Đúng rồi, Nga cũng mạnh trong AI, do thế mạnh về toán, computer science. AI có nhiều chuyên ngành, mà Nga rất nổi ở khoản nhận diện mặt, thậm chí nhân ra kể cả đeo khăn che mặt. Công nghệ FindFace của bọn Ntech Lab Ltd được sử dụng ở Nga tại WC 2018 cho vấn đề an ninh, và ngày nay đang lắp ở thành phố Moscow phục vụ cho an ninh và giám sát dịch. Thuật toán của bọn này đã giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế cao nhất ở Mỹ.
Ntech Lap về nhận diện khuôn mặt nó đang đi đầu, công nghệ cũng không rẻ. Ngoài ra đến nay có thằng Rosatom của Nga và GE của Mỹ là những công ty cung cấp nhà máy điện hạt nhân kiểu chìa khoá trao tay, một mảng khó nhằn mà Siemens đã rút lui.
Quên mất, lần trước không kịp nói kỹ hơn về ngành AI. Chính sách của nước Nga, thời Putin lên nắm quyền từ những năm 2000, đó là lấy tiền lãi từ ngành dầu mỏ, khí đốt, thời đó giá dầu rất cao, để đầu tư vào các ngành công nghệ cao, thông qua việc giảm thuế cho những ngành công nghệ này và tăng thuế ngành dầu mỏ. Nhược điểm của biện pháp này là làm cho ngân sách của Nga bị lệ thuộc nặng vào dầu (thời đó là 50%, bây giờ là 38% theo báo tài chính Nhật Nikkei), nhưng cũng nhờ đó mà ngành công nghệ cao nói chung, và ngành AI nói riêng của Nga phát triển nhanh.
Ngoài trợ giúp đầu vào, còn trợ giúp đầu ra cho các ngành công nghệ này.
Một sắc lệnh của chính phủ vào tháng 6/2013, đã đưa ra 1 roadmap tạo thuận lợi cho các hãng Tin học Nga cung cấp phần mềm cho các chương trình nhà nước và các công ty của nhà nước như Gazprom, Rosneft, Russian Railways, Rosatom, và Transneft. Những công ty này tăng cường và sử dụng các giải pháp công nghê Tin học nội địa trong các hoạt động của mình. Sau những thành tựu ban đầu, thì sắc lệnh mới năm 2015 tiếp tục nhân mạnh vào việc này và các công ty chính phủ tăng cường gấp đôi việc sử dụng các sản phẩm nội địa, và đến năm 2018 thì tăng gấp 4.
Đây chính là 1 biện pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes. Bạn nào học kinh tế chắc chắn không thể không biết đến quy luật "bàn tay vô hình" của Adam Smith và "Hai bàn tay" của Keynes. Sau khủng hoảng kinh tế đầu thế kỷ 20, thì hầu như các nước đều dùng biện pháp của Keynes. Với những nước như Mỹ hiện nay thì biện pháp này không được áp dụng lộ liễu, mà được áp dụng kín kẽ hơn, thông qua các chương trình mua sắm quốc gia, qua các đơn hàng cho các hãng quốc phòng, etc. Nhưng các nước phương tây luôn không thích các nước khác dùng biện pháp Keynes, dĩ nhiên, vì các hãng của họ cần thâm nhập thị trường nước đó. Nhược điểm của biện pháp Keynes là dễ gây tham nhũng. Vì thế đã áp dụng biện pháp Keynes, là phải chấp nhận cả nhược điểm của nó, nhưng hiệu quả đem lại phải làm sao nhiều hơn nhược điểm.
Công ty NTech Lab cũng là 1 trong những công ty được hưởng lợi từ các chính sách này của Nga. Thuật toán nhận dạng khuôn mặt không chỉ giành đuợc nhiều giải thưởng quốc tế, mà còn được chính phủ Nga mở cửa thị trường, áp dụng vào công tác an ninh tại World Cup 2018 và nước Nga ngày nay.
Ngoài NTech Lab ra, còn nhiều công ty Tin học tên tuổi khác như Yandex (bọn này k chỉ là tin học mà còn tham gia vào cả xe tự lái như mấy post trước đã đăng), Kaspersky Lab, Acronis (chuyên về sao lưu hệ thống) Mail.Ru (hình như bọn này cũng làm search engine chứ k chỉ Yandex), mạng xã hội VK, Odnoklassniki, etc.
nhưng ở đây tôi muốn nói nhiều đến AI.
Trong lĩnh vực AI, ngoài NTech Lab ra, còn có ABBYY, chuyên về nhận dạng text quang học, hệ thống FineReader OCR của họ rất nổi tiếng, ngoài ra còn có từ điển Lingvo, các phần mềm dịch thuật thông minh. Khách hàng của họ có những tên tuổi lớn như Fujitsu, Panasonic, Xerox, Samsung. Phiên bản 12 của phần mềm OCR của họ đã nhận được "Excellent" rating của PC Magazine.
Một công ty AI khác cũng rất nổi tiếng của Nga ngố là Cognitive Technologies, chuyên về các công nghệ Cognitive, ví dụ nhận dạng text, nhận dạng tài liệu thông minh, các công nghệ về Computer Vision. Hiện công nghệ này đang dùng cho dự án xe tự lái của KAMAZ, khác với xe tự lái của Yandex đã được đăng nhằm vào thị trường Taxi, nhưng như các bạn thấy, công nghệ của Nga hướng đến việc xây dựng thuật toán để chiếc xe tự nhận diện được tình huống phố phường đi lại thực tế, giống như con người khi đi lại, chứ không chỉ chăm chăm vào việc xây dựng lại cả thành phô với cơ sở hạ tầng phù hợp như phương tây.
Hãng này cũng phát triển công nghệ Advanced driver-assistance systems trợ giúp cho các lái xe, và đặc biệt đang phát triển máy cày và máy gặt tự động không người lái trong nông nghiệp (lần trước tôi đã đăng video, các máy này đang được đẩy mạnh sử dụng thử nghiệm trong thực tế).
Thị trường, khách hàng, đối tác của hãng này chủ yếu ở Đông Âu và những tên tuổi lớn của Tin học như HP, Oracle, NVIDIA
Acronis, hãng này có nhiều khách hàng tên tuổi như Cisco Systems, Lufthansa, McKinsey&Company, Oracle, Siemens, Novell, General Electric, Bayer. Nhưng hãng này chuyên về sao lưu hệ thống hơn là AI, dù có sử dụng AI.
Còn có nhiều các công ty Tin học chuyên về AI ở Nga. Đặc điểm của các công ty này là không quá lớn (rất giống nhiều nước Tây Âu) nhưng hàm lượng chất xám và sản phẩm có chất lượng rất cao, khách hàng và đối tác phần lớn là các công ty tên tuổi trên thế giới, có điều nó không phải dạng sản phẩm bán trực tiếp cho người dùng cuối, nên không phải ai cũng biết.
Ngay cả Kaspersky thì sản phẩm bán cho user cuối cũng chỉ là 1 trong những hoạt động của họ
Nga là 1 trong số rất ít nước có đầy đủ các thứ cần thiết trong software stack của mình, ít lệ thuộc vào Mỹ như Tây Âu. Báo Financial Times hay Wall Street Journal (k nhớ rõ) hồi cách đây 2 năm đã có viết về hiện tượng này, đặc biệt viết về gã khổng lồ công nghệ Yandex của Nga, vai trò như Google của Mỹ.
Nga không làm giống TQ là cấm các mạng xã hội, chia sẻ video trực tuyến, search engine, etc. của Mỹ, mà chấp nhận họ vào để cạnh tranh. Đối với tôi, đây là 1 điều mà nhà nước Nga yếu hơn TQ. Nếu đủ mạnh thì nên làm như TQ