Cái lõi của SaM146 là của F110. Nga khoắng được cái đó nên tiến bộ vượt bậc thời gian vừa rồi. PD14 không liên quan gì tới PS90 nha bác. Là dòng động cơ hoàn toàn mới.
Tôi tìm hiểu thì SaM146 là dựa trên động cơ CFM International CFM56, và CFM56 là động cơ do hãng SNECMA Pháp hợp tác phát triển với các hãng General Electric Mỹ, cùng kết hợp với thiết kế động cơ Snecma M88 do chính hãng Snecma sản xuất vốn dùng cho máy bay Dassault Rafale.
Còn PD-14 dĩ nhiên không liên quan theo nghĩa làm cái này dựa trên cái kia, nhưng PD-14 được làm dựa trên kinh nghiệm tích lũy thu được từ các dòng động cơ cũ, cụ thể là PS90A2
Từ thời LX, chưa bao giờ động cơ là thế mạnh cả. Lx làm được đc phản lực nhưng luôn không bằng và đi sau Mỹ, Anh, Pháp. Đến khi liên xô sụp đổ thì lại càng tụt hậu xa hơn. Động cơ Nga thường hiệu suất thấp, tốn nhiên liệu hơn trong khi tuổi thọ cũng thấp. Thường đc Nga có tuổi thọ 600 đến 800 giờ bay trong khi tiêu chuẩn của Mỹ và Châu âu là 1200 giờ. Thế cho nên mặc dù động cơ Nga rẻ tiền hơn nhưng chi phí hoạt động lại cao.
Động cơ của f22 cho phép nó bay tốc độ siêu âm mà ko cần đốt sau. Trong khi động cơ Nga chưa làm được điều này. Hiện Nga đang phát triển nhưng giờ vẫn chưa xong mặc dù sau 20 năm rồi.
1. Tuổi thọ khung thân máy bay
Ở trên tôi đã trả lời cậu về cái tuổi thọ khung thân máy bay, thực ra là Nga và phương Tây có tuổi thọ khung thân xấp xỉ, chỉ là do cách tính khác nhau, nên khi nói ra thì tưởng là khung thân của máy bay Tây cao hơn thôi, tính kỹ thì Nga còn cao hơn chút. Bây giờ nói đến động cơ
Đánh giá về động cơ thế này chứng tỏ là cậu không biết rõ, hoặc biết rất sơ sài. Câu khoe tuổi thọ động cơ phương tây là 1200 giờ bay, như vậy là hạ thấp phương Tây chứ không phải nâng cao nó, và khi nói động cơ, phải nói động cơ cụ thể nào, phiên bản hay biến thể nào, không thể nói chung chung động cơ Nga hay Tây, vì chất lượng rất khác nhau
2. Vòng đời động cơ
Khi đánh giá độ bền bỉ lâu dài của động cơ, người ta dùng 2 thông số
1) TBO hay MTBO (Mean Time between Overhauls): thời gian giữa 2 lần đại tu.
2) Full-life, Lifespan, Lifetime hay durée de vie: tuổi đời
Cậu chỉ nói đến cái số 2) mà không nói đến cái số 1) là thiếu sót lớn. Chưa nói đến chuyện 1200 giờ cho 2) là con số thấp quá, dìm hàng phương tây quá đỗi.
Tuy thế, cần lưu ý rằng, cách tính thời gian của cái số 1) và 2) giữa Nga và phương tây cũng có sự khác biệt, vì quan điểm khi nào cần đại tu của 2 bên là khác nhau, vì thế không thể chỉ nhìn vào số giờ để đánh giá được.
Bây giờ cho cậu 1 số thông tin
Động cơ Saturn AL-31F dùng cho Su-27 và thời kỳ đầu của Su-35 có 1) MTBO là 1000 giờ và 2) full-life là 3000 giờ
Năm 2019, phiên bản AL-31FP có 1) MTBO là 2000 giờ
Động cơ 117S (AL-41F1A) dùng cho Su-35 có 1) là 1000 giờ, và 2) full-life là 4000 giờ, và có thể nâng cấp lên 7000 giờ
3. Khả năng bay siêu âm không cần đốt sau
Khả năng này gọi là supercruise, nghĩa là bay ở chế độ hành trình, tốc độ siêu âm mà không cần đốt sau (gọi là afterburner hay reheat hay additional combustion). Hiện có 5 máy bay quân sự làm được điều này đó là
- F-22 với động cơ PW F119,
- Dassault Rafale với động cơ Snecma M88
- EuroFighter với động cơ EJ200 của hãng EuroJet Turbo GmbH
- Su-35, Su-57 với động cơ AL-41F-1S
- Grippen với động cơ General Electric F414G
Tất cả các máy bay này hiện chỉ đạt được khả năng supercruise ở độ cao lớn, không khí loãng mà thôi. Hiện Nga đang làm động cơ mới Izdelje 30, được thiết kế lại hoàn toàn, để mang lại sức mạnh và hiệu suất cao hơn nữa, đặc biệt là muốn mang lại khả năng supercruise ở độ cao thấp hơn.
Động cơ PW F119 của F-22 là động cơ đầu tiên làm được khả năng supercruise này, vì thế được ca ngợi là động cơ tốt nhất hồi đầu những năm 2000, nhưng bây giờ nhiều nước khác cũng đã làm được
>>> Vụ đốt sau em công nhận Nga còn chưa làm hoặc không làm được...cái này đề em kiếm thông tin sau.
>>> Còn về tuổi thọ động cơ thì em không đồng ý lắm vì
Tuổi thọ của động cơ 117S trên su35 theo em tìm hiểu thì thời gian giữa 2 lần đại tu là 1000h, tuổi thọ của động cơ ít nhất là 4000h, nếu có nâng cấp có thể tăng lên 7000h.
Còn AL-31F Thời gian giữa 2 lần đại tu là 500h, tuổi thọ của động cơ ít nhất là 1500h
Cụ sai rồi. Động cơ NK32 của Tu160 cổ lỗ và động cơ AL-FM31 bay hành trình ở tốc độ vượt âm mà không cần đốt sau.