hơi nước công suất lớn họ cũng nắm được từ thời LX về mặt lý thuyết hết, có điều không có hạ tầng sản xuất nên đi mua vẫn rẻ hơn, chừng nào không mua được thì sẽ tự làm vậy. Tương tự như với máy bay vận tải cỡ lớn. Vấn đề của Nga là không (chưa) làm được tuốc bin khí công suất lớn cho nhà máy điện thì nay đã được Siemens chuyển giao công nghệ rồi.
Nhà máy nhiệt điện Phả lại 1, do LX xây dựng xong năm 1985, theo thiết kế ban đầu công suất 660MW (dùng 3 tổ máy 220MW), nhiên liệu đốt than, sau thay đổi thiết kế còn 440MW (4 x 110MW), các tổ hợp lò hơi + tua bin hơi + máy phát điện sản xuất tại nhà máy ở Leningrad. Công nghệ tua bin hơi máy phát điện công suất lớn là công nghệ truyền thống (cổ điển) cả trăm năm rồi, và Nga vẫn làm cho đến nay.
Bàn thêm về việc Nga mua công nghệ (hay chuyển giao) chế tạo tua bin khí công nghiệp từ Siemens.
Các tổ hợp gas turbine (GT) của Siemens bán cho Nga lắp ở Crưm là loại 150MW, được xếp vào loại công suất lớn, và lớn về kich cỡ máy, trọng lượng máy, (trung tâm điện lực Phú Mỹ có 2 máy cùng loại này), Siemens có dòng máy 250MW là loại lớn nhất (Trung tâm điện lức Nhơn trạch có 2 máy, Cà mau có 4 máy loại này). Việc Nga có bản quyền công nghệ để làm được đến 90% hoặc hơn loại dòng máy 150MW là cơ sở cho việc chê tạo dong máy 250MW sau này. Các máy này làm nhà máy điện tua bin khí chu trình đơn (single phase) hay khi lắp thêm phần lò thu hồi nhiệt và tua bin hơi thì gọi là nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp (gas turbine combined cycle).
Trong các máy GT người ta hay phân loại theo dải kích thước công suất:
1. từ 15MW trở xuống là loại nhỏ (1.5, 3, 15MW)
2. từ trên 15MW, 25MW-37MW là loại trung bình: như LM2500 của GE là 25MW; như 6F của GE, F6 của Alstom: 37MW, hay của Đức AEG...
3. từ 100MW-300MW là loại lớn: Châu Âu có Siemens, ABB/Alstom, Ansaldo; Nhật có MHI, IHI, Kawasaki...; Mỹ có GE với dòng 9F nổi danh.
Dòng máy LM2500 Mỹ, công suất trong phạm vi từ 25MW đến 33MW (tùy đời máy) gần như là tiêu chuẩn chung cho lắp máy đẩy của tàu chiến nhiều nước, cho tàu có tải trọng từ 4000T-10000T.
Hồi LX, các tàu chiến dùng động cơ tua bin khí gam máy tương đương LM2500 do Ukr làm. Bây giờ Nga cũng phải tìm cách chế dòng máy tua bin khí có công suất tương đương trong khoảng 25MW-30MW thôi.
Một tổ hợp tua bin khí (gas turbine unit) bao gồm
+ bộ máy nén khí: với nhiều tầng cánh động và tĩnh (tùy hãng sx có thể là 17-21 tầng), để tạo không khí nén áp suất cao thổi vào buồng đốt
+ buồng đốt và vòi đốt: cũng tùy theo triết lý chế tạo mà có hãng làm nhiều bộ buồng đốt+ vòi đốt, có hãng ít hơn như ABB/Altom có tới 108 vòi đốt.
+ các tầng cánh turbine (thường có 4-5 tầng), có cánh động và cánh tĩnh chịu nhiệt rất cao. Khối lượng khí nóng giãn nở ở buồng tua bin tạo lực quay và thải ra ống xả (hình dạng laval).
Trong công nghiệp điện, thì bộ máy gas turbine unit, được gọi là "thermal unit" vì nó luôn nóng bỏng trong suốt quá trình vận hành 8000h (1 năm là 8750h), và theo truyền thống thì phần chịu tác động nhiệt của máy nén khí, buồng đốt, vòi đốt, buồng tua bin với các cánh tĩnh, cánh động tua bin được gọi là "Hot gas path"
Quy trình vận hành là cứ khoảng 8000h thì trung tu (B-inspection) sửa chữa nhỏ; và sau 20000h vận hành là phải ngừng máy để đại tu (C- inspection) vòng đời nhà máy có 4-5 lần đại tu, tháo tung ra thay thế các bộ phận của "hot gas path" này: các cánh máy nén bị hưng hỏng, các cánh động, cánh tĩnh tua bin bị rỗ, bám muội trong qua trình thiêu kết nhiệt độ rất cao (từ 1400-1650 độ C), buồng đốt vòi đốt bị tắc hay muội bám...
Hiện đã có 1 nhà máy ở trung tâm điện lực Phú Mỹ (mua công nghệ của Alstom, quãng 100M USD) có thể tự sửa chữa hồi phục các "hot gas path", như hồi phục các cánh động và tĩnh, phủ gốm chịu nhiệt. Nhưng vẫn không có được công nghệ làm thế nào để chế tạo được các bộ phận của hot path này, đây là bí quyết công nghệ cao mà các nhà sản xuất ít khi bán cho người mua máy. Có lẽ chế tạo các cánh động và tĩnh rất khó, nó có hình dáng vô cùng đặc biệt, có độ bền và mài mòn tốt trong điều kiện nhiệt độ cao.
Quay lại chuyên Siemens chuyển giao cho Nga để tạo 90% công nghệ chế tạo tua bin khí, nếu Nga làm chủ được chế tạo cơ phận của phần "hot gas path" thì đúng là nắm toàn bộ công nghệ chế tạo tua bin khí. Cùng với công nghệ tua bin hơi sẵn có. Họ có thể làm chủ cuộc chơi công nghệ cao về công nghiệp mà ít nước có được.
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top