- Biển số
- OF-626585
- Ngày cấp bằng
- 24/3/19
- Số km
- 8,426
- Động cơ
- 310,264 Mã lực
Vớ vẩn, có biết Dmitri Dmitriyevich Shostakovichk? Cũng là 1 thiên tài như 2 người kia, nằm trong số những nhà soạn nhà xuất chúng nhất thế kỷ 20. Ông này thậm chí còn có xung đột với Stalin do quan hệ thân với nguyên soát Mikhail Tukhachevsky (người bị xử bắn sau này). Ông ấy vẫn ở lại Nga và vẫn là thiên tài đấy thôi. Hai ngừoi kia lúc sang Mỹ thì họ đã thành danh tên tuổi rồi, chứ có phải sang Mỹ mới thành danh đuợc đâu2 thiên tài này không có số 2 , nếu ở Nga chắc đi đánh giày, thế giới đúng thật may mắn có nước Mỹ, mới có những thiên tài sáng chói của mọi thời đại, càm ơn nước Mỹ
Làm được thì hãy nói
Còn mọi sự biện hộ đều là chống chế hehe
Động cơ tàu Kirov là sự kết hợp của hơi nưóc và hạt nhân (CONAS). Trong triết lý của Nga, không có cái gọi là tàu sân bay như phương tây, mà chỉ có tàu tuần dưong có khả năng mang máy bay. Cái con Cu dơ nét xốp là như vậy, nó là 1 con tàu chiến có mang sân bay trên đó. Còn phương tây tàu sân bay chính là cái tàu vận tải chuyên chở sân bay di đọng, nó k phải tàu chién, và nó đi đâu luôn phải có bầu đoàn thê tử đi theo hộ tống. Hai triết lý khác nhau như vậy, nên Nga sẽ không bao giờ chế tạo loại tàu sân bay cỡ lớn kiểu đó cả. Cũng vì tàu sân bay kiểu Tây nhạy cảm thế, nên Mỹ nó mới phải quy định rõ khoảng cách an toàn để ngăn các tàu khác đến gần nó ở 1 cự ly nguy hiểm, và tuyên bố tấn công tàu sân bay cũng là tấn công nước MỹTàu Kirov thuộc lớp tàu Orlan - có hệ thống vũ khí cả công và thủ cực mạnh.
Bác Ngo Rung nói trên có thể đúng - tàu sb theo concept của Mỹ chỉ là 1 mục tiêu lớn dễ đánh - bản thân nó chỉ có hệ thống phòng thủ sơ sài và tầm gần. Nó bao giờ cũng phải có 1 hạm đội nhỏ đi theo để bảo vệ trước các nguy cơ tấn công từ trên không, trên biển và cả ngầm d ưới nước.
Có thể chính concept này nên Nga chưa đặt động cơ hạt nhân lên tàu sân bay. LX trước đây cũng vậy - tuy nhiên theo kế hoạch thì chiéc tàu SB thứ tư, thứ 5 gì đấy cũng sẽ có động cơ hạt nhân.
LX trước đây và Nga hiện nay vốn nổi tiếng về các lò phản ứng hạt nhân có kích thước nhỏ, công suất cao. Do đó đặt lên 1 phương tiện nổi hoặc ngầm không phải là 1 vấn đề phức tạp có tính nguyên tắc.
Họ đã đặt trên nhiều tàu nổi ( các tàu phá băng nguyên tử, lớp tàu Orlan - có 3 cái Kirov, Piotr, Nakhimov) và các tàu ngầm chiến lược mang lên lửa đạn đạo với số lượng cả trăm cái...
Không thể có chuyện dùng phân hach để phóng ten lửa đưọc, một tai nạn từ vụ này sẽ làm phóng xạ đi khắp nơi. Cái này khi nào làm xong may ra Nga nó mới nói làm cách nào, bây giờ toàn chỉ đoán mò thôi. Nếu kiên trì đén cùng thì roi cũng thành côngXác suất rất thấp Nga dùng phản ứng phân hạch để chạy tên lửa hành trình và ngư lôi.
Liên quan đến mức độ tỏa nhiệt khủng khiếp và phát xạ tia phóng xạ gama ra môi trường.
Khả năng lớn Nga dùng đồng vị phóng xạ chuyển đổi ra điện năng chạy động cơ thôi.
Có những đồng vị chu trình phân rã chỉ vài chục năm. Hiệu suất phát điện rất lớn. Phù hợp cho tên lửa và ngư lôi.
Vấn đề các chất này rất hiếm. Khó làm và giá đắt.
Dù sao Nga là trùm về hột le. Nó có cách làm ra với giá hợp lý.
Căn cứ vụ tai nạn tên lửa hành trình thử nghiệm xẩy ra gần đây. Khả năng dùng đồng vị phóng xạ phát tia bêta để chuyển sang điện là rất lớn. Tai nạn gây chết người ở gần nhưng ko ô nhiễm phóng xạ ra môi trường mấy.
Nó cũng phù hợp với tên lửa hành trình. Dù sao hàng năm vẫn phải bắn tập. Phát xạ nhẹ dân còn chịu được chứ ô nhiễm phóng xạ như nổ lò thì xin khiếu.
Tuabin khí cỡ vừa (medium-sized) không phải là 1 cái gì ghê gớm với Nga vì họ đã làm từ lâu rồi. Nhưng tuabin khí cỡ lớn thì trước năm 2019 chỉ có 5 nước nắm đuợc công nghệ này là Mỹ, Pháp, Nhật, Đức, Italy. Sau Pháp bán lại Alstom Grid cho GE nhưng vẫn nắm được công nghệ. Liên Xô trưóc đây đang định làm thì sụp đổ, nên sau đó hãng Siemens Đức đã thống trị thị trường Nga. Nga vẫn đòi Đức chuyển giao công nghệ và sản xuất tại Nga nhưng Đức không chịu. Đến năm 2017 khi Nga quyết đinh làm cái này, và có 1 vụ thử nghiệm phải bị hoãn vì trục trặc vào hồi năm 2018 hay đầu 2019 gì đó, thì media Tây có cho rằng Nga phải mát khoảng vài năm và 1 đống tiền nữa mới hoàn thành được. Nhưng kết quả là cuối năm 2019 thì đã xong, máy chạy 3000 giờ không trục trặc, hoàn thành xong phần trial operation. Theo dự kiến thì Nga đang xin giấy phép để sản xuất serial production và sẽ cho ra lò 2 cái sắp tới.
Duc có vẻ đã biết chuyện Nga thành công từ trước, nên đã đồng ý chuyển giao công nghệ và sản xuất tuabin khí cỡ lớn ở Nga, từ trước cả khi Nga trial operation thành công. Cả hot gas path và automatic control system đểu sẽ đuọc chuyển giao công nghệ để sản xuất ở Nga, và quá trình này sẽ kéo dài đến năm 2023 theo dự kiến. Báo chí Nga đang nói là việc này sẽ đặt chính phủ Nga trước việc phải phân chia thị trưòng cho cả 2 cái turbine này.
Có điều Nga làm chủ công nghệ này chủ yếu để đảm bảo an ninh kinh tế, và sau đó bán kiếm lời có chỗ đứng thôi, chứ nếu muốn tham gia vào chi phối thị trường như các ông lớn phương tây thì không được, phương tây sẽ không chấp nhận chuyện đó đâu. Chắc chắn trong các đàm phán chuyển giao công nghệ đã có thoả thuận rồi
Nhà máy nhiệt điện Phả lại 1, do LX xây dựng xong năm 1985, theo thiết kế ban đầu công suất 660MW (dùng 3 tổ máy 220MW), nhiên liệu đốt than, sau thay đổi thiết kế còn 440MW (4 x 110MW), các tổ hợp lò hơi + tua bin hơi + máy phát điện sản xuất tại nhà máy ở Leningrad. Công nghệ tua bin hơi máy phát điện công suất lớn là công nghệ truyền thống (cổ điển) cả trăm năm rồi, và Nga vẫn làm cho đến nay.
Bàn thêm về việc Nga mua công nghệ (hay chuyển giao) chế tạo tua bin khí công nghiệp từ Siemens.
Các tổ hợp gas turbine (GT) của Siemens bán cho Nga lắp ở Crưm là loại 150MW, được xếp vào loại công suất lớn, và lớn về kich cỡ máy, trọng lượng máy, (trung tâm điện lực Phú Mỹ có 2 máy cùng loại này), Siemens có dòng máy 250MW là loại lớn nhất (Trung tâm điện lức Nhơn trạch có 2 máy, Cà mau có 4 máy loại này). Việc Nga có bản quyền công nghệ để làm được đến 90% hoặc hơn loại dòng máy 150MW là cơ sở cho việc chê tạo dong máy 250MW sau này. Các máy này làm nhà máy điện tua bin khí chu trình đơn (single phase) hay khi lắp thêm phần lò thu hồi nhiệt và tua bin hơi thì gọi là nhà máy tua bin khí chu trình hỗn hợp (gas turbine combined cycle).
Trong các máy GT người ta hay phân loại theo dải kích thước công suất:
1. từ 15MW trở xuống là loại nhỏ (1.5, 3, 15MW)
2. từ trên 15MW, 25MW-37MW là loại trung bình: như LM2500 của GE là 25MW; như 6F của GE, F6 của Alstom: 37MW, hay của Đức AEG...
3. từ 100MW-300MW là loại lớn: Châu Âu có Siemens, ABB/Alstom, Ansaldo; Nhật có MHI, IHI, Kawasaki...; Mỹ có GE với dòng 9F nổi danh.
Dòng máy LM2500 Mỹ, công suất trong phạm vi từ 25MW đến 33MW (tùy đời máy) gần như là tiêu chuẩn chung cho lắp máy đẩy của tàu chiến nhiều nước, cho tàu có tải trọng từ 4000T-10000T.
Hồi LX, các tàu chiến dùng động cơ tua bin khí gam máy tương đương LM2500 do Ukr làm. Bây giờ Nga cũng phải tìm cách chế dòng máy tua bin khí có công suất tương đương trong khoảng 25MW-30MW thôi.
Một tổ hợp tua bin khí (gas turbine unit) bao gồm
+ bộ máy nén khí: với nhiều tầng cánh động và tĩnh (tùy hãng sx có thể là 17-21 tầng), để tạo không khí nén áp suất cao thổi vào buồng đốt
+ buồng đốt và vòi đốt: cũng tùy theo triết lý chế tạo mà có hãng làm nhiều bộ buồng đốt+ vòi đốt, có hãng ít hơn như ABB/Altom có tới 108 vòi đốt.
+ các tầng cánh turbine (thường có 4-5 tầng), có cánh động và cánh tĩnh chịu nhiệt rất cao. Khối lượng khí nóng giãn nở ở buồng tua bin tạo lực quay và thải ra ống xả (hình dạng laval).
Trong công nghiệp điện, thì bộ máy gas turbine unit, được gọi là "thermal unit" vì nó luôn nóng bỏng trong suốt quá trình vận hành 8000h (1 năm là 8750h), và theo truyền thống thì phần chịu tác động nhiệt của máy nén khí, buồng đốt, vòi đốt, buồng tua bin với các cánh tĩnh, cánh động tua bin được gọi là "Hot gas path"
Quy trình vận hành là cứ khoảng 8000h thì trung tu (B-inspection) sửa chữa nhỏ; và sau 20000h vận hành là phải ngừng máy để đại tu (C- inspection) vòng đời nhà máy có 4-5 lần đại tu, tháo tung ra thay thế các bộ phận của "hot gas path" này: các cánh máy nén bị hưng hỏng, các cánh động, cánh tĩnh tua bin bị rỗ, bám muội trong qua trình thiêu kết nhiệt độ rất cao (từ 1400-1650 độ C), buồng đốt vòi đốt bị tắc hay muội bám...
Hiện đã có 1 nhà máy ở trung tâm điện lực Phú Mỹ (mua công nghệ của Alstom, quãng 100M USD) có thể tự sửa chữa hồi phục các "hot gas path", như hồi phục các cánh động và tĩnh, phủ gốm chịu nhiệt. Nhưng vẫn không có được công nghệ làm thế nào để chế tạo được các bộ phận của hot path này, đây là bí quyết công nghệ cao mà các nhà sản xuất ít khi bán cho người mua máy. Có lẽ chế tạo các cánh động và tĩnh rất khó, nó có hình dáng vô cùng đặc biệt, có độ bền và mài mòn tốt trong điều kiện nhiệt độ cao.
Quay lại chuyên Siemens chuyển giao cho Nga để tạo 90% công nghệ chế tạo tua bin khí, nếu Nga làm chủ được chế tạo cơ phận của phần "hot gas path" thì đúng là nắm toàn bộ công nghệ chế tạo tua bin khí. Cùng với công nghệ tua bin hơi sẵn có. Họ có thể làm chủ cuộc chơi công nghệ cao về công nghiệp mà ít nước có được.
Chỉnh sửa cuối: