[Funland] Nước Nga ngoài dầu mỏ và vũ khí hiện sản xuất gì mạnh !?

Trạng thái
Thớt đang đóng

anhmap90

Xe máy
Biển số
OF-736157
Ngày cấp bằng
15/7/20
Số km
98
Động cơ
66,910 Mã lực
Tuổi
34
hàng nga mẫu mã hơi tồi , e thấy đồng hồ ngon nhưng xấu quá
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Thế mạnh về động cơ phản lực hàng không nhưng Nga cũng ko thể làm được chiếc máy bay vận tải tầm trung với 2 động cơ? Hiệu suất động cơ của Nga quá kém chứ ko phải quá đắt đến nỗi ko thương mại được.
Bọn tàu thì công nghệ nào của nó chả đứng đầu thế giới
Động cơ cũng như thiết bị y tế vậy, có nhiều chuyện ngành nhiều cái khác nhau, và mỗi nước có thế mạnh riêng về từng cái, chứ không phải động cơ nào cũng như động cơ nào đâu. Trong các nước phương Tây cũng mỗi nước mạnh một dạng khác nhau.
Máy móc có nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tiêu chí hiệu quả nhiên liệu nhất luôn là Nhật.
Cũng không nên xem thường TQ quá. Chúng ta VN thì thường tiếp xúc với Tàu ở Quảng Đông Quảng Tây, nhưng nó không đại diện cho cả nước TQ.
Còn về mẫu mã thì cái này thường là điểm mạnh của những nước chuyên về chế tạo hàng tiêu dùng, và những nước có kinh tế thị trường lâu năm, hiểu rõ người dùng, những cái này dĩ nhiên không phải thế mạnh của Nga. Mỹ là nước số 1 thế giới đầu tư nghiên cứu vào tâm lý người tiêu dùng.

Thực ra, Nga cũng không nên đầu tư quá nhiều vào hàng tiêu dùng, vì Nga đất rộng, người thưa, thiếu sức lao động so với TQ, Ấn Độ. Nga cũng không có ưu thế về giá cả lao động so với các nước như TQ, Ấn, VN, Asean, etc. vì thế nên hàng hóa tiêu dùng chỉ nên đầu tư ở mức vừa phải. Nhưng Nga lại lắm tài nguyên, vì thế đầu tư vào ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến, năng lượng, luyện kim, hóa chất, máy công cụ là hợp lý.
Và bởi vì lắm tài nguyên, nên cần phải đầu tư vào quân sự là đúng, vì tài nguyên luôn là đối tượng để bị cướp đoạt.

Hồi xưa tôi có làm cho Alstom mà quên mất rằng Alstom thực sự có một joint venture ở Nga, lý do là vì xưa nay mình không care đến mảng Đông Âu bao giờ, mối quan tâm phía đông chỉ dừng ở Đức là hết. Ngay bạn mình người Pháp làm cái tàu điện ngầm cho Alstom, làm cho cả chính cái dự án tàu điện ngầm Hà Nội Nhổn này, cũng không biết, vì nó không làm ở phần này. Bây giờ hỏi, nó kiểm tra lại thì bảo hình như các đường sắt (tàu hỏa, tàu điện ngầm, tàu điện) mà Alstom xây ở Pháp hay châu Âu và các nơi trên thế giới, rất nhiều cái cũng lấy đường sắt ở Nga. Đấy, Nga nên tập trung làm những mặt hàng kiểu này thôi, chứ đú về hàng tiêu dùng thì không phải thế mạnh, chỉ cần vừa đủ đáp ứng nhu cầu là được. Mà hàng tiêu dùng thì kiếm đâu chả có.
Cho nên có bạn nào kể, bảo thằng bạn Nga nói không nên đầu tư nhiều vào hàng tiêu dùng vì không bảo vệ đất nước chúng tao được là không sai đâu. Ngay phương tây, nếu nhìn từ những năm 70 trở lại đây, thì chính họ cũng giảm dần đầu tư vào hàng tiêu dùng.

Vừa rồi, Financial Times có đưa tin, chính quyền Trump đã coi TQ là đối thủ mạnh nhất thay vì Nga. Chưa rõ đây là góc nhìn của riêng phe Trump hay cả hệ thống chính trị Mỹ. Nhưng với tôi, thì góc nhìn này không sai. Phương Tây cũng luôn có cái nhìn rằng, quan hệ Nga TQ chỉ là nhất thời, sớm muộn sẽ mâu thuẫn. Không rõ điều này đúng sai thế nào, nhưng có một thực tế, thì Nga với Mỹ sẽ luôn đụng độ, bất chấp thể chế chính trị gì, vì chúng cạnh tranh nhau, do thế mạnh nước này cũng là của nước kia: vũ khí, tài ngyên. Mà 2 mặt hàng này thì gắn liền mật thiết với chính trị. Nền kinh tế hai nước không có sự hợp tác bổ sung tự nhiên. Dĩ nhiên trên truyền thống đại chúng, sẽ không ai nói trắng ra, mà mâu thuẫn này sẽ luôn núp bóng dưới những chiêu bài như văn hóa, nhân quyền, DC. Trái lại, Mỹ và TQ, cũng như Nga và TQ có sự bổ sung tự nhiên về kinh tế cho nhau.
TQ luôn gắn mình trong chuỗi sản xuất của Mỹ, ví dụ nếu TQ bán được mạng 5G thì Mỹ cũng được lợi, vì Mỹ đóng vai trò nhà cung cấp thiết bị. Tức là TQ gắn lợi ích của Mỹ với chính họ, để nếu Mỹ đánh TQ thì Mỹ cũng bị thiệt.
Nhưng vấn đề là dù 2 bên có gắn lợi ích với nhau, thì vị thế vẫn phải khác nhau. Mỹ không muốn TQ vươn lên trở thành kẻ cầm trịch, đặt ra luật chơi thương mại toàn cầu. Ngay từ thời Obama, Mỹ đã nói trắng ra rằng, luật thương mại phải do Mỹ đặt, không phải TQ hay bất kể một nước, khối nào khác đặt ra. Vì thế mới dẫn đến chiến tranh Mỹ-TQ hiện nay.
Việc Mỹ đánh TQ đối với tôi là 1 nước đi đẹp với Mỹ, vì vừa đánh cả TQ, đánh cả EU và Anh, cụ thể là đánh thẳng vào chiến lược Global Britanica mà Anh hướng đến khi rời vào Brexit. Mắt xích trọng yếu của chiến lược này là châu Ấ, TQ, Hồng Kong. Bây giờ TQ, HK bị đòn, thì có thể vị thế của VN, ASean sẽ cao lên trong mắt Anh đấy
 
Chỉnh sửa cuối:

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Sản xuất động cơ máy bay, thì Trung Quốc làm được từ những năm 1950 - 1960, nhưng về chất lượng thì cũng còn nhiều vấn đề.

Động cơ máy bay dạng cánh quạt (turboprop) thì Trung Quốc cũng thuộc loại có tiếng, không phải vớ vẩn đâu.

Động cơ phản lực đẩy (turbojet) như loại dùng cho J-7 thì Trung Quốc cũng tự sản xuất từ những năm 1960. Máy bay J-7 (được thiết kế trên cơ sở Mig-21, nhưng do có khủng hoảng quan hệ, Liên Xô rút hết chuyên gia về nên Trung Quốc tự làm một mình, và thời đó thì không có phương Tây chuyển giao công nghệ đâu) cũng là dòng máy bay khá phổ biến trên thế giới, số lượng J-7 được chế tạo và xuất khẩu khắp thế giới cũng gần ngang ngửa Mig-21 (động cơ là động cơ Trung Quốc).

Dộng cơ quạt phản lực (turbofan) là động cơ phổ biến nhất hiện nay, được áp dụng trên máy bay chiến đấu, máy bay dân dụng, tên lửa, tàu chiến, thậm chí cả xe tăng (như dòng Abram của Mỹ, nhưng chạy cực tốn nhiên liệu nên có thể sắp tới lại quay về dùng động cơ diesel). Trung Quốc cũng là một trong số ít các nước có thể sản xuất được rất nhiều loại động cơ turbofan áp dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, cho lĩnh vực máy bay chiến đấu loại chủ lực, không xuất khẩu như J-20 thì chất lượng chưa đạt yêu cầu, còn cho máy bay dân dụng như ARJ-21 và C-919 thì chưa làm bao giờ (thực ra về nguyên tắc lắp các động cơ máy bay chiến đấu lên máy bay dân dụng thì cũng được, nhưng sẽ có nhiều vấn đề về tải trọng, lực đẩy không thích hợp), vì thế nên vẫn đang phải nhập khẩu, chứ không phải họ không làm được. Ngoài ra, mua động cơ Mỹ và phương Tây cho máy bay dân dụng (ít ra là giai đoạn đầu) thì mới có khả năng xuất khẩu máy bay sang phương Tây.

Còn động cơ tên lửa thì Trung Quốc thuộc loại số 1 thế giới rồi, còn nước nào đọ được cụ.
Thực ra tôi cũng không biết nhiều về động cơ TQ. Còn theo góc nhìn của phương Tây, ví dụ theo viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London, thì công nghệ động cơ của TQ vẫn đi sau Nga và phương tây. Cũng vì vậy mà các máy bay tiên tiến nhất của TQ như J15, J20, J31, etc. dù được thiết kế giống với F35, F22 Raptor, Su27, etc. vẫn bị yếu thế khi hoạt động thực sự
Không cần đòi hỏi động cơ TQ có độ cơ động ưu việt như Su 35 (động cơ AL-117S hay còn gọi là AL-41F1S với véc tơ đẩy 3D cực mạnh, bước nhảy vọt so với động cơ AL-31F), mà động cơ của TQ, để đạt được vận tốc cao, máy bay TQ toàn phải dùng các loại động cơ có chức năng đốt sau. Ngoài ra, độ bền của động cơ TQ cũng là một dấu hỏi. Hiện TQ vẫn phải nhờ Nga giúp phát triển động cơ. Hình như Nga đã đồng ý bán động cơ AL-31F cho TQ. Ngoài động cơ, phương tây đưa tin rằng, TQ đang tìm cách hack mã nguồn của tiêm kích Su35 Nga để gắn tên lửa đối không PL12, PL15 nội địa của mình lên máy bay này, và cũng là để biến máy bay Su35 này làm nền tảng để nâng cấp J20, nhưng chưa thành công.

Về động cơ tên lửa vũ trụ, động cơ 2 tầng của tên lửa vũ trụ của Hàn cũng phải nhờ Nga giúp, 1 tầng của nó là của Nga chế tạo, cả Nhật cũng chưa làm được, thì TQ hơi khó tin có thể tự làm

Đó là với những gì phương tây nhìn nhận về động cơ nội địa TQ. Còn thực hư thế nào, độ chính xác đến đâu thì không thể rõ hết
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,987
Động cơ
536,693 Mã lực
Thực ra tôi cũng không biết nhiều về động cơ TQ. Còn theo góc nhìn của phương Tây, ví dụ theo viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London, thì công nghệ động cơ của TQ vẫn đi sau Nga và phương tây. Cũng vì vậy mà các máy bay tiên tiến nhất của TQ như J15, J20, J31, etc. dù được thiết kế giống với F35, F22 Raptor, Su27, etc. vẫn bị yếu thế khi hoạt động thực sự
Không cần đòi hỏi động cơ TQ có độ cơ động ưu việt như Su 35 (động cơ AL-117S hay còn gọi là AL-41F1S với véc tơ đẩy 3D cực mạnh, bước nhảy vọt so với động cơ AL-31F), mà động cơ của TQ, để đạt được vận tốc cao, máy bay TQ toàn phải dùng các loại động cơ có chức năng đốt sau. Ngoài ra, độ bền của động cơ TQ cũng là một dấu hỏi. Hiện TQ vẫn phải nhờ Nga giúp phát triển động cơ. Hình như Nga đã đồng ý bán động cơ AL-31F cho TQ. Ngoài động cơ, phương tây đưa tin rằng, TQ đang tìm cách hack mã nguồn của tiêm kích Su35 Nga để gắn tên lửa đối không PL12, PL15 nội địa của mình lên máy bay này, và cũng là để biến máy bay Su35 này làm nền tảng để nâng cấp J20, nhưng chưa thành công.

Về động cơ tên lửa vũ trụ, động cơ 2 tầng của tên lửa vũ trụ của Hàn cũng phải nhờ Nga giúp, 1 tầng của nó là của Nga chế tạo, cả Nhật cũng chưa làm được, thì TQ hơi khó tin có thể tự làm

Đó là với những gì phương tây nhìn nhận về động cơ nội địa TQ. Còn thực hư thế nào, độ chính xác đến đâu thì không thể rõ hết
Động cơ máy bay chiến đấu của Nga vẫn cần đốt hậu để đạt được siêu âm. Cái này Ấn Độ đã nhận xét rất khách quan và từ chối siêu tiêm kích thế hệ 5 của Nga.
Trong các nước cụ nhắc tới thì Hàn mới nổi, công nghiệp điện tử, giải trí, ô tô mới lên hàng TOP đầu cỡ chưa được 20 niên. Còn NB thì lại là câu chuyện khác, nó có thể làm mọi thứ chỉ điều là thằng Mỹ có cho nó ngoi lên ko. Động cơ tên lửa vũ trụ là thứ hết sức nhạy cảm, thi thoảng phóng chơi cái vệ tinh là khối anh lo sốt vó.
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,594
Động cơ
493,335 Mã lực
Động cơ cũng như thiết bị y tế vậy, có nhiều chuyện ngành nhiều cái khác nhau, và mỗi nước có thế mạnh riêng về từng cái, chứ không phải động cơ nào cũng như động cơ nào đâu. Trong các nước phương Tây cũng mỗi nước mạnh một dạng khác nhau.
Máy móc có nhiều tiêu chí đánh giá, nhưng tiêu chí hiệu quả nhiên liệu nhất luôn là Nhật.
Cũng không nên xem thường TQ quá. Chúng ta VN thì thường tiếp xúc với Tàu ở Quảng Đông Quảng Tây, nhưng nó không đại diện cho cả nước TQ.
Còn về mẫu mã thì cái này thường là điểm mạnh của những nước chuyên về chế tạo hàng tiêu dùng, và những nước có kinh tế thị trường lâu năm, hiểu rõ người dùng, những cái này dĩ nhiên không phải thế mạnh của Nga. Mỹ là nước số 1 thế giới đầu tư nghiên cứu vào tâm lý người tiêu dùng.

Thực ra, Nga cũng không nên đầu tư quá nhiều vào hàng tiêu dùng, vì Nga đất rộng, người thưa, thiếu sức lao động so với TQ, Ấn Độ. Nga cũng không có ưu thế về giá cả lao động so với các nước như TQ, Ấn, VN, Asean, etc. vì thế nên hàng hóa tiêu dùng chỉ nên đầu tư ở mức vừa phải. Nhưng Nga lại lắm tài nguyên, vì thế đầu tư vào ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến, năng lượng, luyện kim, hóa chất, máy công cụ là hợp lý.
Và bởi vì lắm tài nguyên, nên cần phải đầu tư vào quân sự là đúng, vì tài nguyên luôn là đối tượng để bị cướp đoạt.

Hồi xưa tôi có làm cho Alstom mà quên mất rằng Alstom thực sự có một joint venture ở Nga, lý do là vì xưa nay mình không care đến mảng Đông Âu bao giờ, mối quan tâm phía đông chỉ dừng ở Đức là hết. Ngay bạn mình người Pháp làm cái tàu điện ngầm cho Alstom, làm cho cả chính cái dự án tàu điện ngầm Hà Nội Nhổn này, cũng không biết, vì nó không làm ở phần này. Bây giờ hỏi, nó kiểm tra lại thì bảo hình như các đường sắt (tàu hỏa, tàu điện ngầm, tàu điện) mà Alstom xây ở Pháp hay châu Âu và các nơi trên thế giới, rất nhiều cái cũng lấy đường sắt ở Nga. Đấy, Nga nên tập trung làm những mặt hàng kiểu này thôi, chứ đú về hàng tiêu dùng thì không phải thế mạnh, chỉ cần vừa đủ đáp ứng nhu cầu là được. Mà hàng tiêu dùng thì kiếm đâu chả có.
Cho nên có bạn nào kể, bảo thằng bạn Nga nói không nên đầu tư nhiều vào hàng tiêu dùng vì không bảo vệ đất nước chúng tao được là không sai đâu. Ngay phương tây, nếu nhìn từ những năm 70 trở lại đây, thì chính họ cũng giảm dần đầu tư vào hàng tiêu dùng.

Vừa rồi, Financial Times có đưa tin, chính quyền Trump đã coi TQ là đối thủ mạnh nhất thay vì Nga. Chưa rõ đây là góc nhìn của riêng phe Trump hay cả hệ thống chính trị Mỹ. Nhưng với tôi, thì góc nhìn này không sai. Phương Tây cũng luôn có cái nhìn rằng, quan hệ Nga TQ chỉ là nhất thời, sớm muộn sẽ mâu thuẫn. Không rõ điều này đúng sai thế nào, nhưng có một thực tế, thì Nga với Mỹ sẽ luôn đụng độ, bất chấp thể chế chính trị gì, vì chúng cạnh tranh nhau, do thế mạnh nước này cũng là của nước kia: vũ khí, tài ngyên. Mà 2 mặt hàng này thì gắn liền mật thiết với chính trị. Nền kinh tế hai nước không có sự hợp tác bổ sung tự nhiên. Dĩ nhiên trên truyền thống đại chúng, sẽ không ai nói trắng ra, mà mâu thuẫn này sẽ luôn núp bóng dưới những chiêu bài như văn hóa, nhân quyền, DC. Trái lại, Mỹ và TQ, cũng như Nga và TQ có sự bổ sung tự nhiên về kinh tế cho nhau.
TQ luôn gắn mình trong chuỗi sản xuất của Mỹ, ví dụ nếu TQ bán được mạng 5G thì Mỹ cũng được lợi, vì Mỹ đóng vai trò nhà cung cấp thiết bị. Tức là TQ gắn lợi ích của Mỹ với chính họ, để nếu Mỹ đánh TQ thì Mỹ cũng bị thiệt.
Nhưng vấn đề là dù 2 bên có gắn lợi ích với nhau, thì vị thế vẫn phải khác nhau. Mỹ không muốn TQ vươn lên trở thành kẻ cầm trịch, đặt ra luật chơi thương mại toàn cầu. Ngay từ thời Obama, Mỹ đã nói trắng ra rằng, luật thương mại phải do Mỹ đặt, không phải TQ hay bất kể một nước, khối nào khác đặt ra. Vì thế mới dẫn đến chiến tranh Mỹ-TQ hiện nay.
Việc Mỹ đánh TQ đối với tôi là 1 nước đi đẹp với Mỹ, vì vừa đánh cả TQ, đánh cả EU và Anh, cụ thể là đánh thẳng vào chiến lược Global Britanica mà Anh hướng đến khi rời vào Brexit. Mắt xích trọng yếu của chiến lược này là châu Ấ, TQ, Hồng Kong. Bây giờ TQ, HK bị đòn, thì có thể vị thế của VN, ASean sẽ cao lên trong mắt Anh đấy
Cháu thì có ý kiến thế này, Nga nó làm được hết, nhưng giá thành sẽ cao hơn phương Tây, vì phải đầu tư nghiên cứu và nó sẽ ảnh hưởng bởi số lượng bán được. Mà động cơ hàng không thì có cả đống hàng rào kỹ thuật, kể cả vượt qua nó thì bán cho ai? Chỉ cần một vụ Ukraina là lại bị trừng phạt, mà nó luôn tìm cớ. Có bán khí đốt ngon , bổ , rẻ thôi mà cũng bị ngáng đến cùng
 
Biển số
OF-723831
Ngày cấp bằng
5/4/20
Số km
190
Động cơ
78,030 Mã lực
Tuổi
46
Nga vẫn còn rất nhiều tiềm năng nhưng đáng tiếc nếu anh Pu lại tiếp tục trị vì thì Nga sẽ lại tụt lại dần dần và đánh mất cơ hội thôi
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,594
Động cơ
493,335 Mã lực
Động cơ máy bay chiến đấu của Nga vẫn cần đốt hậu để đạt được siêu âm. Cái này Ấn Độ đã nhận xét rất khách quan và từ chối siêu tiêm kích thế hệ 5 của Nga.
Trong các nước cụ nhắc tới thì Hàn mới nổi, công nghiệp điện tử, giải trí, ô tô mới lên hàng TOP đầu cỡ chưa được 20 niên. Còn NB thì lại là câu chuyện khác, nó có thể làm mọi thứ chỉ điều là thằng Mỹ có cho nó ngoi lên ko. Động cơ tên lửa vũ trụ là thứ hết sức nhạy cảm, thi thoảng phóng chơi cái vệ tinh là khối anh lo sốt vó.
Cái này nó nằm trong tiêu chí máy bay thế hệ năm, hiện nay Nga đang phát triển và thử nghiệm động cơ này rồi, nó gọi là sản phẩm 30, Ấn Độ ban đầu tham gia dự án máy bay thế hệ thứ năm phiên bản hai người lái, sẽ ra sau phiên bản SU57 khoảng 7-8 năm và sẽ được trang bị động cơ này, khúc mắc của Ấn Độ là ở phần chuyển giao công nghệ. Dự án SU57 thì Ấn Độ hoàn toàn không tham gia. Hiện tại khả năng cao Ấn Độ lại kích hoạt lại dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phiên bản hai phi công với Nga
 

win7

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-101308
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
662
Động cơ
404,263 Mã lực
Nga vẫn còn rất nhiều tiềm năng nhưng đáng tiếc nếu anh Pu lại tiếp tục trị vì thì Nga sẽ lại tụt lại dần dần và đánh mất cơ hội thôi
người giỏi chạy hết rồi lấy đâu ra cơ hội nữa, may ra chỉ còn cơ hội chế hột le
 

aloha_88

Xe buýt
Biển số
OF-438711
Ngày cấp bằng
20/7/16
Số km
644
Động cơ
-51,518 Mã lực
Nhà e vẫn hay mua hàng tiêu dùng của Nga (hàng xách tay), thuốc cho trẻ con, kẹo bánh, dùng tốt phết
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,945
Động cơ
317,814 Mã lực
Chỉ bền nếu cái nồi niêu xoong chảo đó không có 2 chỉ tiết trở lên gắn với nhau cụ nhé.
Ví dụ;:
- Cái nồi nhôm với cái nắp nhôm: bền (nhưng nồi tương tự của nước nào cũng bền cả)
- Cái nồi áp suất có van lên xuống và cái tay nắm nhựa vặn vặn để siết chặt vung nồi: dùng vài năm là hỏng phần tay nắm nhựa.

Còn những đồ phức tạp hơn chút (nhưng thực ra rất đơn giản so với trình độ công nghệ thế giới thời bấy giờ), ví dụ cái TV, thì hỏng lên hỏng xuống. Có tiếng thì mất hình, đập đập vài phát thì có hình nhưng mất tiếng...
Cụ nhầm lẫn lớn. Cái nồi áp xuất cccp có gông và van tiết lưu bền vô đối không sp nước nào địch nổi. Các chi tiết kim loại thì khỏi bàn, chi tiết nhựa lỳ như vật liệu " gỗ phíp" cách điện. Năm 96 em đã bỏ ra 1 chỉ vàng để mua 1 cái mới cứng - có lẽ là cuối cùng ở vn cho ông bà ,và đến nay vẫn dùng dù nhiều lần đun trên bếp củi. Những năm 97 trở đi chỉ còn loại của Nga mới rởm hơn hàng TQ vì vậy dân chuyển qua dùng hàng gông quay của tq, đức,nhật rẻ tiền mau hỏng,nhiều chi tiết = inox hào nhoáng mỏng manh..
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Động cơ máy bay chiến đấu của Nga vẫn cần đốt hậu để đạt được siêu âm. Cái này Ấn Độ đã nhận xét rất khách quan và từ chối siêu tiêm kích thế hệ 5 của Nga.
Trong các nước cụ nhắc tới thì Hàn mới nổi, công nghiệp điện tử, giải trí, ô tô mới lên hàng TOP đầu cỡ chưa được 20 niên. Còn NB thì lại là câu chuyện khác, nó có thể làm mọi thứ chỉ điều là thằng Mỹ có cho nó ngoi lên ko. Động cơ tên lửa vũ trụ là thứ hết sức nhạy cảm, thi thoảng phóng chơi cái vệ tinh là khối anh lo sốt vó.
Cái này nó nằm trong tiêu chí máy bay thế hệ năm, hiện nay Nga đang phát triển và thử nghiệm động cơ này rồi, nó gọi là sản phẩm 30, Ấn Độ ban đầu tham gia dự án máy bay thế hệ thứ năm phiên bản hai người lái, sẽ ra sau phiên bản SU57 khoảng 7-8 năm và sẽ được trang bị động cơ này, khúc mắc của Ấn Độ là ở phần chuyển giao công nghệ. Dự án SU57 thì Ấn Độ hoàn toàn không tham gia. Hiện tại khả năng cao Ấn Độ lại kích hoạt lại dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phiên bản hai phi công với Nga
đốt sau động cơ chẳng phải chỉ máy bay Nga, cả máy bay phương tây cũng phải dùng nếu muốn đạt tốc độ sieu am (dac biet la từ 1600 km/h trở lên), nó phải phun một lượng lớn nhiên liệu và oxy vào buồng đốt sau để làm tăng nhiệt độ dòng khí xả ra khiến lực đẩy động cơ và tốc độ dòng khí xả từ họng tăng cao. F35 mà phóng tốc độ cao là cũng hết tàng hình, không chỉ vì hỏng sơn mà còn do cả động cơ.
Tôi đã xem các clip F22, Grippen, etc; đốt sau để tăng tốc lên siêu âm rồi. Rat dep mat với vệt lửa sáng rực phía sau. Dốt sau động cơ là chuyện xưa như lịch sử loài người. Sau nay thì cả F22, F35, Su35 hay Mig31 (bản nâng cấp) đều có tính năng là có thể bay siêu âm mà không cần đốt lần 2 trong một số điều kiện. Theo báo Mỹ quảng cáo thì tính năng này của F35 hiện hoàn hảo nhất, cũng không rõ hoàn hảo nhất là thế nào. Có điều động cơ AL-41F1 của Su35 là động cơ hành trình, nhiệm vụ của nó phải luôn đảm bảo có tốc độ siêu âm

Cái sản phẩm 30 mà bác nói là Izdeliye 30. Nga đã bay thử Su-57 chính thức 16 lần thành công với Izdeliye 30
Hồi năm 2016, Su-57 đã từng đạt đến tốc độ bay 384 m/s với Izdeliye 30 mà không cần dùng đến tính năng đốt sau. Tuy vậy động cơ này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, và vẫn chỉ dùng trong thử nghiệm. Còn bản động cơ dùng cho sản xuất hàng loạt Su-57 đợt đầu chắc chắn vẫn đặt khoảng 15000-18000 kg lực đẩy ở buồng đốt sau.
Không rõ bây giờ đã có gì đổi mới ở động cơ chưa? Vì thế nên tôi mới bảo, những gì phương Tây nói về động cơ TQ, thật giả, đúng sai lẫn lộn, không thể tin cả. Ấn không tham gia chương trình SU-57 với Nga, rồi lại đổi ý cân nhắc muốn tham gia, đây là vấn đề chính trị không đơn giản, các lý do kỹ trị (quản lý, kỹ thuật, tài chính), thực ra chỉ là phụ, dùng để nói với công luận thôi.

Còn về Nhật Bản cũng như với mọi nước, giữa việc không cho làm với việc không làm được nó cũng như con gà và quả trứng vậy. Không được làm thì dần dần tụt hậu, không bì được. Trước thế chiến 2, Đức cũng làm được động cơ máy bay. Sau thế chiến, Đức bị ngăn cấm, đến khi được cho phép trở lại thì đã dần tụt hậu. Sau đó phải đi làm gia công động cơ cho hãng PW và RR. Việc gia công này cũng giết chết luôn khả năng phát triển động cơ máy bay của Đức. Cuối cùng trong các nưóc phương Tây, chỉ còn có Anh, Pháp, Mỹ là chế tạo động cơ máy bay.
Nhật không được làm thì dần thành tụt hậu thôi. Nếu đuoc cho phép, trừ khi được chuyển giao công nghệ hoặc ăn cắp ăn trộm, còn không thì cũng mệt, bị bỏ xa rồi.


Nhà e vẫn hay mua hàng tiêu dùng của Nga (hàng xách tay), thuốc cho trẻ con, kẹo bánh, dùng tốt phết
bác nói cũng có phần đúng, hồi cách đây hơn 1 năm, về VN, con bị ốm, bác sĩ VN kê cho thuốc của Nga, tôi hơi ngạc nhiên vì không ngờ Nga cũng thâm nhập được cả vào thị trường thuốc dân dụng phổ thông (thuốc chuyên dụng thì không nói) của VN. Thị trường này vốn đã từ lâu bị chiếm bởi các hãng tây, Ấn, hàn. Bác sĩ bảo thuốc này bây giờ hay dùng, vợ tôi tham khảo nhiều nguồn cũng xác nhận tốt, cho con dùng thì hiệu quả thật. Dù sao, tôi vẫn nghĩ Nga không nên tham gia vào thị trường đòi hỏi cao về mẫu mã. Dược phẩm cũng không phải loại hàng này, tham gia cũng OK. Càng ngày thấy Nga càng đầu tư nhiều vào y sinh, nông nghiệp. Cái này cũng tốt

Cháu thì có ý kiến thế này, Nga nó làm được hết, nhưng giá thành sẽ cao hơn phương Tây, vì phải đầu tư nghiên cứu và nó sẽ ảnh hưởng bởi số lượng bán được. Mà động cơ hàng không thì có cả đống hàng rào kỹ thuật, kể cả vượt qua nó thì bán cho ai? Chỉ cần một vụ Ukraina là lại bị trừng phạt, mà nó luôn tìm cớ. Có bán khí đốt ngon , bổ , rẻ thôi mà cũng bị ngáng đến cùng
Tất cả những mặt hàng kiểu này, những mặt hàng liên quan đến vũ khí, năng lượng, công nghiệp nặng đều liên quan đến chính trị, không bao giờ có cái gọi là tự do cạnh tranh cả. Chỉ có hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc, giày dép mới là tự do được, mà cũng chỉ tự do ở cấp vi mô, trong nội bộ 1 quốc gia. Khi lên đến cấp vĩ mô, quan hệ quốc tế là cũng chính trị hết. Ukraine hay Syria hay can thiệp bầu cử chỉ là cớ, mà bây giờ Mỹ có thể trừng phạt mà không cần viện cớ nữa. Mỹ đã có luật chống đối thủ chiến lược bằng trừng phạt rồi, cứ bị Mỹ đưa vào danh sách đối thủ là có thể bị phạt hết, mà không bị đưa vào cũng có thể bị trừng phạt
 
Chỉnh sửa cuối:

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Cụ tìm giúp em xem ở nước Mỹ có nhà may nào trực tiếp làm ra cái nổi chemise cái :D
Vẫn có may đo đấy ông giáo có điều nó phục vụ tầng lớp siêu giàu thôi.
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,398
Động cơ
21,588 Mã lực
Thế mạnh về động cơ phản lực hàng không nhưng Nga cũng ko thể làm được chiếc máy bay vận tải tầm trung với 2 động cơ? Hiệu suất động cơ của Nga quá kém chứ ko phải quá đắt đến nỗi ko thương mại được.
Nga nó sx dòng máy bay dân sự như Sukhoi Superjet 100, MS-21 thì có cả phiên bản vận tải chứ cụ. Sao bao không thể làm nỗi.

Động cơ PD-14 cũng đã xong...
 
Chỉnh sửa cuối:

vios77

Xe buýt
Biển số
OF-419091
Ngày cấp bằng
26/4/16
Số km
664
Động cơ
226,369 Mã lực
Sản xuất tầu ngầm. BÁn 1 cái tầu ngầm thì bằng bao nhiêu cái máy tính với lại quần áo nhỉ cc.
 

langtubachkhoa

Xe container
Biển số
OF-626585
Ngày cấp bằng
24/3/19
Số km
8,426
Động cơ
310,264 Mã lực
Cái này nó nằm trong tiêu chí máy bay thế hệ năm, hiện nay Nga đang phát triển và thử nghiệm động cơ này rồi, nó gọi là sản phẩm 30, Ấn Độ ban đầu tham gia dự án máy bay thế hệ thứ năm phiên bản hai người lái, sẽ ra sau phiên bản SU57 khoảng 7-8 năm và sẽ được trang bị động cơ này, khúc mắc của Ấn Độ là ở phần chuyển giao công nghệ. Dự án SU57 thì Ấn Độ hoàn toàn không tham gia. Hiện tại khả năng cao Ấn Độ lại kích hoạt lại dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm phiên bản hai phi công với Nga
Nga nó sx dòng máy bay dân sự như Sukhoi Superjet 100, MS-21 thì có cả phiên bản vận tải chứ cụ. Sao bao không thể làm nỗi.

Động cơ PD-14 cũng đã xong...
PD-14 cũng sẽ phải đợi vài năm nữa mới dùng cho MS-21. Còn nếu muốn dùng nó cho Sukhoi SuperJet thì phải điều chỉnh lại, cũng tốn thời giờ phết.
Còn cái động cơ hiện nay của SuperJet là loại của Saturn Nga làm với SNECMA Pháp. Tuy 2 động cơ nhưng cái động cơ này hiệu suất nhiên liệu thấp, nên Nga mới muốn thay thế bằng đồ nội địa. Bài trước tôi có nói đó, Nga đang dần dần nội địa hoá máy bay này, vua moi thay hệ thống định vị của Tây bằng đồ nội địa của KRET, bước sắp tới sẽ là cánh nội địa, sau đó mới là động cơ
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Còn về Nhật Bản cũng như với mọi nước, giữa việc không cho làm với việc không làm được nó cũng như con gà và quả trứng vậy. Không được làm thì dần dần tụt hậu, không bì được. Trước thế chiến 2, Đức cũng làm được động cơ máy bay. Sau thế chiến, Đức bị ngăn cấm, đến khi được cho phép trở lại thì đã dần tụt hậu. Sau đó phải đi làm gia công động cơ cho hãng PW và RR. Việc gia công này cũng giết chết luôn khả năng phát triển động cơ máy bay của Đức. Cuối cùng trong các nưóc phương Tây, chỉ còn có Anh, Pháp, Mỹ là chế tạo động cơ máy bay.
Nhật không được làm thì dần thành tụt hậu thôi. Nếu đuoc cho phép, trừ khi được chuyển giao công nghệ hoặc ăn cắp ăn trộm, còn không thì cũng mệt, bị bỏ xa rồi.
Nhật vẫn có năng lực tự thiết kế và sản xuất động cơ.

Tuy động cơ này khá nhỏ, nhưng vẫn là một động cơ hiện đại.

Ngoài ra Nga cũng có khả năng thiết kế, chế tạo động cơ hiện đại:

Nga đang nỗ lực thiết kế động cơ PD-35 với lực đẩy 35 tấn, khi động cơ này hoàn thiện, Nga sẽ quay trở lại hàng ngũ hiếm hoi những nước làm được động cơ lớn. Hiện nay CLB này chỉ có Anh (Rolls Royce) và Mỹ (GE, Pratt Whitney).
 

vo nho

Xe điện
Biển số
OF-572365
Ngày cấp bằng
4/6/18
Số km
4,398
Động cơ
21,588 Mã lực
Nhật vẫn có năng lực tự thiết kế và sản xuất động cơ.

Tuy động cơ này khá nhỏ, nhưng vẫn là một động cơ hiện đại.

Ngoài ra Nga cũng có khả năng thiết kế, chế tạo động cơ hiện đại:

Nga đang nỗ lực thiết kế động cơ PD-35 với lực đẩy 35 tấn, khi động cơ này hoàn thiện, Nga sẽ quay trở lại hàng ngũ hiếm hoi những nước làm được động cơ lớn. Hiện nay CLB này chỉ có Anh (Rolls Royce) và Mỹ (GE, Pratt Whitney).
thấy nói Dự kiến vào năm 2023, công ty sẽ có thể trình bày nguyên mẫu đầu tiên của động cơ PD-35. Việc hoàn thành toàn bộ dự án được kỳ vọng vào năm 2025. Khoảng 3 năm sau, quá trình sản xuất hàng loạt siêu động cơ này sẽ được diễn ra.
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
thấy nói Dự kiến vào năm 2023, công ty sẽ có thể trình bày nguyên mẫu đầu tiên của động cơ PD-35. Việc hoàn thành toàn bộ dự án được kỳ vọng vào năm 2025. Khoảng 3 năm sau, quá trình sản xuất hàng loạt siêu động cơ này sẽ được diễn ra.
Tình huống tốt nhất thôi cụ, kinh nghiệm là cứ phải +4 đến 5 năm.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top