Động cơ của f22 sản xuất cuối 90s, giờ Nga vẫn còn đang phát triển thì chậm hơn họ tối thiểu 20 năm đó thôi.
Cả 5 máy bay kia: Rafale, EuroFighter, F-22, Su-35, Su-57, đều chỉ làm được supercruise ở độ cao lớn. Nên bọn Nga nó mới muốn làm cái Izdelje 30 để có thể làm được supercruise ở cả độ cao thấp hơn, nơi không khí đặc hơn. Ngoài ra, động cơ nào mà chẳng phải cải tiến, phát triển lên. Bản thân mục đích của viêc chế tạo Izdeliye 30 cũng có nhiều mục đích, chứ không phải chỉ là supercruise. Trong đó có 2 mục đích chính: 1) tăng lực đẩy hơn nữa, và 2) làm mạnh hơn nữa tính năng TVC, là hệ thống điều khiển lực đẩy động cơ ba chiều (F-22 của Mỹ chỉ sử dụng TVC hai chiều)
Chưa kể, con Su-57 định hướng phát triển cũng không giống với con F-35 hay F-22, nó hướng đến việc máy bay không người lái. Năm
nay, Sukhoi Su-57 đã thực hiện chế độ bay không người lái trong quá trình thử nghiệm. Tức là phi công vẫn ngồi trong buồng lái, nhưng phần lớn các hạng mục bay được thực hiện hoàn toàn tự động bởi hệ thống phần mềm tự điều khiển giống như một phi công robot điện tử trên máy bay, còn phi công thực sự chỉ làm nhiệm vụ giám sát phần mềm tự động này, và nếu cần thì thực hiện 1 số lượng tối thiểu thao tác.
Cũng cần lưu ý là cái này của Su-57 không phải là máy bay không người lái (UAV), vì các UAV này không thể tự hoạt động, và vẫn cần phi công ngồi trong buồng điều khiển đặt tại mặt đất để điều khiển UAV. Tín hiệu điều khiển truyền qua vệ tinh đến chiếc UAV, nếu tín hiệu điều khiển bị mất hoặc bị gây nhiễu thì chiếc UAV sẽ rơi. Còn Su-57 thì dùng trí tuệ nhân tạo AI, cụ thể hơn là học máy (machine learning) để có khả năng tự học, tự làm quen và tự động bay mà không cần phi công.
Như vậy mục đích, motivation chế tạo của Su-57 không giống F-35, dù cùng mang cái title là thế hệ 5, nhưng ý đồ không giống nhau.
Quay về supercruise, ở trên tôi nói có 5 máy bay quân sự trên có khả năng thực hiện supercruise ở độ cao đủ lớn, nhưng đầy đủ hơn thì nên nói là 5 máy bay đó có khả năng thực hiện supercruise ở độ cao đủ lớn và quãng thời gian đủ dài.
Động cơ PW-119 của F22 được thiết kế chính nhắm ý đồ đó, hay cụ thể hơn là đấy chính là mục đích, motivation của việc thiết kế động cơ PW-119, và nó là con đầu tiên có khả năng này.
Còn trước đó cũng có 1 số con có khả năng supercruise này, nhưng ở quãng thời gian ngắn hơn, như 1 bạn bên trên đã nói, đó là Tupolev Tu-160 và cả Tupolev Tu-144 nữa. Thậm chí cả động cơ thời đầu như AL-31 cho các dòng máy bay Su-27 cũng có khả năng này nhưng chỉ 1 thời gian vừa phải, ngắn hơn so với F22. Phải đến sau này, với 5 máy bay quân sự trên, thì mới supercruise ở thời gian lâu được.
Motivation của việc chế tạo động cơ NK-321 cho con Tu-160 không phải là SuperCruise, mà nó chỉ cần động cơ khỏe, mang vác nhiều, hạy thật nhanh. TU-160 là 1 máy bay ném bom chiến lược hạng nặng nhưng lại có tốc độ của 1 chiếc tiêm kích, có đốt sau hay không chẳng quan trọng. Nó được gắn tên lửa đối đất bắn ở khoảng cách xa, với mục tiêu tấn công vào đất của kẻ thù rồi rút nhanh mà không phải thâm nhập, khác với triết lý chiến tranh của Mỹ, cho cả đội máy bay vào đất đối thủ ném bom tàn phá quy mô lớn, nên vấn đề tàng hình rất quan trọng
Tóm lại, về hàng không, tôi đồng ý Mỹ là số 1, nhưng dù là số 1 thì cũng cần phải hiểu tính chất và triết lý của họ. Vì phát triển có nhiều đường lối tư tưởng khác nhau, mà mỗi nước sẽ ưu tiên những tính chất nào hơn. Chứ không phải là chạy điền kinh, tất cả cùng trên 1 con đường, 1 đích để thi xem ai đến trước, mà mỗi người một con đường khác nhau. Hơn nữa, dụng ý của topic này cũng không có ai nói Mỹ không phải số 1 cả, mà chỉ để bàn về Nga mà thôi. Nếu thích cậu cứ mở topic về Mỹ, tôi cũng sẵn sàng nói những gì tôi biết