[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Xe EV điện đã chạy thực tế hơn 8 năm rồi cụ, đã có data hơn 8 năm.
Ở đây họ đang nói đến xe bus. Cụ lại cứ đè xe của anh Múc ra để so sánh là thế nào? Xe trọng tải lớn nó phải khác chứ? Người ta chuyên gia về xe bus nhẽ lại ít kiến thức hơn cụ?
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
E cũng ngạc nhiên như cụ. Nga rất giàu khí, tại sao Nga ko dùng xe CNG, đua xe điện làm gì?
Em cũng nghĩ như cụ . Cải tiến từ xe xăng qua gas chi phí cũng rẻ ... Có thể xe điện sạch hơn gas chăng ?
Em hỏi thật.
1. Dựa vào đâu để kết luận gas rẻ hơn điện ?
2. Dựa vào cái gì để khẳng định trong tương lai gas rẻ hơn điện ?
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Xe gas sạch hơn cụ ạ.
Sạch hơn quái nào hơn điện được, ngay cả dùng gas ở nhà máy điện quy mô lớn thì vẫn hiệu quả hơn là dùng gas trong từng cái xe gas.

Có lẽ vấn đề to nhất là 1 trạm nạp điện chi phí khoảng 50.000 đô còn 1 trạm nạp ga thì chắc phải 15 lần hơn (nếu dùng ống dẫn ga ngầm), cộng thêm nguy cơ cháy nổ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,392 Mã lực
Tuổi
63
10 năm thì xe nào cũng đại tu, tuy nhiên với động cơ to, pin to lại chạy tốc độ đều, tải chất lên đầu trục động cơ cũng ổn định thì chỉ thay pin, làm pin to không cần gọn thì giá rẻ hơn. Chỉ còn lại vấn đề xử lý pin thải loại, có khi phải tống vào mấy cái mỏ cũ muối như muối dưa để thế hệ sau dùng lại khi các pin đã thành các khoáng tầng trầm tích chăng.
Năng lượng hạt nhân hợp hạch rất cần đồng vị trên Li để tổng hợp hạt nhân.
Nhưng Li đang được chế pin vô tội vạ.
Bi giờ lại phải gom pin Li trong điện thoại, máy tính.... để sau này có cái mà đốt lò.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Em hỏi thật.
1. Dựa vào đâu để kết luận gas rẻ hơn điện ?
2. Dựa vào cái gì để khẳng định trong tương lai gas rẻ hơn điện ?
1. Chuyển hóa năng lượng: gas --> turbine điện -- > pin ---> động năng xe. So với Gas --> đốt động năng xe. Chuyển hóa ít, hao hụt ít, thì lợi hơn. Ngược lại, Gas có nhược điểm về tồn trữ, áp suất; nhưng CNG thì ok, chỉ 1 bình trong xe taxi là được.

2. Tương lai là tương lai nào? 5 năm, 10 năm. Rẻ thì dùng đã, tính xa quá nhức đầu :) (Nga thì ko thiếu khí, VN trữ lượng khí Biển Đông cũng đủ giàu).
 
Chỉnh sửa cuối:

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,249
Động cơ
324,375 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Em hỏi thật.
1. Dựa vào đâu để kết luận gas rẻ hơn điện ?
2. Dựa vào cái gì để khẳng định trong tương lai gas rẻ hơn điện ?
Giá điện ở Nga 1000vnd/kw . Gas cho đun nấu 2,800vnd/khối vậy chắc là gas rẻ hơn đúng ko cụ ?
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,392 Mã lực
Tuổi
63
Sạch hơn quái nào hơn điện được, ngay cả dùng gas ở nhà máy điện quy mô lớn thì vẫn hiệu quả hơn là dùng gas trong từng cái xe gas.

Có lẽ vấn đề to nhất là 1 trạm nạp điện chi phí khoảng 50.000 đô còn 1 trạm nạp ga thì chắc phải 15 lần hơn, cộng thêm nguy cơ cháy nổ.
Miền Nam ta trước phải chế khí than để chạy xe đò vì ko có xăng. Cũng là một loại xe gas.
Xe điện êm ru, ko thải khí CO2. Nó phù hợp chạy trong thành phố.
Nếu thích chạy xa cứ chơi xe lai điện xăng là ngon. Nhà giầu Việt mua nhiều xe này chạy phết.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,820
Động cơ
250,960 Mã lực
Miền Nam ta trước phải chế khí than để chạy xe đò vì ko có xăng. Cũng là một loại xe gas.
Xe điện êm ru, ko thải khí CO2. Nó phù hợp chạy trong thành phố.
Nếu thích chạy xa cứ chơi xe lai điện xăng là ngon. Nhà giầu Việt mua nhiều xe này chạy phết.
SG có xe bus chạy CNG rồi cụ, thời chế khí than xa lắm rồi :)
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
Giá điện ở Nga 1000vnd/kw . Gas cho đun nấu 2,800vnd/khối vậy chắc là gas rẻ hơn đúng ko cụ ?
Rẻ hơn thì rõ rồi cụ, nhưng họ nói là chay xe gas rất nguy hiểm, dễ cháy nổ và bào mòn động cơ nhanh. Vì vậy mới không được phổ biến. Ở Nga rất hạn chế cho đăng ký xe chạy bằng khí lỏng, việc đăng ký xe này rất khó, và thường những xe được độ sang chạy gas là xe cũng sắp hết date rồi thì chủ nhân mới độ.
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
1. Chuyển hóa năng lượng: gas --> turbine điện -- > pin ---> động năng xe. So với Gas --> đốt động năng xe. Chuyển hóa ít, hao hụt ít, thì lợi hơn. Ngược lại, Gas có nhược điểm về tồn trữ, áp suất; nhưng CNG thì ok, chỉ 1 bình trong xe taxi là được.

2. Tương lai là tương lai nào? 5 năm, 10 năm. Rẻ thì dùng đã, tính xa quá nhức đầu :) (Nga thì ko thiếu khí, VN trữ lượng khí Biển Đông cũng đủ giàu).
Giá điện ở Nga 1000vnd/kw . Gas cho đun nấu 2,800vnd/khối vậy chắc là gas rẻ hơn đúng ko cụ ?
Là em hỏi thật đấy.
1. Với hiện tại, tính tổng chi phí nhiên liệu (gas/điện) cho 1 km đường và hao mòn động cơ ..., phải ra con số thì mới biết được cái nào rẻ hơn.
Em ví dụ như điện, Nga nó có điện hạt nhân, khá sẵn, đường truyền tải điện khá ổn, cái cần chỉ là trạm nạp, còn dùng Gas thì sao ?
Cái nữa, Gas nó có thể bán ra ngoài, bán đi xa, điện đang có sẵn thì sao ?
2. Việc em nói về tương lai nó bao hàm cả việc hoàn thiện trước về công nghệ so với bên ngoài và bao hàm cả việc Gas là thứ mà sản lượng sẽ theo xu hướng giảm, sản lượng điện thì nó có thể tăng.
Chốt lại, em không biết thật sự và thắc mắc thật về chi phí để đánh giá đắt hay rẻ hơn, không tính được con số tương đối thì khó khẳng định lắm :D
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,249
Động cơ
324,375 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
SG có xe bus chạy CNG rồi cụ, thời chế khí than xa lắm rồi :)
Xe than phổ biến thập niên 80 . Ngay nhà e có cái dốc khá cao . Mỗi lần xe khách chạy lên giữa dốc là anh lơ xe phải nhảy xuống đâp vào buồng đốt than cho nó cháy to lên , Và xe từ từ bò lên dốc .. :))
SG bus bây giờ là chạy CNG hết . E thi thoảng đi tuyến 150 . Nếu ngày Cn thì nó chạy như đóng phim hành động :))
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Xe than phổ biến thập niên 80 . Ngay nhà e có cái dốc khá cao . Mỗi lần xe khách chạy lên giữa dốc là anh lơ xe phải nhảy xuống đâp vào buồng đốt than cho nó cháy to lên , Và xe từ từ bò lên dốc .. :))
SG bus bây giờ là chạy CNG hết . E thi thoảng đi tuyến 150 . Nếu ngày Cn thì nó chạy như đóng phim hành động :))
SG bus bây giờ chạy CNG hết, hình như hơi sai ạ, em vẫn thấy mấy loại xe bus chạy ngoài đường mà nhỉ.
 

Vodka_Putinka

Xe điện
Biển số
OF-439919
Ngày cấp bằng
25/7/16
Số km
2,249
Động cơ
324,375 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Biên Hòa
Là em hỏi thật đấy.
1. Với hiện tại, tính tổng chi phí nhiên liệu (gas/điện) cho 1 km đường và hao mòn động cơ ..., phải ra con số thì mới biết được cái nào rẻ hơn.
Em ví dụ như điện, Nga nó có điện hạt nhân, khá sẵn, đường truyền tải điện khá ổn, cái cần chỉ là trạm nạp, còn dùng Gas thì sao ?
Cái nữa, Gas nó có thể bán ra ngoài, bán đi xa, điện đang có sẵn thì sao ?
2. Việc em nói về tương lai nó bao hàm cả việc hoàn thiện trước về công nghệ so với bên ngoài và bao hàm cả việc Gas là thứ mà sản lượng sẽ theo xu hướng giảm, sản lượng điện thì nó có thể tăng.
Chốt lại, em không biết thật sự và thắc mắc thật về chi phí để đánh giá đắt hay rẻ hơn, không tính được con số tương đối thì khó khẳng định lắm :D
SG bus bây giờ chạy CNG hết, hình như hơi sai ạ, em vẫn thấy mấy loại xe bus chạy ngoài đường mà nhỉ.
Vẫn còn 1 xe loãi chỗ và xe của 1 số tình xung quanh chạy vào . Nhưng cụ thấy xe màu xanh nước biển loại lớn thì là nó và đều in hàng chữ xe chạy CNG
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Vẫn còn 1 xe loãi chỗ và xe của 1 số tình xung quanh chạy vào . Nhưng cụ thấy xe màu xanh nước biển loại lớn thì là nó và đều in hàng chữ xe chạy CNG
Vâng cụ, loại màu xanh nước biển chạy CNG nhưng vẫn còn loại màu khác chạy trên đường, thế nên em mới nói là ko phải giờ nó chạy CNG hết.
 

Big Bang

Xe điện
Biển số
OF-52200
Ngày cấp bằng
5/12/09
Số km
4,573
Động cơ
480,211 Mã lực
Đồng ý với hai cụ, khổ nỗi nhiều người không nhận thức được điều đó, cứ phải Nga là siêu cường cạnh tranh với Mỹ mới chịu cơ. Kinh tế Nga nó là đào múc xúc, dựa vào tài nguyên thì nó là như thế . Úc cũng là quốc gia xuất khẩu tài nguyên và nông nghiệp đấy thôi.
À, nhiều cụ thấy còm của em sẽ thấy là em ghét Nga. Nhưng các cụ nhầm. Em không ghét Nga, em chỉ ghét thằng Tin hói và cơ số thằng khác kéo lùi nước Nga lại hàng chục năm.
Nếu là Cụ, Cụ sẽ làm gì để đưa nước Nga lên ngang tầm Mỹ?
 

Gcar

Xe container
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
9,385
Động cơ
572,203 Mã lực
Là em hỏi thật đấy.
1. Với hiện tại, tính tổng chi phí nhiên liệu (gas/điện) cho 1 km đường và hao mòn động cơ ..., phải ra con số thì mới biết được cái nào rẻ hơn.
Em ví dụ như điện, Nga nó có điện hạt nhân, khá sẵn, đường truyền tải điện khá ổn, cái cần chỉ là trạm nạp, còn dùng Gas thì sao ?
Cái nữa, Gas nó có thể bán ra ngoài, bán đi xa, điện đang có sẵn thì sao ?
2. Việc em nói về tương lai nó bao hàm cả việc hoàn thiện trước về công nghệ so với bên ngoài và bao hàm cả việc Gas là thứ mà sản lượng sẽ theo xu hướng giảm, sản lượng điện thì nó có thể tăng.
Chốt lại, em không biết thật sự và thắc mắc thật về chi phí để đánh giá đắt hay rẻ hơn, không tính được con số tương đối thì khó khẳng định lắm :D
Giải bài toán vĩ mô thì khí đó bỏ vào nhà máy điện chạy ra điện rồi nạp chạy xe điện thì vẫn hiệu quả hơn là nạp khí vào từng xe để chạy. Tuy nhiên xe điện chi phí đầu tư ban đầu to hơn, nhưng với tiến bộ công nghệ pin từ TQ thì cái này đã giảm mạnh. Cụ Vin và cụ Musk chắc cũng đã nghiên cứu chán chê rồi. :D
 

SongTu

Xe buýt
Biển số
OF-430650
Ngày cấp bằng
17/6/16
Số km
975
Động cơ
224,650 Mã lực
Tuổi
44
Giải bài toán vĩ mô thì khí đó bỏ vào nhà máy điện chạy ra điện rồi nạp chạy xe điện thì vẫn hiệu quả hơn là nạp khí vào từng xe để chạy. Tuy nhiên xe điện chi phí đầu tư ban đầu to hơn, nhưng với tiến bộ công nghệ pin từ TQ thì cái này đã giảm mạnh. Cụ Vin và cụ Musk chắc cũng đã nghiên cứu chán chê rồi. :D
Bỏ khí vào nhà máy điện thì lại phải xây thêm cái nhà máy điện, cái đó cũng là chi phí.
Thế nên em mới nói, để đánh giá cái nào đắt hay rẻ hơn thì phải tính được chi phí/hiệu quả cụ thể chứ cứ khẳng định dùng Gas rẻ hơn dùng điện thì nó không chắc chắn đúng, thêm cái đặc biệt là nó tùy theo điều kiện sẵn có của từng nước nữa.
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Nhiều người ở VN vẫn đang bị Mỹ và PT nhồi nhét cái thông tin ngu xuẩn Nga có trữ lượng dầu mỏ khổng lồ và hiện nay chỉ sống nhờ múc dầu lên bán. Thực tế thì có rất nhiều điều về nước Nga mà Mỹ không muốn đám báo chí nhắc đến.

1. Ngành năng lượng của Nga không chỉ có dầu mỏ

- Trong Top 10 nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, Nga chỉ đứng áp chót ở vị trí thứ 8 với trữ lượng 60 tỷ thùng, Thua rất xa Arap Saudi, Venezuela, Iran, Iraq, Canada. Trong khi đó Mỹ mới là nước đang điên cuồng khai thác dầu kể từ năm 2014 và đến 2018 đã vượt qua Arap Saudi trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

- Trong khi các chuyên gia mạng bị CNN dắt mũi chỉ chăm chăm vào dầu mỏ của Nga thì Khí đốt mới là mỏ vàng của nước Nga hiện tại. Chỉ riêng năm 2017, khí đốt chiếm tới 59% sản lượng xuất khẩu của Nga và 25% tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia này. Các siêu dự án xuất khẩu năng lượng như “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, “Dòng chảy phương Bắc-2” xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, “Dòng chảy Siberi” xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc đảm bảo vị thế thống trị của Nga trong ngành khí đốt trong 5 thập kỷ tiếp theo.

- Ngay cả khi nhu cầu khí đốt giảm, Nga vẫn còn 1 “vũ khí” đáng sợ nữa đó là “Xuất khẩu điện hạt nhân”. Nga đang bao phủ thế giới với một mạng lưới các nhà máy điện hạt nhân và như vậy, Moscow đang xây dựng một khuôn khổ cho sức mạnh toàn cầu cho mình trong những thập kỷ tới. Điều này có được 1 phần là do sự yếu kém của các đối thủ cạnh tranh từ Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong lĩnh vực này, tập đoàn điện hạt nhân Rosatom của Nga cung cấp tất cả các loại dịch vụ: từ xuất khẩu nhiên liệu và lưu trữ tạm thời các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng cho đến tháo dỡ lò phản ứng sau khi kết thúc vận hành cũng như các khoản vay tài chính. Nga thậm chí đã tiến bộ đến mức đã chế tạo được những nhà máy điện hạt nhân nổi có khả năng di động trên biển thay thế cho các nhà máy điện truyền thống trên mặt đất và đang xúc tiến xuất khẩu các “nhà máy đóng gói nguyên con 100%” này.

2. Công nghiệp khai khoáng của Nga

- Ngành công nghiệp khai khoáng của Nga lớn thứ 2 tại quốc gia này sau ngành năng lượng và chiếm một tỉ trọng đáng kể trong GDP và tổng kim ngạch xuất khẩu. Nga hiện là nước xuất khẩu kim cương số 1 thế giới, xuất khẩu đất hiếm top 2, xuất khẩu vàng và bạch kim top 3. Tập đoàn Norilsk Niken của Nga hiện sản xuất hơn 50% kim loại thuộc nhóm bạch kim trên toàn thê giới. Điều đó giúp Nga “miễn nhiễm mọi trừng phạt” vì nền công nghiệp của Mỹ và Châu Âu có nhu cầu không ngừng tăng đối với kim loại này, đặc biệt là các các ngành công nghiệp hóa chất, hóa dầu, các phương tiện được sx theo yêu cầu nghiêm ngặt về phát thải CO2. Cho ai đó còn chưa biết, Bạch kim đắt gấp 5 lần vàng.

3. Công nghiệp vũ trụ

- Nói đơn giản thì cả thế giới phụ thuộc Nga trong lĩnh vực này. Mỹ vẫn phải nài nỉ mua động cơ tên lửa đẩy vũ trụ RD-180 của Nga phục vụ cho các chuyến bay vũ trụ cả dân sự lẫn quân sự. Lầu Năm Góc năm này qua năm khác phải yêu cầu quốc hội Mỹ tháo dỡ cấm vận cho công ty Energomash (Nga) để mua động cơ cho các vụ phóng không gian. Đơn giản bởi vì Mỹ không thể chế tạo được loại động cơ này ít nhất là đến 2050. Bao nhiêu năm nay Mỹ phải nhờ tàu vũ trụ Soyuz của Nga để đưa người lên Trạm Không gian quốc tế (ISS). Theo báo cáo của NASA công bố cuối năm 2019, mỗi năm NASA mua quyền đưa khoảng 70 người lên vũ trụ, và phải trả cho cơ quan vũ trụ Nga (Roscosmos) khoảng 3-4 tỉ USD tiền vé đi nhờ (55 triệu $/vé). Các đại ca như Anh, Pháp muốn phóng vệ tinh lớn lên không gian cũng phải mua dịch vụ của Nga. Không có Nga thì gần như hệ thống vệ tinh của trái đất có thể bị tê liệt luôn.

4. Bắc cực

Bắc Cực trở nên hấp dẫn nhiều quốc gia trên thế giới vì khu vực này rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu mỏ và khí đốt. Bắc Cực cũng là nơi rất giàu khoáng sản, đặc biệt là kim loại hiếm, nguồn nguyên liệu chính để chế tạo linh kiện điện tử và các hệ thống điều khiển vũ khí. Trong những năm gần đây, nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh, những khối băng khổng lồ ở Bắc Cực bắt đầu tan, điều đó giúp Nga hình thành những tuyến hàng hải mới cũng như khả năng tiếp cận đáy biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên Bắc Cực. Tuyến giao thông hàng hải tại Bắc Băng Dương sẽ cắt ngắn thời gian di chuyển hành trình giữa châu Âu và Đông Á khoảng 60% so với tuyến đường hiện tại qua các kênh đào Panama hay Suez. Ngoài việc giảm được thời gian, các tàu chở dầu trọng tải lớn còn tránh được những quy định về kích thước tàu, khiến cho Bắc Cực ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nước có đội tàu siêu trường, siêu trọng. Các đội tàu này đang gặp nhiều khó khăn khi trong tuyến hành trình của mình, họ buộc phải đi qua kênh đào Suez và Panama. Đó chính là lý do Nga xây dựng đội tàu phá băng khổng lồ chạy bằng năng lượng hạt nhân. Mỹ, Canada và cả TQ đều thèm nhỏ dãi Bắc Cực nhưng phải bất lực nhìn Nga xây dựng “con đường tơ lụa” của mình ở đây đơn giản vì lại 1 lần nữa những quốc gia tự hào công nghệ này không chế tạo được những con tàu phá băng hoành tráng như vây. J))

5. Nông nghiệp

Sau 5 năm chịu cấm vận của Mỹ, Nga đã thay Mỹ và EU trở thành nhà xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất hành tinh và đang đặt mục tiêu trở thành cường quốc xuất khẩu nông nghiệp. Trong khi đó, công nghiệp đánh bắt cá của Nga hiện cũng đứng thứ tư trên thế giới.

6. Nga cũng không thua kém ai trong các lĩnh vực công nghệ cao như: Y tế, CNTT/an ninh mạng... Điều ít người biết là Mỹ đã từng có ý định dùng đến biện pháp “cấm vận cực đoan nhất” là ngắt kết nối của Nga với SWIFT, hệ thống liên kết hơn 9.000 tổ chức tài chính ở 209 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhưng Nga đã xây dựng hệ thống thanh toán riêng của mình và nếu có điều gì xấu xảy ra, toàn bộ hoạt động theo định dạng SWIFT sẽ chạy ổn trong nước Nga. Đương nhiên không thể không nhắc tới ngành Công nghiệp quốc phòng, nơi tập trung những công nghệ tiên tiến nhất của nhân loại, Nga cũng đạt được những tiến bộ thần tốc và trong nhiều lĩnh vực đã đứng đầu thế giới. Điều này thì Mỹ cũng phải thừa nhận và lầu năm góc liên tục đòi tiền phát triển vũ khí mới và viết lại học thuyết tác chiến. Ngay cả các đồng minh giàu có của Mỹ tại Trung Đông cũng chuyển sang mua vũ khí của Nga rồi nhé. chúng mày thử search xem các đại gia trung đông như UAE, Arap saudi, Ai Cập đã mua bao nhiêu vũ khí nga rồi. Ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ, thành viên mạnh thứ 2 NATO cũng đã quay sang hợp tác phát triển vũ khí với Nga rồi.

7. Nhiều cá nhân “Pro Mỹ” suốt ngày đem GDP của Mỹ ra chế giễu Nga và Trung Quốc mà chả hiểu GDP của các nước đại diện cho cái gì. GDP = C + I + G + (X - M). GDP Mỹ cao vì chi tiêu tiêu dùng (C) chiếm đến 71%GDP Mỹ, nhưng đây lại lại là chi tiêu dựa trên vay mượn cá nhân từ ngân hàng. Đầu Tư (I) thì hoàn toàn bỏ vào cổ phiếu của phố wall, trong khi nhà máy và công ăn việc làm thì chạy hết sang châu Á. Chi tiêu chính phủ (G) thì đẩy nợ công lên cao nhât lịch sử nhân loại. Xuất khẩu ròng (X-M) thì biến thành Nhập khẩu ròng khi liên tục thâm hụt thương mại với TQ. Trong khi Nga và TQ đều là các quốc gia xuất khẩu ròng hàng chục năm nay và có quỹ dự trữ khổng lồ thì Mỹ suốt ngày chỉ lo đóng cửa chính phủ vì hết tiền. Chính vì thế mà Trump liên tục phát động thương chiến để giảm bớt áp lực nhập khẩu của Mỹ hay nói cách khác là người dân Mỹ vay tiền để trả cho TQ.

Kết luận: Giá dầu giảm đương nhiên Nga bị thiệt hại nhưng đây là thiệt hại Nga hoàn toàn có thể chịu được và nằm trong ý đồ triệt hạ ngành sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Dầu đá phiến của Mỹ chỉ mới phát triển ồ ạt trong 6 năm trở lại đây nhờ có sự tiếp sức mạnh mẽ từ tín dụng ngân hàng. Tuy bản thân nó chỉ chiếm dưới 10% GDP Mỹ nhưng khi sụp đổ sẽ kéo theo một loạt các ngành công nghiệp phụ trợ cho hoạt động khai thác và sản xuất dầu chết theo, kế đó là hệ thống ngân hàng đã cấp vốn cho nó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và tạo hiệu ứng dây chuyền đối với 1 loạt các DN khác của Mỹ vốn có truyền thống sử dụng đòn bẩy tài chính rất mạnh. Đó mới là đích nhắm đến của Sa hoàng Putin.
Cụ liệt kê các mảng này thì đúng nhưng thông tin cụ đưa ra ko có số liệu để kiểm chứng ngoài dầu mỏ, khai khoáng. Mấy mảng mà cụ cho là mạnh như : nông nghiệp, bắc cực, công nghệ y sinh,.... thì cần hình dung nó mạnh hay yếu là tính theo thị trường toàn cầu. Nó mạnh vậy nó chiếm tỉ trọng bao nhiêu toàn cầu, nó chi phối được ko ? Cái đó mới nói lên được nó mạnh hay yếu. Nên khách quan về thông tin là như vậy. Nếu cụ gọi người khác là " Pro Mỹ " thì em cho là cụ thuộc kiểu " Pro Nga ngố " .

Em gửi cụ mấy thông tin để cụ so sánh xem một nước như này liệu là mạnh hay yếu : Hà Lan là cường quốc về xk hạt giống, củ hoa . Nó chiếm tới 50% sản lượng giao dịch củ hoa, hạt giống toàn cầu. Hay như cảng Rotterdam Hà Lan những năm 60-70 thế kỉ 20 là cảng số 1 thế giới về năng lực vận tải, hơn 60% hàng hóa lỏng thời đó đi qua cảng này. Hay sở giao dịch kim loại London từng là trung tâm giao dịch kim loại quý của thế giới, nó chiếm tới 60-70% lượng giao dịch hàng hóa này ( nguồn thông tin : wiki ). Hoặc như ngành ngân hàng đầu tư của Nhật thời kỳ 70-80 thế kỉ 20 vào thị trường Mỹ nó chiếm tới 30% giá trị thị trường ngân hàng và lợi nhuận. Tức là 10 đồng lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ có 3 đồng là của người Nhật. Hoặc như hiện nay trong số các cảng vận tải lớn nhất về năng lực chung chuyển thì Trung Quốc chiếm hơn nửa số cảng lớn nhất. TQ cũng là nhà sx container lớn nhất thế giới.( nguồn : wiki, google có ngay ) .

Có vài thông tin vậy cụ xem có ổn ko. Như vậy nó mới gọi là mạnh hay yếu, nó chi phối được thị trường hay ko. Còn như cụ mô tả chỉ là một mảng nhỏ, và đánh giá thiên về cảm tính. Ngành nông nghiệp của Nhật và Nga còn thua xa so với Mỹ cụ ạ. Vì sao thì chỉ cần dùng bảng sản lượng và năng suất các hàng hóa nông nghiệp chủ chốt là biết ngay. Như vậy nó mới khách quan. Còn công nghệ y tế, cụ biết những cty dược phẩm nào lớn nhất toàn cầu tính theo giá trị doanh thu và thị phần ko ? Nếu ngành y sinh máy móc hiện đại em nghĩ Nga còn xách dép cho Thụy Sĩ chứ chưa nói tới Mỹ. Pro hay ko thì cũng ko sao cả, nước Mỹ nó có những ngành công nghiệp khổng lồ chi phối cả thị trường toàn cầu, luật chơi còn theo luật của nó. Cứ giữ phong thái mũ ni che tai thì họ vẫn cứ làm bá chủ thôi.
 

evoque2012

Xe buýt
Biển số
OF-159504
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
503
Động cơ
368,611 Mã lực
CNG ở dạng khí, LNG ở dạng lỏng.


Nó còn tùy thuộc lưới tập trung hay phân tán nữa cụ à, xe gia đình khác, xe công công khác. Cố định tuyến khác, tuyến linh hoạt khác, cự ly, tần suất vv. Có rất nhiều bài toán mà từ R đến D đến C phải giải, số bài toán thực tế thường là nhiều hơn số mà anh làm R dự liệu. Và rất đa ngành công nghệ đan xen (cả khoa học xã hội, hành vi). Cứ làm thì sẽ giải được :) chưa tối ưu, chịu sửa, sẽ tối ưu.

G9 các cụ.
Thấy cụ có vẻ thích trìu tượng và lý thuyết quá đáng nhể. Có một thực tế là bài toán xe điện chỉ vướng mắc mỗi vấn đề về pin, còn các ưu việt khác của xe chạy điện thì quá rõ rồi còn gì? Chứ còn điện ở Nga nó là bao la. Còn ví dụ như ở đây nói về xe chạy gas thì phải giải đến 2 bài toán. Một là về tính an toàn, hai là độ bền của động cơ. Cái nào dễ hơn, ta làm trước chứ nhể, ơ kìa?
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top